Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu


Trình tự giao hàng xuất khẩuÐối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng
Việc giao hàng gồm 2 bước lớn: chủ hàng ngoại thương (hoặc người cung cấp trong nước) giao hàng xuất khẩu cho cảng, sau đó cảng tiến hành giao hàng cho tàu.

1. Giao hàng XK cho cảng:
– Giao Danh mục hàng hoá XK ( Cargo List) và đăng ký với phòng điều độ để bố trí kho bãi và lên phương án xếp dỡ
– Chủ hàng liên hệ với phòng thương vụ để ký kết hợp đồng lưu kho, bốc xếp hàng hoá với cảng
– Lấy lệnh nhập kho và báo với hải quan và kho hàng,
– Giao hàng vào kho, bãi của cảng.
2. Giao hàng XK cho tàu:
– Chuẩn bị trước khi giao hàng cho tàu:
+ Kiểm nghiệm, kiểm dịch (nếu cần), làm thủ tục hải quan
+ Báo cho cảng ngày giờ dự kiến tàu đến (ETA), chấp nhận Thông báo sẵn sàng
+ Giao cho cảng Danh mục hàng hoá Xk để cảng bố trí phương tiện xếp dỡ. Trên cơ sở Cargo List này, thuyền phó phụ trách hàng hoá sẽ lên Sơ đồ xếp hàng ( Cargo plan)
+ Ký hợp đồng xếp dỡ với cảng,
– Tổ chức xếp và giao hàng cho tàu.
+ Trước khi xếp phải vận chuyển hàng từ kho ra cảng, lấy lệnh xếp hàng, ấn định số máng xếp hàng, bố trí xe và công nhân và người áp tải (nếu cần)
+ Tiến hành giao hàng cho tàu. Việc xếp hàng lên tàu do công nhân cảng làm. Hàng sẽ được giao cho tàu dưới sự giám sát của đại diện của hải quan. Trong quá trình giao hàng, nhân viên kiểm đếm của cảng phải ghi số lượng hàng giao vào Final Report. Phía tàu cũng có nhân viên kiểm đếm và ghi kết quả vào Tally Sheet.
+ Khi giao nhận một lô hoặc toàn tàu, cảng phải lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s Receipt) để lập vận đơn.
Sau khi xếp hàng lên tàu, căn cứ vào số lượng hàng đã xếp ghi trong Tally Sheet, cảng sẽ lập Bản tổng kết xếp hàng lên tàu (General Loading Report) và cùng ký xác nhận với tàu. Ðây cũng là cơ sở để lập B/L.
– Lập bộ chứng từ thanh toán.
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng.
Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L. hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng..
– Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần.
– Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho.
– Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.

Ðối với hàng hóa không lưu kho bãi tại cảng
Ðây là các hàng hoá XK do chủ hàng ngoại thương vận chuyển từ các kho riêng của mình hoặc từ phương tiện vận tải của mình để giao trực tiếp cho tàu . Các bước giao nhận cũng diễn ra như đối với hàng qua cảng. Sau khi đã đăng ký với cảng và ký kết hợp đồng xếp dỡ, hàng cũng sẽ được giao nhận trên cơ sở tay ba ( cảng, tàu và chủ hàng). Số lượng hàng hoá sẽ được giao nhận, kiểm đếm và ghi vào Tally Sheet có chữ ký xác nhận của ba bên.

Ðối với hàng XK đóng trong container
* Nếu gửi hàng nguyên( FCL/FCL)
– Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác điền vào Booking Note và đưa cho đại diện hãng tàu hoặc đại lý tàu biển để xin ký cùng với Danh mục hàng XK.
– Sau khi ký Booking Note, hãng tàu sẽ cấp lệnh giao vỏ container để chủ hàng mượn và giao Packing List và Seal;
– Chủ hàng lấy container rỗng về địa điểm đóng hàng của mình- – Chủ hàng mời đại diện hải quan, kiểm nghiệm, kiểm dịch, giám định( nếu có) đến kiểm tra và giám sát việc đóng hàng vào container. Sau khi đóng xong, nhân viên hải quan sẽ niêm phong kẹp chì container. Chủ hàng điều chỉnh lại Packing List và Cargo List, nếu cần;
– Chủ hàng vận chuyển và giao container cho tàu tại CY quy định hoặc hải quan cảng, trước khi hết thời gian quy định ( closing time) của từng chuyến tàu ( thường là 8 tiếng trước khi bắt đầu xếp hàng) và lấy Mate’s Receipt;
– Sau khi hàng đã được xếp lên tàu thì mang Mate’s Receipt để đổi lấy vận đơn.
* Nếu gửi hàng lẻ (LCL/LCL)
– Chủ hàng gửi Booking Note cho hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu, cung cấp cho họ những thông tin cần thiết về hàng xuất khẩu. Sau khi Booking Note được chấp nhận, chủ hàng sẽ thoả thuận với hãng tàu về ngày, giờ, địa điểm giao nhận hàng;
-Chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác mang hàng đến giao cho người chuyên chở hoặc đại lý tại CFS hoặc ICD
– Các chủ hàng mời đại diện hải quan để kiểm tra, kiểm hoá và giám sát việc đóng hàng vào container của người chuyên chở hoặc người gom hàng. Sau khi hải quan niêm phong, kẹp chì container, chủ hàng hoàn thành nốt thủ tục để bốc container lên tàu và yêu cầu cấp vận đơn,
– Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;
– Tập hợp bộ chứng từ để thanh toán.

Trình tự nhận hàng nhập khẩu

Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
1. Cảng nhận hàng từ tàu:
– Trước khi dỡ hàng, tàu hoặc đại lý phải cung cấp cho cảng Bản lược khai hàng hoá (Cargo Manifest), sơ đồ hầm tàu để cảng và các cơ quan chức năng khác như Hải quan, Ðiều độ, cảng vụ tiến hành các thủ tục cần thiết và bố trí phương tiện làm hàng;
– Cảng và đại diện tàu tiến hành kiểm tra tình trạng hầm tàu. Nếu phát hiện thấy hầm tàu ẩm ướt, hàng hoá ở trong tình trạng lộn xộn hay bị hư hỏng, mất mát thì phải lập biên bản để hai bên cùng ký. Nếu tàu không chịu ký vào biên bản thì mời cơ quan giám định lập biên bản mới tiến hành dỡ hàng
– Dỡ hàng bằng cần cẩu của tàu hoặc của cảng và xếp lên phương tiện vận tải để đưa về kho, bãi. Trong quá trình dỡ hàng, đại diện tàu cùng cán bộ giao nhận cảng kiểm đếm và phân loại hàng hoá cũng như kiểm tra về tình trạng hàng hoá và ghi vào Tally Sheet;
– Hàng sẽ được xếp lên ô tô để vận chuyển về kho theo phiếu vận chuyển có ghi rõ số lượng, loại hàng, số B/L;
– Cuối mỗi ca và sau khi xếp xong hàng, cảng và đại diện tàu phải đối chiếu số lượng hàng hoá giao nhận và cùng ký vào Tally Sheet;
– Lập Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC) trên cơ sở Tally Sheet. Cảng và tàu đều ký vào Bản kết toán này, xác nhận số lương thực giao so với Bản lược khai hàng (Cargo Manifest) và B/L;
– Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận như Giấy chứng nhận hàng hư hỏng (COR) nếu hàng bị hư hỏng hay yêu cầu tàu cấp Phiếu thiếu hàng (CSC), nếu tàu giao thiếu.
2. Cảng giao hàng cho chủ hàng:
– Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng(D/O- Delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng;
– Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên bản;- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng Invoice và Packing List đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O; – Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ một D/O và làm hai phiếu xuất kho cho chủ hàng;
– Chủ hàng làm thủ tục hải quan
Sau khi hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở hàng về kho riêng. Ðối với hàng không lưu kho, bãi tại cảng
Khi chủ hàng có khối lượng hàng hoá lớn chiếm toàn bộ hầm hoặc tàu hoặc hàng rời như phân bón, xi măng, clinker, than quặng, thực phẩm…thì chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác có thể đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.Trước khi nhận hàng, chủ hàng phải hoàn tất các thủ tục hải quan và trao cho cảng B/L, lệnh giao hàng( D/O). Sau khi đối chiếu với Bản lược khai hàng hoá Manifest, cảng sẽ lên hoá đơn cước phí bốc xếp và cấp lệnh giao hàng thẳng để chủ hàng trình cán bộ giao nhận cảng tại tàu để nhận hàng.Sau khi nhận hàng, chủ hàng và giao nhận cảng cùng ký bản tổng kết giao nhận và xác nhận số lượng hàng hoá đã giao nhận bằng Phiếu giao hàng kiêm phiếu xuất kho. Ðối với tàu vẫn phải lập Tally sheet và ROROC như trên.
Ðối với hàng nhập bằng container
1. Nếu là hàng nguyên (FCL/FCL)
– Khi nhận được thông báo hàng đến ( Notice of arrival), chủ hàng mang B/L gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O;
– Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá 9 chủ hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt;
– Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang toàn bộ chứng từ nhận hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O;
– Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
2. Nếu là hàng lẻ( LCL/LCL)
Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại CFS quy định và làm các thủ tục như trên. Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

Hợp đồng tàu chuyến

1. Tên và địa chỉ người thuê tàu, người vận chuyển.
2. Quy định về tàu:
– Tên tàu
– Cờ tàu
– Năm đóng
– Trọng tải
– Dung tích đăng ký toàn phần và dung tích đăng ký tịnh
– Loại hạng của tàu
– Cơ quan đăng kiểm khả năng đi biển
– Vị trí của tàu lúc ký hợp đồng
3. Thời gian tàu đến cảng xếp: phải quy định rõ khoảng thời gian
– Nếu tàu đến chậm quá quy định, người thuê tàu có quyền huỷ hợp đồng (tuỳ theo sự thoả thuận).
– Tàu được xem như đã đến cảng nếu xảy ra một trong ba trường hợp sau:
+ Tàu đã cập cầu cảng hoặc đến vùng thương mại của cảng quy định trong C/P
+ Tàu đã sẵn sàng để xếp hoặc dỡ hàng của người thuê
+ Tàu đã trao thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness) cho người được ghi trong C/P (tức người thuê)
4. Quy định về hàng:
– Tên hàng
– Loại bao bì
– Trọng lượng (có dung sai)
– Thể tích
Lưu ý:
– Ðơn vị trọng lượng có thể dùng MT (Metric Ton: 1000kg), tấn dài (Long Ton: 1016kg) hay tấn ngắn (Short Ton: 907kg).
– Về thể tích có thể dùng mét khối hay tấn khối Anh (CFT).
– Chủ tàu được lựa chọn hoặc dùng trọng lượng hay thể tích để tính tiền cước điều nào có lợi cho họ.
– Nếu người thuê tàu cung cấp không đủ số lượng hàng quy định, cũng phải chịu cước như hàng đã đầy tàu. Nếu có chèn lót, cần quy định ai chịu chi phí và cung cấp vật liệu chèn lót (chủ tàu hay người thuê tàu)
5. Cảng xếp dỡ:
Có thể là một hay nhiều cảng hoặc ở một khu vực hay một nhóm cảng.
– Cảng xếp phải là cảng an toàn về hàng hải và chính trị tức là phải đủ độ sâu để tàu luôn nổi hoặc nếu chạm bùn vẫn đảm bảo an toàn cho tàu và không có chiến tranh, đình công, bạo loạn.
6. Chi phí xếp dỡ hàng:
Bốn cách chủ yếu quy định ai phải chịu chi phí xếp dỡ:
– Theo điều kiện tàu chợ (Liner Terms): người vận chuyển phải chịu trách nhiệm và chi phí xếp dỡ hàng. Các chi phí xếp dỡ đã được tính gộp trong giá cước thuê tàu. Theo cách này, mức xếp dỡ được quy định theo tập quán của cảng (người ta ghi According to customs of port hoặc With all despatch hoặc customary quick despatch chứ không quy định tiền thưởng phạt xếp dỡ nhanh hay chậm như thuê tàu chuyến
– Theo điều kiện miễn xếp (Free In: FI): Chủ tàu được miễn phí xếp xuống tàu, nhưng phải chịu phí dỡ hàng tại cảng đến.
– Theo điều kiện miễn dỡ (Free Out: FO): chủ tàu được miễn phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng đến nhưng phải chịu chi phí xếp hàng xuống tàu tại cảng xếp.
– Theo điều kiện miễn xếp. dỡ (Free In and Out: FIO): Người thuê tàu phải chịu các phí chi phí xếp hàng xuống tàu tại cảng xếp cũng như phí dỡ hàng khỏi tàu tại cảng dỡ..
Ngoài ra còn quy định chi phí san hàng (Trimming) đối với hàng rời và xếp đặt (Stowage) đối với hàng có bao bì ở hầm tàu do ai chịu.
Nếu chủ tàu được miễn phí xếp dỡ, san xếp thì ghi FIOST ở sau giá cước. Thí dụ: Freight: USD 15/MT, FIOST
7. Cước phí và thanh toán:
– Giá cước: Trong hợp đồng cần ghi rõ giá cước, loại tiền thanh toán; đồng thời đơn vị tính cước là theo trọng lượng hay thể tích đều có thể dùng chung một đơn vị là tấn cước (Freight Ton).
Khi ấn định giá cước, cần xác định ai chịu phí xếp, dỡ và chi phí xếp hàng dưới tàu.
Thí dụ : Freight: USD 30 FIO and Stowed Per Metric Ton (Giá cước là 30 đôla Mỹ một tấn mét, chủ tàu được miễn phí xếp dỡ và xếp hàng dưới tàu) hoặc USD 30 M3 FIO (30 đôla Mỹ một mét khối , miễn phí xếp dỡ).
Nếu tính cước theo trọng lượng, cũng cần ghi rõ trọng lượng tính cước phí theo số lượng hàng xếp lên tàu ở cảng xếp hay theo số lượng hàng giao ở cảng đến.
– Thanh toán tiền cước:
+ Cước phí trả trước (Freight Prepaid): người thuê phải trả toàn bộ tiền cước cho chủ tàu sau khi xếp xong hàng hoặc sau khi ký B/L một số ngày do hai bên quy định nếu bán theo CIF, CF.
Thí dụ: Cước phí phải trả trong vòng 04 ngày kể từ ngày ký B/L , không được khấu trừ và không hoàn lại dù tàu và/hoặc hàng mất hay không mất (freight to be paid in four days after signing B/L, discountless and not returnable, ship and/or cargo lost or not lost)
+ Cước phí trả sau (Freight to collect):
Thời điểm trả có thể ấn định:
Trả tiền trước khi mở hầm tàu để dỡ hàng (freight payable before breaking bulk- b.b.b) Trả đồng thời với việc dỡ hàng (freight payable concurent ưith discharge)
Trả sau khi dỡ xong hàng (freight payable after completion of discharge)
+ Trả trước một phần và trả sau một phần (advance freight):
Thí dụ: trả 80% tiền cước tại cảng xếp sau khi ký B/L, số tiền còn lại trả đứt trong vòng 5 ngày sau khi dỡ hàng xong.
Việc giữ lại một phần tiền cước nhằm giúp người thuê gây áp lực nếu có tranh chấp, thưởng phạt với hãng tàu.
Hợp đồng cũng phải quy định tiền cước được thanh toán tại ngân hàng nào, cách thức trả tiền…
8. Thông báo sẵn sàng NOR (Notice of Readiness):
Có hai loại thông báo:
– Thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng
Việc thông báo ngày dự kiến tàu đến cảng trong một khoảng thời gian ngắn (7,5,3 ngày) trước khi tàu đến cảng xếp dỡ là rất cần cho có đủ thời gian làm thủ tục cho tàu ra vào cảng và chuẩn bị xếp dỡ hàng theo đúng lịch trình đã quy định giữa hai bên chủ tàu và người thuê tàu.
– Thông báo sẵn sàng xếp dỡ hàng.
Thời gian được phép đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ là thời gian tàu đã đến bến, tàu đã sẵn sàng để nhận hoặc giao hàng.
Ðối với các mặt hàng ngũ cốc, theo tập quán vận chuyển sản phẩm này, bản thông báo sẵn sàng xếp hàng thường phải kèm theo một biên bản giám định các khoang hầm đã sạch sẽ có thể
nhận hàng được.
Thời gian đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ còn tuỳ thuộc vào điều khoản về tàu đến bến.
+ Nếu hợp đồng thuê tàu quy định Tàu đến lượt (In turn hay In regular turn) khi có nhiều tàu phải chờ đợi, bao giờ tàu chở hàng đến lượt mình cập cầu, lúc ấy thuyền trưởng mới được đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ cho người thuê tàu, cũng giống như điều khoản vị trí (berth clause). Nếu thuê tàu nên chọn cách này.
+ Nếu hợp đồng quy định Miễn đến lượt tức là không cần tàu cập cầu (Free turn) hay Thời gian chờ cầu cũng tính (time waiting for berth to count), khi tàu đã sẵn sàng là có thể đưa thông báo sẵn sàng xếp dỡ và người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về thời gian tàu chờ cầu để cập cầu.
+ Nếu hợp đồng quy định Ðến lượt không quá 48 giờ tức là đến lượt cập cầu nhưng 48 tiếng rồi mà vẫn chưa cập cầu, tàu cứ đưa NOR (In turn not exceding 48 hours), tàu chỉ chờ tối đa 48 giờ đồng hồ sau đó nếu cần phải chờ nữa, người thuê tàu phải chịu trách nhiệm.
9. Mức xếp dỡ (Loading/ Discharging Rate): là số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc thể tích hàng phải xếp hoặc dỡ trong vòng 01 giờ hay 01 ngày .
Có hai cách thoả thuận về mức xếp dỡ.
– Quy định mức xếp dỡ trung bình cho cả tàu là bao nhiêu tấn/ ngày
– Quy định mức xếp dỡ trung bình cho từng khoảng hầm là bao nhiêu tấn / ngày
10. Thời gian xếp dỡ (Laytime hay Layday):
Có hai cách quy định về thời hạn xếp dỡ (Loading/Discharging Laytime):
– Phân chia thời hạn xếp dỡ làm 2 giai đoạn: Thời hạn xếp và dỡ hàng Cargo to be loaded at the rate of 3000 MT and discharge at the rate of 900 MT per weather working day of 24 hours, sunday and holiday excepted both and even if used (hàng được xếp với mức 3000 tấn và dỡ với mức 900 tấn ngày làm việc nghỉ, có làm cũng không tính (S.H.E.X.E.U)
– Gộp thời gian xếp dỡ hàng làm một để tính: gọi là thời hạn xếp dỡ bù trừ (reversible laydays) 2000 MT per weather working day of 24 consecutive hours, sundays and holidays excepted unless used (SHEXUU). Như vậy nếu tàu chở 10 000 MT thời hạn xếp dỡ sẽ là: 10 000 MT/ 2000 MT = 5 ngày quy định (5 WWDSHEX UU- Working days sundays holidays excepted, unless used) có nghĩa là 5 ngày làm việc, chủ nhật, ngày lễ được nghỉ nhưng nếu có làm thì tính)
Ngoài ra, còn quy định thời hạn xếp dỡ được tính từ thời điểm nào:
Thí dụ: Theo mẫu hợp đồng thuê tàu GENCON, thời hạn xếp dỡ bắt đầu tính từ 1 giờ chiều nếu thông báo sẵn sàng xếp dỡ được trao và chấp nhận trước 12 giờ trưa; bắt đầu tính từ 6 giờ sáng ngày làm việc hôm sau, nếu NOR xếp dỡ được trao trong giờ làm việc buổi chiều ngày hôm trước.11. Thưởng phạt về xếp dỡ (Demurage/ Despatch money: DEM/DES): mức tiền bội thường hoặc phạt thường được quy định theo ngày hoặc tấn dung tích đăng ký toàn phần của tàu mỗi ngày
Thí dụ: quy định mức phạt USD 2000/ngày hoặc USD 0,3/GRT/ngày… Nguyên tắc của phạt là : Khi đã phạt là luôn bị phạt ,tức các ngày sau đó dù là ngày chủ nhật, ngày lễ, xấu hay tốt trời đều bị phạt.
Mức thưởng thường chỉ bằng 1/ 2 mức phạt. Tiền thưởng thường được tính theo ngày hoặc theo tỷ lệ một phần của ngày( Pro-rata), không hẳn ngày chẵn mà còn tính thêm giờ phút.
Lưu ý : tàu chợ không có tiền thưởng phạt về xếp dỡ nhanh chậm, chỉ có trong tàu chuyến. 12. Ðiều khoản cầm giữ hàng ( Lien clause):
Chủ tàu sẽ cầm giữ hàng thay cho cước phí, cước khống tiền phạt.
Người thuê vẫn còn trách nhiệm về cước khống và tiền phạt do mình gây ra ở cảng xếp và trách nhiệm về cước phí và tiền phạt ở cảng dỡ hàng nếu chủ tàu không thu được tiền thanh toán do việc cầm giữ hàng.13. Ðiều khoản trọng tài ( arbitration clause):
Bất kì tranh chấp nào nảy sinh ngoài hợp đồng hiện tại sẽ được chuyển cho trọng tài thuộc : Phòng Trọng tài Hàng hải( Chambre arbitral marinetime) ở Paris chẳng hạn. Quyết định đưa ra theo quy tắc của Phòng trọng tài sẽ là phán quyết cuối cùng ràng buộc hai bên.14. Trách nhiệm và miễn trách của người vận chuyển.
Nói chung các hợp đồng đều quy định chủ tàu phải chịu trách nhiệm như Công ước Brussels 1924 đã nói : Tổn thất hư hỏng của hàng hoá do xếp không cẩn thận, do chèn lót không tốt, do hun khói, do thiếu cần mẫn thích đáng nên tàu không đủ khả năng đi biển…
Các trường hợp miễn trách nhiệm (exemption from liability) gồm: thiên tai, tai hoạ ngoài biển, thuỷ thủ phá hoại, cháy, cướp biển, ẩn tỳ của vỏ tàu và máy móc, do bản chất hàng, sơ sót của thuyền trưởng, bị cầm giữ do vua chúa và chính phủ, đi lệch hướng( deviation). Ngoài ra, chủ tàu được miễn trách do trì hoãn lúc khởi hành và trong chuyến hải trình bởi đình công , thiếu thuỷ thủ hoặc những người ảnh hưởng đến hải trình.15. Các điều khoản khác:
Hợp đồng thuê tàu còn có các điều khoản tổn thất chung( General average), 2 tàu đâm nhau cùng có lỗi ( Both to blame collíion clause), chiến tranh, đình công( Strike), băng giá( ice). Khi kí hợp đồng, nếu thấy điều khoản nào không thích hợp hai bên có thể loại bỏ.
Ngoài ra, cần xác định rõ chủ tàu hay người cho thuê chịu các chi phí sau:
– Chi phí cung cấp vật liệu chèn lót, cung cấp cần trục, dây buộc
– Chi phí thuê người điều khiển cần trục, di chuyển cần trục, đóng mở hầm tàu
– Chi phí làm ngoài giờ, kiểm đếm thuế má, cảng phí

