Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế đối với nhà nhập khẩu


  1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá
  2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ
  3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá

Biện pháp:

– Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng

– Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu

– Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ

– Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

– Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. ( chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu

2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

Biện pháp:

– Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.

– Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp

– Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)

– Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu

– Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice)

– Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu

– Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại Việt Nam

– Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

Biện pháp:

– Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)

– Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu

– Mua bảo hiểm cho hàng hoá

– Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed…

17 bình luận

  1. anh oi, cho em hoi a co tai lieu nao ve quan tri rui ro trong thanh toan quóc te hok a? cho em xin vs.em cam on nha

    Thích

  2. Vi t Nam, lúc bấy gi , còn n m trong qu ạo c a Trung Qu c nên c ng áp d ng ch nh sách thanh l c nói trên.

    Thích

  3. Chao anh! Anh cho em hỏi : Rủi ro của Doanh nghiệp Việt Nam trong thanh toán quốc tế ? Em cảm ơn nhiều

    Thích

  4. Chào anh Hải,
    Em muốn tìm hiểu rõ hơn về rủi ro khi thanh toán bằng phương thức chuyển tiền, anh có thể chỉ cho em hướng để tìm hiểu cái này và một số tài liệu hoặc website để tham khảo không ạ? Nếu có thể đưa ra một vài dẫn chứng cụ thể nữa thì càng tốt ạ!
    Em cảm ơn anh Hải!

    Thích

  5. anh oi cho em biet thuan loi va kho khan cua nguoi ban va nguoi mua khi su dung phuong phap thanh toan quoc te

    Thích

  6. da anh cho em hỏi:khi có nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế của một ngân hàng thì những bộ phận nào đảm nhiệm công việc này và công việc cụ thể như thế nào,khi gặp khó khăn thi ai ,bộ phận nào sẽ đứng ra giải quyết

    Thích

  7. Em chào anh ạ! a ơi, a có thể giúp em hiểu một cách chính xác về quản trị thanh toán quôc tế bằng phương thức LC của NHTM đc k à? Cái này là sẽ bao gồm cả quản trị rủi ro và quản trị gì nữa hả a? Hay là chỉ là những giải pháp hoàn thiện, nâng cao phương thức đó hả a?mong a giúp em với a

    Thích

  8. Cảm ơn anh rất nhiều , tài liệu này giúp ích cho em rất nhiều

    Thích

  9. Anh Hải ơi, anh có thể giúp em tìm hiểu kỹ hơn về loại thư tín dụng với điều khoản đỏ và thư tín dụng thanh toán hỗn hợp được không? Em đang muốn tìm hiểu về L/C nhưng không thấy nhiều thông tin về hai loại L/C này.

    Cảm ơn anh nhiều!
    Chúc anh nhiều sức khỏe.

    Thích

  10. Anh Hải ơi vui lòng cho em hỏi: Công việc cụ thể của một cán bộ thanh toán quốc tế là gì vậy? Em đang học năm cuối, sau khi ra treưpờng em muốn mình sẽ d8\9ược làm việc tại phòng TTQT, vậy anh vui lòng hướng dẫn cho em nên trang bị những ghì.Ở trường em chỉ được học: các phương thức TT, UCP 600 thôi.
    Cám ơn anh nhiều lắm!@

    Thích

  11. anh ơi cho em hỏi:
    tại sao bộ vận đơn lại gồm 3 bản? và trong thanh toán L/C ngân hàng lại yêu cầu người bán xuất trình bộ vận đơn gồm cả ba bản gốc, em nghĩ chỉ cần 1 cái là đủ để chứng minh rùi ma

    Thích

  12. Dear Duong mai

    Khi cong ty Em mua hang nhap khau nhung lai uy thac cho 1 cong ty khac nhan hang thay cong ty, thi phuong thuc thanh toan se phai nhu the nao? Va cong ty co can lua chon Ngan hang nao co chuc nang thanh toan quoc te hay khong? Hay Ngan hang nao cung co kha nang thanh toan quoc te? Em chua biet 1 chut gi ve thanh toan quoc te cung nhu thanh toan hang nhap khau uy thac. Anh ranh thi chi gium Em nha.
    Cam on anh nhieu!
    Ngan hang Sai Gon Thuong Tin Sacombank co chuc nang thanh toan quoc te khong anh!
    ——————————
    Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng lắm, vậy có thể được hiểu theo 2 hướng
    1. Công ty bạn uỷ thác cho một công ty nào đó nhập khẩu hàng hoá. Thì bạn chỉ cần thanh toán theo yêu cầu của hợp đồng uỷ thác nhập khẩu. Đây là giao dịch trong nước ko liên quan đến thanh toán quốc tế
    2. Công ty bạn uỷ thác cho một doanh nghiệp nào đó nhận hàng nghĩa là uỷ thác cho một công ty giao nhận (Logistics, Forwarder). Thì Cty bạn phải thực hiện chức năng của một hợp đồng ngoại thương và tất nhiên phải lưaj chọn một ngân hàng có chức năng thanh toán quốc tế. Ở VN hầu hết các ngân hàng thương mại đều có chức năng và giao dịch thanh toán quốc tế
    Về phương thức thanh toán có nhiều phương thức, trong phạm vi câu hỏi này bạn vui lòng xem chuyên mục thanh toán quốc tế để hiểu hơn về các hình thức TTQT

    Thích

  13. Chao anh!
    Vui long cho em hoi!
    Khi cong ty Em mua hang nhap khau nhung lai uy thac cho 1 cong ty khac nhan hang thay cong ty, thi phuong thuc thanh toan se phai nhu the nao? Va cong ty co can lua chon Ngan hang nao co chuc nang thanh toan quoc te hay khong? Hay Ngan hang nao cung co kha nang thanh toan quoc te? Em chua biet 1 chut gi ve thanh toan quoc te cung nhu thanh toan hang nhap khau uy thac. Anh ranh thi chi gium Em nha.
    Cam on anh nhieu!
    Ngan hang Sai Gon Thuong Tin Sacombank co chuc nang thanh toan quoc te khong anh!
    Giup Em voi nhe!

    Thích

  14. chao cac bac.
    bac nao tu van giup minh ve cac hinh thuc thanh toan khi mo LC.
    Minh chua ro lam.
    Thanks.
    Bac nao lam ve sat thep thi tot qua.

    Thích

  15. Dear QuangCong, Bảo long

    Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…

    Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM

    Đối với phương thức chuyển tiền: Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Trong phương thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.

    Đối với phương thức nhờ thu: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và NH chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.

    Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:

    Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

    Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

    Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

    Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

    Rủi ro đối với NH được chỉ định: NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

    Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

    Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank): NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP500.

    Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

    Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.

    Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn…

    Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro

    Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM, cần có các biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài hạn, cụ thể là:

    Đối với NHTM:

    Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.

    Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.

    Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.

    Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

    Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

    Đối với khách hàng:

    Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng – những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.

    Đối với Nhà nước:

    • Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

    • Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.

    • Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.

    • Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.

    Đối với NHNN:

    Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

    Thích

  16. Anh ơi cho em hỏi vậy những rủi ro trong thanh toán quốc tế của nhà xuất khẩu là gì ?
    thanks anh

    Thích

  17. Chào Anh,A có thể cho E hỏi các rủi ro của Ngân hàng trong phương thức thanh toán Nhờ Thu không?

    Thích

Bình luận về bài viết này