Thư tín dụng L/C (Letter of Credit)


L/C là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà Ngân hàng thay mặt Người nhập khẩu cam kết với Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá sẽ trả tiền trong thời gian qui định khi Người xuất khẩu/Người cung cấp hàng hoá xuất trình những chứng từ phù hợp với qui định trong L/C đã được NH  mở theo yêu cầu của người nhập khẩu

 

Thông qua hình thức này, người nhập khẩu được tiếp cận với những chuẩn mực thanh toán quốc tế (hiện hành là: UCP 600 – Các qui tắc và thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ do Phòng thương mại quốc tế phát hành).


life-cycle-of-lc-2-728Là khách hàng mở L/C nhập khẩu của NH, Quý khách còn có thể yêu cầu NH tư vấn về những điều khoản thanh toán…tốt nhất phù hợp với thông lệ quốc tế để đạt hiệu quả.

Trong hình thức này, thực chất NH đã đứng ra bảo lãnh thanh toán cho người nhập khẩu. Vì vậy, NH sẽ đưa ra một số yêu cầu đối với khách hàng như: Đề nghị ký quỹ, vay vốn…Căn cứ vào khả năng thanh toán, uy tín của khách hàng, NH có thể áp dụng mức miễn, giảm ký quỹ khác nhau do Giám đốc NH công bố trong từng thời kỳ cụ thể.

Trong nhiều năm qua, việc tuân thủ nghiêm túc các chuẩn mực thanh toán quốc tế đã tạo được sự tín nhiệm của đông đảo các Ngân hàng phục vụ Người xuất khẩu cũng như Người nhập khẩu mở L/C tại NH 

QUI TRÌNH MỞ VÀ THANH TOÁN L/C

I – Yêu cầu mở L/C :

1 – Nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C:

Giả sử là trong hợp đồng các bên đã đồng ý thanh toán bằng L/C, Quý khách cần xem xét nguồn vốn để thanh toán cho L/C mà mình sẽ yêu cầu ngân hàng mở.

1.1 – L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng ký quỹ 100%

1.2 – L/C phát hành bằng vốn tự có, khách hàng không ký quỹ đủ 100% và/ hoặc có yêu cầu miễn, giảm mức ký quỹ đề nghị Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng nghiên cứu xem xét hoặc NH sẽ cung cấp đến Quý khách trong từng thời kỳ.

1.3 – L/C phát hành bằng vốn vay của NH, Quý khách liên hệ với bộ phận Tín dụng để xem xét.

2 – Đơn yêu cầu mở L/C:

Sau khi xem xét nguồn vốn, Quý khách căn cứ vào nội dung hợp đồng để làm đơn yêu cầu NH phát hành L/C. Để thuận tiện cho Quý khách NH đã có mẫu in sẵn theo tiêu chuẩn của ICC và của Tổ chức SWIFT quốc tế.

Quý khách đọc kỹ và điền vào các ô.

Vì ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của người mua, do vậy Quý khách nên xem xét kỹ nội dung của hợp đồng để đảm bảo khi đưa vào L/C không bị mâu thuẫn vì nếu có mâu thuẫn tức là người mua vi phạm hợp đồng.

Sau khi hoàn chỉnh đơn yêu cầu phát hành L/C, Khách hàng cần xuất trình tại NHNT các giấy tờ sau:

2.1 – Thư yêu cầu phát hành L/C (theo Mẫu )

2.2 – Một bản sao Hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương như hợp đồng.

2.3 – Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đối với khách hàng giao dịch lần đầu)

2.4 – Văn bản cho phép nhập khẩu của Bộ Thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành (đối với hàng nhập khẩu có điều kiện).

Sau khi xem xét nguồn vốn để đảm bảo thanh toán L/C của khách hàng, NHNT sẽ quyết định việc phát hành L/C.

* Riêng đối với L/C nhập khẩu bằng vốn vay của Chính Phủ, ODA, ngoài những qui định đã nêu ở trên khách hàng cần gửi cho NH những giấy tờ như: Phê duyệt sử dụng vốn vay Chính phủ, ODA của bộ Tài chính; phê duyệt Hợp đồng của Tổ chức tài trợ vốn vay.

II – Kiểm tra nội dung L/C

Sau khi NH phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Quý khách nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của Quý khách để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Quý khách, đồng thời thông báo cho NH ngay những sai lệch nếu có.

III – Sửa đổi L/C

Nếu Quý khách có nhu cầu sửa đổi L/C , đề nghị Quý khách xuất trình Thư yêu cầu sửa đổi L/C (theo mẫu) kèm văn bản thoả thuận giữa người mua và người bán (nếu có).

IV – Nhận và kiểm tra chứng từ

Quý khách hàng sẽ nhận bộ chứng từ giao hàng theo L/C tại trụ sở NH. Sau khi nhận chứng từ Quý khách cần kiểm tra đối chiếu giữa nội dung L/C với các chứng từ nhận được, trường hợp có những khác biệt giữa L/C với chứng từ trong vòng 03 ngày làm việc Quý khách cần thông báo gấp cho NH để khiếu nại ngân hàng nước ngoài.

NH giao chứng từ khi Quý khách chấp nhận thanh toán bộ chứng từ và các chi phí liên quan (nếu có).

V – Yêu cầu phát hành Bảo lãnh/ uỷ quyền nhận hàng theo L/C.

NH thực hiện phát hành bảo lãnh nhận hàng khi chưa có vận đơn gốc hoặc phát hành thư uỷ quyền nhận hàng hoặc ký hậu vận đơn để Quý khách có thể nhận hàng theo L/C.

Điều kiện để NHNT phát hành Thư bảo lãnh – Thư uỷ quyền nhận hàng, ký hậu vận đơn gốc:

Quý Khách cần ký quỹ 100% trị giá hóa đơn, hoặc ủy quyền cho NH khoanh số tiền tương ứng trên tài khoản tiền gửi hoặc ghi nợ tài khoản tiền vay khi thanh toán và tuỳ từng trường hợp Quý khách cần xuất trình những giấy tờ sau:

1 – Phát hành Thư bảo lãnh nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành bảo lãnh (theo mẫu) kèm 01 bản sao vận đơn đường biển hoặc vận đơn hàng không và 01 bản sao hoá đơn do người xuất khẩu gửi trực tiếp.