Cách thức thuê tàu chuyến

Thuê tàu chuyến phức tạp hơn công việc thuê tàu chợ, đòi hỏi người thuê tàu phải am hiểu tuyến, luồng vận tải; am hiểu đặc điểm kinh doanh của từng hãng tàu; am hiểu về giá cước phí

Những công việc chính khi thuê tàu chuyến:
– Xác định loại hình tàu chuyến sẽ thuê phục vụ cho kinh doanh:
+ Thuê chuyến một (Single voyage)
+ Thuê khứ hồi (Round voyage)
+ Thuê nhiều chuyến liên tục (Consecutive voyage)
+ Thuê bao cả tàu trong một thời gian (Lumpsum)

– Uỷ thác cho công ty giao nhận hoặc trực tiếp đứng ra đàm phán ký Hợp đồng thuê tàu (Voyage charter party) với hãng tàu

– Tập kết hàng để giao lên tàu (khi xuất khẩu theo điều kiện nhóm C, D) lấy Biên lai thuyền phó (Mate’s receipt), sau đó đổi lấy Vận đơn sạch đã xếp hàng (B/L clean on board)

Lưu ý: Nếu thuê tàu để chỉ định chuyên chở trong trường hợp mua hàng theo điều kiện FOB thì người thuê phải kịp thời thông báo cho nhà xuất khẩu các thông tin về ngày giờ con tàu sẽ vào lấy hàng để người xuất khẩu chuẩn bị hàng tập kết lên tàu. Trong trường hợp này, người lấy B/L không phải là người thuê tàu mà là người xuất khẩu.

– Thanh toán cước phí, tiền bốc dỡ, tiền thưởng phạt xếp dỡ

Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu)

Thể thức lập vận đơn

– Lập một tờ khai vận chuyển ghi rõ: tên tàu, tên người gửi hàng, tên người nhận hàng, nơi đến, số, ký mã hiệu, kiện hàng, tính chất hàng, trọng lượng hay khối lượng, trị giá hàng nếu cần. Sau đó người gửi hàng ký tên vào tờ khai đó.
– Giao tờ khai cho nhân viên tàu tính tiền cước và chi phí phụ
– Nhận lại một phiếu xếp hàng để xếp hàng xuống tàu đã chỉ định.
– Nhân viên nhận hàng của tàu ký xác nhận vào phiếu xếp hàng sau đó chuyển cho bộ phận chuyên trách
– Bộ phận chuyên trách cấp chính thức một vận đơn hợp lệ cho người gửi hàng, có chữ ký của thuyền trưởng hay đại lý.

Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương ( Dương Hữu Hạnh)

Cách thức thuê tàu chợ

Bước 1: Tập trung đủ số lượng hàng quy định Bước 2: Nghiên cứu lịch trình tàu chạy. Lịch này thường được
đăng trên các báo Sài Gòn giải phóng, báo Nhân Dân. Từ đó
chọn hãng tàu có uy tín và cước phí thấp. Hiện tại, giữa các
hãng tàu có sự cạnh tranh lớn nên người thuê tàu thường được
hưởng một khoản hoa hồng nhất định. Bước 3: Chủ hàng lập Bảng kê khai hàng (Cargo list) và uỷ thác
cho công ty đại lý vận tải giữ chỗ trên tàu. Chủ hàng ký Ðơn xin
lưu khoang (booking note) với đại lý sau khi hãng tàu đồng ý
nhận chuyên chở, đồng thời đóng cước phí vận chuyển. Bước 4: Giao hàng cho tàu. Nếu là hàng nguyên container thì
làm thủ tục mượn container để chất xếp hàng, sau đó giao
container cho bãi hoặc trạm containerBước 5: Lấy Vận đơn (Bill of Lading) Bước 6: Thông báo cho người mua về kết quả giao hàng Theo Kỹ thuật kinh doanh XNK (PGS.TS Võ Thanh Thu

AIR TRANSPORTATION

Thông báo tổn thất và khiếu nại đối với người chuyên chở hàng không

Thời hạn khiếu nại:

– Ðối với hư hỏng dễ thấy của hàng hoá : ngay sau khi phát hiện hư hỏng và muộn nhất là sau 14 ngày kể từ ngày nhận hàng;
– Các trường hợp hư hỏng khác: trong vòng 14 ngày kể từ ngày nhận hàng;
– Ðối với chậm trễ: trong vòng 21 ngày kể từ ngày hàng hoá được đặt dưới sự định đoạt của người nhận ;
– Ðối với trường hợp không giao hàng; trong vòng 120 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn hàng không;
– Khiếu nại tiền cước lạm thu: trong vòng 180 ngày kể từ ngày phát hành vận đơn hàng không;
– Ðối với hư hỏng hành lý: trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận hàng.

Thông báo tổn thất và khiếu nại có thể gửi cho:+ Người chuyên chở có vận đơn đang sử dụng,
+ Người chuyên chở thứ nhất,
+ Người chuyên chở cuối cùng,
+ Người chuyên chở thực tế đã gây ra mất mát, hư hỏng trên chặng đường anh ta chuyên chở. Nếu người chuyên chở hàng không không giải quyết khiếu nại hoặc giải quyết không thoả đáng thì chủ hàng có quyền kiện ra toà.
Thời gian đi kiện là 2 năm, kể từ:
– Ngày máy bay đến, hoặc ngày đáng lẽ máy bay đến,
– Ngày mà việc vận chuyển chấm dứt.

Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

Trách nhiệm của người chuyên chở hàng không

Người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại trong trường hợp hàng hoá, hành lý bị phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng với điều kiện là sự cố gây ra thiệt hại đó xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng không.

Vận chuyển hàng không bao gồm thời gian mà hàng hoá nằm trong sự trông nom, quản lý của người chuyên chở, dù ở sân bay, ở trong máy bay hoặc trong trường hợp phải hạ cánh ngoài sân bay thì ở bất kì nơi nào.

Người chuyên chở hàng không sẽ không chịu trách nhiệm nếu anh ta chứng minh được rằng sự phá huỷ, mất mát hoặc hư hỏng là do các nguyên nhân sau đây gây ra:
– Tính chất hoặc khuyết tật vốn có của hàng hoá
– Khuyết điểm về bao bì của hàng hoá do một người không phải là người chuyên chở hoặc đại lý của họ gây ra;
– Hành động chiến tranh hoặc xung đột vũ trang ;
– Hành động của nhà cầm quyền liên quan đến việc vào, ra hay quá cảnh của hàng hoá. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở hàng không đối với hàng hóa và hành lý ký gửi là 250 Fr ( tương đương với 17 SDR hay 20 USD) cho mỗi kg hàng hóa bị mất, trừ trường hợp người gửi hàng đã kê khai giá trị hàng hoá khi giao hàng cho người chuyên chở. Trong trường hợp này, người chuyên chở sẽ bồi thường theo giá trị kê khai, nếu giá trị kê khai đó là chính xác.
Người chuyên chở hàng không sẽ mất quyền hưởng giới hạn trách nhiệm nói trên, nếu người chuyên chở hàng không phạm lỗi cố ý hoặc cẩu thả, mặc dù biết rằng tổn thất có thể xảy ra.Ngoài ra, người chuyên chở còn phải chịu trách nhiệm về thiệt hại do chậm trễ trong việc vận chuyển hành khách, hành lý và hàng hoá. Tuy vậy, người chuyên chở không chịu trách nhiệm về chậm trễ nếu người chuyên chở chứng minh được anh ta và người làm công hay đại lý của anh ta đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tránh thiệt hại hoặc đã không thể áp dụng được những biện pháp như vậy.

Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

Các loại cước hàng không

Cước hàng bách hoá (General Cargo Rates- GCR)
Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá thông thường vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất kỳ một loại cước đặc biệt nào. Cước này cao hay thấp phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá, khối lượng hàng: càng nhiều thì giá cước càng hạ.

Cước tối thiểu ( Minimum Charges- M)
Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển.

Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates- SCR)
Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá đặc biệt xuất phát từ một địa điểm t cụ thể đến một nơi đến cụ thể. Cước này thường thấp hơn cước hàng bách hoá và được công bố cho những hàng đặc biệt hay hàng hoá chuyên chở trên những tuyến đường đặc biệt. Mục đích của cước này là dành cho chủ hàng một giá cước cạnh tranh nhằm khuyến khích họ gửi hàng bằng máy bay để tận dụng khả năng chuyên chở của hãng hàng không.

Cước phân loại hàng ( Class Rates/ Commodity Classification Rates)
Cước này thường được thể hiện bằng số phần trăm của cước bách hoá hoặc một khoản phụ thêm vào cước bách hoá và được áp dụng cho một số ít mặt hàng ở trong hoặc giữa các khu vực quy định. Cước này được áp dụng khi không có cước đặc biệt cho hàng hoá nào đó. Các mặt hàng thường được áp dụng loại cước này là: Ðộng vật sống (150% GCR); hàng giá trị cao; vàng bạc, đá quý( 200% GCR); sách báo, tạp chí, catalô. sách cho người mù( 50%), hài cốt…

Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng ( Freight All Kinds- FAK)
Giá cước loại này tính theo khối lượng và áp dụng cho tất cả các mặt hàng trong một container không phân biệt đó là hàng gì. Cước này không áp dụng cho các mặt hàng như hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng giá trị cao…

Cước container ( Container Rates)
Nếu hàng được đóng trong container thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng một giá cước hạ hơn.

Cước giá trị
Là cước heo giá trị hàng hoá kê khai. Ví dụ, nếu hàng có giá trị trên 20 USD/kg thì cước là 5% giá trị kê khai. Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)
Các loại cước hàng không
Cước hàng bách hoá (General Cargo Rates- GCR)
Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá thông thường vận chuyển giữa hai sân bay mà không áp dụng bất kỳ một loại cước đặc biệt nào. Cước này cao hay thấp phụ thuộc vào trọng lượng của hàng hoá, khối lượng hàng: càng nhiều thì giá cước càng hạ.

Cước tối thiểu ( Minimum Charges- M)
Là giá cước thấp nhất mà một hãng hàng không có thể vận chuyển một lô hàng, có tính đến các chi phí cố định mà hãng hàng không phải chi ra để vận chuyển.

Cước đặc biệt ( Specific Commodity Rates- SCR)
Là loại cước áp dụng cho những hàng hoá đặc biệt xuất phát từ một địa điểm t cụ thể đến một nơi đến cụ thể. Cước này thường thấp hơn cước hàng bách hoá và được công bố cho những hàng đặc biệt hay hàng hoá chuyên chở trên những tuyến đường đặc biệt. Mục đích của cước này là dành cho chủ hàng một giá cước cạnh tranh nhằm khuyến khích họ gửi hàng bằng máy bay để tận dụng khả năng chuyên chở của hãng hàng không.

Cước phân loại hàng ( Class Rates/ Commodity Classification Rates)
Cước này thường được thể hiện bằng số phần trăm của cước bách hoá hoặc một khoản phụ thêm vào cước bách hoá và được áp dụng cho một số ít mặt hàng ở trong hoặc giữa các khu vực quy định. Cước này được áp dụng khi không có cước đặc biệt cho hàng hoá nào đó. Các mặt hàng thường được áp dụng loại cước này là: Ðộng vật sống (150% GCR); hàng giá trị cao; vàng bạc, đá quý( 200% GCR); sách báo, tạp chí, catalô. sách cho người mù( 50%), hài cốt…

Cước áp dụng cho tất cả mặt hàng ( Freight All Kinds- FAK)
Giá cước loại này tính theo khối lượng và áp dụng cho tất cả các mặt hàng trong một container không phân biệt đó là hàng gì. Cước này không áp dụng cho các mặt hàng như hàng dễ hư hỏng, động vật sống, hàng giá trị cao…

Cước container ( Container Rates)
Nếu hàng được đóng trong container thích hợp với việc vận chuyển bằng máy bay thì hãng hàng không sẽ áp dụng một giá cước hạ hơn.

Cước giá trị
Là cước heo giá trị hàng hoá kê khai. Ví dụ, nếu hàng có giá trị trên 20 USD/kg thì cước là 5% giá trị kê khai. Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

Trình tự giao hàng xuất khẩu

Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:1. Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận:
Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thông báo; mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi, tên sân bay đến; cước phí và thanh toán…2.Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở:
– Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng;
– Lập phiếu cân hàng ( Scaling Report);
– Ðóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu;
– Làm thủ tục hải quan;
– Giao hàng cho hãng hàng không.3. Lập Airway Bill (AWB)
Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.
Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.

4. Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng
Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành( ETD), ngày dự kiến đến(ETA)…

5. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết. Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

Trình tự nhận hàng nhập khẩu

Người nhập khẩu tiến hành nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:

1. Nhận các giấy tờ, chứng từ:
Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan.

2. Nhận hàng tại sân bay:
Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.

3. Làm thủ tục hải quan:
Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm ( thường đăng ký trước một buổi):
– Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2;
– Phiếu đóng gói (Packing List)
– Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.

4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bayTheo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)

TRANSPORTATION BY CONTAINERS

Phương thức gửi hàng lẻ

Phương thức gửi hàng lẻ được sử dụng khi người gửi hàng không đủ lượng hàng để xếp đầy một container.

