Phân biệt các điều khoản thương mại và phân chia trách nhiệm trong Incoterms 2000


 Incoterm 2000, chia các điều kiện thương mại thành 4 nhóm, hiểu và phân biệt giữa các nhóm này, và quan trọng là nhớ để mà áp dụng không phải là điều dễ dàng.Hôm nay, mình trình bày một cách đặt vấn đề mới hy vọng là dễ hiểu và dễ nhớ hơn.


Thứ nhất có 4 nhóm, nhớ câu ;Em Fải Cổ Đi , 4 từ đầu của câu chính là 4 điều kiện thương mại trong incorterm 2000 :E,F,C,D
Bây giờ ta đi cụ thể vào từng nhóm :
1.Nhóm E-EXW-Ex Works
Giờ tôi có một món hàng, tôi muốn bán và tôi chả chịu bất cứ trách nhiệm gì về lô hàng đó, từ xin giấy phép xuất khẩu đến thuê phương tiện vận chuyển, thuê tàu….nghĩa là rất lười và chả có tí trách nhiệm gì về thủ tục thì đó là điều kiện nhóm E .Vậy nhé, khi nào mình muốn bán hàng và chẳng muốn làm thủ tục gì hãy nhớ đến nhóm E

2.Nhóm F
Trong nhóm F có 3 nhóm là FOB, FCA,FAS. Vậy bí quyết để nhớ khi cần đến nhóm F là thế nào? Hãy nhớ F là free nghĩa là không có trách nhiệm, vậy không có trách nhiệm với gì, không có trách nhiệm với việc vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng. Đó là nét cơ bản của nhóm F.
Vậy đâu là cơ sở để phân biệt,chia ra 3 nhóm FCA,FAS,FOB.Xin trả lời, cơ sở chính là trách nhiệm vận chuyển hàng từ cơ sở của người bán lên tàu
2.1 FCA
Chỉ bốc hàng lên phương tiên vận tải người mua gửi đến nhận hàng nếu vị trí đó nằm trong cơ sở của người mua. Sau khi bốc hàng lên phương tiện vận tải là tôi hết trách nhiệm.
Lấy ví dụ , tôi bán 2 container về đèn chiếu sáng theo điều kiện FCA sang Mỹ, cơ sở sản xuất của tôi ở quận Tân Bình. Nếu tôi giao hàng ở cơ sở quận Tân Bình, thì tôi phải thuê xe nâng để chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến.
Lấy trường hợp, vẫn bán theo điều kiện FCA, nhưng giao hàng ở kho trung chuyển ở Tân Cảng chẳng hạn, lúc này việc vận chuyển hàng lên xe container chuyên dụng do người mua gửi đến, người mua phải tự lo lấy. Nghe có vẻ không công bằng, thực ra thì người bán đã phải vận chuyển hàng đến tận kho trung chuyển rồi còn gì. Điều này có lợi cho những nhà xuất khẩu, bán hàng nhiều, có vị trí tập kết hàng tốt.
Làm thế nào nhớ được tính chất cơ bản của nhóm FCA?
Nhớ đến FCA hãy nhớ từ C-Carrier ,Free Carrier- Miễn trách nhiệm vận chuyển, chính là ý nghĩa đã phân tích ở trên
2.2 FAS
Nhóm này, trách nhiệm người bán, cao hơn nhóm FCA, nghĩa là không giaohàng tại cơ sở sản xuất hay điểm trung chuyển như trên mà người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng xếp dọc mạn tàu.
Để nhớ đặc tính này hãy nhớ từ Free Alongside –Miễn trách nhiệm đến khi đã xếp dọc mạn tàu.
2.3 FOB

Ở điều kiện FAS trách nhiệm ta là giao hàng đến mạn tàu, thế còn nếu khi bốc hàng từ mạn tàu lên tàu, chẳng may hàng bị vỡ thì sao, ai chịu trách nhiệm? Ai trả chi phí bốc hàng này? Trả lời câu hỏi trên chính là điều kiện FOB.
Vậy nhớ đến FOB, hãy nhớ đến trách nhiệm của chúng ta là phải giao hàng lên đến tàu , nghĩa là chịu trách nhiệm cẩu hàng lên tàu. Từ Free on board nói lên điều đó –Miễn trách nhiệm khi đã giao hàng lên tàu.

Như vậy trong điều kiện nhóm F , hãy nhớ:
1.Trách nhiệm chuyên chở tăng dần :
FCA———>>>FAS———>>> FOB
2.Chịu chi phí làm thủ tục xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu.

Vậy là từ nhóm E, tôi chỉ giao hàng thôi, còn người mua muốn làm sao thì làm
Đến nhóm F, trách nhiệm có nâng lên một tí, tức là có đề cập đến trách nhiệm chuyên chở
Vậy cao hơn nữa là gì? Đó là đảm nhận luôn việc chuyên chở đến cảng dỡ hàng cho người mua. Khi nghĩ đến việc thuê tàu và chuyên chở từ cảng đi đến cảng đến hãy nhớ đến nhóm C. Chắc chăn từ gợi nhớ đến nhóm C là từ cost từ cước phí

3.Nhóm C

Như vậy, nói đến nhóm C, là nói đến thêm chi phí người bán sẽ lo thêm từ việc thuê tàu, đến việc chuyên chở và bốc hàng, cũng như bảo hiểm cho các rủi ro trong quá trình chuyên chở
Và những tính chất này cũng là cơ sở để phân biệt các điều kiện trong nhóm C

3.1 CFR

Đơn giản là người bán phải chịu thêm chi phí chuyên chở đến cảng dỡ hàng, còn chi phí dỡ hàng do người mua chịu nếu có thỏa thuận
.Giá CFR = Giá FOB + F (Cước phí vận chuyển)