2 – Phát hành Thư uỷ quyền nhận hàng: khách hàng phải có Thư yêu cầu phát hành Uỷ quyền nhận hàng (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn hàng không ghi người nhận hàng là NH kèm 01 bản sao hoá đơn.

3 – Ký hậu vận đơn đường biển: khách hàng phải có Thư yêu cầu ký hậu vận đơn (theo mẫu) kèm 01 bản gốc vận đơn đường biển và 01 bản sao hoá đơn.

VI – Thanh toán L/C:

NHPT sẽ trích tiền từ tài khoản đã được chỉ định của Quý khách hàng để thanh toán cho ngân hàng nước ngoài theo quy định của L/C khi nhận được bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

VII – Hủy bỏ L/C

Nếu Quý khách có yêu cầu huỷ L/C cần lưu ý NH không chấp nhận huỷ L/C trong trường hợp:

1 – Khách hàng đã nhận hàng thông qua bảo lãnh nhận hàng của NH

2 – Có tranh chấp thương mại mặc dù hai bên mua bán thoả thuận nhưng chưa được sự chấp thuận huỷ L/C của các Ngân hàng liên quan.

VIII – Những điểm cần lưu ý khi lựa chọn hình thức thanh toán bằng L/C đối với người Nhập khẩu/Người mở L/C.

  1. Trước khi mở L/C, người mua cần thỏa thuận cụ thể với người bán về các khoản thanh toán, lịch giao hàng, phương tiện giao hàng, và các chứng từ cần xuất trình.
  2. Người mua phải nhận thức rằng L/C không phải là hình thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ giao dịch trên chứng từ chứ không biết đến hàng hóa. Nếu chứng từ phù hợp với các điều kiện, điều hoản của L/C thì người mua phải trả tiền mặc dù hàng hóa đã giao không đúng với hợp đồng.
  3. Đảm bảo chắc chắn là L/C phù hợp với hợp đồng
  4. Các điều kiện của L/C phải đảm bảo ngắn gọn, dễ hiểu, không nên đưa vào L/C các nội dung quá chi tiết và các quy cách kỹ thuật quá phức tạp.
  5. Trong quá trình giao dịch nếu có nghi ngờ, Quý khách hàng nên liên hệ ngay với NH để phối hợp xử lý.
  6. Người mua cầm xem xét để tránh rủi ro do biến động tỷ giá ngoại tệ.

CÁC LOẠI THƯ TÍN DỤNG

Căn cứ vào tính chất của từng giao dịch, ngơời tờia phân L/C thành 2 loại như sau:


letters-of-credit-4-728

1.Thư tín dụng tiêu chuẩn

 – THƯ TÍN DỤNG  HUỶ NGANG (Revocable L/C): Là một thư tín dụng mà sau khi được mở thì tổ chức nhập khẩu có thể sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần báo trước cho người hưởng lợi L/C. Loại thư tín dụng này ít được sử dụng bởi vì L/C có thể hủy bỏ chỉ là một lời hứa không có cam kết đảm bảo một cách chắc chắn

-THƯ TÍN DỤNG KHÔNG THỂ HUỶ NGANG (Irrevocable L/C)

Là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì ngân hàng mở L/C phải chịu trách nhiệm thanh toán tiền cho tổ chức xuất khẩu và tổ chức nhập khẩu sẽ không được tự ý sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ những nội dung của L/C nếu không có sự đồng ý của tổ chức xuất khẩu. Loại L/C không hủy ngang đảm bảo quyền lợi cho bên xuất khẩu và hiện nay đang được sử dụng phổ biến. Một điểm cần chú ý rằng nếu L/C không ghi là hủy hay không được hủy bỏ, thì nó đương nhiên được thừa nhận là không thể hủy bỏ (Điều 3 UCP 600-ICC 2006)

  • Confirm L/C -L/C có xác nhận :

Là lọai L/C không hủy ngang do 1 NH mở và được NH khách xác nhận, tức là đảm bảo trả tiền theo yêu cầu hoặc theo sự ủy nhiệm của NH mở. Sự xác nhận của NH này là 1 cam kết chắc chắn cộng thêm vào cam kết chắc chắn của NH mở. Việc xác nhận L/C thường do người hưởng lợi đề nghị khi họ không tin tưởng vào khả năng tài chính của NH mở L/C hoặc không chấp nhận những rủi ro chính trị tồn tại hay tiềm ẩn ở nước của NH mở. Việc xác nhận L/C được thể hiện ngay trên L/C hay bằng 1 văn thư riêng. NH xác nhận có nghĩa vụ trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu không bảo lưu khi người hưởng xuất trình bộ chứng từ hợp lệ . Trách nhiệm của NH xác nhận cũng tương tự như trách nhiệm của NH phát hành.NH xác nhận có thể xác nhận 1 L/C nhưng không xác nhận mọi tu chỉnh sau đó (ví dụ tăng tiền,gia hạn hiệu lực…..) nếu họ thấy có thể phát sinh rủi ro trong thanh tóan. Trong trường hơp này trách nhiệm của NH xác nhận chỉ giới hạn trong phạm vi mà họ xác nhận. Phí xác nhận thường cao hơn cả phí mở L/C về nguyên tắc do người mua trả nhưng cũng có thể thỏa thuận phân chia chi phí đều cho cả 2

 2. Các L/C đặc biệt khác

  • Thư tín dụng trả ngay (L/C at sight): Là loại thư tín dụng trong đó người xuất khẩu sẽ được thanh toán ngay khi xuất trình các chứng từ phù hợp với điều khoản quy định trong Thư tín dụng tại ngân hàng chỉ định thanh toán. Trong trường hợp này người xuất khẩu sẽ ký phát hối phiếu trả ngay để yêu cầu thanh toán
  • L/C TRẢ CHẬM CÓ/KHÔNG CÓ XÁC NHẬN (Usance Payable L/C)

Đặc điểm

– Phương thức qui định việc thanh toán diễn ra vào một ngày xác định chậm hơn so với ngày chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành (ví dụ: 90 ngày). Người xuất khẩu cho người nhập khẩu thêm thời gian để thanh toán. Tuy nhiên ngày thanh toán vẫn phải nằm trong thời hạn có hiệu lực của L/C. Do đó, L/C phải nêu rõ thời gian thanh toán.

usance-lc

– Trong trường hợp có xác nhận thì cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo (có thể là ngân hàng xác nhận) chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Trong trường hợp không có xác nhận thì chỉ có ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán đối với người xuất khẩu. Ngân hàng thông báo không có nghĩa vụ thanh toán đối với người xuất khẩu.