Quy trình

– Người gom hàng đóng nhiều lô hàng lẻ của các chủ hàng khác nhau vào cùng một container bằng chi phí của mình.
– Người vận chuyển xếp container lên tàu.
– Tại cảng đến, đại lý giao nhận nhận container được dỡ từ tàu xuống, vận chuyển về trạm làm hàng lẻ để rút hàng.
– Các lô hàng được tách ra riêng biệt và giao cho người nhận
( người NK)Trách nhiệm của các bên:

* Người gửi hàng:
– Vận chuyển hàng từ kho hay nơi chứa hàng của mình đến trạm làm hàng lẻ của cảng gửi giao cho người gom hàng và phải chịu chi phí vận chuyển này.
– Chuyển các chứng từ cần thiết liên quan đến thương mại, vận tải, thủ tục xuất khẩu cho người gom hàng.
– Nhận vận đơn và trả cước hàng lẻ. * Người nhận hàng:
– Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình vận đơn hợp lệ cho người nhận hàng.
– Nhanh chóng nhận hàng tại trạm CFS.* Người vận chuyển hàng lẻ:
Có thể là người vận chuyển thực sự ( effective carrier) tức hãng tàu hoặc có thể là người thầu vận chuyển hàng lẻ nhưng lại không có tàu ( NVOCC: Non Vessel Operating Common Carrier).
– Người vận chuyển thực sự ( hãng tàu) vận chuyển hàng lẻ với tư cách người gom hàng, ký phát vận đơn thực ( Master B/L) cho người gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyên chở đến cảng đích và dỡ hàng xuống cảng, giao hàng cho người nhận tại trạm CFS cảng đến.
– Người thầu vận chuyển hàng lẻ ( NVOCC) thường do công ty giao nhận đảm trách với tư cách người gom hàng, là người chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển ( Contracting Carrier) chứ không phải là đại lý ( agent).
Người thầu vận chuyển hàng lẻ chịu trách nhiệm suốt quá trình vận chuyển hàng từ khi nhận hàng tại cảng gửi đến khi giao trả hàng xong tại cảng đích. Vận đơn họ ký phát cho người gửi hàng có thể là vận đơn tập thể ( House Bill of Lading) hoặc vận đơn do Hiệp hội những người giao nhận quốc tế soạn thảo ( FIATA Bill of Lading) nếu họ là thành viên của hội này.Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

Phương thức gửi hàng đầy container

Phương thức gửi hàng đầy container được sử dụng khi người gửi hàng có lượng hàng đủ chứa đầy một hay nhiều container hoặc hàng hoá có tính chất đòi hỏi phải chứa trong một container, nên thuê cả một hay nhiều container để gửi hàng.

Quy trình

– Chủ hàng đóng hàng vào container tại kho riêng hoặc tại bãi. Sau khi làm thủ tục hải quan kiểm hoá, container được niêm phong kẹp chì.
– Chủ hàng hay công ty giao nhận vận chuyển container đến bãi chứa container (C/Y) để chờ xếp lên tàu.
– Tại cảng đến, người vận tải sắp xếp và chịu chi phí vận chuyển container vào bãi chứa của mình.
– Từ bãi chứa container, người nhận hàng hoặc công ty giao nhận sắp xếp và làm thủ tục hải quan, vận chuyển về kho riêng và rút hàngTrách nhiệm của các bên:

* Người gửi hàng( Shipper)
– Vận tải hàng từ kho hay nơi chứa hàng trong nước đến bãi chứa container của cảng gửi hàng.
– Ðóng hàng vào container, kể cả chất xếp và chèn lót.
– Ghi ký mã hiệu ( markings) và dấu hiệu chuyên chở.
– Niêm phong và cặp chì container theo quy chế xuất khẩu và làm thủ tục hải quan.
– Chịu mọi chi phí liên quan.
Việc đóng hàng vào container có thể thực hiện tại bãi chứa container hoặc tại kho riêng của người gửi hàng nếu có yêu cầu, nhưng người gửi hàng phải đảm bảo an toàn và chịu chi phí điều vận container đi và về bãi chứa.
* Người nhận hàng ( Consignee)
– Xin giấy phép nhập khẩu và làm thủ tục hải quan cho lô hàng.
– Xuất trình B/L hợp lệ cho người vận chuyển để nhận hàng.
– Rút hàng tại bãi chứa hoặc tại kho của mình để hoàn trả container rỗng cho người chuyên chở kịp thời, tránh bị phạt.
* Người vận chuyển ( Carrier)
– Chăm sóc, giữ gìn, bảo quản hàng xếp trong container kể từ khi nhận từ người gửi tại bãi chứa của cảng gửi cho đến khi giao trả hàng cho người nhận tại bãi chứa ở cảng đến.
– Xếp hàng từ bãi chứa ở cảng gửi lên tàu kể cả việc xếp hàng trên tàu.
– Dỡ hàng từ tàu xuống bãi chứa ở cảng đến.
– Giao hàng cho người nhận có vận đơn hợp pháp.
– Chịu mọi chi phí xếp dỡ container lên xuống tàu. Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

Các loại hợp đồng thuê container

Hợp đồng thuê chuyến ( Trip Leasing)
Hợp đồng thuê tàu chuyến được sử dụng khi người thuê có nhu cầu sử dụng ngay container. Giá tiền thuê chuyến được tính theo đơn vị container/ngày hoặc container/tháng, biến động theo thị trường và thường cao hơn giá cho thuê ở các loại hợp đồng khác. Nói chung, người cho thuê container không thích cách cho thuê này vì nó có tính tạm thời, thiếu ổn định và nếu không có các biện pháp hữu hiệu sẽ có thể dẫn đến sự đảo lộn kế hoạch bố trí khai thác, tạo ra sự tồn đọng container ở một địa điểm nào đó.Hợp đồng không thuê quy định số lượng container bắt buộc (Rate agreement)
Hợp đồng này chủ yếu quy định giá tiền thuê container không thay đổi trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng, bất kể container nằm ở địa điểm nào miễn là thuộc phạm vi quản lý quy định của người cho thuê.
Hợp đồng không quy định số lượng container bắt buộc hai bên phải thực hiện. Người thuê tuỳ theo nhu cầu từng chuyến mà đề nghị số lượng và người cho thuê tuỳ theo khả năng của mình vào lúc ấy mà đáp ứng. Hợp đồng quy định địa điểm hoàn trả container, số lượng hoàn trả trong mỗi tháng và phí hoàn trả container ( nếu có). Hợp đồng cho thuê có quy định số lượng container tối thiểu bắt buộc ( Master lease)
Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container tối thiểu trong suốt thời gian hiệu lực của hợp đồng và phải trả đủ số tiền thuê quy định, mặc dù có khi người thuê không sử dụng hết. Mặt khác, người thuê có thể thuê vượt quá số lượng quy định nếu có nhu cầu.
Hợp đồng còn quy định điều kiện hoán đổi, có nghĩa là trong thời gian thuê, người thuê có quyền hoàn trả một số lượng container ở nơi này và nhận một số lượng tương ứng trong khu vực mà hai bên thoả thuận.
Cách thuê này có lợi cho người thuê vì nó cho phép người thuê điều chỉnh số lượng container khớp với nhu cầu thực tế nhưng lại đòi hỏi người cho thuê phải bố trí mạng lưới container rộng khắp và do đó chi phí quản lý hành chính sẽ tăng lên.Hợp đồng thuê dài hạn ( Long term lease)
Hợp đồng này quy định người thuê sử dụng một số lượng container trong suốt thời gian thuê mà không có sự hoán đổi và chỉ hoàn trả container khi hết hạn hợp đồng. Nếu người thuê vi phạm sẽ phải nộp tiền phạt. Các công ty vận chuyển container thường sử dụng cách này.
Ðôi khi hợp đồng thuê container dài hạn có thể biến dạng thành hợp đồng thuê mua ( purchase- lease contract), nghĩa là người thuê sử dụng dài hạn, trả tiền thuê cho đến hết hạn quy định trong hợp đồng thì quyền sở hữu container chuyển sang luôn cho người thuê. Người thuê sử dụng luôn cách thuê mua vì họ không muốn hoặc không có khả năng chi trả ngay một lần tiền mua container.

Trong các hợp đồng thuê container nói trên, giá tiền thuê, phí bảo hiểm, điều kiện thuê, việc nhận, hoàn trả container là các điều khoản chủ yếu cần lưu ý.

Theo Nghiệp vụ vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương (Dương Hữu Hạnh)

221 bình luận

  1. a Hải!
    a cho e hỏi. quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường không?
    e cám ơn a ạ!

    Thích

    • Trình tự giao hàng xuất khẩu bằng đường hàng không

      Người xuất khẩu tiến hành giao hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:
      1. Lưu cước với hãng hàng không hoặc với người giao nhận:
      Người gửi hàng phải điền vào Booking Note theo mẫu của hãng hàng không với các nội dung như: tên người gửi, người nhận, bên thông báo; mô tả hàng hoá: loại hàng, trọng lượng, số lượng, thể tích; tên sân bay đi, tên sân bay đến; cước phí và thanh toán…
      2.Vận chuyển, đóng hàng và giao hàng cho người chuyên chở:
      – Chuẩn bị mọi giấy tờ cần thiết cho lô hàng;
      – Lập phiếu cân hàng ( Scaling Report);
      – Ðóng gói, ghi ký mã hiệu, dán nhãn hiệu;
      – Làm thủ tục hải quan;
      – Giao hàng cho hãng hàng không.
      3. Lập Airway Bill (AWB)
      Sau khi hàng được xếp vào pallet, igloo hay container, cán bộ giao nhận liên hệ với hãng hàng không để nhận AWB và điền các chi tiết vào AWB.
      Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.
      4. Thông báo cho người nhận về việc gửi hàng
      Nội dung của thông báo gồm: số HAWB/MAWB; người gửi, người nhận, tên hàng, số lượng, trọng lượng, thể tích, tên sân bay đi, tên sân bay đến, ngày khởi hành( ETD), ngày dự kiến đến(ETA)…
      5. Lập bộ chứng từ thanh toán và thanh toán các khoản cần thiết. Theo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK (PGS.TS Hoàng Văn Châu)
      Trình tự nhận hàng nhập khẩu
      Người nhập khẩu tiến hành nhận hàng vận chuyển bằng đường hàng không theo các bước sau:
      1. Nhận các giấy tờ, chứng từ:
      Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan.
      2. Nhận hàng tại sân bay:
      Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu để nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hoá, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.
      3. Làm thủ tục hải quan:
      Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan bao gồm ( thường đăng ký trước một buổi):
      – Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2;
      – Phiếu đóng gói (Packing List)
      – Hoá đơn thương mại (Commercial invoice)
      Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.
      4.Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bayTheo Vận tải và giao nhận hàng hoá XNK

      Thích

  2. Mình đang làm chuyển phát nhanh quốc tế bằng đường Air, Anh/Chi nào có gửi hàng và nhập thì liện hê mình nhé. Skype: sontung_vn, Cellphone: 0916 805 041 Mr Tùng

    Thích

  3. I really like it when folks get together and share thoughts.

    Great website, stick with it!

    Thích

  4. Why people still use to read news papers when in this technological globe the whole thing is
    existing on web?

    Thích

  5. It’s the best time to make some plans for the future and it is time to be happy. I have read this post and if I could I wish to suggest you some interesting things or tips. Perhaps you can write next articles referring to this article. I wish to read more things about it!

    Thích

  6. Woah! I’m really digging the template/theme of this blog. It’s simple,
    yet effective. A lot of times it’s tough to get that “perfect balance” between user friendliness and visual appeal. I must say that you’ve done a excellent job with this.
    In addition, the blog loads extremely fast for me on Firefox.
    Superb Blog!

    Thích

  7. Nice blog here! Also your web site loads up fast!
    What host are you using? Can I get your affiliate link to your host?
    I wish my site loaded up as quickly as yours lol

    Thích

  8. Hi, just wanted to say, I liked this blog post. It was funny.
    Keep on posting!

    Thích

  9. I’m really loving the theme/design of your web site. Do you ever run into any browser compatibility problems? A number of my blog audience have complained about my website not working correctly in Explorer but looks great in Chrome. Do you have any ideas to help fix this problem?

    Thích

  10. It’s wonderful that you are getting thoughts from this paragraph as well as from our argument made at this place.

    Thích

  11. Since the admin of this website is working, no doubt very shortly it will be well-known, due to its quality contents.

    Thích

  12. This is the right site for anybody who would like to find
    out about this topic. You know a whole lot its almost tough to argue with you (not that I really will need to…HaHa).
    You certainly put a brand new spin on a subject that’s been written about for decades. Great stuff, just excellent!

    Thích

  13. You really make it seem so easy with your presentation but I find this
    matter to be actually something that I think I would never understand.
    It seems too complex and extremely broad for me. I’m looking forward for your next post, I’ll try to get the hang of it!

    Thích

  14. An intriguing discussion is definitely worth comment.

    I believe that you should write more about this subject, it might not be
    a taboo subject but usually people do not discuss such subjects.

    To the next! All the best!!

    Thích

  15. Heya i’m for the primary time here. I found this board and I to find It truly useful & it helped me out a lot. I hope to present something again and help others such as you helped me.

    Thích

  16. We stumbled over here different web page and thought I
    should check things out. I like what I see so now i am following you.
    Look forward to going over your web page again.

    Thích

  17. Hi, Neat post. There’s a problem along with your website in internet explorer, may check this? IE still is the market leader and a big component to folks will omit your great writing because of this problem.

    Thích

  18. I couldn’t refrain from commenting. Perfectly written!

    Thích

  19. Do you mind if I quote a few of your articles as long as
    I provide credit and sources back to your site? My website is in the very
    same area of interest as yours and my users would certainly benefit from a
    lot of the information you present here. Please let me
    know if this okay with you. Thanks!

    Thích

  20. I’m not that much of a internet reader to be honest but
    your blogs really nice, keep it up! I’ll go ahead and bookmark your site to come back in the future. All the best

    Thích

  21. Hey there I am so happy I found your weblog, I really found you by accident, while I was looking on Digg for something else,
    Anyhow I am here now and would just like to say thanks a lot for a marvelous post and
    a all round entertaining blog (I also love the theme/design), I don’t have time to
    look over it all at the minute but I have saved it and also added
    your RSS feeds, so when I have time I will be back to
    read more, Please do keep up the awesome work.

    Thích

  22. Hi there, I enjoy reading all of your article. I wanted to write a little comment to
    support you.

    Thích

  23. hi chao anh , . minh ten dzung minh muon mua 1 so hang nhu dong ho , may tin ban , quan ao , va phu khien trang sux xho phu nua , hoac cac do dien tu . tu TRUNG QUOC ve viet nam moi lan mua co the la 20 toi 50 kg o ben trung quoc giao hang ve viet nam , vay minh phai lam nhu giay to gi de hang do duoc ve viet nam ma o bi tro ngai. minh mua mua ve ban le vay minh co phai di xin giay phep kinh doanh o ? vay xin o dau ,va phai dong thue nhu the nao / CAM O ANH NHIEU LAM anh

    Thích

  24. Chào anh Hải,
    Em tên An Na, anh cho em hỏi vấn đề này với.
    Quá trình thực trạng giao nhận hàng container, có 2 trường hợp:
    – Quá trình thực trạng giao hàng container
    – Qúa trình thực trạng nhận hàng container
    Mong nhận được câu trả lời của anh càng sớm càng tốt.
    Cảm ơn anh.

    Thích

  25. Chào anh,
    Em tên Ana, anh cho em hỏi vấn đề này với.
    Qúa trình thực trạng giao nhận hàng container, có 2 phần nhỏ:
    – Qúa trình thực trạng giao hàng container
    – Qúa trình thực trạng nhận hàng container
    Mong nhận được câu trả lời của anh càng sớm càng tốt.
    Cảm ơn anh.

    Thích

  26. Chào anh Hải,
    Em là Thùy Trang, trước đó em có gửi câu hỏi về tình hình thực trạng dịch vụ gom hàng lẻ bằng vận tải hàng không của Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011. Nhưng em vẫn chưa nhận được hồi âm từ anh. Anh giúp em với ạ. Cảm ơn nhiều và chúc anh sức khỏe,

    Thích

  27. Dear anh Hải,
    em hiên là sv năm cuối ngành XNK, anh Hải có biết cty XNK nào có nhận sinh viên thực tập giới thiệu em với nhé! huhu các Bác có đọc được thông tin này xin giúp đỡ em với huhu ko có mối quan hệ nên tìm được 1 chỗ thực tập thật là khó ah:(
    Em cảm ơn anh Hải nhìu lắm! Chúc anh luôn thành công!:)
    sorry vì đã làm lạc đề các bác 🙂

    Thích

  28. Chào anh Hải,
    Em là Thùy trang, em đang thực hiện đề tài thực tập về “dịch vụ gom hàng lẻ trong vận tải hàng không”, nhưng em không thu thập được nhiều tài liệu cho đề tài này.Em muốn tìm hiểu một số thông tin về thực trạng của dịch vụ gom hàng lẻ của vận tải hàng không tại việt nam trong 3 năm 2009 – 2011.
    Em mong nhận được sự giúp đỡ của anh nếu anh có bất cứ thông tin gì anh có thể gửi qua mail của em là Thuytrang4690@gmail.com. hoặc số điện thoại 0935659239
    Em cảm ơn anh rất nhiều , mong nhận được sự giúp đỡ của anh.

    Thích

  29. Hêy…! chào bác..Hải
    Khi nào lên Đà Lạt thì phone cho tôi…ta làm vài ly …cafe trò chuyện nhé …

    Bác có thể giúp tôi vấn đề này ko..: liệu L/C có thay thế cho hợp đồng ngoại thương được ko hả bác..? ;…nếu được thì trong th nào…ta có thể sử dụng ..nó ..?
    Um…..vậy thì mối quan hệ giữa HĐNT và L/C ..là gì ..?

    Bác giúp tôi …hen….!