3.2 CIF

Qúa trình chuyên chở từ cảng mua đến cảng bán là do người bán chịu rồi nhưng nếu dọc đường đi, chẳng may hàng hóa bị hỏng thì sao? Rõ ràng là cần phải mua bảo hiếm cho hàng. Như vậy CIF giống CFR ngòai việc người bán phải mua bảo hiểm.
Thường thì mua bảo hiểm ở mức tối thiểu theo FPA hay ICC(C) -110% giá trị hàng hóa giao dịch
Bí quyết để nhớ nhóm CIF vối các nhóm khác là từ I-Insurance-Bảo hiểm
Giá CIF=Giá FOB + F(cước vận chuyển) +(CIF X R)= (FOB+F)/(1-R)

Có những doanh nghiệp mua hàng, làm sang, mặc dù ta đã chuyển hàng đến cảng nhưng họ chưa thỏa mãn, muốn ta chuyển công ty hay địa điểm họ chỉ định nằm sâu trong nội địa, do vậy phát sinh thêm điều kiện CPT,CIP
3.3 CPT

CPT= CFR + F( Cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)
Đặc điểm nổi bật của CPT là ở chỗ đó, giống hệt CFR, ngoài ra còn thêm cước phí vận chuyển từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định

3.4 CIP

CIP=CIF +(I+F)( Cước phí vận chuyển và bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định) =CPT+I (Cước phí bảo hiểm từ cảng dỡ hàng đến vị trí nhận hàng do người bán chỉ định)

Như vậy trong nhóm C, có các lưu ý sau :

-Trách nhiệm làm thủ tục nhập khãu, nộp thuế và lệ phí nhập khẩu thuộc người mua
-Trách nhiệm người bán tăng dần CFR ——->>> CIF——->>> CPT——->>> CIP
-CIF,CFR chỉ áp dụng phương tiện vận tải thủy
-CPT,CIP áp dụng đường sắt, đường bộ, đường hàng không, và cả vận tải đa phương thức

Ta thấy 3 nhóm trên là tương đối đủ nhưng tại sao lại có thêm nhóm D?
Câu trả lời là có những yêu cầu mà điều kiện giao hàng, nó không nằm trong bất kỳ điều kiện nào trong các nhóm trên, hoặc phải áp dụng các điều kiện trên nhưng kèm theo là các điều khoản bổ sung
Nói có sách, mách có chứng, lấy ví dụ :
Ví dụ 1:
Công ty Việt Nam ở Phú Thọ bán vải sấy ép khô cho Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn, điều kiện Trung Quốc yêu cầu là giao hàng cho Trung Quốc trên các xe tải tại biên giới , việc chuyên chở, thuê xe đến điểm quy định trên biên giới là do cty Việt Nam đảm nhận, còn việc bốc dỡ hàng từ xe tải xuống tại điểm giao hàng, phía Trung Quốc sẽ lo.
Vậy ta kiểm tra xem, áp dụng được điều khoản nào, trong các nhóm E,F,C mà ta đã học không nhé :
Nhóm E :Chắc chắn là không rồi , yêu cầu giao hàng tại cửa khẩu Lạng Sơn, mà vải thì thu gom ở Phú Thọ, nếu theo E thì cty Việt Nam chỉ giao hàng ở Phú Thọ thôi.
Nhóm F:
FCA :Không được, bởi phìa Trung Quốc không đồng ý thuê ô tô vào tận PHÚ ThỌ lấy vải.
FAS:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy
FOB:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy
Nhóm C:
CFR:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy
CIF:Không được, điều kiện này chỉ áp dụng với phương tiện vận tải thủy
CPT: Nghe có vẻ được, nhưng CPT là người mua thuê phương tiên vận tải chuyển hàng đến kho cho người bán từ cảng dỡ hàng nhưng ở đây phía Trung Quốc chỉ yêu cầu giao hàng ngay tại biên giới, không cần chuyên chở đi đâu cả, việc dỡ hàng và chuyển đến kho họ sẽ lo
CIP :Cũng tương tự như CPT không áp dụng được.

Ví dụ 2:
Một công ty Việt Nam xuất hàng thủy sản là tôm đông lạnh sang cho Nhật, phía Nhật yêu cầu giao tại cảng Kobea cho họ, còn việc bốc hàng xuống họ sẽ tự lo, phía Việt Nam chỉ cần đưa các con tàu chở hàng đến cảng Kobe an toàn là đuợc.
Trong truờng hợp này, rõ ràng là có thể áp dụng điều kiện CFR , nhưng
Với CFR , người bán phải đảm bảo cho hàng an toàn sau khi qua lan can tàu tại cảng đến.
Còn trong trường hợp này, doanh nhiệp Nhật sẽ tự lo, anh Việt Nam chỉ cần đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy, nếu muốn áp dụng CFR, phải ký thêm thỏa thuận là phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan là được. Vậy trong hợp đồng ngọai thương phải ghi thế nào. Gỉa định:
1.Tham chiếu điều kiện CFR, Incoterms 2000
2……
3…….
Các điều khỏan khác:

1.Phía Việt Nam chỉ chịu đưa hàng an toàn đến cảng và đảm bảo hàng nằm trên tàu an tòan
2………

Như vậy là điều khỏan chính 1 và điều khỏan khác mâu thuẫn lẫn nhau, nguyên tắc hợp đồng là các điều khỏan không được phủ định lẫn nhau.