Trình tự giao dịch điển hình

– Người mua/người nhập khẩu và người bán/người xuất khẩu ký kết hợp đồng. Hợp đồng qui định rõ thời hạn thanh toán chậm.

– Người nhập khẩu yêu cầu ngân hàng của mình (ngân hàng phát hành) mở L/C.

– Ngân hàng phát hành mở L/C và chuyển L/C đến ngân hàng của người bán/người xuất khẩu (ngân hàng thông báo/xác nhận).

– Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo (xác nhận L/C nếu là L/C có xác nhận) cho người thụ hưởng.

– Khi nhận được L/C, người xuất khẩu sản xuất hàng hóa theo hợp đồng và giao hàng hoặc dịch vụ. Sau đó, lập chứng từ theo như yêu cầu của L/C chuyển tới Ngân hàng thông báo/xác nhận.

– Ngân hàng thông báo/xác nhận đến ngày thanh toán qui định trong hợp đồng sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu.

Lợi thế

– So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.

– Sử dụng L/C có xác nhận thì mức độ an toàn cho người xuất khẩu cao hơn. Techcombank chịu trách nhiệm đối với người xuất khẩu và do đó giúp người xuất khẩu giảm bớt được rủi ro.

– Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không bị mất phí xác nhận.

Rủi ro/hạn chế

– Nếu sử dụng phương thức không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu (i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc (ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán.

– Người xuất khẩu phải chịu các chi phí tài chính (lãi tiền vay, nếu có) trong thời gian cho trả chậm.

– So với phương thức thanh toán ghi sổ hoặc nhờ thu, thì chi phí liên quan đến các phương thức L/C trả chậm cao hơn.

Các nguyên tắc cơ bản

– Nếu người xuất khẩu có thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành, thì người xuất khẩu không cần xác nhận – và như vậy sẽ giảm được chi phí xác nhận.

– Hình thức trả chậm phù hợp với với khách hàng có khả năng cho chịu.

– Trường hợp khách hàng cần độ an toàn cao hơn hoặc cần tài trợ cho giao dịch xuất khẩu.

+ Negotiation L/C – L/C có giá trị chiết khấu : L/C cho phép người hưởng có thể chiết khấu bộ bô chứng từ tại 1 ngân hàng chỉ định (nominated bank) hay tại bất kỳ NH nào.Trong L/C NH mở cam kết hòan trả tiền cho NH chiết khấu đã được chỉ định hay bất kỳ NH nào theo quy định của L/C.

+ L/C at Sight – trả ngay : NH mở L/C cam kết trả tiền ngay cho người hưởng lợi khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ.Trong L/C có thể yêu cầu người hưởng lợi ký phát hối phiếu trả ngay để đòi tiền.

  • Defered L/C -L/C trả dần:

L/C trong đó quy định việc trả tiền làm nhiều lần cho người bán sẽ được thực hiện sau 1 thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date) Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định.Khi bộ chứng từ được NH xác định là hợp lệ, NH sẽ chấp nhận thanh tóan và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả 1 lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận.

Đây là một loại L/C trả chậm từng phần.
+ Đặc điểm
• So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ ch\u trách nhiệm thanh toán khi đến
ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để
trả cho nghĩa vụ trong L/C;
• Sử dụng L/C có xác nhận thì mức độ an toàn cho người xuất khẩu cao hơn. Ngân
hàng ch\u trách nhiệm đối với người xuất khẩu và do đó giúp người xuất khẩu
giảm bớt được rủi ro;
• Nếu sử dụng L/C không xác nhận thì khách hàng không b\ mất phí xác nhận.
+  Phạm vi áp dụng
• Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm;
• Số tiền ít nhất phải ở mức lợi nhuận thông thường, hoặc lớn hơn càng tốt, tùy
thuộc vào rủi ro có liên quan;
• Rủi ro sẽ giảm xuống khi cả bên hưởng lợi và bên thanhh toán nắm rõ tình hình
tài chính của nhau và là những doanh nghiệp có uy tín trên th\ trường

  • Thư tín dụng dự phòng (Standby letter of Credit SBLC)

 

standby_1L/C dự phòng là một tín dụng chứng từ hay là dàn xếp tương tự, thể hiện nghĩa vụ của ngân hàng phát hành tới người thụ hưởng trong việc:

 

– Thanh toán lại khoản tiền mà người yêu cầu mở L/C dự phòng đã vay hoặc được ứng trước.

– Thanh toán khoản nợ của người mở L/C dự phòng.

– Bồi thường những thiệt hại do người mở L/C dự phòng không thực hiện nghĩa vụ của mình.

– Do đó L/C dự phòng được xem như là phương tiện thanh toán thứ yếu. Sự khác nhau về L/C thương mại và L/C dự phòng là L/C thương mại hoạt động trên cơ sở thực hiện hợp đồng của người bán. Ngược lại, L/C dự phòng đảm bảo cho người thụ hưởng trong trường hợp nghĩa vụ không được thực hiện.

Trong L/C dự phòng, ngân hàng mở ghi rõ L/C này chỉ có giá trị thực hiện khi có sự vi phạm nghĩa vụ của người xin mở L/C ngược lại nếu không có sự  vi phạm ấy, L/C dự phòng sẽ không được thực hiện.L/C dự phòng được sử dụng như một hình thức bảo lãnh trong một phạm vi rất rộng bao gồm các họat động thưong mại , tài chính.