    Thích

  30. Dear Hai!
    hiện em đang làm bài báo cáo ” quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu” em đang cần một số thông tin sau:

    -Những chuẩn bị trước khi ký kết hợp đồng giao nhận
    -Thương lượng ký kết hợp đồng giao nhận hàng hóa XNK
    -Thực hiện hợp đồng giao nhận hàng hóa XNK
    -Kết thúc và thanh lý hợp đồng giao nhận hàng hóa XNK
    Anh có thể giúp em được không? những thông tin này thầy em bắt buộc phải có.Em đang cần gấp. anh giúp em nha! thanks

    Thích

  31. ChàoEm đang nghiên cứu 1 đề tài khoa học với ten là “giao nhan hang hoa xnk bang duong bien tai tphcm;thuc trang va giai phap”
    nhưng bây giờ em chưa định hướng được sẽ làm như thế nào nên em rat mong được sự giúp đỡ của anh.mong nhận được sự hỗ trợ từ phía anh
    đây là email cua em: bambybebong@yahoo.com

    Thích

  32. anh ơi cho em hỏi muốn học tốt môn thanh toán quốc tế thì làm sao ah sao em học ma không hiểu gi hết anh ơi.em thấy lo quá

    Thích

  33. anh cho em hoi ? neu em nhap khau hang vef giao ngay cho khach hang ngay tai cang thi em dinh khoan sao ha anh?> nho anh giup dum em nhe

    Thích

  34. anh Hai oi cho em hoi:
    Cach bao quan hang hoa trong container?
    em thay anh viet ve vc container rat nhieu nhung cach bao quan no thi em kg bit lam the nao
    cam on anh nha

    Thích

  35. Anh Hải cho em hỏi : em dang lam thủ tục hải quan nếu dk giao hàng của em la CFR thi co phai khai bốc xếp và bảo hiểm vào không? Anh trả lời qua mail của em nha.Cảm ơn anh!

    Thích

  36. chào anh Hải!!
    Em xin phép anh một ít thời gian để xem qua vài dòng của em.
    Em đang nghiên cứu 1 đề tài khoa học với ten là “giao nhan hang hoa xnk bang duong bien tai tphcm;thuc trang va giai phap”
    nhưng bây giờ em chưa định hướng được sẽ làm như thế nào nên em rat mong được sự giúp đỡ của anh.mong nhận được sự hỗ trợ từ phía anh
    đây là email cua em: tantai032@yahoo.com.vn

    Thích

  37. dear anh!
    anh có thể cho huệ bít một số thủ tục
    ví dụ: chế độ bảo hiểm khi mất hàng, or hàng bị sự cố xảy ra như bị ướt, bị vỡ,….
    và gởi bảng báo giá cho huệ 1 số tuyến trong tp hcm, và giá thành cụ thể khi vận chuyển (theo số lượng hàng),
    thank anh!
    …………………kim huệ…………
    cty tnhh sx & tm đồng tiến việt
    mail : hue.nguyen@dongtienviet.com.vn
    fone: 0935 017 277
    hot line: 0837 228 226

    Thích

  38. anh ơi! em có thể hỏi anh câu này về nghiệp vụ hàng hải ko ạ? hàng đường re là gi? cách xếp dỡ của nó! vì nó là hàng bách hóa dùng hòm kiện hay là chúng ta dùng bao để xép dỡ? nếu xếp dỡ thì ta xếp dỡ kieue gì

    Thích

  39. anh Hải ơi, em là sinh viên mới ra trường ngành kinh doanh quốc tế, e cũng đã thữc tập về ngành xuất nhập khẩu và có biết về quy trình xuất nhập khẩu hàng air và sea, nhưng chưa đi làm nên không có kinh nghiệm nhiều, nay em muốn làm ở công ty xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận ( dù lương ít nhưng có kinh ngiệm) thì biết tìm ở đâu hả anh
    em đã đi xin nhiều công ty nhưng họ đòi có kinh nghiệm không ah.
    a giúp em với !t rong trường hợp anh có quen biết công ty nào không để có thể tiếp nhận em, hix !
    nếu đựoc anh giúp em thông báo qua số đt 0933035300 hoặc email linhanhy239@yahoo.com này nhé, cám ơn anh nhiều

    Thích

  40. anh Hải ơi, em là sinh viên mới ra trường ngành kinh doanh quốc tế, e cũng đã thữc tập về ngành xuất nhập khẩu và có biết về quy trình xuất nhập khẩu hàng air và sea, nhưng chưa đi làm nên không có kinh nghiệm nhiều, nay em muốn làm ở công ty xuất nhập khẩu, hoặc giao nhận ( dù lương ít nhưng có kinh ngiệm) thì biết tìm ở đâu hả anh
    em đã đi xin nhiều công ty nhưng họ đòi có kinh nghiệm không ah.
    a giúp em với, cám ơm anh nhiều !!

    Thích

  41. Chao anh Hai,

    Anh co the cho em biet ve su khac nhau giua giao nhan van tai quoc te va giao nhan hang hoa xuat nhap khau? Em hoi bi confused ve hai khai niem nay. Va tieu chuan de la mot cong ty giao nhan van tai quoc te la gi?

    Thích

  42. TOTA TRANS provides you with integrated transport and total logistics solution which includes:

    * International air and sea transports
    * Consolidation, De-consolidation services
    * Inland trucking
    * Door to door service
    * Expedites transport
    * Warehousing & Distribution
    * Project Delivery & Clearance
    * Customs operations
    * Exhibitions and fairs
    * Insurance of transport

    Thích

  43. chào anh Hải
    em hiện là sv ngành kinh doanh xuất nhập khẩu. em đang phải làm 1 bài tiểu luận về vấn đề “trình bài nghiệp vụ giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển’. Em tìm tài liệu mãi mà không có. Anh có thể giúp em được không ạ ! Em đang rất gấp mong anh cố gắng trả lời nhanh giúp em !
    Cảm ơn anh nhiều !

    Thích

  44. anh hai cho em hoi lam sao co duoc lenh giao hang.khi lenh giao hang sai hai quan khong nhan hang lam sao xu ly de hang hoa co the xuat di duoc. anh co them tai lieu ve lenh giao hang nua ko cho em voi nha. cam on anh nhieu

    Thích

  45. xin chao,ben anh co nhu cau mua ve may bay hay lam visa ho chieu j khong a,ben em chuyen cung cap ve may bay va lam visa ho chieu,neu anh co nhu cau thi hay lien he voi bon em nhe,ben em xin phuc vu tan tinh,chu dao.moi chi tiet xin lien he: tungngocbookingoffice1;dt : 0438736986

    Thích

  46. mình đang thực tập cho forwarder. Các bạn cho mình hỏi sự khác nhau về quy trình nhận hàng giữa cty giao nhận và công ty nhập khẩu hàng trực tiếp

    Thích

  47. Thật ngưỡng mộ nhiều người hỏi vậy sao?
    Em không biết có trang này chỉ tình cờ thấy thôi.
    Em là sinh viên mới ra trường, bên tài chính ngân hàng em muốn tìm một công việc bên giao nhận hàng hóa xuất khẩu. Một công việc mang tính thực tế đó. Anh có biết công ty nào ko. giới thiệu em với.em cảm ơn!!!. khánh thy

    Thích

  48. anh hải có thể cho em hỏi thực trạng giao nhận hàng hóa nhâp khẩu bằng đường biển trong thực tế và lý thuyết có gì giống và khac nhau

    Thích

  49. anh hai oi có thể cho em hoi quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển trong thực te và lý thuyết có gì giống và khác nhau, em đang rất cần thông tin này. mong anh trả lời zùm em. cảm ơn anh nhiều,

    Thích

  50. gui anh hai!
    a hai oi em co 1 nguoi ban dang o nuoc ngoai muon xuat khau sang viet nam ve mat hang my pham the thi ban em phai lam nhung thu tuc gi de co the gui duoc hang sang viet nam mot cach hop phap va van chuyen theo hinh thuc nao thi gia ca hop li vay anh
    co ji anh cho em so phone cua anh dc ko ah?
    cam on anh nhieu!

    Thích

  51. Chào anh! em muốn tìm vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ giao nhận hàng hóa XNK thì tìm ở đâu? anh chỉ cho em với. cảm ơn anh nhiều

    Thích

  52. EM CHÀO ANH HẢI!
    a oi e đang tìm tài liệu về phần HOUSE BILL OF LADING a có thể cho e biết khái niệm và sơ đồ lưu chuyển của nó ko?vì e tìm hoài trên mạng không thấy và e cũng không biết mua sách gì để học nữa ,e đang học phần logistic a a .mong được a trả lời sớm.em cảm ơn anh HẢI nhiều hen!

    Thích

  53. chao anh Hai! em la sinh vien nganh KD XNK, em dang lam de tai ve “Quy trinh thuc hien dich vu logistics trong nhap khau hang hoa”. em da tim tai lieu gan ca tuan nay roi ma ko thay co tai lieu nao len quan ca. Anh co the giup em voi de tai nay duoc ko a! Em cam on anh rat nhieu!

    Thích

  54. A hải ơi!
    A có tài liệu về bảng cân đối kế toán của Maersk Line và mediterrance SHG Co
    Cảm ơn á

    Thích

  55. chao anh,em hien dang la sinh vien nam 2,anh co the chi cho e cac buoc de lap bo chung tu xuat khau ko a!

    Thích

  56. Cong ty em la nha xuat khau. Nha nhap khau o Malaysia mo LC nhung yeu cau bill made out to shipper’s order va ky hau de trang. Nhu vay cong ty em giao hang thi co mao hiem khong? Ngan hang mo LC thi phai thanh toan neu chung tu hop le?
    Neu nguoi mua da nhan hang roi (vi bill surrender), nen khong den nhan chung tu goc, thi ngan hang co thanh toan cho nha XK k?
    Cam on anh

    Thích

  57. Chào anh Hải !
    Em đang là sinh viên ngành KD XNK nên cũng chưa biết nhiều về các thủ tục giao nhận hàng hóa này! Em đang làm bài tiểu luận về qui trình giao nhận hàng hóa XK bằng đường biển hàng nguyên cont ( đứng dưới góc độ người giao nhận ) e k có nhiều kinh nghiệm làm bài tiểu luận nên anh có thể chỉ cho em sơ lược qua về trình tự quy trình đó được k, nghĩa là anh chỉ cho e cái dàn bài nha.Cán ơn anh

    Thích

  58. Dear Anh chi,
    Em vừa tốt nghiệp ngành Kinh Tế Đối Ngoại, hiện đang làm nhân viên Customer service, đi trái ngành, nhưng môi trường e làm việc rất chuyên nghiệm nên e muốn làm một thời gian để có kinh nghiệm, và học hỏi.
    Nhưng mặc khác e lại sợ mình sẽ quên hết kiến thức XNK, và không có kinh nghiệm, mong anh chi có thể tư vấn giúp e, nếu ai có công việc XNK làm ngoài giờ cần người phụ giúp có thể báo e (chỉ là phụ giúp học hỏi kinh nghiệm không lấy lương)
    Thanks anh chi nhiều

    Thích

  59. Thanks anh hải nhìu lém. Tài liệu này rất giúp ích cho em trong quá trình thực tập. thanks anh.

    Thích

  60. dear Loan! (Mao pham anh H, toi co y kien)
    Chinh xac nhu ban noi.
    Ban co the tham khao duong di cua mo hinh “Surrender Bill of Lading” de dc ro hon.

    – XK: Giao hàng cho Người giao nhận (GN)

    – F.B/L: Người giao nhận phát hàng Forwarder’s B/L

    – H.B/L: GN phát hành House B/L

    – XK : Xuất trình F.B/L hoặc (H.B/L) qua Ngân hàng thông báo đòi tiến Ngân hàng phát hành.

    – NK: Trả tiền cho Ngân hàng phát hành nhận F.B/L hoặc (H.B/L) và xuất trình cho đại diện người giao nhận đóng ở nước người nhập khẩu (ĐDGN) để nhận hàng.

    – GN: Gửi hàng xuống tàu cho người chuyên chở (VT)

    – VT: Phát hành B/L cho GN và chở hàng giao ĐDGN ở nước nhập khẩu

    – GN: Đóng dấu “Surrendered ” vào B/L và fax sang cho ĐDGN của mình ở nước nhập khẩu kèm với giấy báo có B/L (Credit Note)

    – ĐDGN: Nhận S.B/L qua máy fax, xuất trình cho VT để nhận hàng và đưa vào kho của mình.

    – NK: Xuất trình F.B/L hoặc (H.B/L) cho ĐDGN để nhận hàng.

    Thích

  61. Chào anh Hải,
    Em đang tìm hiểu về surrendered B/L mong anh giúp giùm. khi shipper giao hàng cho carrier yêu cầu phát hành surrendered B/L và carrier phát hành và chuyển cho shipper dể shipper fax cho consignee ,ý kiến này đúng không anh. Em đang rất cần gấp mong anh sớm hồi âm. thank you very much

    Thích

  62. Em chào anh hải! Em đang học về xuất khẩu hàng hóa bằng đường hàng không. Anh chỉ giúp em quy trình làm chúng từ hải quan zới? mong sớm nhận được hồi âm của anh. Thanks anh rất nhiều!

    Thích

  63. Anh cho em hỏi quá trình phát hành surrender B/L,cám ơn anh Hải rất nhiều.

    Thích

  64. Dear Phamnguyenvy

    Trên thuc tế 1 l/c có quy định chiết khấu nhưng việc chk đó có thể không diển ra hay l/c ko quy định chiết khấu nhưng ck vẫn diễn ra.vậy có điểm khác biệt giữa 2 loại l/c này ko ạ?
    —————–

    Nếu là 1 L/c cho phép chiết khấu thì có thẻ chiết khấu hoặc ko chiết khấu

    Nếu L/c không cho phép chiết khấu: Cũng có thể chiết khấu nếu người hưởng lợi L/c và Ngân hàng chiết khấu ( trừ ngân hàng phát hành) thoả thuận được với nhau. Tuy nhiên với giao dịch này thì khi có tranh chấp xảy ra sẽ ko được bảo vệ bởi UCP600, người ta gọi đây là giao dịch ngoài L/c

    Tuy nhiên với giao dịch này, thì thông thường NGân hàng chiết khấu đưa điều kiện chiết khấu có truy đòi để bảo vệ quyền lợi của họ và được điều chỉnh bằng các điều kiện của hợp đồng chiết khấu.

    Thích

  65. Dear hai
    cho em hỏi :sao em thay trên thuc tế 1 l/c có quy định chiết khấu nhưng việc chk đó có thể không diển ra hay l/c ko quy định chiết khấu nhưng ck vẫn diễn ra.vậy có điểm khác biệt giữa 2 loại l/c này ko ạ?

    Thích

    • Dear ban .
      Minh moi biet trang nay nen thay that mat cua ban minh muon trao doi mot chut .

      Chiec khau la mot nghiep vu khac thuong trong L/c nguoi ta chi phan loai ca dang L/C thoi chu khong phai la duoc CK hay khong duoc CK .

      Shipper sau khi hoan tat viec giao hang va chuan bi xong Documents gui den ngan hang dai hien cua ho kiem tra . Luc nay ngan hang se mo mot han muc tin dung cho Shipper va neu bo chung tu hop lo voi yeu cau cua consignee thi ngan hang dong y Ck ( cho vay the chap bo chung tu ).

      Thuong Bank se Ck toi da den 90% gia tri cua Invoice , tuy nhien mot so Bank co the chiec khau 100% gia tri Invoice (vd : HSBC 235 DONG KHOI).

      Chuc ban cong viec tot .
      Phung (Mr)
      HP : 098 177 056
      Email : phungaig@gmail.com
      Yahoo/Skype : phungtrader .

      Thích

  66. chao anh!
    1/
    anh có thể giúp em tìm tài liệu về nghiệp vụ giao nhận và làm thủ tục hải quan nhập khẩu bằng đường hàng không
    2/
    qui trình phát hành và lưu chuyển surrendered B/L

    Thích

  67. chao anh
    em dang hoc ve chuyen nganh nay em rat muon hoi anh mot vai dieu ve min thanh toan .em dang hoc ve hoi phieu neu hoi phieu tra theo hinh thuc d/a sau 30ngay thi viet ban hoi phieu bang tieng anh nhu the nao ah .thanks

    Thích

    • Dear Ban

      Khong biet tra loi nay con giup ich duoc gi cho ban khong , vi tin nay ban cung da dang lau roi .

      Tuy nhien minh cung tra loi cho moi nguoi tham khao . Thuong hoi phieu co mau chuan va moi ngan hang deu co huong dan den dien thong tin , neu khi ban hoan tat bo chung tu xuat trinh o ngan hang thi ngan hang se huong dan ban dien khong co gi phai lo lang ca .

      Chuc ban thanh cong

      Thích

  68. Dear anh Hải.
    Em có bài tập về điều kiện nhóm c như sau:
    So sánh các điều kiện nhóm C. Để nhập khẩu 5000 tấn lúa mỳ đúng dịp thị trường đang khan hiếm hàng, thì nhà nhập khẩu Việt Nam lên áp dụng điều kiện nào?
    rất mong được anh hướng dẫn, vì em không hiểu lắm về điều kiện này. Và mong anh gửi bài trả lời vào hòm thư của em được không ạ. Em xin chân thành cảm ơn anh

    Thích

  69. Chào anh
    Anh có thể giúp em về thủ tục xuất khẩu được không. Em có kiếm trên mạng, tuy nhiên nó ghi rất nhiều và chung chung, em chưa tóm gọn được ý cụ thể.
    Em đang làm sơ đồ tóm tắt cho thủ tuc xuất khẩu.
    Cám ơn anh nhé

    Thích

  70. Chào anh. Em đang làm tiểu luận về đề tài Phương thức giao nhận hàng hóa của cảng Thượng Hải. anh có tài liệu gì cho em xin với. Thanks

    Thích

  71. Hien tai em moi vua chuyen cho lam, nhiem vu chinh cua em la nghien cuu ve logistics cua cong ty xem con vuong mac cho nao de co de an hop ly.Ve van tai thi em da tim ra duoc nhung bat hop ly, nhung sao ve phan kho em chua tim ra duoc gi ca, ben he thong kho ho moi cung cap cho em duoc so do kho, hop dong thue kho, ngoai ra chang cung cap gi them. Bay gio em can phai yeu cau ho cung cap gi cho em co co so nghien cuu va viet lai bao cao. Anh tu van giup em ngay nhe vi thu 5 tuan sau em phai nop bao cao roi.
    DT: 0958342659

    Thích

  72. Chao anh Hai,

    Anh Hai oi, dem dang chuan bi lam mot de tai ” Nhung de xuat nham chuyen doi phuong thuc nhap khau 1 mat hang tu dieu kien CIF sang dieu kien FOB tai 1 cong ty ”

    Em Hai co the giup em mot so y kien de lam de tai nay duoc ko ah? hay anh co nguon tai lieu tham khao nao , anh vui long giup em voi. Em dang can rat gap

    Em cam on anh nhieu
    Tran trong chao anh
    Thanh Nhan

    Thích

  73. Anh Hải ơi!
    Anh cho em hỏi vấn đề này nhé anh.

    Những vấn mắc hay gặp trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển là gì vậy anh…
    Em đang làm báo cáo thực tập mà em chưa biết phải dề cập đến những vấn đề chính nào…..
    bun` wa’ anh ơi.