Qua 2 ví dụ trên, ta thấy sự cần thiết có nhóm D

4.Nhóm D

1.DAF
Bí quyết là chữ F-Frontier, nghĩa là giao hàng tại biên giới, còn việc dỡ hàng phía mua sẽ lo.
Trong buôn bán mậu dịch đường biên, điều khỏan này thường được áp dụng

2.DES
Giao hàng an tòan trên tàu tại cảng dợ hàng, việc dỡ hàng phía mua sẽ lo.Rõ ràng địa điểm chuyển rủi ro so với FOB,CFR,CIF không phãi là lan can tàu tại cảng đến mà chính là boang tàu.
DES :Nhớ đến chữ ES :Ex Ships

3.DEQ
DEQ hàng phải đặt an tòan tại cầu cảng quy định.Vậy nó có khác gì với CFR đâu ?, cũng yêu cầu chuyển hàng đến cảng đích, chịu chi phí dỡ hàng. Vấn đề khác biệt ở đây là chuyện rủi ro:CFR địa điểm chuyển rủi ro là lan can tàu, nghĩa là sau khi cần cẩu đã quay qua lan can tàu, chẳng may hàng bị rơi xuống, đỗ vỡ….thì với CFR, người bán không còn chịu trách nhiệm.
Còn với DEQ thì người bán phải chịu trách nhiệm cho đến khi hàng đã đặt an tòan lên cầu cảng
So với DES thì DEQ =DES +Chi phí dỡ hàng + Risk trong quá trình dỡ hàng
Và chữ EQ –Ex Quay –tại cầu cảng, nói lên ý nghĩa này

4.DDU
Chịu trách nhiệm đưa hàng tới điểm đích quy định.Thực sự thì DDU rất giống CFR và giống CPT, và cả DEQ tuy vậy VẪN CÓ NHỰNG SỰ KHÁC BIỆT :
CFR :Áp dụng cho đường biển
DEQ:Thì mọi phương tiện nhưng chỉ giao hàng tại cầu cảng
CPT :Thì áp dụng với mọi phương tiện và vận chuyển đến đích luôn , trông rất giống với DDU nhưng với DDU người bán chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu và chưa dỡ hàng khỏi phương tiện vận chuyển đến và nếu người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu thì người mua sẽ chịu mọi phí tổn và rủi ro phát sinh

5.DDP :Giống hệt DDU , ngọai trừ người bán phải chịu luôn rủi ro khi người mua gặp rủi ro khi làm các thủ tục thông quan nhập khẩu. Gỉa sử thuế xuất khẩu tăng lên, người mua sẽ chịu

Đến đây ta thấy vấn đề thật ra cũng rất rõ, giả sử cty Việt Nam nhập khẩu lô hàng thuốc trừ sâu thực vật từ Mỹ, và công ty Việt Nam do không có kinh nghiệm tổ chức vận chuyển mặt hàng nguy hiểm này, nên yêu cầu nhà xuất khẩu phải vận chuyển đến cơ sở của công ty ở Đồng Nai.
Nếu lô hàng thuốc trừ sâu này nằm trong danh mục hàng được nhập khẩu và được nhiều doanh nghiệp nhập trước đó, cty biết cha71c việc làm thủ tục đơn giản. Trong truờng hợp này cty sẽ ký CPT
Nhưng nếu lô hàng này, trước kia chưa bao giờ nhập, nhưng tình hình kinh doanh khiến cty muốn nhập gấp về, và trong thời gian hàng về, cty sẽ chạy lo thủ tục hải quan.Tất nhiên, người bán sẽ chịu rủi ro, lỡ không nhập được thì sẽ ra sao. Tất nhiên, doanh nghiệp VN sẽ chịu rủi ro đó, nếu không lo được thủ tục hải quan .Trường hợp này làm thủ tục DDU
Còn nếu cty Việt Nam vẫn muốn nhập lô hàng nhưng lại e ngại về việc không làm được thủ tục hải quan và không muốn gánh rủi ro nay. Trong khi nhà xuất khẩu ở Mỹ lại có quan hệ với cty khác ở Việt Nam có thế mạnh và quan hệ tốt để làm giấy tờ nhập khẩu và họ chắc chắn sẽ lo được thủ tục, nếu có rủi ro họ sẽ chịu thì cty Việt Nam sẽ ký hợp đồng theo điều kiện DDP
Trong thực tế, vận tải bằng đường thủy thường áp dụng DEQ hay DES tùy giao cầu cảng hay trên boang cho DDU và DDP

Những nhận xét rút ra:

1.Các doanh nghiệp Việt Nam thường bán giá FOB và mua giá CIF .Theo bạn, như vậy có thỏa đáng hay không ?
Trả lời :
Thứ nhất:
Là giải thích tại sao lại có thông lệ đó. Nguyên nhân là doanh nghiệp VN thường muốn chuyển rủi ro nhanh chóng cho người mua (Khi xuất khẩu) và kéo dài trách nhiệm người bán (Khi nhập khẩu).
Thường thì có quan điểm FOB-Free on board là giao hàng lên boang tàu là hết trách nhiệm. Thực ra không phải, free on board có nghĩa là người bán phải chịu trách nhiệm trả cước phí để vận chuyển hàng đặt lên boang tàu thôi, còn trách nhiệm với hàng vẫn kéo dài cho đến khi hàng qua lan can tàu tại cảng giao hàng.
FOB,CIF,CFR đều quy trách nhiệm địa điểm chuyển rủi ro cho người bán là lan can tàu tại cảng bốc hàng. Như vậy về mặt trách nhiệm thì địa điểm chuyển rủi ro là như nhau