  •  Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving Letter of Credit)

revolving Thư tín dụng tuần hoàn là một cam kết từ phía ngân hàng phát hành phục hồi lại giá trị ban đầu của thư tín dụng sau khi nó đã được sử dụng. Số lần phục hồi và khoảng thời gian còn hiệu lực phải được quy định trong L/C.

 – Tín dụng tuần hoàn có thể được tích lũy hoặc không.

– Trường hợp L/C tuần hoàn tích lũy, số tiền đã sử dụng có thể được thêm vào cho lần giao hàng kế tiếp.

– Trường hợp tín dụng tuần hoàn không tích lũy, những khoản tiền từng phần không được sử dụng sau khi đã hết thời hạn hiệu lực.

– Tín dụng tuần hoàn thường được sử dụng trong các trường hợp người mua muốn hàng hóa được giao từng phần tại những thời điểm quy định (hợp đồng giao hàng nhiều lần).

 L/C có thể tuần hòan theo 3 cách : . Tự động (automatic) : Sau khi xử dụng xong L/C lại tự động có giá trị như cũ, không cần thông báo của NH mở. Trong L/C ghi ” we open irrevocable L/C revolving monthly.The full amount again becomes available under the same terms and conditions, on the first day of each calendar month, .

Bán tự động (part automatic) : Sau khi sử dụng L/C, trong một thời hạn nhất định, nếu không có thông báo gì từ phía ngân hàng mở L/C thì một L/C mới với các điều kiện tương tự lại tiếp tục có hiệu lực. Trong L/C ghi ” this will be operative for the second & third shipment unless otherwise notice by us. .

Hạn chế (restrictive) phải có thông báo của ngân hàng mở về hiệu lực của một L/C mới được tái lập thì L/C đó mới có giá trị. L/C ghi ” reinstatement by us by way of amendment. L/c có thể tuần hòan theo số tiền hoặc thời gian, khi tuần hòan theo thời gian , L/C phải ghi rõ ngày hết hiệu lực của mỗi lần tuần hòan, đồng thời phải quy định rõ L/C đó là tuần hòan tích lũy hay không tích lũy.

  • L/C chuyển nhượng (Transferable Letter of Credit)

 Người thụ hưởng trong L/C chuyển nhượng có quyền yêu cầu ngân hàng của mình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ tín dụng cho người thụ hưởng khác.

Transferable_Credit

 

– Các chứng từ trong L/C chuyển nhượng nên được yêu cầu để có thể được sử dụng theo như L/C gốc.

– Người thụ hưởng trung gian có quyền thay thế hóa đơn của L/C chuyển nhượng bằng hóa đơn của mình.

– Số tiền bảo hiểm cho việc chuyển nhượng nên lập bằng với số tiền bảo hiểm trong L/C gốc.

– Thư tín dụng chỉ có thể được chuyển nhượng giống như các điều khoản quy định trong L/C gốc.

 Với L/C này người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. ) Trừ khi L/C có quy định khác (ví dụ: transferable without restritive), một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần từ người hưởng lợi đầu tiên tới 1 hay nhiều người hưởng thứ 2.Tuy nhiên người hưởng thứ 2 tái chuyển nhượng cho người hưởng đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có quyền tiếp tục chuyển nhượng L/C cho 1 người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ miễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh tóan từng phần. L/C được chuyển nhượng theo các điều khỏan, điều kiện đã quy định trong L/C, ngọai trừ : • • • • • Số tiền (thường ít hơn) Đơn giá ( thấp hơn) Thời hạn hiệu lực (ngắn hơn) Thời hạn xuất trình chứng từ (sớm hơn) Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn) Ngòai ra tên của người hưởng lợi thứ nhất có thể thay thế cho tên của người yêu cầu mở L/C.

  

  • Thư tín dụng giáp lưng (Back-to-Back Letter of Credit)

back-to-back – L/C giáp lưng là một tín dụng mới mở dựa trên cơ sở một L/C đã có – tín dụng không chuyển nhượng (tín dụng gốc) – cho một người thụ hưởng khác (do đó còn có tên là giáp lưng).

 L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

 Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp lưng hòan tòan chịu trách nhiệm thanh tóan bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không rang buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hòan tòan độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C. Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hòan tòan yên tâm về thanh tóan vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở

  •  Red clause L/C (anticipatory)

red-clause-langsung – L/C có điều khỏan đỏ : Là lọai L/C có điều kiện cho phép người hưởng được nhận một khỏan tiền trước khi giao hàng trên cơ sở hối phiếu trơn hay hối phiếu kèm chứng từ chứng minh rằng đã có hàng để giao như biên lai kho hàng (warrant hay warehouse ‘ receipt) biên lai của người giao nhận (forwarder ‘s receipt ) thông thường khi nhận khỏan tiền ứng trước này , người hưởng lợi có thể viết cam kết cho ngân hàng là sẽ xuất trình một bộ chứng từ theo quy định của L/C sau đó . Khỏan ứng trước sẽ được khấu trừ vào tiền thanh tóan bộ chứng từ.