    Thích

  74. Dear Lam Ngoc

    Đối với hàng mẫu thì có thể làm thủ tục HQ theo hình thức phi mậu dịch, việc lựa chọn phương thức giao hàng. Tiết kiệm nhất là chọn vận chuyển giao hàng bằng đường biển CIF, hoặc CNF

    Về chi phí tôi nghĩ ko lớn đâu

    Thích

  75. em viet thu hoach ve phuong thuc giao dich tai xuat va thuc trang o viet nam, ai co tai lieu cho em xin, gap gap!!!!hic, thanks moi nguoi!!!

    Thích

  76. Anh Hai oi,

    Anh giup em voi. Hien tai cong ty em muon nhap 50 kg hang mau (bot mau PBT) tu Taiwan ve. Vi mau nay se cho khach hang, khong tinh phi. Nen sep em ngai cuoc phi cao. Anh tu van giup em. Gio em phai nhap ve bang phuong thuc gi hoac minh nen thuong luong voi ben Taiwan nhu the nao de tiet kiem chi phi nhat ha anh?

    Thích

  77. Hj. Em chào anh Hải. Anh có thể giúp em một việc đựơc không a. Em đang làm một báo cáo kiến tập. Em viết về quy trình nhận hàng nhập khẩu của công ty và những vấn đề phát sinh trong nhận hàng.
    Anh có thể giúp em cung cấp một số thông tin về vấn đề trên không ạ
    Em cảm ơn

    Thích

  78. Chào anh, tôi đang có một vấn đề rất cần sự giúp đỡ: công ty của tôi chuyên sản xuất thép cuộn cán nguội (sẽ bắt đầu xuất khẩu đi các nước ASEAN vào khoảng cuối tháng 10), vì vậy anh có thể cho biết quy trình tổng thể, và các chứng từ liên quan cho việc xuất khẩu được không? Nguyên liệu của công ty nhập 80% từ HQ, 20% còn lai từ Japan và 1 số nước khác, như vậy có thể xin được Form D được không? Rất mong nhận được hồi âm sớm, cảm ơn rất nhiều! NGUYỄN PHƯỚC HOÀI CHƯƠNG

    Thích

  79. anh hai oi?
    gio em muon tim tai lieu ve giao nhan hang hoa thi em phai vao trang web nao.em muon biet ro ve ly thuyet cua no
    anh giup dum em voi

    Thích

  80. chào anh Hải
    Anh có thể giải thích cho em về coload hàng xuất khẩu không? thanks

    Thích

  81. Chao anh Hai,
    Ben cong ty em nhap lo hang gia FOB< em nho anh giai thich gium em nhung tu ngu nhu FSC< ISS, WSC la viet tat cua nhung tu nao, co nghia la gi??
    Cam on anh nhe!

    Thích

  82. anh làm ơn chỉ cho em điều này với:
    – đối với hàng nhập, forwarder sẽ phát lệnh giao hàng hoặc giấy uỷ quyền để consignee trên HBL tới hãng tàu lấy lệnh giao hàng. sự khác biệt về trách nhiệm của forwarder trong trường hợp ký phát giấy uỷ quyền nhận hàng với lệnh giao hàng thế nào ạ. có quy tắc nào điều chỉnh việc này không ạ.
    – trong giao nhận hàng hoá, việc xuất trình vận đơn gốc là rất quan trọng, nhưng dấu trên vận đơn gốc thì lại rất đơn giản và dễ nhầm lẫn tên công ty làm đại lý. tính pháp lý của dấu As agent thế nào ạ?

    Thích

  83. EM DANG LAM O CTY LS VINA CABLE, SAN XUAT CAP DIEN XUAT KHAU RA NUOC NGOAI,MONG ANH HAI CHI CHO EM CHI TIET TUNG BUOC LAM THU TUC HAI QUAN ( TU CACH KHAI BAO, THUE VAN CHUYEN… ) CUA 1 TO KHAI XUAT KHAU VA NHAP KHAU. EM CAM ON

    Thích

  84. Anh có thể cho em biết rõ hơn về việc sử dụng hệ thống quản lý điều hành TOP – X được không ạ? Em cảm ơn anh trước nhé!

    Thích

  85. Anh có thể cho em biết rõ hơn về hệ thống quản lý điều hành TOP-X được sử dụng ở Tân cảng sài gòn được không ạ?

    Thích

  86. Dear Yucca

    ânh Hải ơi , ví dụ công ty em ở HCM có ký kết hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài, sau khi ký kết công ty em liên kết với 1 đơn vị ở Đà Nẵng thực hiện 1 phần hợp đồng gia công. để giảm bớt chi phí vận chuyển em có thể giao hàng cho bên nước ngoài qua Cảng Đà Nẵng dc ko anh?
    help me!!!!!!!
    ————–

    Ban xem lai hop dong, neu ban ky FOB Saigon port, va thanh toan qua L/c thi ban nen sua thanh FOB Any port Vietnamese. Vi ban chi giao mot phan hang gia cong tai Danang thoi dung ko, neu the thi phai de nghi ho sua cho phep giao hang tung phan )
    Con neu giao toan bo hang tai Danang thi sua lai FOB Da Nang port

    Thích

  87. Dear Lethuy

    1 công ty VN nhập ti vi của Nhật, trong hhợp đồng quy định rõ về hàng hoá , quy cách pchất, Khi nhận hàng thấy thiếu bộ điều khiển, VN khiếu nại Nhật giao hàng thiếu, yêu cầu Nhật phải giao hàng bổ sung. Nhật ko chấp nhận bổ sung trừ khi VN đồng ý trả cho mỗi bộ điều khiển là 12 USD. VN ko đồng ý vì coi bộ điều khiển từ xa là thiết bị đồng bộ nên mặc nhiên Nhật khi bán ti vi phải giao kèm theo điều khiển. vậy ai đúng ai sai
    ———————–

    Tru­o­c het ban phai xem lai ban chao hang cua ho. Thong thuong cac thiet bi dac biet la dan dung thuong co cac ban chao BT hoac full option.
    Neu trong hop dong ban da ghi ro, thi viec Nguoi ban phai giao kem tho dieu khien cho ban

    Thích

  88. ânh Hải ơi , ví dụ công ty em ở HCM có ký kết hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài, sau khi ký kết công ty em liên kết với 1 đơn vị ở Đà Nẵng thực hiện 1 phần hợp đồng gia công. để giảm bớt chi phí vận chuyển em có thể giao hàng cho bên nước ngoài qua Cảng Đà Nẵng dc ko anh?
    help me!!!!!!!

    Thích

  89. căm ơn anh đã trả lời câu hỏi của em!!! Em xin hỏi anh 1 câu nữa:
    1 công ty VN nhập ti vi của Nhật, trong hhợp đồng quy định rõ về hàng hoá , quy cách pchất, Khi nhận hàng thấy thiếu bộ điều khiển, VN khiếu nại Nhật giao hàng thiếu, yêu cầu Nhật phải giao hàng bổ sung. Nhật ko chấp nhận bổ sung trừ khi VN đồng ý trả cho mỗi bộ điều khiển là 12 USD. VN ko đồng ý vì coi bộ điều khiển từ xa là thiết bị đồng bộ nên mặc nhiên Nhật khi bán ti vi phải giao kèm theo điều khiển. vậy ai đúng ai sai

    Thích

  90. Dear Yuca

    anh Hải thân mến, anh giúp em 1 vấn đề này nhé:
    hàng xuất khẩu là hàng đông lạnh , vận chuyển bằng container lạnh, vận tải đường biển chọn đk FOB có dúng ko, cho nhân xét
    —————–

    Qui cách đóng gói hàng hoá đâu có liên quan gì đến đièu kiện giao hàng.

    Bạn có thể chọn FOB, CIF, C&F nếu tính toán về hiệu quả kinh tế, có lợi thì chọn

    Thích

  91. Dear Lethuy

    anh ơi cho em hỏi : 1 DN VN xuất khẩu hạt tiêu sang Pháp 100 tấn loại 1. Trong hợp đồng quy định phải có giấy chứng nhận phẩm chất của SGS tại VN cấp. Khi nhận hàng Pháp thấy số hạt tiêu trong cont bị mốc trắng nên từ chối nhận hàng và thanh toán. Pháp làm thế có đúng ko? Nếu đúng thì Vn làm cách nào để lấy dc tiền
    ——————————–

    Trong trường hợp này Giấy chứng nhận phẩm chất tại Cảng đi chỉ có giá trị xác nhận rằng hàng hoá được người bán giao là đúng phẩm chất.
    Khi hàng hoá bị tổn thất tại cảng đích. Người mua phải chứng minh bằng sự giám dịnh của cơ quan giám định độc lập. Những tổn thất này do Bảo hiểm hàng hoá phải bồi thường. Việc từ chối nhận hàng và từ chối thanh toán còn tuỳ thuộc vào điều kiện thanh toán và hợp đồng ký với họ. Tuy nhiên nêu là tổn thất toán phần thì họ có quyền từ chối toàn bộ lô hàng và từ chối thanh toán.
    Bảo hiểm sẽ bồi thường theo giá trị hàng hoá tổn thất

    Thích

  92. Dear AT

    chao anh Hai
    xin cho em hoi: thoi gian de thanh khoan hang trong loai hinh NSXXK la bao lau?
    tai cong ty em vua khai hai quan bang cach gui duong truyen du lieu da dc hai quan cai dat san, do co fai la khai bao hai quan dien tu? va lai mang tk giay ra hai quan de xin xac nhan thuc xuat, vay khai bao nhu the la bang dien tu hay truyen thong?
    ————
    Thời gian để thanh khoản tuỳ số lượng hàng hoá và tờ khai mà bạn xin thanh khoản.

    Về khai báo Hải quan: Hiện có hai loại hình: khai báo truyền thống và khai báo điện tử

    Cả hai loại hình này hiện đều phải cài đặt phần mềm khai báo. Và bạn vẫn phải truyền dứ liệu tới Hải quan cửa khẩu. Tuy nhiên nếu khai báo thông thường thì vẫn phải in và xuất trình toàn bộ chứng từ gốc tới Hải quan để họ kiểm tra song song với việc khai báo trên phần mềm.
    Đối hải quan điện tử thì bạn ko cần xuất trình chứng từ mà scan toàn bộ chứng từ guỉ tới hải quan thông qua phần mềm khai báo. Hải quan chỉ kiểm tra chứng từ và thông quan trên cơ sở dữ liệu điện tử bạn gửi.

    Việc làm thực xuất mục đích là để thanh khoản. Do vậy nếu bạn làm kahi báo theo cách truyền thống thì phải mang tờ khai giấy để làm xác nhận còn điẹn tử thì ko

    Thích

  93. anh ơi cho em hỏi : 1 DN VN xuất khẩu hạt tiêu sang Pháp 100 tấn loại 1. Trong hợp đồng quy định phải có giấy chứng nhận phẩm chất của SGS tại VN cấp. Khi nhận hàng Pháp thấy số hạt tiêu trong cont bị mốc trắng nên từ chối nhận hàng và thanh toán. Pháp làm thế có đúng ko? Nếu đúng thì Vn làm cách nào để lấy dc tiền

    Thích

  94. anh Hải thân mến, anh giúp em 1 vấn đề này nhé:
    hàng xuất khẩu là hàng đông lạnh , vận chuyển bằng container lạnh, vận tải đường biển chọn đk FOB có dúng ko, cho nhân xét

    Thích

  95. Chào anh Hải!
    Anh có thể cho em biết quy trình nghiệp vụ đối với hàng hóa xuất và nhập khẩu bằng đường bển mà người làm công tác đại lí hãng tàu phải thực hiện đc ko? Đại lí hãng tàu phải lập bộ chứng từ ntn liên quan đến nghiệp vụ này?
    Cảm ơn anh nhiều!

    Thích

  96. Thấy qc chỗ này có vat đấy:

    thừa hoá đơn VAT nhượng lại đây, Hà Nội nhé !

    công ty mình mua một số tài sản và vật tư, nhưng chưa lấy hoá đơn VAT.
    Ai có nhu cầu dùng để khai bổ sung tài sản cố định, thanh toán, chi phí…

    thì liên lạc chị Linh theo email: redinvoice68@gmail.com

    Thích

  97. Dear Anh Hai,

    Anh co the giup em tim hieu thong tin ben duoi duoc khong?
    “Một số vấn đề cơ bản nhằm phát triển hoạt động giao nhận tại Việt Nam”
    Cam on anh
    Pha le

    Thích

  98. chao a Hai!
    em dang la sinh vien nam cuoi nghành xuat nhap khau. em dang làm báo cáo thuc tap.
    mong a Hai goi y giup em van de : co hoi va thach thuc doi voi giao nhan hang hoa xuat nhap khau tai viet nam/
    xin cam on anh nhieu!

    Thích

  99. chao anh Hai
    xin cho em hoi: thoi gian de thanh khoan hang trong loai hinh NSXXK la bao lau?
    tai cong ty em vua khai hai quan bang cach gui duong truyen du lieu da dc hai quan cai dat san, do co fai la khai bao hai quan dien tu? va lai mang tk giay ra hai quan de xin xac nhan thuc xuat, vay khai bao nhu the la bang dien tu hay truyen thong?
    cam on a nhieu
    AnhThi

    Thích

  100. chao anh Hai!
    Em dang lam de tai ve qui trinh doanh nghiep NK 1 lo hang. Mong anh huong dan giup em cac buoc can phai lam cho de tai nay.Anh co de tai mau nao khong? cho em tham khao voi.Cam on anh nhiu.Mong duoc su hoi am cua anh!
    Email: decem_spring@yahoo.com

    Thích

  101. Dear Ngô Thiện

    Anh Hải ơi anh có thể giúp em tìm hiểu chi tiết hơn về một quy trình đi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được không ạ! cụ thể là nó bao gồm những giấy tờ gì ( đặc biệt là nếu được anh có thể gửi cho em một số mẫu đơn cụ thể nhé!).Có những gì cần phải làm ở cả công ty BH và người mua BH tính từ lúc xin mua BH hàng hóa cho tời khi nhận được chứng từ BH. Vì tụi em là SV nên có tới các công ty BH xin và hỏi về những vấn đề này thực sự không dễ dàng. Cho nên em rất mong anh bỏ chút thời gian giúp em với. Cảm ơn anh rất nhiều và hy vọng sớm nhận được hồi âm của anh vì em đang rất cần.
    ——————————–

    Qui trình mua bảo hiểm gồm các bước sau

    1. Liên hẹ với Công ty Bảo hiểm để được tư vấn về dịch vụ mình cần mua, cũng như thủ tục

    2. Lấy mẫu yêu cầu bảo hiểm và diền vào các dữ liệu theo y/cầu. Cung cấp kèm theo cho Cty BH hợp đồng ( đối tượng bảo hiểm), B/L ( nếu có)

    3. Cty BH sẽ trên cơ sở giấy y/càu bảo hiểm và hợp đồng được cung cấp sẽ soạn thảo đề xuất hợp đồng bảo hiểm, hoặc đề xuất đơn bảo hiểm. Phát hành đơn bảo hiểm sau khi hai ben đã thống nhất các nội dung về phạm vi bảo hiểm, phí bảo hiểm….

    Thích

  102. Dear Nguyen Thuy

    anh cho em hoi.em co lo hang nhap ve theo phuong thuc FOB. lo hang tri gias 50ngan usd.nhu vay em phai tinh thue cho lo hang do nhu the nao a.
    nhap khau 5% ,VAT 5% a.thank anh nhieu
    ————
    Nếu bạn nhập FOB khi khai báo thủ tục hải quan bạn phải cộng thêm các chi phí vận chuyển và bảo hiểm vào trị giá tính thuế
    VD: 50.000 + v/c 5000 + BH 1000 = 56.000 USD, đẫy chính là trị giá tính thuế
    Về cách tính thuế: Trị giá tính thuế x Thuế XNK = XYZ
    Thuế GTGT = (Trị giá tính thuế x thuế XNK) x thuế GTGT

    Thích

  103. chào anh HẢI !!!
    EM tên SƠN học trường cd kinh te đối ngoại ,em có viết 1 bài báo cáo thực tập về đề tài qui trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu,anh có bài báo cáo nào cho em tham khảo với
    CÁM ƠN ANH RẤT NHIỀU

    Thích

  104. dear Mr. Hải
    Anh Hải ơi anh có thể giúp em tìm hiểu chi tiết hơn về một quy trình đi mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu được không ạ! cụ thể là nó bao gồm những giấy tờ gì ( đặc biệt là nếu được anh có thể gửi cho em một số mẫu đơn cụ thể nhé!).Có những gì cần phải làm ở cả công ty BH và người mua BH tính từ lúc xin mua BH hàng hóa cho tời khi nhận được chứng từ BH. Vì tụi em là SV nên có tới các công ty BH xin và hỏi về những vấn đề này thực sự không dễ dàng. Cho nên em rất mong anh bỏ chút thời gian giúp em với. Cảm ơn anh rất nhiều và hy vọng sớm nhận được hồi âm của anh vì em đang rất cần.

    Thích

  105. Dear a Hai
    a Hai oi,e là sinh vien năm cuối khoa XNk,hiện e đang làm bài báo cáo về thủ tục hải quan hàng nhập khẩu.e mong được anh giúp đỡ.Hôm trươc e được thầy hướng dẫn nói là phải làm thêm về tờ khai hải quan GATT,nhưng e lên mạng xem thì thật sự ko hiểu lém.
    anh Hải có thể giải thích cho e nội dung tờ khai hải quan GATT có khác tờ khai hải quan thường ko?hay chỉ khác ở phần tính thuế thui.
    và những mặt hàng nhập khẩu nào hay từ nước nào thì áp dụng tờ khai GATT hay là tùy nhà nhập khẩu lựa chọn..
    e mong được anh hồi am.em xin cảm ơn anh nhieu

    Thích

  106. Chào anh Hải.
    A cho em hỏi tại sao lại nói: “nngười giao nhận (người gom hàng) là kiến trúc sư vận tải” vậy anh ?