Thứ 2:
Là cho rằng các doanh nghiệp hiểu điều đó nhưng vẩn xuất giá FOB và nhập giá CIF:
Nguyên nhân là do doanh thu của doanh nghiệp VN không ổn định, kim ngạch xuất khẩu thấp nên các hãng tàu thường chiết khấu cho các DN Việt Nam ít, nên nếu bán giá CIF hay CFR, sẽ làm tăng giá thành, không cạnh tranh được.
Khả năng cạnh tranh yếu, lợi thế xuất khẩu nhỏ nên không áp đặt được giá CIF khi ký hợp đồng
Lợi ích khi bán giá CIF hay CFR :
1.Tạo điều kiện cho các hãng tàu, hãng bảo hiểm trong nước có thêm khách hàng, tiềm năng để phát triển
2.Tạo thêm điêu kiện công ăn việc làm cho người lao động :Ngành dịch vụ vận tải và bảo hiểm
3.Gỉam bớt thất thu ngọai tệ do chi phí thuê tàu thường phải trả bằng ngọai tệ nên nếu nhập giá CIF thì giá nhập cao mà xuất giá FOB thì giá xuất giảm
4.Tăng thêm doanh thu cho doanh nghiệp do bán được giá cao
5.Nếu bán giá CIF, mua FOB doanh nghiệp thu được các khỏan hoa hồng, chiết khấu từ hãng tàu
6.Gặp khó khăn khi khiếu nại đòi bồi thường với các hãng tàu nước ngoài
7.Bị động với phương tiện vận tải
Tuy vậy để chuyển từ bán FOB qua bán CFR, CIF và mua CIF sang mua FOB, DN cần :

-Nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
-Nâng cao thế và lực trong kinh doanh xuất nhập khẩu để có thể áp đặt giá khi thương lượng hợp đồng
-Hiểu đúng Incoterms và có khả năng ngoại ngữ tốt (Điều này đương nhiên)

2.So sánh giá khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu.
Ví dụ :Doanh nghiệp VN xuất khẩu chào các giá khác nhau xuất hàng sang Mỹ như sau :
EXW Đà Lạt :275 USD/ton
FOB Sài Gòn :320 USD/ton
CIF New York :450 USD/tan
Biết phí xuất khẩu bằng 0%, lệ phí hải quan 5 USD/ton, chi phí bốc hàng từ cơ sở + phí vận chuyển đến cảng + phí bốc hàng lên tàu là 55USD/tan, chi phí vận chuyển từ cảng Sài Gòn đến New York Mỹ là 100 USD tấn. Biết R=0.2%.Hỏi doanh nghiệp Mỹ chọn giá nào?
Có 2 cách giải :
Cách 1:Loại trừ
1.FXW và FOB:
Ta tính giá mà người bán tự tạo giá FOB mua rồi so với giá FOB chào
EXW=275
FOB mua =FOB(MIN) +RISK(Khi bốc hàng lên tàu, rủi ro trên đường chuyển đến tàu, bốc hàng từ nơi giao hàng lên phương tiện vận tải)
FOB(MIN)=EXW+Lệ phí hải quan + cước phí vận chuyển( Từ nơi giao hàng lên boang)= 275+5+55=335
FOB mua=FOB(MIN) +RISK=335+RISK>FOB(Chào)=320 nên chọn mua giá FOB
Chào
2.FOB và CIF
Tính giá CIF người mua tạo
CIF mua=(FOB chào + F (Vận chuyển))/(1-R)=(320+80)(1-0.2%)=420,8
Vậy CIF mua =420.8<CIF chào =450USD
Chọn CIF mua, nghĩa là thực tế mua FOB chào
Cách 2:Đưa về một giá :
Quy hết về CIF New York:
1,EXW=275 ,CIF NY1=FOB MIN+F+I=(275+5+55)+100 + (450*0.2%)=435.9 USD
2.FOB Chào=320 ,CIF NY2=FOB Chào +F + I = 320+100+(450*0.2%)=420.9 USD
3.CIF Chào =450
So sánh CIF NY1,CIF NY2,CIF Chào ta chọn CIF NY2 nghĩa là mua giá FOB Chào

 

PHÂN CHIA TRÁCH NHIỆM CỦA INCOTERMS 2000

 

 

 

  • Phân chia trách nhiệm của người mua, người bán trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa.
  • Phân chia chi phí trong việc giao nhận hàng hóa.
  • Xác định địa điểm di chuyển rủi ro và tổn thất từ người bán sang người mua.
  • Chỉ ra địa điểm chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người

 

Điều

Kiện

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Nghĩa vụ của người bán

Nghĩa vụ của người mua

1.

EXW

Ex Works

(named

Place)

Giao hàng tại xưởng.

(địa điểm ở nước xuất khẩu)

-Chuẩn bị hàng sẵn sàng tại xưởng (xí nghiệp, kho, cửa

hàng..) phù hợp với phương tiện vận tải sẽ sử dụng.

-Khi người mua đã nhận hàng thì người bán hết mọi trách nhiệm.

-Chuyển giao cho người mua hóa đơn thương mại và chứng từ hàng hóa có liên quan.

– Nhận hàng tại xưởng của người bán.

– Chịu mọi chi phí và rủi ro kể từ khi nhận hàng tại xưởng của người bán.

– Mua bảo hiểm hàng hóa.

-Làm thủ và chịu chi phí thông quan xuất khẩu, quá cảnh, nhập khẩu.

2.

FCA

Free Carrier

(named place)

Giao hàng cho người vận tải (tại địa điểm qui định ở nước xuất khẩu)

-Xếp hàng vào phương tiện chuyên chở do người mua chỉ định.

-Làm thủ tục và chịu mọi chi phí liên quan đến giấy phép XK, thuế.

-Chuyển giao cho người mua hóa đơn,chứng từ vận tải và các chứng từ hàng hóa có liên quan.

-Thu xếp và trả cước phí về vận tải.

-Mua bảo hiểm hàng hóa.

-Làm thủ tục và trả thuế nhập khẩu.

-Thời điểm chuyển rủi ro là sau khi người bán giao xong hàng cho người chuyên chở.

3.

FAS

Free Alongside ship (named port of shipment)

Giao hàng dọc mạn tàu(tại cảng bốc  hàng qui định)

-Giao hàng dọc mạn con tàu chỉ định, tại cảng chỉ định.