Điều khoản đỏ được sử dụng truyền thống tại các quốc gia mà hàng hóa cần
được mua bởi người thụ hưởng là len, bông th\t, cao su… , người thụ hưởng yêu
cầu thanh toán trước một phần tiền để trả trực tiếp hoặc thông qua đấu giá.Theo
các điều khoản tín dụng, một ngân hàng trung gian được ủy quyền bởi ngân hàng phát hành để thanh toán trước một khoản tiền cho người thụ hưởng, để ông ta có thể thanh toán theo các cách trên.
• Trong khi hàng hóa đã được vận chuyển và tuân thủ theo như các tài liệu đã trình bày, thì số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để thanh toán các khoản phải chi trước khi xuất hàng và lãi suất tương ứng đã được thực hiện hoặc tuyên bố.
• Có ba loại điều khoản đỏ:
– The unsecured or clean red clause: Số tiền ứng trước để người thụ hưởng có thể trả trước tiền cước phí;
– The secured or documentary red clause: Số tiền ứng trước được thực hiện khi người thụ hưởng đưa ra được những tài liệu như biên lai kho,
vận đơn và các tài liệu khác cần thiết cho chuyến cùng với cam kết của người thụ hưởng. Nếu sau khi ứng trước, mà phát hiện ra các lỗi trong
tài liệu mà bên thụ hưởng cung cấp, ngân hàng trung gian có quyền yêu cầu hoàn trả lại toàn bộ số tiền ứng trước, các khoản lãi và phí từ ngân
hàng phát hành;
– The ‘receipt and undertaking’ or ‘invoice and undertaking’ clause: Ngân hàng trung gian ứng trước số tiền theo hóa đơn của người thụ
hưởng cùng với cam kết của người thụ hưởng rằng anh ta sẽ trả lại số tiền đã ứng trước nếu các tài liệu anh ta cung cấp không tuân thủ đúng
các quy đ\nh về tín dụng.
Phạm vi áp dụng
Khoản tiền ứng trước thường được thực hiện bằng đồng nội tệ để tránh bất kỳ sự biến động nào về tỷ giá giữa thời gian tạm ứng và thời gian thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu. Nếu khoản tạm ứng được thực hiện bằng đồng tiền nào khác đồng nội tệ thì cần có quy đ\nh rõ ràng về đồng tiền được sử dụng.
Nếu điều khoản tín dụng đỏ được ghi sẵn để đàm phán chứ không nhằm mục đích thanh toán thì nó không b\ hạn chế bởi trách nhiệm của các ngân hàng trung gian cho việc cung cấp khoản tín dụng đó, miễn là số tiền cuối cùng được tạo ra cho ngân hàng đó.

  • Reciprocal L/C – L/C đối ứng

revolvingLà lọai L/C chỉ có hiệu lực khi có 1 L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. L/C này được sử dụng trong giao dịch hàng đổi hàng và gia công hàng xuất khẩu. Cả 2 bên đều là người mua , người bán của nhau. Đặc điểm nổi bật của L/C này là điều khỏan thanh tóan. Trong quy định việc chấp nhận và/hoặc thanh tóan của L/C này chỉ có hiệu lực sau khi ngân hàng phát hành nhận đủ số tiền theo L/C số…ngày..do ngân hàng..phát hành (the acceptance and or payment under this L/C is valid only after our receipt of full proceeds under L/C No…dated issued by…) Đơn giản hơn có thể trong 2 L/C này đều ghi chỉ được thanh tóan khi 1 L/C khác đối ứng với nó được mở ra. L/C đối ứng xét về bản chất chỉ là một nửa L/C do sự cam kết có điều kiện của ngân hàng. Ở các nước khac, đã từ lâu không còn sử dụng L/C này , song ở Việt Nam lọai L/C này vẫn còn được sử dụng, đặc biệt trong quan hệ gia công tái xuất, vì nó giúp các nhà kinh doanh VN có thể gia công hàng xuất khẩu mà không cần vốn.

“L /C đối ứng (Reciprocal L/C) thường được sử dụng trong giao dịch gia công hàng xuất khẩu, theo đó cả hai bên đều đóng vai trò là nhà nhập khẩu và xuất khẩu. L/C đối ứng được phát hành hoặc chỉ có hiệu lực khi có một L/C khác đối ứng với nó đã được phát hành. Khác với những L/C thông thường được thanh toán/chấp nhận thanh toán khi chứng từ xuất trình phù hợp, L/C đối ứng là L/C thanh toán có điều kiện, theo đó Ngân hàng Phát hành (NHPH) L/C đối ứng cam kết thanh toán chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C khác đối với L/C do NHPH đó phát hành. Điều kiện thanh toán điển hình của L/C đối ứng thường được NHPH quy định tương tự như sau: “Đây là L/C đối ứng với L/C số … ngày …. được phát hành bởi Ngân hàng….. Khi nhận được chứng từ phù hợp, chúng tôi (NHPH) sẽ chấp nhận hối phiếu/chứng từ và sẽ thực hiện thanh toán hối phiếu/chứng từ đáo hạn chỉ sau khi nhận được đầy đủ tiền hàng theo L/C số ……….. ngày …… do Ngân hàng ……. phát hành”.

Ví dụ sau đây có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về L/C đối ứng:

Shingbang Ltd., Co (Hàn Quốc) ký một hợp đồng gia công hàng may mặc với Garment Company No. 5 (Việt Nam), theo đó Shingbang Ltd., Co mở L/C nhập thành phẩm (Master L/C) cho người hưởng là Garment Company No. 5 và L/C Garment Company No. 5 mở L/C nhập nguyên liệu trả chậm 90 ngày cho người hưởng là Shingbang Ltd., Co.

Khi nhận được L/C, ví dụ, L/C No. 123 dated 20/2/2008 được phát hàng bởi Korex Bank Seoul, Garment Company No. 5 yêu cầu ngân hàng của mình (Vietcombank Da Nang) phát hành L/C trả chậm (deferred payment L/C) 90 ngày đối ứng với L/C trên cho người hưởng là Shingbang. L/C đối ứng do Vietcombank Da Nang phát hành có thể quy định về điều kiện thanh toán như sau: “This L/C is reciprocal to L/C No. 123 dated 20/4/2008 issued by Korex Bank, Seoul. Upon receipt of the documents complying with the L/C terms, we shall incur a deferred payment undertaking but the payment ưhen due shall be effected only after our full receipt of the proceeds under L/C No. 123 dated 20/4/2008”.