    Thích

  107. Chao anh Hai
    Toi muon nho anh cap cho mot so tai lieu ve tinh cuoc phi cua van tai hang hoa bang oto ,mong anh giup do
    Thangtc

    Thích

  108. chào anh Hải! em đang làm về đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ GIAO HÀNG XUẤT BẰNG ĐƯỜNG BIỂN”.Anh giải đáp giùm em một số thắc mắc nha:
    1. Đặc điểm của dịch vụ giao nhận bằng đường biển:
    – Ý nghĩa, tầm quan trọng.
    – Tác dụng.
    – Thuận lợi.
    – Khó khăn.
    những điều này khác hay giống với vận tải biển? anh reply lại cho em gấp nha.thanks a lot!!

    Thích

  109. anh cho em hoi.em co lo hang nhap ve theo phuong thuc FOB.
    lo hang tri gias 50ngan usd.nhu vay em phai tinh thue cho lo hang do nhu the nao a.
    nhap khau 5% ,VAT 5% a.thank anh nhieu

    Thích

  110. Chào anh, em đang tìm hiểu về chu trình giao nhận hàng hóa của 1 công ty giao nhận vận tải. Rồi từ đó so sánh với chu trình giao nhận hàng hóa ở công ty chuyển phát nhanh (nhóm em chọn là UPS). Anh có tài liệu nào nói về chu trình giao nhận hàng ở công ty giao nhận vận tải không cho em xin với ạ? Xin cảm ơn anh rất nhiều.

    Thích

  111. Dear Ngọc Hiền

    Nhưng em bị mắc ở một vấn đề là hàng LCL sau khi làm thủ tục hải quan xong, em còn biết là phải xuất trình gì đó ở hải quan kho bãi này nọ….vậy anh có thể cho em biết hải quan kho bãi làm làm nhiệm vụ gì, khi làm việc với họ mình sẽ nhận được thông tin và giấy tờ gì?
    Trước khi nhận hàng, mình phải chọn ngày giờ với phòng điều độ phương tiện vận tải của cảng để bốc xếp hàng ở kho CFS, đúng ko? anh có thể cho biết chi tiết hơn về từ bước này cho đến khi nhận hàng ở kho CFS ko? Cảm ơn anh rất nhiều

    ————–

    Trong trường hợp này, Hải quan kho bãi sẽ kiẻm tra và xác nhận hàng hoá bạn mang ra có đúng với tờ khai hay ko, họ sẽ thống ke slại trong sổ sách của họ và xác nhận trên tờ khai hoặc phiếu giao hàng để ra cổng

    Khi nhận hàng bạn làm thủ tục xuất kho như thanh toán tiền lưu kho, các phí dịch vụ cảng, phí bốc xếp sau đó họ sẽ cấp cho bạn phiếu giao hàng, hoặc phiếu xuất kho. Bất kỳ thời gian nào trong giờ làm việc sau khi bạn xong các thủ tục trên bạn có thể lấy hàng. Nếu làm ngoài giờ bạn phải đăng ký

    Thích

  112. Dear Thanh Nhan

    Mã HS là mã số thuế của mỗi mặt hàng xuất nhập khẩu. Tương ứng với một mã số thuế của hàng hóa thì sẽ có một mức thuế suất tương ứng được quy định tại biểu thuế do Bộ Tài chính ban hành.

    Quota chính là hạn ngạch. Nhà nước muốn đièu tiết một mặ hàng nào đó VD: Dệt may, thì nhà nước qui định hạn ngạch cho từng năm, từng thị trường VD: Năm 2009 hạn ngạhc XK vào thị trường là 1000 CAT, thị trường Châu âu là 3000CAT, trên cơ sở đó Bộ thương mại phân các hạn nghạc cho các doanh nghiệp, DN lớn thị hạn nghach lớn hơn và chi được xuất khảu vào thị trường đó theo đúng hạn nghạc mà BTM cấp. NHập khẩu cũng vậy nếu nhà nước muốn kiểm soát nhập khẩu mặt hàng nào đó thì cũng sẽ có hạn nghạch để khống chế lượng hàng nhập khẩu của mặt hàng đó

    Thích

  113. Chào anh, em phải viết một báo cáo về nghiệp nhận hàng lẻ LCL/LCL rất chi tiết, và em đang thiếu tài liệu, đặc biệt là nghiệp vụ trên thực tế. Ví dụ như
    Nhưng em bị mắc ở một vấn đề là hàng LCL sau khi làm thủ tục hải quan xong, em còn biết là phải xuất trình gì đó ở hải quan kho bãi này nọ….vậy anh có thể cho em biết hải quan kho bãi làm làm nhiệm vụ gì, khi làm việc với họ mình sẽ nhận được thông tin và giấy tờ gì?
    Trước khi nhận hàng, mình phải chọn ngày giờ với phòng điều độ phương tiện vận tải của cảng để bốc xếp hàng ở kho CFS, đúng ko? anh có thể cho biết chi tiết hơn về từ bước này cho đến khi nhận hàng ở kho CFS ko? Cảm ơn anh rất nhiều

    Thích

  114. chao anh Hai,

    Em ten la Nhan, tot nghiep Dai hoc ngoai ngu. Em dang hoc them va rat quan tam linh vuc ngoai thuong xuat nhap khau.

    Em rat thich trang web cua anh va cung hay thuong xuyen vao day doc va tim hieu. Nhung kien thuc that la bo ich.

    Em co doc nhieu tai lieu , thay noi ve ma HS, va quota. Nhung thuc su em chua hieu ro ve khai niem cua hai tu nay va khong biet no duoc ap dung nhu the nao, cho mat hang nao. Va o nuoc minh thi nhung quy dinh ve quota va HS cu the nhu the nao, anh co the chi cho em biet van ban nao de cap cu the van de nay.

    Em xin cam on anh nhieu va mong nhan duoc hoi am cua anh som.
    Nhan.

    Thích

  115. Dear Hà Thương

    Nghĩa Tiếng anh, Tiếng Việt và viết tắt như sau:

    Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC): Report on receipt of cargo

    Biên bản hàng đổ vỡ, (COR): Cargo outturn Report

    Giấy chứng nhận hàng thiếu: Certificate of shortlanded cargo- CSC

    Thích

  116. Dear Phuong

    1. Cach phan biet B/L SURRENDER & EXPRESS B/L

    B/L SURRENDER là một vân đơn gốc Original Bill of Lading, nhưng được ” SURRENDERED” trên vận đơn đó rồi Fax, hoặc chuyển bản copy cho người nhận hàng, người nhận hàng có thể xuát trình B/L đã được SURRENDERED để nhận hàng mà ko cần phải xuất trình OBL

    EXPRESS B/L là một chứng từ yêu cầu giao hàng ngay, mà trên đó chỉ cần chứng minh mình là người nhận hàng trên vận đơn

    Về bản chất vấn đề thì SBL và EBL như nhau

    2. Khi L/C ycau express bl acceptable nhung cty xuat trinh surrender b/l thi minh co bat bat hop le khong.

    Nếu L/C qui định thì xuất trình SBL là bất hợp lệ

    Thích

  117. A.Hải ơi,
    Em đang tìm bảng tiếng Việt Công ước Vacsava 1929 và 2 nghị định thư 1955,1975, Anh có ko, gửi giúp em được ko? Vì em đang làm luận án tốt nghiệp mà em tìm gần cả tháng nay mà ko thấy,hic… A giúp em nhé!
    Thanks Anh nhiều!

    Thích

  118. Chào A.Hải,
    Em đang làm đề tài về những rủi ro trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển. Và một số biện pháp phòng nhừa rủi ro. Anh có thể giúp em biết các rủi ro đó dược ko Anh? Cám on A.Hải nhiều!

    Thích

  119. Chào anh Hải!
    Em đang làm đề tài về nhập khẩu rượu. A có thể cho em biết quy trình, tình hình nhập khẩu rượu ở Việt Nam ntn? Thanks a Hải nhiều.

    Thích

  120. Dear anh Hải,
    Cty em có nghiệp vụ nhập khẩu các thiết bị viễn thông, và được ân hạn nộp thuế NK là 30 ngày tính theo ngày mở tờ khai hải quan, có lần cty cũng bị nộp thuế chậm, theo nhân viên Logistic của cty em thì việc nộp thuế chậm sẽ dẫn đến việc không được ân hạn nộp thuế trong vòng 3 tháng và các lô hàng về trong thời gian này DN đều phải nộp thuế trực tiếp ngay mới được lấy hàng.

    Tuy nhiên thực tế không phải như vậy mà trong 3 tháng đó việc xác định ân hạn này lại rất ngẫu nhiên theo mạng điện tử của hải quan khi DN làm tờ khai, cũng có lô hàng cty vẫn được ân hạn 30 ngày, có lô hàng thì phải nộp thuế ngay.

    Em rất mong anh cho em biết quy định ân hạn thuế trong trường hợp DN nộp thuế chậm cụ thể thế nào để DN có kế hoạch chính xác về lịch nộp thuế tiếp theo, tránh việc nộp thuế chậm lần nữa.

    Rất cảm ơn anh

    Thích

  121. Dear anh Hai,
    Em đã đọc hầu như các bài post của anh, nhưng vẫn chưa xác định rõ được là hiện tai, có bao nhiêu “hình thức giao nhận hàng hóa” ??
    Trong nhà trường cũng như 1 số buổi thảo luận có nêu về vấn đề này, nhưng em vẫn chưa hiểu được “hình thức giao nhận” là sao??
    Mong anh Hai hay ai biết xin giúp đỡ!!
    Thanks all!

    Thích

  122. Chao anh Hai,
    Em da vao trang web cua anh va da doc duoc nhieu kien thuc rat huu ich. Em cung co kien thuc ve ky thuat nghiep vu ngoai thuong, nhung van con co mot so van de sau, mong anh giai dap gium em nhe.
    Anh co the chi giup em cach tinh don gia gia CIF cho tung mat hang A, B sau day :
    Vi du: mat hang Don gia ( FOB) SL Thanh tien
    A $100 5 $500
    B $ 200 10 $2000
    Tongcong(FOB) : $2500, freight :$50, => tong cong ( CIF ): $2550.
    Rat mong nhan duoc hoi am cua anh. Em cam on anh nhieu

    Thích

  123. chào anh!
    em đang nghiên cứu vấn đề về thời gian và chi phí trong nghiệp vụ giao nhân container, theo anh thì có những yếu tố nào ảnh hưởng tới thời gian và chi phí ạ ?
    cảm ơn anh nhiều!

    Thích

  124. anh Hải !
    em là Sv năm cuối,em đang làm đề tài về việc hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu về đường biển hoặc container,anh có thể gửi giúp em 1 số thông tin về mail của em được không ạ?
    Đ/c mail của em : gnart4m@gmail.com
    Cảm ơn anh nhiều !

    Thích

  125. Chào anh Hải !
    E cũng mới được chuyễn công tác sang vào bộ phận XNK, chưa đc đaòi tạo qua trường lớp nên chưa rõ lắm về các loại phí: THC, CFS, ISS, ..cũng như cách tính của chúng! Anh có thể hướng dẫn giúp em được không?
    Em cám ơn anh Hải !

    Thích

  126. Chào anh Hải,
    Không bit anh đang làm việc ở đâu mà dường như cái j về XNK a đều bít ý nhỉ, Phục anh cực kỳ lun.
    Em cũng đang viết luận văn về giao nhận hàng hoá, có j em hỏi anh mộ số thồng tin nha.
    Thanks anh đã cung cấp nhìu thông tin rất bổ ích ạ.

    Thích

  127. Chào Anh Hải,
    Em có vài câu hỏi gởi anh, mong anh giúp đỡ. . Khi anh trả lời anh có thể gởi vào địa chỉ email của em : minhhoa.pham@gmail.com. Cảm ơn anh nhiều.
    1. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần có lợi cho nhà nhập khẩu (bênmua) : L/C, D/P, D/A, T/T, N/T, CAD, Open Account.
    2. Sắp xếp theo thứ tự tăng dần có lợi cho nhà xuất khẩu (bên bán) : L/C, D/P, D/A, T/T, N/T, CAD, Open Account.

    Thích

  128. Chào anh Hải,
    Mong a giúp đỡ e về việc này,hiện giờ e vẫn chưa nắm được các thuật ngữ tiếng Anh viết tắt,ví dụ như : Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC),Biên bản hàng đổ vỡ,Giấy chứng nhận hàng thiếu,…bằng tiếng việt,tiếng Anh và viết tắt của cụm từ đó,nếu có tài liệu về vấn đề này a gửi wa email giúp e được ko?e mail của e : ceo_tri@yahoo.com.
    Cám ơn a rất nhìu,sẵn đây chúc a năm mới sức khỏe,may mắn và thành công!

    Thích

  129. Dear anh Hải!

    Em có xem qua web của anh , em có 1 vấn đề nhờ anh giúp. Em chưa làm qua hồ sơ thanh khoản và xin C/O form AK.
    1. Em muốn hỏi về bộ hồ sơ thanh khoản hàng gia công và hàng sản xuất xuất khẩu?Và quy trình thực hiện thanh khoản như thế nào?
    2. Bộ hồ sơ xin C/O form AK gồm những yêu cầu gì?

    Cám ơn anh rất nhiều và chúc anh thành công ạ!

    Thích

  130. chào anh! em cũng vừa học xong ngành kinh tế vận tải đường bộ.nhưng giờ lại đi làm bên cầu đường.em được người quen xin vào.làm được 5 tháng roài.nhưng em chuă đi học gì về bên cầu đường cả.em đang ko biết là theo ngành nào.anh có thể cho em biết ngành vận tải (giao nhận hành hoá,…) tương lai phát triển ko ạ? và làm về ngành này có được những kinh nghiệm học hỏi như thế nào ạ? Rất mong anh hồi âm.Cảm ơn anh.có gì anh gửi vao mail cho em nhé.

    Thích

  131. k/g: Anh Hai

    Em nho anh giai thich ro dum em 1 so van de lien quan den B/L
    1. cach phan biet B/L SURRENDER & EXPRESS B/L

    2. Khi L/C ycau express bl acceptable nhung cty xuat trinh surrender b/l thi minh co bat bat hop le khong.

    3. Neu em muon tham khao them ve van de tren thi em co the xem o dau.

    Van de tren em dang can gap. Em nho anh Hai giai thich giup dum em de em hieu ro hon. Em cam on anh nhieu.

    Thích

  132. Dear Ngoc Hoa

    Quả là đau đầu với vấn đề này,

    Thứ nhất hãy thương lượng với khách hàng để họ gửi lại hàng theo như hợp đồng đã ký

    Thứ hai hãy tham chiếu nội dung của hợp đồng ngoại thương, điều khoản giao hàng có qui định chế tài trong việc giao hàng ko đúng chủng loại, ko đúng phẩm chất ko?. Nếu có dẫn chiếu qui định sử phạt, bồi thường trong hợp đồng để khứu nại

    Thứ ba: Có thể tìm kiếm người mua hàng hoá giao nhầm tại VN ko? nếu có thì hãy xúc tiến việc này và thu tiền hàng để hạn chế thiệt hại

    Thứ tư: Chuẩn bị các thủ tục để kiện lên trung tâm trọng tài quốc tế

    Nhưng tất nhiên bạn phải đọc kỹ nội dung hợp đồng, các chế tài, qui định, điều kiện và luật dẫn chiếu để làm bước thứ tư

    Thích

  133. Gui cac ban!
    Tôi hiện đang làm tại một hãng tàu.
    Hiện tại tôi đang có một lô hàng khiên tôi rất nhức đầu, chưa biết giải quyết ra sao. Xin mọi người chỉ bảo giùm.
    Một khách hàng của tôi có mua một lô hàng tại Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã đóng hàng và gửi sang Việt Nam rồi. Tuy nhiên, phía bên Trung Quốc lại đóng nhầm 1 vài kiện hàng không có trong hợp đồng mua bán. Vì thế, khi hàng về đến Việt Nam, khách hàng không thể nhận được lô hàng này do chi phí nhận hàng quá lớn. Khách hàng đã chuyển lô hàng trở lại Trung Quốc trong khi phía bên Trung Quốc không hề có thông tin cũng như không muốn nhận lại lô hàng này. Khách hàng của tôi không biết giải quyết vấn đề ra sao và cũng chối bỏ trách nhiệm với lô hàng. Hiện lô hàng đang ở bên Trung Quốc và tôi không biết phải giải quyết với lô hàng này như thế nào?

    Thích

  134. thank you for your web.

    Thích

  135. Dear Mailing

    Bạn phải căn vào qui định của L/c hoặc hợp đồng. Nếu bên bán xuất trình chứng từ chậm thì có thể thoả thuận với bên bán về chi phí lưu kho. Còn nếu họ xuất trình chứng từ phù hợp với thời gian đã qui đinh trong hợp đồng thì bạn sẽ chịu các chi phí lưu kho này.

    Thông thường nếu hàng hoá nhập từ TQ, hoặc các nước lân cận thì thời gian vận chuyển thường ngắn hơn thời gian luân chuyển chứng từ thanh toán. Do vậy khi lập hợp đồng bạn phải qui định rõ ràng và áp dụng phương thức thanh toán phù hợp với tuyến đường vận tải để giảm các chi phí trung gian

    Thích

  136. Dear Nguyễn Thị Bích Tuyền

    Nếu mua bán quốc tế ở VN thì chắc chắn là Châu á rồi, kế đến là Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại dương tôi nghĩ thế

    Về kim nghạch XNK của VN, tôi chắc chắn đã đọc nó từ trang WEB của Bộ Thương Mại, bạn vui lòng vào đó nhá

    Tôi ko biết Thầy Nguyễn Việt Tuấn của bạn đâu!!

    Thích

  137. Dear Duong

    Nếu gửi hàng qua người giao nhận sẽ có hai loại AWB được sử dụng là Master AWB (MAWB) do hãng hàng không cấp cho người giao nhận và House AWB (HAWB) do người giao nhận cấp khi người này làm dịch vụ gom hàng.

    Thích

  138. Nho anh tu van giup em..Trong truong hop cong ty em la nguoi nhap khau khi Bo chung tu ve cung tau nhung ko biet li do gi,,bo chung tu ve tre sau khi tau cap cang may ngay,,vay phan luu kho nay ben Xk chiu hay ben NK chiu? va tai sao?Lam sao nhan biet phi luu kho ben nao chiu mot cach ro rang.cam on anh. Mong tin anh

    Thích

  139. Excuse me!
    Hồi chiều em đang search thông tin v62 XNK, gap web của anh, nên comment, nói j có vẻ không phù hợp với không khí của web blog này( thực sự không cố ý, mà nói thật vậy thôi). bây giờ , em mới sực nhớ lại 1 người tên Hải mà được thầy em nhắc đến. Anh có biết Thầy Nguyên Việt Tuấn không ạh?