-Chuyển hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan.

-Làm thủ tục và trả mọi chi phí thông quan, giấy phép XK.

-Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

-Thông báo cho người bán ngày giao hàng và lên tàu.

-Mua bảo hiểm hàng hóa và chịu rủi ro từ khi nhận hàng.

4.

FOB

Free On Board (named port of shipment)

Giao hàng lên tàu (tại cảng bốc hàng qui định)

-Giao hàng lêu tàu tại cảng qui định.

-Làm thủ tục và trả mọi chi phí liên quan đến thông quan, giấy phép xuất khẩu.

-Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ là bằng chứng giao hàng và các chứng từ khác có liên quan.

-Thu xếp và trả cước phí cho việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển.

-Mua bảo hiểm hàng hóa.

-Chịu rủi ro hàng hóa từ khi hàng hóa qua lan can tàu.

-Thu xếp và trả phí thông quan nhập khẩu.

5

CFR

Cost and Freight (named port of destination)

Tiền hàng và cước phí vận tải (cảng đích qui định)

-Thu xếp và trả cước phí chuyển hàng hóa tới cảng đích.

-Làm thủ tục và trả phí xuất khẩu.

-Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này bao gồm trong chi phí vận tải.

-Thông báo cho người mua chi tiết về chuyến tàu chở hàng.

-Chuyển giao hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải và các chứng từ khác liên quan.

-Làm thủ tục và trả các chi phí về thông quan nhập khẩu.

-Trả chi phí dỡ hàng nếu chi phí này không bao gồm trong cước phí vận tải.

-Thu xếp và trả phí bảo hiểm hàng hóa.

-Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã qua lan can tàu ở cảng bốc (cảng xuất khẩu)

6.

CIF

Cost, Insurance and Freight (named port of destination)

Tiền hàng,bảo hiểm và cước phí vận tải (cảng đích qui định)

-Giống như điều kiện CFR, nhưng người bán phải thu xếp và trả phí bảo hiểm vận chuyển hàng hóa.

Giống như điều kiện CFR, nhưng người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

7.

CPT

Carriage Paid To (named place of destination)

Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định)

Giống như điều kiện CFR, ngoại trừ người bán phải thu xếp và trả cước phí vận chuyển hàng hóa tới nơi qui định, mà nơi này có thể là bãi Container nằm sâu trong đất liền.

-Làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

-Mua bảo hiểm hàng hóa.

8.

CIP

 

Carriage &Insurance Paid To (named place of distination)

Cước phí, bảo hiểm trả tới (nơi đích qui định)

Giống như CPT, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm thu xếp và mua bảo hiểm.

Giống như CPT, ngoại trừ người mua không phải mua bảo hiểm hàng hóa.

9.

DAF

Delivered At Frontier (named place)

Giao hàng tại biên giới (địa điểm qui định)

-Thu xếp vận chuyển và mua bảo hiểm cho hàng hóa tới nơi qui định tại biên giới của nước người mua.

-Chuyển giao hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ khác.

-Thu xếp và trả chi phí liên quan đến thông quan xuất khẩu.

-Thu xếp và trả phí liên quan đến thông quan nhập khẩu.

-Chịu mọi rủi ro sau khi hàng hóa đã được chuyển giao tại biên giới.

10.

DES

Delivered Ex Ship (named port of destination)

Giao hàng tại tàu (tại cảng dỡ qui định)

Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người bán chịu trách nhiệm giao hàng ngay trên tàu tại cảng đích qui định.

Giống như điều kiện CIF, ngoại trừ người người mua phải chịu rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận hàng ngay trên tàu tại cảng đích.

11.

DEQ

Delivered Ex Quay (named port of destination)

Giao hàng trên cầu cảng (tại cảng dỡ qui định)

-Thu xếp và trả cước phí vận chuyển.

-Thu xếp và trả chi phí bảo hiểm.

-Chịu chi phí dỡ hàng và giao hàng tại cẩu cảng địch qui định.

-Chịu rủi ro về hàng hóa sau khi đã nhận hàng tại cầu cảng qui định.

-Thu xếp và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

12.

DDU

Delivered Duty Unpaid (named place of destination)

Giao hàng thuế chưa trả (tại nơi đích qui định)

-Người bán thực hiện mọi nghĩa vụ, chịu mọi chi phí và rủi ro để đưa hàng hóa tới địa điểm qui định tại nước người mua,trừ nghĩa vụ làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

-Làm thủ tuc và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

-Nhận hàng tại nơi qui định và chịu rủi ro về hàng hóa kể từ khi nhận hàng.

13.

DDP

Delivered Duty Paid (named place of destination)

Giao hàng thuế đã trả (tại nơi đích qui định)

Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người bán phải làm thủ tục và chịu chi phí thông quan nhập khẩu.

Giống như điều kiện DDU, ngoại trừ người mua không phải làm thủ tục và trả chi phí thông quan nhập khẩu.

Như vậy, ta có thể tóm tắt một số ý như sau:
1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải.
 

 

  • Nhóm E,F :người mua . Địa điểm giao hàng tại nơi đến.
  • Nhóm C,D:người bán . Địa điểm giao hàng tại nơi đi.

6 điều kiện chỉ áp dụng cho vận tải đường biển :FAS, FOB, CFR, CIF, DES, DEQ : địa  điểm chuyển giao hàng là cảng biển.
2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa.
 

 

  • Nhóm E,F: người mua.
  • Nhóm D: người bán.
  • Nhóm C:
    • CIF, CIP: người bán.
    • CFR, CPT: người mua.

 
3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.
   
    Xuất khẩu:

  • EXW : người mua.
  • 12 điều kiện còn lại :người bán.