L/C đối ứng phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á. Ở Việt Nam loại L/C này được phát hành phổ biến ở những năm 90 khi các công ty dệt may Việt Nam gia công hàng may mặc cho các công ty ở Hàn Quốc. Hiện nay loại L/C hầu như không còn được sử dụng rộng rãi.” nguồn trích dẫn từ Blog Nguyễn Hữu Đức

  • Thư tín dụng không thể hủy ngang và không được truy đòi lại tiền (Irrevocable without recourse letter of credit): Là loại thư tín dụng không thể hủy bỏ trong đó quy định Ngân hàng mở L/C sau khi đã thanh toán cho tổ chức xuất khẩu thì không được quyền truy đòi lại tiền với bất cứ lý do nào. Khi sử dụng loại L/C này tổ chức xuất khẩu khi ký phát hối phiếu phải ghi câu “không được truy đòi lại tiền người ký phát” (Without recourse to drawers)
Thanhai.wordpress.com tổng hợp
THAM KHẢO: 
 L/C  USANCE  PAID AT SIGHT (Tham khảo từ nguồn Blog Nguyễn Hữu Đức)

Mới đây một người bạn đồng nghiệp có gửi cho người viết bài này một bản sao LC có nội dung hơi khác so với những LC thông thường và hỏi đó là loại LC gì, được phát hành trong trường nào và nhằm mục đích gì … Xem qua nội dung người viết nhận ra ngay đây là LC UPAS (Usance Paid At Sight) – một loại LC trả chậm nhưng thực tế người hưởng lợi được thanh toán ngay – thỉnh thoảng được phát hành bởi một số ngân hàng ở Châu Á, đặc biệt là các ngân hàng Hàn Quốc. Người viết đã từng có dịp làm quen và tìm hiểu về loại LC này, do vậy, xin được giới thiệu chi tiết với các đồng nghiệp và bạn đọc quan tâm để khi gặp những LC tương tự sẽ không ngạc nhiên và có thể giải thích cặn kẻ cho khách hàng.
Hình thức của LC UPAS
Về hình thức, khác với 4 loại LC thường gặp như:

(i) LC thanh toán ngay (Sight Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) bằng cách thanh toán ngay ;

(ii) LC chiết khấu (Negotiation LC) – có giá trị thanh toán tại NHĐCĐ bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay;

(iii) LC chấp nhận (Acceptance LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn; và (iv) LC trả chậm (Deferred Payment LC) – có giá trị thanh toán tại NHPH hoặc tại NHĐCĐ bằng cách cam kết thanh toán có kỳ hạn,

LC UPAS có kết cấu vừa giống LC chấp nhận (vì có yêu cầu xuất trình hối phiếu trả chậm) nhưng lại vừa giống LC chiết khấu (vì hối phiếu trả chậm đó sẽ được thanh toán bằng cách chiết khấu trên cơ sở trả ngay).
Để tiện nhận biết loại LC này, dưới đây người viết xin được trích một số nội dung cơ bản từ một LC được phát hành dưới dạng điên swift MT 700 bởi Ngân hàng A ở Hàn Quốc:
“……
41D: Available with …. By ……
ANY BANK BY NEGOTIATION
42C: Drafts at ….
BENEFICIARY DRAFTS 90 DAYS AFTER B/L DATE
42A: Drawee
BANK B
53A: Reimbursing bank
BANK B
……..
78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank
+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT SIGHT BASIS AND SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK (BANK B).
+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US (BANK A) IN ONE LOT BY COURIER SERVICES
….. “
Phần trích dẫn nêu trên cho thấy Trường 41D (Thanh toán) và Truòng 42C (Hối phiếu) thể hiện LC có giá trị thanh toán bằng cách chiết khấu hối phiếu có kỳ hạn 90 ngày sau ngày vận đơn..Tuy nhiên, tại Trường 78 (Các chỉ thị đối với ngân hàng chiết khấu/chấp nhận/thanh toán), Ngân hàng A (NHPH) lại chỉ thị hối phiếu có kỳ hạn sẽ được chiết khấu trên cơ sở trả ngay và gửi cho ngân hàng bị ký phát (Ngân hàng B) để được hoàn trả, còn tất cả các chứng từ (ngoại trừ hối phiếu) phải gửi trực tiếp cho Ngân hàng A.
Giao dịch liên quan đến LC UPAS được thực hiện như thế nào ?
Giao dịch LC UPAS gồm 10 bước thực hiện như sau:
1. Nhà nhập khẩu (người mở LC) và nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) thoả thuận điều kiện bán hàng, theo đó nhà xuất khẩu sẽ được trả tiền ngay.
2. Nhà nhập khẩu đề nghị ngân hàng của minh tài trợ nhập khẩu thanh toán bằng LC, thời gian tài trợ là 90 ngày hoặc 180 ngày sau ngày nhận được chứng từ hoặc sau ngày vận đơn (90 or 180 days sight or after B/L date), tuỳ theo nhu cầu và khả năng hoàn trả của nhà nhập khẩu.
3. NHPH phát hành LC UPAS yêu cầu hối phiếu trả chậm 90/180 ngày ký phát đòi tiền ngân hàng hoàn trả được chỉ định ( a nominated reimbursing bank – NHHT), thường là một chi nhánh địa phương của NHPH và nêu rằng người hưởng lợi sẽ được thanh toán ngay với mọi chi phí lãi do người mở LC chịu.
NHPH cũng sẽ gửi cho NHHT một uỷ quyền hoàn trả có điều kiện trả tiền giống như LC quy định. Uỷ quyền đó cũng sẽ yêu cầu NHHT chấp nhận và chiết khấu hối phiếu theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT.
4. Người hưởng lợi thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho ngân hàng địa phương của mình để được thanh toán ngay.
5. Ngân hàng địa phương kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau:
(i) Các chứng từ gốc ngoại trừ hối phiếu được gửi cho NHPH.
(ii) Hối phiếu cùng với thư đòi tiền được gửi cho NHHT.
6. NHHT nhận được hối phiếu sẽ thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả, tức là chấp nhận và chiết khấu hối phiếu. Số tiền hối phiếu sau đó được chuyển cho ngân hàng của người hưởng lợi (trừ phí hoàn trả).
NHHT sau đó sẽ liên hệ NHPH thông báo rằng hối phiếu đã được xuất trình, chấp nhận và chiết khấu và thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chấp nhận và chiết khấu hối phiếu.
7. Nhận được điện thông báo từ NHHT và chứng từ từ ngân hàng của người hưởng lợi, NHPH kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp, sẽ thông báo cho người mở LC ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. NHPH cũng sẽ giao chứng từ cho người mở LC để nhận hàng.
8. Ngân hàng của người hưởng lợi khi nhận được tiền thanh toán từ ngân hàng hoàn trả thực hiện ghi có tài khoản của người hưởng lợi sau khi trừ phí.
9. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thanh toán cho NHHT số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh (phí hối phiếu UPAS có thể được thanh toán trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và NHHT).
10. Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NHPH sẽ thu số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh từ người mở LC (các phí có thể được thu trước tuỳ theo thoả thuận giữa NHPH và người mở LC).
Một điều quan trọng cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán của NHPH đối với NHHT là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người mở LC đối với NHPH. NHPH có nghĩa vụ phải thanh toán cho NHHT ngay cả khi không được người mở LC thanh toán.
LC UPAS được phát hành trong trường hợp nào và ai sẽ được hưởng lợi từ giao dịch này ?
Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cho thấy LC UPAS được phát hành khi nhà nhập khẩu (người mở LC) muốn nhập hàng trả ngay nhưng lại muốn NHPH tài trợ, trong khi NHPH vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán (thông thường là một chi nhánh địa phương của NHPH) thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của NHPH. Giữa NHPH và ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) có một thoả thuận riêng mà người mở LC không nhất thiết phải là một bên tham gia vào giao dịch đó.
Quy trình thực hiện giao dịch LC UPAS cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch LC UPAS.
– Người mở LC có thể hưởng lợi đôi đường: (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ; (ii) có thể mua hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.
– Đối với người hưởng lợi thì đây là cơ hội tốt nhất để: (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì cấp tín dụng thương mại cho người mua và ngồi chờ số tiền đáo hạn; (ii).có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;
– NHPH có thể hưởng một số lợi ích sau: (i) tài trợ giao dịch mà không phải bỏ vốn; (ii) trong sổ sách kế toán của NHPH giao dịch này có thể được thể hiện là một nghĩa vụ trực tiếp không được cấp vốn bởi việc thanh toán thực tế được NHĐCĐ thực hiện trả tiền trên cơ sở bảo đảm của NHPH; và (iii) có thể hưởng lợi từ chênh lệch lãi suất giữa lãi suất của NHĐCĐ và lãi suất áp dụng đối với khách hàng của mình.
– NHĐCĐ cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận và chiết khấu hối phiếu trả chậm..
Hi vọng những giải thích trên đây, trong chừng mực nào đó, có thể giúp một số cán bộ tác nghiệp LC và bạn đọc quan tâm hiểu sâu hơn về loại LC UPAS./.
Tài liệu tham khảo:
– Abdulkader Bazara: On financing under a sight LC (lcviews.com)
– LC Sam: UPAS (letterofcredìtforum.com)”