    Sẵn đây, anh cho em hỏi: Việt Nam mình, mua bán quốc tế đầu tiên với châu lục nào, và kế tiếp đó? Thứ tự từ 1 đến 5. Châu lục cuối là châu Phi phải không Anh?

    Và anh có thể giúp em, đề cập đến kim ngạch XNK của Việt Nam với từng châu lục hiện nay không?
    Em đang cần gấp, để làm 1 màn chào sân trong kỳ thi ở trường tổ chức ,vòng CK.

    Kinh mong anh giúp đỡ, tư vấn giúp.
    Em chân thành cảm ơn anh Hải nhiều!!

    Thích

  140. dear anh Hai. Anh co bang so lieu hang hoa van chuyen quoc te cua Viet Nam trong may nam gan day khong ah? Anh co the share cho em duoc khong? Cam on anh lam lam, vi em dang phai lam mot de an ve van de logistics ma.

    Thích

  141. anh hải ơi!
    em là hậu bối, mới được giới thiệu đến web của anh!
    anh làm ơn cho em hỏi: anh có bài. nghiên cứu các hợp đồng XNK tại công ty ( nào đó ) và các phương pháp hoàn thiện? qui trình tổ chức thực hiện XNK tại công ty ( nào đó) thực trạng về giải pháp?
    em cảm ơn anh nhiều lắm, mong anh giúp

    Thích

  142. Chao anh Hải.
    chân thành cảm ơn những kiến thức anh đã chia sẻ cùng mọi người. tôi đã tìm được rất nhiều kiến thức trong trang Web của anh.
    tôi có 1 câu hỏi nhờ anh giúp:
    nhờ anh phân biệt cho tôi 2 loại vận đơn: MAWB và HAWB. tôi đã đọc kỹ các chuyên mục mà ko thấy anh nhắc tới.
    cảm ơn anh nhiều.

    Thích

  143. Anh Hải oi! Cho em hỏi anh có tài liệu nào về phương thức giao nhân hàng hóa xuất nhập khẩu tại cảng Hải Phòng ko a? Nếu có anh có thể cho em xin được ko? anh có thể gửi cho em theo địa chỉ : vudieuhong@gmail.com. Em cảm ơn anh rất nhiều!

    Thích

  144. Dear Nguyen Thao

    Trong điều kiện nhóm D, chỉ có DDP là người XK chịu trách nhiệm làm thủ tục HQ và trả thuế, do vậy ko phải giao B/l cho nhà nhập khẩu

    Thích

  145. anh hải ui ! Vẫn theo câu hỏi trên, và lời giải đáp của anh .Thì cứ điều kiện giao hàng nào ( nhóm D) ,mà nhà XK làm thủ tục HQ thì ko cần đưa B/L cho nhà NK phải ko anh? vậy nếu như thế, thì ĐK giao hàng DDP (vì là trường hợp nhà XK làm thủ tục HQ) là trường hợp riêng? ……. Lời giải đáp của anh cho những câu hỏi trên của em , e đọc rất dễ hiểu anh ạ. thanks anh nhìu nhìu !

    Thích

  146. Dear Le thi thanh huyen

    Treo cờ tàu ở cột lái

    Thích

  147. cách treo cờ trên tàu chở hàng

    Thích

  148. Dear Nguyen Thao

    DEQ -GIAO TẠI CẦU CẢNG ĐẾN QUI ĐỊNH /Delivered Ex Quay
    người bán giao hàng hoá được đặt dưới quyền định đoạt của người mua, chưa làm thủ tục thông quan nhập khẩu trên cầu tàu ở cảng đến quy định. Người bán phải chịu phí tổn và rủi ro liên quan đến việc đưa hàng tới cảng đến quy định và dỡ hàng lên cầu tàu. Điều kiện DEQ đòi hỏi người mua phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu hàng hoá và trả chi phí cho mọi thủ tục, thuế quan, thuế và các lệ phí khác đối với việc nhập khẩu.
    Đây là một quy định ngược lại với các bản Incoterms trước đây. Theo các bản Incoterms cũ điều kiện này đòi hỏi người bán phải làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
    Nếu các bên muốn quy định cho người bán nghĩa vụ phải chịu toàn bộ hoặc một phần phí tổn phải trả khi nhập khẩu hàng hoá, điều này nên được quy định rõ ràng bằng cách bổ sung thêm từ ngữ cụ thể trong hợp đồng mua bán.
    Điều kiện này chỉ có thể được sử dụng khi hàng hoá được giao hàng bằng đường biển, hoặc đường thuỷ nội địa hoặc vận tải đa phương thức khi dỡ khỏi tàu lên cầu tàu ở cảng đến quy định. Tuy nhiên nếu các bên muốn quy định cho người bán nghĩa vụ phải chịu phí tổn và rủi ro trong việc dịch chuyển hàng hoá từ cầu tàu tới một nơi khác (nhà kho, nhà ga, bến đỗ, phương tiện vận tải v.v…) ở bên trong hoặc bên ngoài cảng, thì nên sử dụng điều kiện DDU hoặc DDP.

    Như vậy tròng điều kiện này, người bán phải chuyển cho người mua B/L để làm thủ tục HQ, trừ khi hợp đồng qui định người bán phải làm thủ tục HQ

    Thích

  149. anh Hải ạ ! cho em đc hỏi câu hỏi này nha. Trong nhiều trường hợp người mua cần vận đơn để nhận hàng. Nhưng trong những : ĐK giao hàng mà người bán giao hàng trực tiếp cho người mua ( tại nước người mua ) —-> người mua ko cần thiết có vận đơn.Lúc đó QH người M — B : Ký HĐTM ,nhưng em thấy trường hợp ĐK giao hàng DEQ là trg hợp riêng. tại sao lại thế ạ? Mong anh giải đáp giùm em.

    Thích

  150. da, e hiểu rồi. cám ơn anh

    Thích

  151. Dear Mai,

    Đối với trường hợp này, thì bạn phải căn cứ vào hợp đồng để khứu kiện chứ ko phải căn cứ vào L/c.
    Thứ nhất hợp đồng là cam kết ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, do vậy khi trong hợp đồng qui định rằng hàng hoá được sản xuất tại Nhật Bản ( Made in Japan) thì người bán phải giao hàng đúng sản phẩm được sản xuất tại Nhật Bản.

    Về L/c chỉ là ràng buộc trách nhiệm thanh toán, trong UCP cũng khuyến cáo rằng không nên đưa quá nhiều chi tiết vào L/c, đặc biệt là phần mô tả hàng hoá. Do vậy ko thể căn cứ vào L/c để khứu nại về chất lượng và chủng loại hàng hoá được

    Như vậy với căn cứ là hợp đồng bạn hoàn toàn có thể khứu kiện đối tác mà ko cần quan tâm đến L/c.

    Thích

  152. e có 1 tình huống nhờ anh giải đáp:
    Theo HĐ số…, cty A Việt Nam mua của cty B Malaysia 600 xe máy đã qua sử dụng Honda C70 sx tại Nhật Bản, thanh toán = L/C at sight.
    8/8/98, A mở L/C nhưng trên đó quên ghi chữ ” made in Japan”. sau đó 3 ngày, A điện trực tiếp cho B bổ sung yêu cầu “made in Japan”
    Khi hàng đến VN, A phát hiện chỉ có động cơ sx tại Nhật, xe lắp ráp tại Malaysia. A điện hỏi thì B trả lời : ” động cơ là bộ phận chủ yếu của xe máy, 1 khi động cơ là của Nhật thì xe máy đó được coi là sx ở Nhật. Khi đã mua xe máy của Malay thì A phải chấp nhận như vậy.
    cho e hỏi, câu trả lời của B như vậy có đúng ko?
    Việc A có sai sót khi quên ghi “made in Japan” trong L/C và được sửa sai = cách điện cho B bổ sung như vậy có hợp lệ ko? A cần làm j để bảo vệ quyền lợi của mình? ( có dựa vào chứng từ ko anh)
    Thanks anh nhiều!

    Thích

  153. xie xie anh nhiều nhiều ^^ !

    Thích

  154. Em chao anh Hai! anh Hai oi em dang lam De Tai ve”Cai thien hoat dong giao nhan hang hoa xuat nhap khau tai doanh nghiep/ Cang” ma em khong biet phai can nhung Tai lieu gi de lam De tai cua em.Anh Hai co the huong dan cho em lam De tai nay duoc khong a? em cam on anh Hai nhieu!

    Thích

  155. thanks anh nhiều nhé !

    Thích

  156. FO là Free Out, nghĩa là chủ tàu được mễn phí dỡ hàng tại càng đến. CFR và CIF + FO thì người bán phải trả thêm chi phí bốc dỡ hàng tại cảng đến.

    Việc chậm dỡ hàng do Cảng chịu trách nhiệm

    Thích

  157. Dear Jin

    Nếu mua giá FOB, thì người mua bảo hiểm và hưởng thụ bảo hiểm đều ở phía VN
    Nếu trong quá trình V/c xảy ra tổn thất thì sẽ được xác định bởi hai nguyên nhân,
    – Nếu tổn thất xảy ra thuộc phạm vi bảo hiểm hàng hoá thì bảo hiểm hàng hoá sẽ bồi thường
    – Nếu tổn xảy ra thuộc phần nguyên nhân của người vận chuyển, thì thuộc phạm vi Bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hàng hoá do chủ tàu mua (P&I)
    – Tất nhiên mọi thiệt hại xảy ra đều phải liên hệ với chính công ty bảo hiểm phát hành Bảo hiểm đơn hoặc đại lý được uỷ quyền trong bảo hiểm đơn.

    Việc thanh toán L/c và việc bồi thường bảo hiểm là hai việc khác nhau, trừ trường hợp khi xuất trình chứng từ ko đúng qui định và phù hợp với L/c.
    Nếu bộ chứng từ dẫn chiếu tới việc hàng hoá bị tổn thất thì có thể từ chối thanh toán hoặc thoả thuận giữa người bán và người mua liên quan đến việc thanh toán

    Thích

  158. Anh Hải ui! em có 1 tình huống thế này: HĐ đc ký kết , khi tàu đã đc khởi hành. thì nhà XK nghe tin nhà NK bị phá sản. liệu nhà XK có lên cho tàu chạy tiếp hay ko? Anh giải đáp giúp em nha. thank anh rất nhiều!

    Thích

  159. Anh Hải à ! em có 1 tình huống muốn đc anh giải đáp: 1HĐ ký theo điều kiện CFRFO or CIFFO, việc dỡ hàng ở cảng đến bị chậm so với thời hạn qui định & bị phạt tàu chậm giải phóng hàng.Hỏi tiền phạt này do ai chịu trong Incoterm 2000.( em đc biết trong Incoterm 2000 ko có điều kiện CFRFO, CIFFO ). thank anh nhiều.

    Thích

  160. Dạ, nếu VN mua giá FOB, đồng thời mua luôn bảo hiểm thì người mua bh lẫn người được hưởng bh đều là phía VN? Trường hợp xác định tổn thất là do người bán thì mình kiện ng bán, nhưng nếu do trong quá trình vận chuyển, mình là ng thuê phương tiện vận chuyển thì rủi ro do mình gánh lấy? người mua chỉ liên hệ công ty bảo hiểm chịu rủi ro đó khi đã mua bh từ trước rồi fai ko anh?
    Trở lại tình huống trên, khi đã hoàn tất thủ tục đòi bồi thường, khi nào người mua mới lập bộ chứng từ kèm L/C để gửi cho ngân hàng bên XK? cám ơn anh lần nữa ^^

    Thích

  161. Dear Jin

    Thiếu hàng trong điều kiện FOB, bạn phải thuê Công ty giám định độc lập để xác định hàng hoá bị thiếu, hỏng. Liên hệ với Công ty Bảo hiểm để hoàn tất thủ tục đòi bồi thường tổn thất theo yêu cầu của nhà cung cấp Bảo hiểm. Thường thủ tục gồm:
    – Công văn đòi bồi thường tổn thất
    – Biên bản xác định tổn thất
    – Biên bản giám định số lượng, chất lượng của hàng hoá
    – Bọ chứng từ giao hàng (B/L, Invoice, PKLS)
    – Bảo hiểm đơn

    Công ty Bảo hiểm sẽ xác định trách nhiệm bồi thường tổn thất trên cơ sở nguyên nhân gây ra tổn thất. hoặc thuộc về trách nhiệm trong phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm hàng hoá, hoặc thuộc trách nhiệm bảo hiểm của chủ tàu ( bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hàng hoá)

    Trong trường hợp mua giá CIF, thì căn cứ vào biên bản giao nhận hàng hoá giữa thuyền trưởng và Cảng, biên bản giám định chất lượng, số lượng của cơ quan giám định cùng với các chứng từ kể trên trình Bảo hiểm, họ sẽ sử lý theo điều kiện bảo hiểm được thoả thuận

    Trong cả hai trường hợp này sẽ kiện người bán nếu xác định được trách nhiệm của người bán đã giao hàng thiếu, hỏng dựa trên cơ sở Bill of Lading, biên bản nhận hàng tại Cảng đích của thuyền trưởng (trong đó có ghi chú, hoặc xác định số lượng hàng thiếu, hỏng)

    Thích

  162. Thưa anh, cho em hỏi. Ví dụ, VN thỏa thuận mua 1000 tấn phân ure từ Nga theo giá FOB, thanh toán bằng L/C. Khi hàng về đến cảng SG, nhà NK thấy 50 bao bị ướt, 50 bao bị thiếu. Vậy nhà NK cần phải lấy những chứng từ gì để chứng minh? hồ sơ khiếu nại được lập như thế nào?
    Và người mua có quyền kiện người bán ko nếu mua với giá CIF?( vì khi mua giá CIF, người mua phải chịu mọi rủi ro kể từ khi hàng qua lan can tàu tại cảng người bán)
    Cám ơn anh rất nhiều

    Thích

  163. Dear Hoàng Công,

    Nếu bạn gửi hàng qua đường hàng không, tốt nhất là nên uỷ quyền cho đại lý phát lệnh làm thủ tục cho bạn sẽ nhanh chóng hơn. Vì họ chuyên nghiệp hơn, quan hệ tốt hơn. Thực tế thủ tục hàng không chẳng có gì phức tạp nhưng chính con người làm nó phức tạp ra.

    Sơ quan thủ tục :

    * Nếu là hàng gửi thẳng ko qua dịch vụ chuyển phát thì.
    – Lập tờ khai mậu dịch hoặc phi mậu dịch tuỳ giá trị và tính chất hàng hoá kèm theo các chứng từ sau
    – Hoá đơn TM
    – Packing list
    – Công văn xin mở TK phi mậu dịch (nếu mở TK PMD)
    – Đăng ký kiểm dịch thực vật ( theo mẫu của cơ quan kiểm dịch)
    Sau đó đến cơ quan cửa khẩu làm thủ tục

    + Tiếp nhận hồ sơ HQ
    + KIểm tra, tính thuế
    + Kiểm hoá
    + Kiểm dịch, và có giấy chứng nhận kiểm dịch
    + Thông quan tờ khai
    + Lấy hàng

    Các qui trình thủ tục Hải quan bạn có thể làm trong 1 ngày, qui trình kiểm dịch thì phải lấy mẫu (cái khâu này thì hơi bị nhiêu khê), ko biết bao nhiêu ngày

    * Nếu là hàng gửi qua DHL/EMS thì uỷ quyền trực tiếp cho họ làm thủ tục và giao hàng đến địa chỉ của bên như trên AWB qui định.

    Chúc bạn thành công

    Thích

  164. Dear anh Hải!
    Anh cho em hỏi 1 chút được không ạ!Em cần tìm hiểu rã hơn về thủ tục nhận hàng nhập khẩu qua đường hàng không.Vì mặt hàng em sắp làm là hoa tươi nên có thêm phần kiểm dịch thực vật nữa.Mong anh giúp em để có thể hiểu và làm thủ tục nhanh chóng bơir hoa tươ không thể để trong kho hàng của sân bay lâu được ạ!
    Thank’s!

    Thích

  165. Dear Thế Nhân

    Xin vui lòng đọc bài ” các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương ” trong chuyên mục Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương

    Thích

  166. Dear Sophia,

    Thực sự là mình ko có tài liệu này hoặc những thông tin có liên quan

    Thích

  167. Dear Ngọc Anh

    Nếu Công ty giao nhận mua bảo hiểm, khi xảy ra tổn thất việc đền bù sẽ dựa trên điều kiện bảo hiểm, mức bảo hiểm và giá trị bồi thường tổn thất,

    Có nhiều điều kiện ( gói dịch vụ) do các công ty bảo hiểm đưa ra ( dựa trên thông lệ , hoặc thoả thuận giữa người bảo hiểm và người dc bảo hiểm miễn là nó phù hợp với qui định hiện hành và có thể tái bảo hiểm )
    VD: bảo hiểm theo điều kiện mọi rủi ro (All risks) với mức bồi thường 110% giá trị tổn thất. Trong trường hợp này vì kỳ lý do gì ( trừ những lý do được loại trừ theo qui định của luật bảo hiểm) thì người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường 110% tổng giá trị tổn thất

    Do vậy trong phạm vi câu hỏi của bạn ko thể trả lòi cụ thể rằng trách nhiệm bồi thường tổn thất đến đâu

    Thích

  168. Dear Phuong

    Rất tiếc mình ko thể giúp được bạn trong lĩnh vực này

    Thích

  169. Anh Thanh Hải ơi cho em hỏi về cái sơ đồ của Quá trình thực hiện dịch vụ nhập khẩu hàng hoá

    Thích

  170. Dear anh Hai!
    Em dang phai lam luan van ve culture on SCM, nhung that su tai lieu ve cai nay rat it,anh co the chi ho em mot it ve cai nay dc ko a?va anh co the chi giup cho em dia chi nhu library cua 1 vai truong daihoc nao do de em co the vao tim article va thesis viet ve de tai nay dc ko a?(tai em doc wed cua anh thi thay anh hoc tu England ve nen em nghi chac anh co trang wed ve thu vien cua 1 so truong o do va pass nua).Mong anh giup em nhanh a,vi 11.5 nay em phai nop proposal roi…hic

    Thích

  171. Dear anh Hải,

    em đã đọc bài viết của anh và có 1 thắc mắc muốn hỏi, đó là về các dịch vụ bảo hiểm trong quá trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu? những trách nhiệm của từng bên đã được quy định, nhưng khi xảy ra tổn thất mà các công ty giao nhận đã mua bảo hiểm thì sẽ được đền bù như thế nào?