    Nhập khẩu :

  • DDP:người bán.
  • 12 điều kiện còn lại là người mua.

 
Một số lưu ý khi sử dụng Icoterms:
1.    Incoterms chỉ áp dụng đối với hợp đồng ngoại thương mà không áp dụng cho hợp đồng nội thương.
2.    Incoterms chỉ áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa dạng vật chất (hữu hình), không áp dụng cho hàng hóa phi vật chất (vô hình).
3.    Về tính luật của Incoterms:

  • Incoterms ra đời năm 1936 qua 6 lần sửa đổi, 7 bản có giá trị như nhau.
  • Khi áp dụng Incoterms, các bên có thể thỏa thuận thêm những qui định khác trái với Incoterms.
  • Incoterms do ICC ban hành, các bên thỏa thuận dẫn chiếu trong hợp đồng nhưng không có nghĩa mặc nhiên ICC là trọng tài phân xử tranh chấp.

4.    Incoterms không thể thay thế cho hợp đồng mua bán quốc tế, nó chỉ là một phần của hợp đồng mua bán quốc tế.
5.    Hạn chế sử dụng các tập quán, thói quen thương mại hình thành tự phát trong hoạt động mua bán.
6.    Trong trường hợp chuyên chở hàng hóa bằng container sử dụng vận tải đường thủy, nên lựa chọn điều kiện FCA, CPT, CIP thay cho FOB, CFR, CIF.
7.    Nên lựa chọn điều kiện trong Incoterms sao cho DN Việt Nam giành quyền thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa.

 

 

37 bình luận

  1. Hello there, I found your website by way of Google even as searching for a comparable topic, your web site came up, it seems to be great. I have bookmarked to my favourites|added to my bookmarks.

    Thích

  2. People have to know about your site before they can visit and spend their money with you.

    Another short note when conducting a pay per click management campaign;
    often it is wise to only bid on ads on the Google or Yahoo.

    Start at the top of the web page with the title tags.

    Thích

  3. The techniques: there are various methodologies that the
    internet marketing experts use to make the marketing work.
    There are no quick routes to success in internet marketing.
    This is a very vital component in having a successful online venture.

    Thích

  4. Yahoo Answers are loved by Google and many of the Yahoo Answers are sitting on high ranking especially for some highly competitive keywords. You can’t even imagine what effect can Yahoo Answers provide to the traffic of your site. Don’t wait and learn more about this at http://yanswertraffic.com/

    Thích

  5. Cam on a nhju .ma a cho e hoj la lj do taj sao haj ben khong co y djnh gjao hang qua lan can tau nen chuyen tu F0B,CFR,CIF sang FCA,CPT,CIP

    Thích

  6. Cảm ơn a vì bài viết này. rất dễ hiểu.

    Thích

  7. Chào anh

    Cô giáo thường ra yêu cầu ” làm rõ trách nhiệm của người xuất khẩu và người nhập khẩu trong điều kiện C” help me cạch ngắn gọn được ko a? thanks

    Thích

  8. Dear A Hai..
    Chuc anh suc khoe va thanh cong….

    Thích

  9. Chao anh Hai, co noi dung duoi day xin phien anh tu van giup: Trong trường hợp bên bán đã giao hàng cho bên mua (ở đây được hiểu là lô hàng thứ 2), hàng đã về cảng của bên mua trong lãnh thổ bên mua,và ngân hàng bên mua đang giữ bộ chứng từ gốc ( để quý vị hiểu tôi xin giải thích là :vì lô hàng trước bên bán giao hàng không đúng chủng loại cho bên mua, nhừng ngặt một lỗi là bên mua đã thanh toán hết tiền lô trước cho bên bán rồi lên khi hàng về biết hàng không đạt nhưng bên mua lại không đòi được tiền bên bán, và ở bộ chứng từ tiếp theo rất may cho bên mua là trong bộ chứng từ của bên bán có lỗi lên bên mua có quyền từ chối thanh toán trước như trong hợp đồng là ” at sign” , bên mua đã có yêu cầu bên bán là phải cho thanh toán chậm 100% giá trị lô 2 và bên mua chỉ thanh toán sau khi có kết quả của đơn vị kiểm định, vì nếu tính giá trị thì nếu ở lô hàng thứ 2 nếu chất lượng cũng kém như lô 1 thì sau khi bỏ hàng xấu kém chất lượng đi thì giá trị lô hàng 2 chỉ đủ để bù cho lô hàng 1).Chính vì như vậy lên bên bán đang yêu cầu bên mua thanh toán trước cho bên bán 50% giá trị lô hàng thứ 2 thì bên bán mới đồng ý để ngân hàng bên bán đánh điện sang ngân hàng bên mua để ngân hàng bên mua trả bộ chứng từ cho bên mua đi nhận hàng. Vì tranh chấp như vậy lên bên mua chưa đồng ý thanh toán, vì nếu thanh toán là sẽ mất tiền, chưa chắc bên bán sẽ bồi thường. Lên hiện tại lô hàng thứ 2 vẫn đang nằm ở cảng trong lãnh thổ bên mua, bộ chứng từ gốc thì ngân hàng bên mua đang giữ. Tôi xin hỏi quý vị là trong trường hợp này thì bên bán có lấy hàng của mình để bán cho người khác hay không? bên bán có làm bộ chứng từ khác để bốc hàng của mình lên tàu khác hay không và chở đi nước khác? và nếu là người mua khi gặp hoàn cảnh này thì người mua lên làm gì là có lợi nhất không bị mất tiền và lấy được hàng ( xin giải thích thêm là trong Bill gốc đã có tên Shipper : là người bán, Consinee: là ngân hàng bên mua, Notify address: là tên người mua). Xin cảm ơn anh Hai .Rất mong nhận được hồi âm.