 

282 bình luận

  1. Hello,

    We Offer Swift MT760 BG/SBLC, FC MTN, Letter of Credit { LC }, MT103Etc.

    N/B: Provider’s Bank move first.

    Let me know if you have any need for the above offers.

    Thanks
    Name: Jerry Osborne
    Email: osbornej715@gmail.com
    Skype: osbornejerry123@outlook.com

    Thích

  2. We are a Finance Industry Company professionals with over 15 Years Experience and a focus on providing Bank Guarantee (BG),Standby Letter of Credit (SBLC), MTN (Mid Term Note) and LTN (Long Term Note) from some of the World Top 25 Prime Banks primarily from Barclays, Deutsche Bank, HSBC, Credit Suisse e.t.c.

    Purchase Instrument of BG/SBLC : 32%+2% Minimum Face Value = EUR/USD 5M-10B

    Lease Instrument of BG/SBLC : 4%+2% Minimum Face Value = EUR/USD 5M-10B

    BROKERS ARE WELCOME & 100% PROTECTED!!!
    Intermediaries/Consultants/Brokers are welcome to bring their clients and are 100% protected with healthy commissions. In complete confidence, we will work together for the benefits of all parties involved.

    We will be glad to share our working procedures with you upon request

    Email:- info.emeraldfinanceltd@gmail.com

    Thích

  3. Basic Programs For Antivirus Coupon Studied 2025

    Thích

  4. Đứng ở góc độ chuyên viên tư vấn đầu tư,
    xin chia sẻ những lợi điểm khác biệt hiếm có ở Biệt thự biển Vinpearl Premium, đa phần khách
    đầu tư không thể bỏ qua:
    Với hệ thống các giá trị “N trong 1”,
    những căn biệt thự tại các dự án Vinpearl Premium mang tới
    cho chủ sở hữu một tài sản giá trị, có khả năng sinh
    lời cao và lợi nhuận gia tăng không ngừng
    theo thời gian

    Contact : Mr Quân – +84 0902.855.965
    Email: vipdiaoc247@gmail.com
    http://www.vinpearl-vinhomes.com/

    Thích

  5. Wow, incredible blog layout! How lengthy have you
    ever been running a blog for? you made blogging glance easy.

    The whole look of your web site is fantastic, as well as the content material!

    Thích

  6. […] Thư tín dụng l/c (letter of credit) | nguyỄn thanh L/c là hình thức phổ biến hiện nay, đây là hình thức mà ngân hàng thay mặt người nhập khẩu cam kết với người xuất khẩu/người. […]

    Thích

  7. Right away I am going to do my breakfast, once having my breakfast coming over again to read additional news.

    Thích

  8. Bán gấp Mặt Tiền Vũ Tùng 4,6×16 nở 4,9 Trệt-4 Lầu-ST 9 tỷ

    Cần tiền bán gấp nhà khu vực gần Phan Chu Chinh, thông thoáng đã qua khỏi chợ Bà Chiểu.

    Đường lớn 3 ô tô tránh nhau. Khu vực sầm uất tiện kinh doanh,
    buôn bán, làm quán ăn, karaoke, khách sạn .v.v….