    Thích

  172. Dear Mr.Hai
    Em la mot nhan viec thuong vu cang. Em dang xay dung quy trinh lam viec cho phong thuong vu. Thang 12 cang bat dau di vao hoat dong. Em thuc su boi roi khong biet bat dau va lam tu dau. Mong anh cho em vai y kien. Cang cua em lam ca hang roi va hang cont.

    Thích

  173. Dear Pham Phuong Lan

    Rất tiếc là mình ko có tài liệu về vấn đề ” Laytime” của bạn

    Thích

  174. Dear Van Khoa

    Sử dụng surrendered B/l thì shipper sẽ gặp rủi ro gì ?

    Thường thì các hãng tàu sau khi đã nhận dc tiền cước vận chuyển mới phát hành surrendered B/l (nghĩa là vận đơn ko cần xuất trình bản gốc)

    Do vậy chỉ cần bản copy là có thể làm thủ tục nhận hàng.
    Nếu Shipper là người bán, thì có thể sẽ ko được thanh toán tiền hàng khi đã giao hàng.
    Thứ hai là có thể bị trục lợi bởi một người nào đó, giả tư cách pháp nhân của người mua để nhận hàng chẳng hạn…

    Thích

  175. Dear Domiti

    Ký hậu vận đơn là hình thức chuyển quyền sở hữu hàng hoá. Người ký hậu vận đơn ( lúc này là người sở hữu hàng hoá) sẽ ký vào mặt sau của tờ vận đơn và ghi rõ ” giao cho người nào đó VD: Giao hàng cho Cty ABC”
    Công ty ABC sẽ là người sở hữu hàng hoá, và dùng tờ vận đơn đó để nhận hàng.

    Thích

  176. Dear Jonny

    – Thủ tục cũng như các bước tiến hàng thanh lý hải quan xuất nhập khẩu (Mình ko hiểu câu hỏi này )

    – Các bước nhận cont rỗng và làm thủ tục lấy hàng sau khi làm hết thủ tục hàng nhập
    + Nhận cont rỗng ( chỉ có trong thủ tục xuất), đại lý hãng tàu người ta sẽ làm cho bạn
    + Sau khi có tờ khai HQ đã dc thông quan, Bạn liên hệ với đại lý hàng tàu để đổi lệnh giao hàng ( nếu chưa đóng phí lưu kho, lưu cont và các phí khác liên quan đến hãng tàu…), sau đo liên hệ với Cảng, kho hàng đóng các phí cảnh nếu có, sau đó bạn lấy hàng thôi

    Thích

  177. Dear Dung

    Các điều khoản chủ yếu trong giao nhận hàng hoá ngoại thương?

    ANh ko rõ câu hỏi này lắm,

    Em đọc kỹ bài viết ở trên, đó là qui trình giao nhận hàng hoá xnk (hay gọi là giao nhận hàng hoá ngoại thương đó)

    Thích

  178. Em dang hoc ve van tai bao hiem. Nhung dang gap chut rac roi trong van de tinh gia theo cac dieu kien Incoterms2000, phan tinh Laytime, thuong/phat… Anh Hai co tai lieu hay biet nguon tai lieu nao khong chi cho em voi! Cam on anh truoc!

    Thích

  179. hi anh hai !
    cho em hỏi khi sử dụng surrendered B/l thì shipper sẽ gặp rủi ro gì ?

    Thích

  180. Anh co the giup e hieu ro hon ve ky hau van don?

    Thích

  181. Dear Mr.Hai,
    Mong anh tra loi nhung thac mac sau

    – Thủ tục cũng như các bước tiến hàng thanh lý hải quan xuất nhập khẩu
    – Các bước nhận cont rỗng và làm thủ tục lấy hàng sau khi làm hết thủ tục hàng nhập

    Thanks

    Johnny

    Thích

  182. Chào anh!
    Anh có thể giúp em biết những điều khoản chủ yếu trong giao nhận hàng hóa ngoại thương không?
    Em đang làm đề tài này mà hok rõ lắm.
    Help me!
    Thanks!

    Thích

  183. cam on anh nhiu nhe!!!

    Thích

  184. dear Vikkon

    Xin vui lòng đọc bài thủ tục hải quan hàng xuất nhập khẩu trong chuyên mục Giao nhận hàng hoá XNK

    Thích

  185. Dear Nhan Tran

    Vay trong to khai xuat hang thi nguoi nhan hang se la :
    + ten cong ty va dia chi cua nguoi mua ben korea; nkhong de cap gi den te ben korea; nuoc nhap khau: CANADA; ( mục này ghi tên người mua trong hợp đồng xuất khẩu)
    + Tren B/L tau se the hien:
    * shipper: ABC, Vietnam (OK)
    * Consignee: To the Order shipper (Mục này còn tuỳ thuộc vào điều kiện giao hàng, và điều kiện thanh toán nếu thanh toán bằng L/c, giá CIF thì ghi to the order bank…, nếu L/c giá FOB thì do người mua chỉ định)
    * Notify : Incho Co., (ghi người nhận hàng thực tế)
    233 St, Vietnam
    * Port of loading : HCM Port, Vietnam (OK)
    * port of discharge: Canada, Vancouver port(OK)

    hoac Tren B/L tau se the hien:
    * shipper: ABC, Vietnam
    * Consignee: INCHO Co, (như đã nói ở trên)
    454 St, Korea
    * Notify : incho Co.,
    233 St, Vietnam
    * Port of loading : HCM Port, Vietnam
    * port of discharge: Canada, Vancouver port

    Hãy tham khảo mẫu C/O trong chuyên mục thương mại quốc tế

    Thích

  186. Dear Loan

    Surrender B/L là B/l k bên ngườio cần xuất trình vận đơn gốc.Người bán chỉ cần fax B/L có đóng dấu surrender B/L là bạn có thể mang nó ra hãng tàu để làm thủ tục cấp lệnh giao hàng.

    Về qui trình lưu chuyển, về nguyên tắc thì người mua, hoặc người bán đã thanh toán tiền hàng và tiền vận chuyển, trên cơ sở đó để thuận tiện cho việc nhận hàng hãng tàu sẽ phát hành surender B/L, và họ có trách nhiệm thông báo tới đại lý của họ tại cảng đích qua hệ thống thông tin nội bộ rằng chấp nhận giao hàng khi người mua xuất trình bản fax, copy của surender bill

    Thích

  187. A có thể cho em biết trình tự thủ tục hải quan hàng nhập khẩu? Cảm ơn anh.

    Thích

  188. Anh Hải , cho em hỏi chi tiết về quy trình lưu chuyển Surrendered Bill of Lading?!
    Mong a hồi âm nhanh, em đang cần gấp!!!!!!!!!
    Cảm ơn anh!

    Thích

  189. Dear Hai,
    Neu hop dong thuong mai duoc ky ket giua cong Ty ABC (vietnam) voi mot cong ty INCHO, (ben korea); va trong hop dong the hien dia diem nhan hang la canada ma khong de cap gi den mot cong ty nao ben canada se dung ra nhan hang; ma cong ty mua hang lai co mot van phong dai dien o viet nam.
    Vay trong to khai xuat hang thi nguoi nhan hang se la :
    + ten cong ty va dia chi cua nguoi mua ben korea; nkhong de cap gi den te ben korea; nuoc nhap khau: CANADA;
    + Tren B/L tau se the hien:
    * shipper: ABC, Vietnam
    * Consignee: To the Order shipper
    * Notify : Incho Co.,
    233 St, Vietnam
    * Port of loading : HCM Port, Vietnam
    * port of discharge: Canada, Vancouver port

    hoac Tren B/L tau se the hien:
    * shipper: ABC, Vietnam
    * Consignee: INCHO Co,
    454 St, Korea
    * Notify : incho Co.,
    233 St, Vietnam
    * Port of loading : HCM Port, Vietnam
    * port of discharge: Canada, Vancouver port

    Ten B/L the hien nhu vay co dung khong?
    Xin hoi anh trong C/O toi the hien nhu vay co dung khong:
    Good consigned from : ABC, Vietnam
    Good consigned to : INCHO Co,
    454 St, Korea
    Mears of transport and route (as far as known):
    From: HCM city, Vietnam
    To: Vancouver, Canada

    Cam on anh Hai nhieu
    Nhan Tran

    Thích

  190. tai e hok thay a nhac gi ve phi thc het!e tim hok ra tren web cua a

    Thích

  191. a hai oi! phi thc la gi? a cho e dinh nghia duoc hok?truong hop nao thu phi nay ha a?Thanks a nhieu

    Thích

  192. trang web nay cua AHai that useful, nhung toi mong A co gang reply kip thoi va day du cac cau hoi duoc gui toi anh.
    cau chuc A luon manhkhoe va co nhung phan hoi kip thoi ve nhung van de ma ban doc quan tam!

    Thích

  193. Dear Anh Hải!

    Gần đây em có thấy các công ty nhập khẩu cần phải đệ trình ĐƠN XIN NHẬP KHẨU TỰ ĐỘNG. Xin anh Hải cho biết mục đích và sự cần thiết của đơn trên.
    Xin cảm ơn anh nhiều

    Thích

  194. Doanh nghiệp em đang tìm đơn vị nhập uỷ thác mặt hàng máy hàn, phụ kiện máy hàn và các thiết bị công nghiệp. Có những đơn vị nào chuyên nhập hàng về lĩnh vực này và có uy tín ở Tp, Bình Dương hoặc ở Đồng Nai anh chỉ em với!
    Thanhs!

    Thích

  195. Sao anh Hải biết nhiều thế. Khâm phục!
    Anh Hải làm ơn cho hỏi . Doanh nghiệp của em hiện đang tìm kiếm đơn vị nhận nhập khẩu máy hàn, phụ tùng máy hàn, vật liệu hàn và thiết bị cơ khí.. vậy có đơn vị nào ở TP. HCM hoặc Đồng Nai hoặc Bình Dương là nhà nhập khẩu uy tín về lĩnh vực này?
    Thanks!

    Thích

  196. Anh Hai
    Cho em hoi tim` tai lieu ve` giao nhan xuat’ nhap khau o dau vay
    Co’ cac’ qhuy trinh` huong’ dan lam` thu? tuc xuat nhap khau cho tat ca cac’ giao nhan khong:Giao nhan duong bien,giao nhan container,giao nhan hang khong

    Thích

  197. Chào anh Hải

    Em đang làm khóa luận tốt nghiệp về đề tài công tác chuẩn bị hàng xuất khẩu.Anh có thể giúp em một số tài liệu tham khảo được không?
    Chờ tin anh!!!

    Em cảm ơn

    Thích

  198. chào anh hải!
    cho em hỏi chút nhé!
    một số bất cập trong công tác giao nhận hàng nhập khẩu được vận chuyển bằng tàu biển của các doanh nghiệp Việt nam là gì? Ví dụ như nhận hàng nhập khẩu là dầu nhờn chẳng hạn.
    thanks anh nhiều!

    Thích

  199. chao a hai!!
    Đề tài của em về quy trình xuất nhập khẩu tại cảng Cát Lái. Anh có thể phác thảo dàn ý cho em tham khảo được không anh?
    Em cám ơn anh nhiều!!!

    Thích

  200. Dear Trang Nguyễn

    Ở góc độ quản trị ? Có lẽ bạn nên tham khảo Giáo viên hướng dẫn.

    Thực tế đề tài này rất ít tài liệu để tham khảo, và cũng không quá rộng ý để phân tích và phát triển ý tưởng, phương pháp luận

    Thích

  201. Dear Loan

    B/L SURRENDER là ko cần xuất trình B/L gốc, nghĩa là có thể 1 bản fax, copy có đóng “SURRENDER ” là hãng tàu có thể giao hàng như xuất trình B/L gốc

    B/L SURRENDER được dùng trong trường hợp thời gian vận chuyển ngắn ko thể nhận được B/L gốc trước khi hàng về cảng

    Thích

  202. Dear Thuy

    Nghiệp vụ gửi hàng lẻ có đề cấp đến trong bài viết trên, em đọc kỹ nhé.

    Còn những tranh chấp, chủ yếu là do quá trình giao nhận không đúng qui trình, cẩu thả, sai số, phát hành sai vận đơn… có rất nhiều việc phát sinh trong vấn đề này và cách giải quyết tuỳ thuộc vào từng vấn đề.

    Thích

  203. WOOOO… toàn là sinh viên năm cuối hay sao mà đề tài nhiều quá vậy???/////

    Dear Nguyen Thuy Ngoc,

    Quan tri nghiep vu tiep nhan hang nhap khau tai cac doanh nghiep VN hien nay ?

    Có thể nói rằng mới chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp chuyên XNK theo chỉ lệnh hoặc kế hoạch của Nhà nước. Còn các doanh nghiệp thì họ ko coi trọng lắm về vấn đề này do năng lực còn hạn chế, việc chuyên môn hoá chưa sâu. Lượng hàng hoá tiếp nhận có thể còn ít chủ yếu là phục vụ cho sản xuất tại doanh nghiệp là chính.
    Một số Công ty thương mại , Logistic…cũng đã nâng cao vai trò trong quản trị vấn đề này.

    Để mà nhìn nhận tổng quan ư? tôi ko có ý kiến về điều lớn lao này, chỉ có thể trao đổi với bạn một chút ý kiến trên đây thôi

    Thích

  204. Chao ban,
    Rat cam on nhung thong tin bo ich ban chia se cho moi nguoi. Ban co the giup minh hieu BL surrender la nhu the nao ko? Minh nghe noi khi tren BL co dong dau SURRENDER thi ben mua co the nhan hang ma ko can BL goc, neu vay khach hang se nhan hang nhu the nao? Truong hop nao thi se surrender BL? Cam on ban rat nhieu.

    Thích

  205. Cho em hoi la em co the tham khao tai lieu nao nua de co the dua vao bai luan van cua minh a?
    Em mong doc anh hoi am som cho em!^_^

    Thích

  206. Anh Hai oi cho em hoi mot chut, de tai cua em co lien quan den quan tri quy trinh giao nhan hang hoa duong bien, tuc la co lien quan nhieu hon den quan tri, chu khong phai nghieng ve nghiep vu. Vay anh co the cho em loi khuyen, goi y ve nhung van de ma em nen khai thac ko?dung o goc do quan tri ay anh a!
    Em cam on anh nhieu!

    Thích

  207. Dear
    Anh cho em hoi mot chut, em dang viet luan van ve nghiep vu gui hang le.
    Xin hoi anh co bat ky tai lieu nao lien quan den nhung tranh chap da va co the phat sinh trong nghiep vu nay khong a.

    Thích

  208. Chao anh,
    Toi da tham khao kha nhieu bai anh post len trang web nay. Va toi da co duoc nhung tai lieu dang can. Rat cam on anh vi dieu nay! Toi co the hoi anh mot cau hoi tong quat the nay duoc khong? Anh danh gia nhu the nao ve quan tri nghiep vu tiep nhan hang nhap khau tai cac doanh nghiep VN hien nay. Neu co the rat mong co dip discuss voi anh ky hon ve van de nay. Do la mot phan trong de tai luan van cua toi. Mot lan nua cam on anh!

    Thích

  209. Dear anh Hai,
    Em muốn hỏi qui trình nhập khẩu hàng mỹ phẩm từ nước ngoài về Việt Nam? Bao gồm các bước nào? Anh và mọi người có thể giúp em được không a?

    Thích

  210. Dear Thu Hien

    Thách thức từ cam kết WTO? theo tôi đó là sự cạnh tranh toàn diện

    Thích

  211. anh cho em hỏi ở nhật có cảng nào nổi tiếng

    Thích

  212. Dear anh Hai,

    Anh co the cho em biet nhung co hoi va thach thuc tu cac cam ket WTO anh huonh den hoat dong cua cac dai ly van tai giao nhan hang hoa XNk duoc ko ah?

    Cam on anh nhieu
    Thu Hien,

    Thích

  213. Dear Huyền Trang,

    Phương thức giao nhận phụ thuộc vào phương thức vận chuyển. Ở đây ko có cơ sở để so sánh. Vì nó là nghiệp vụ phụ thuộc phát sinh và được quyết định bởi chủ thế khác nhau.

    Nếu là so sánh phương thức vận chuyển thì OK

    Thích

  214. anh HAI !
    anh cho em hoi chut nha! anh co the cho em biet uu nguoc diem của các loai hinh giao nhan duong bien, hang khong va duong bo khong?
    rat mong anh phuc dap nhanh. cam on anh.

    Thích

  215. Bạn có thể liên hệ theo địa chỉ dưới đây, Mr. Tran Duc Phu sẽ giúp bạn

    Tran Duc Phu (Tony)
    Logistics Supervisor / Handphone : (+84) 919 030822
    _______________________________

    EVERLINES CO., LTD
    67 Le Thi Hong Gam St, Dist. 1
    Ho Chi Minh City, Vietnam
    Tel : 84.8.9140835 (Ext: 34)
    Fax : 84.8.8213797
    Email : tony@everlinesvn.com
    Skype : tony-evlhcm
    Web-site : http://www.everlinesvn.com

    Thích

  216. Chao anh Hai,
    Em xin hoi huong ve lai Saigon, em muon tim 1 dich vu chuyen nha tron goi tu Phap ve Saigon lo thu tuc hai quan tu dau den cuoi. Anh o VN co biet cong ty nao uy tin chuyen nha tron goi nay khong?Anh lam on cho em dia chi website hoac n° phone. Cam on anh nhieu.
    MyLe

    Thích

  217. Rất tiếc là tôi ko có tài liệu này, nhưng bạn có thể tham khảo các báo cáo về tình hình xuất nhập khẩu VN năm 2007, về hàng hoá thông quan qua các cửa khẩu (TCHQ) để xác định thực trạng trong giao nhận

    Thích

  218. Dear Hai,
    anh Hải có thể cho em biết thực trạng trong giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt nam ? Thank you so much !

    Thích

Bình luận về bài viết này