    Thích

  10. Chào anh Hải. Cám ơn anh rất nhiều vì bài viết của anh về incoterms. Anh viết rất hay và dễ hiểu. Điều này giúp em rất nhiều trong việc học môn nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Anh có thể cho em công thức tính của các điều kiện trong Incoterms 2000 được không. Cám ơn anh nhiều!! Mong nhận được câu trả lời của anh….

    Thích

  11. Dear Mr Hai,

    Em da doc bai viet cua a ve 13 dieu kien co so giao hang. Noi chung la a viet rat de hieu.

    Em chi muon hoi a la cang giao hang va cang boc hang co la mot khong ah? Va viet bang TA cua 2 cum tu tren co phai la Port of Delivery va Port of Loading? Thanks anh nhieu!

    Thích

  12. Hi anh Hải
    Bài viết rất ngắn gọn, dễ hiểu, rất hay. Em không phải dân kinh tế hay ngoại thương mà đọc qua hiểu liền à. Không biết tại em thông minh lắm không nhỉ!!! hehe

    Thích

  13. chào anh hải, a trả lời giúp em câu này nhé

    Một công ty XK của Mỹ chào bán lô hàng cho cty kd ở Đồng nai theo điều kiện DDu kho hàng của người mua ở đồng nai . khi hàng về đền Sg, NM chậm làm thủ tục HQNK do đó chi phí lưu thông thương mại tại cảng SG tăng lên gấp đôi so với hợp đồng đã được ký. trên cương vị của NB anh chị hãy phân tích chi phí phát sinh và rủi ro này thuộc trách nhiệm của ai ?

    và câu này nữa nha a : trên cương vị NM cho biết điểm khác nhau và khác nhau cơ bản của FAS và FOB cùng 1 cảng đi

    Thích

  14. chao anh Hai!sap toi em co mot buoi thuyet trinh o lop voi noi dung cau hoi nhu sau”theo ban viet nam da~,dang va se sung dung loai hinh thuc incoterm nao?” em da xem rat nhieu tai lieu tham khao nhug van chua chac chan ve cau tra loi cua minh,mong anh Hai giup em.

    Thích

  15. anh ơi, cả đời em chưa tận mắt thấy con tàu bao giờ :((
    anh giải thích dùm em giao dọc mạn tàu và giao qua lan can tàu khác nhau như thế nào không?, và mức độ rủi ro của người bán trong trường hợp nào cao hơn?
    Cảm ơn anh rất nhiều.

    Thích

  16. chao anh Hai, em dang lam bai thuyet trinh ve cac dieu kien nhom D cua Incoterms, nhin chung thi em hieu duoc cac dieu kien nay roi, nhung em muon tim cac vi du thuc te (giong nhu nhung vi du trong bai cua) ve cac hop dong ngoai thuong ma chon dieu kien nhom D. Anh co the cung cap cho em 1 vai vi du hoac cho em nhung trang web tham khao ve cac vi du thuc te nay ko ah? cam on anh rat nhieu.

    Thích

  17. anh cho em hoi van de nay nhen: co su khac nhau nhu the nao ve phuong thuc thanh toan trong cac dieu kien buon ban hang quoc te tren?

    Thích

  18. Anh ui, anh co the huong dan gium em phai noi nhung gi ve van de ke thua o VN sau chien thang 30-4-1975 dươc ko a? em phai thuyet trinh de tai nay ma hok bit phai bat dau tu dau het a ui,ma tim tai lieu sao ma kho wa, huhu, a giup e voi ! E cam on a nhiu nhiu nhiu lam!

    Thích

  19. Dear Anh Thu

    1.Co kha nang chuan bi duoc hang Xk theo yeu cau: C
    2.Hang co nhat thiet phai giao hang qua lan can tau tai cang boc hang khong? K
    3.Co kha nang thue duoc phuong tien van tai de van chuyen toi dia diem den khong? C
    4.Co kha nang mua duoc bao hiem cho hang hoa khong? C
    5.Co kha nang lam thu tuc Xk khong? C
    6.Co kha nang lam thu tuc NK khong? (K)
    7.Co kha nang chiu moi rui ro va phi ton de giao hang tai dia diem den khong? C
    8. Co chap nhan giao hang tai noi den an toan roi moi thanh toan khong? C
    9. Co kha nang do hang tai cang den khong? C
    10. Hang co dong trong container khong? C

    Thích

  20. Dear Ngocanh

    1) Một hợp đồng lý theo điều kiện DAF,hàng được vận chuyển bằng đường sắt nguyên toa đưa thẳng đến điểm đích trong nước nhập khẩu (Ví dụ đến HÀ NỘI từ TRUNG QUỐC). Điều này khác gì với việc giao hàng ngay tại biên giới là cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn?

    Bạn nhầm lần điều này: DAF là giao hàng tại biên giới VD DAF Tân Thanh gate, Lạng Sơn
    Còn nếu mà người bán giáo hàng đến nơi qui định trong nội địa thì bạn nên chọn DDU, ( giao hàng tại đích chưa trả thuế)

    2)Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện giao nhận là EXW , khi nào người bán hàng quốc tế nên chọn bán hàng theo điều kiện nhóm C (Incoterm 2000)

    EXW là giao hàng tại xưởng của người bán, chỉ chọn điều kiện này nếu như bạn có đại diện thương mại hoặc phải rất am hiểu qui định tập quán thương mại của nước người bán

    Điều kiện theo nhóm C, thường có tính an toán cao hơn vì hàng hoá được giao đến nước người bán. Trường hợp này áp dụng đối với các đối tác chưa có quan hệ bên vững, hoặc chưa hiểu nhiều về nhau.

    Thích

  21. Thanks A Hai nhieu.Bai viet nay cua A lam e nho rat nhanh nhung dieu kien Incoterm.Nhung khi doc mot bai tap e van lung tung khong biet lam sao.

    Vi Du: tren cuong vi nha xuat khau, hay chon dieu kien thuong mai thich hop :
    1.Co kha nang chuan bi duoc hang Xk theo yeu cau: C
    2.Hang co nhat thiet phai giao hang qua lan can tau tai cang boc hang khong? K
    3.Co kha nang thue duoc phuong tien van tai de van chuyen toi dia diem den khong? C
    4.Co kha nang mua duoc bao hiem cho hang hoa khong? C
    5.Co kha nang lam thu tuc Xk khong? C
    6.Co kha nang lam thu tuc NK khong? C
    7.Co kha nang chiu moi rui ro va phi ton de giao hang tai dia diem den khong? C
    8. Co chap nhan giao hang tai noi den an toan roi moi thanh toan khong? C
    9. Co kha nang do hang tai cang den khong? C
    10. Hang co dong trong container khong? C

    Theo A thi nen chon dieu kien nao.Du e da nam rat ro nhung dieu kien nhug khi gap nhung bai tap kieu nay rat lung tung.

    A co cach nao giup E khong?

    Mong A giup E nha. E dang chuan bi thi tot nghiep roi.

    Thích

  22. Anh trả lời nhanh hộ em nhé anh…

    Thích

  23. Anh ơi cho em hỏi :1) Một hợp đồng lý theo điều kiện DAF,hàng được vận chuyển bằng đường sắt nguyên toa đưa thẳng đến điểm đích trong nước nhập khẩu (Ví dụ đến HÀ NỘI từ TRUNG QUỐC). Điều này khác gì với việc giao hàng ngay tại biên giới là cửa khẩu Tân Thanh-Lạng Sơn?
    2)Khi nào người mua nên lựa chọn điều kiện giao nhận là EXW , khi nào người bán hàng quốc tế nên chọn bán hàng theo điều kiện nhóm C (Incoterm 2000)
    Anh có thể gứi mail trả lời cho em được ko ạ?mail của em là no_loving_1988@yahoo.com
    Em cảm on anh….

    Thích

  24. Dear Juhy

    XIn đọc chuyên mục ” Giao nhận hàng hoá XNK”

    Thích

  25. Dear Minh Tam

    Mạn tàu là phần thân tàu, ( như bức tường bên phải hay trái nhà bạn vậy, nếu là nhà ống ), mạn tàu áp tiếp xúc với cầu cảng để tàu có thể bốc, dỡ hàng. và được tính để phân chia trách nhiệm của người bán, người mua, người vận chuyển trongg các điều kiện giao hàng

    Thích

  26. Dear Khanh Linh

    Trong trường hợp này, Người bán ko thể phạt người mua được, vì trách nhiệm giao hàng qua lan can tau chưa xảy ra. Do vậy người mua ko phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. CQD chỉ có tác dụng yêu càu người mua phải làm nhanh các thủ tục Hải quan trong trường hợp lấy thẳng từ tàu sang phương tiện của người mua. Nếu chậm trễ thì sẽ phát sinh các chi phí

    Thích

  27. anh hai cho e hoi . o phan CIF co R vay R là gì vậy anh

    Thích

  28. anh hai oi cho e hoi man tau la phan nao vay anh

    Thích

  29. cam on anh hai vi nhung thong tin bo ich cua anh.chuc anh luon manh khoe va thanh cong

    Thích

  30. Cám ơn anh nha. về cơ bản, em thấy anh trình bày rõ ràng, dễ hiểu. Biển học quả là vô bờ….

    Thích

  31. Chao anh!
    Anh Hai oi. o tren cua Anh moi co nhung dieu khoan giao hang. con nhan hang nua anh co tai lieu do khong vay? Anh co the goi cho em it tai lieu tham khao khong? cam on anh truoc nha!

    Thích

  32. kinh gui anh Hai,
    Em co mot hop dong ngoai, trong do quy dinh dieu khoan giao hang la CFR FO CQD HCM.

    Do cang het bai chua hang va tau khong co cau nen tau phai cho hon 10 ngay moi cap duoc cang va do hang. theo nguoi ban chi phi phat cho nhung ngay khong lam hang do loi ben mua, vay co dung khong? CQD co tac dung gi trong truong hop nay
    Em rat mong som nhan duoc cau tra loi cua anh.
    Tran trong cam on anh.

    Thích

  33. Dear Thanh Huyen

    CQD = Customs Quick Delivery

    Thích

  34. Dear Vo Van Thoai

    Ban co the lua chon FCA hoặc EXW

    Thích

  35. Chao anh Hai,
    Em co mot hop dong ngoai, trong do quy dinh dieu khoan giao hang, cu the nhu sau:

    Delivery terms: CFR FO CQD Hai Phong.

    Anh co the tim hieu gium em CQD la tu viet tat cua cum tu nao khong a? Em cung da search tren mang va thay rat nhieu HD co quy dinh ve viec giao hang nhu the nay.

    Em rat mong som nhan duoc cau tra loi cua anh.
    Tran trong cam on anh.

    Thích

  36. Chao Hai
    Ban co the tra loi dum minh dc khg? theo ban doanh nghiep khi xuat hang bang duong hang khong (san Bay) thi chon dieu kien nao trong Incoterm de xuat di, ma minh it bi rui ro ?
    cam on
    Van Thoai

    Thích

  37. tuy la ban trinh bay rat ro rang va de hieu nhung van de incoterm lai la van de rat phuc tap boi o cho ngoai nhung dieu o tren ban da trinh bay thi ngoai ra no con co them mot so bien dang cua incoterm len ban co the trinh bay tat ca duoc ko ?

    Thích

Gửi phản hồi cho Nguyễn Thanh Hải Hủy trả lời