    + Diện tích : 4,6×16 nở hậu 5
    + Hiện trạng : Trệt + 4 Lầu
    + Hướng : Đông Nam
    + Giá : 9 tỷ thương lượng
    + Tel : Hoàng Tâm 0938.889.862. LH: Trịnh Hoàng Tâm, 83 Hoa Lan Phú Nhuận,
    Tel. 0938 889 862

    Thích

  9. Awesome blog! Is your theme custom made or did
    you download it from somewhere? A design like yours with a few
    simple adjustements would really make my blog shine.

    Please let me know where you got your theme. Thanks

    Thích

  10. This blog was… how do you say it? Relevant!! Finally I have found something which helped me.
    Appreciate it!

    Thích

  11. b ơi
    mình đang cần tìm 1 ví dụ cụ thể về mẫu LC chuyển nhượng? b có k v? Nếu có có thể cho mình xin k? Cảm ơn bạn nhiều 🙂

    Thích

    • ***NAME OF ISSUING BANK***
      ***Bank Address***
      ___________________, 200_

      IRREVOCABLE LETTER OF CREDIT NO. _______________

      City of

      [address/official]

      Dear Sir:

      We hereby establish in favor of the CITY OF [ ], upon the application of and for the account of ***Account Party***, ***Account Party Address*** (the “Account Party”) our transferable irrevocable standby letter of credit (the “Letter of Credit”) in the amount of $________________ (the “Maximum Available Credit”), subject to the reduction as hereinafter set forth.
      For information only: This letter of credit is issued with respect to a subdivision of land in the City of [ ], Missouri, known as ______________________________ Subdivision Plat dated _____________ issued by you for the benefit of the Account Party (the “Plat Approval”).
      Subject to all of the terms and conditions of this Letter of Credit, the Maximum Available Credit shall be made available by your draft(s) at sight drawn on us accompanied by this Letter of Credit and any amendments thereto for presentation and by the following documents:

      1. Your signed certificate dated not more than ten days prior to its presentation to us; or
      2. Your signed certificate, dated not more than ten days prior to its presentation to us.
      *No draft will be paid if the amount thereof is in excess of the Maximum available Credit hereunder as of the date such draft is to be paid.

      Multiple drawings may be presented under this Letter of Credit, which, in the aggregate and subject to the limitations set forth herein, shall not exceed the Maximum Available Credit then in effect and each such drawing honored by us hereunder shall reduce the Maximum Available Credit by the amount of such drawing. The draft(s) drawn under this Letter of Credit must be drawn and presented to our offices at ***Bank Address*** Attention: ____________________________ (or such other officer, department or address designated in writing by us to you at your address shown above or at such other address as you shall advise us of in writing) by hand delivery or by delivery by courier between 9:00 a.m. and 4:30 p.m. (St. Louis, Missouri time) on a Business Day (as defined below). As used in this Letter of Credit, “Business Day” shall mean any day other than a Saturday, Sunday or a day on which banking institutions in the State of Missouri are authorized or required by law to close.
      We hereby agree that all drafts drawn under and in compliance with the terms of this Letter of Credit will be duly honored by us upon delivery of any of the certificate(s) specified above and if presented at our aforesaid office on or before the Expiration Date (as defined below).
      If demand for payment is made hereunder in strict conformity with the terms and conditions of this Letter of Credit before 11:00 a.m. (St. Louis, Missouri time) on any Business Day, payment of the amount demanded shall be made in immediately available funds not later than 1:00 p.m. (St. Louis, Missouri time) on the next succeeding Business Day.
      Payment under this Letter of Credit to you shall be made by wire transfer of immediately available funds per your instructions.
      Only you or a transferee may make drawings under this Letter of Credit. Upon payment as provided above of the amount specified in a sight draft drawn hereunder, the Maximum Available Credit of the Letter of Credit shall be reduced by the amount of the payment.
      If demand for payment does not conform to the terms and conditions of this Letter of Credit, we will promptly notify you thereof and of the reasons therefor, such notice to be promptly confirmed in writing to you, and we shall hold all documents at your disposal or return the same to you, if directed by you.
      This Letter of Credit is effective immediately and expires on the earliest of (i) 4:00 p.m. (St. Louis, Missouri time) on ___________________, _______ ***as such date may be extended as hereinafter provided*** (ii) when you have drawn and we have paid to you the Maximum Available Credit of this Letter of Credit or (iii) the day on which this Letter of Credit is surrendered to us for cancellation (collectively, the “Expiration Date”); provided, however, notwithstanding the termination by expiration of this Letter of Credit, our payment obligation shall survive such expiration with respect to any sight drafts accompanied by a certificate as the case may be, presented to us for payment prior to the expiration of this Letter of Credit; and further provided that upon such expiration, or if automatically extended upon expiration of the last extension, we shall immediately transfer the balance of the Maximum Available Credit to you at the following account:

      [bank account numbers]

      or such other account subsequently designated by you, unless you authorize in writing a release of our obligations under this Letter of Credit or authorize a replacement of the Letter of Credit. It is a condition of this Letter of Credit that it shall be deemed automatically extended, without amendment, for one year from the present or any future Expiration Date hereof, unless at least 75 days prior to any such date, we shall send you, in the form attached hereto as Exhibit D, notice that we elect not to consider this Letter of Credit renewed for such additional one-year period. Notwithstanding any automatic extensions, this letter of credit shall expire fully and finally not later than ________________________.
      Upon our receipt, from time to time, from you of a written reduction certificate in the form attached as Exhibit E, we are authorized to reduce the Maximum Available Credit hereunder by the amount stated in such certificate, any such reduction to be effective only at our close of business on the date on which we receive such written reduction certificate.
      This Letter of Credit shall be governed by the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, 1993 Revision, International Chamber of Commerce Commission Publication No. 500, but excluding the provisions of Article 41 thereof (the “UCPDC”).
      Any communications with respect to this Letter of Credit shall be in writing and shall be addressed to us at ***Bank Address***. Attention: ___________________, specifically referring thereon to Irrevocable Letter of Credit No. _______________.
      You may transfer your rights under this Letter of Credit in their entirety (but not in part) to any transferee. Transfer of your rights under this Letter of Credit to any such transferee shall be effected only upon the presentation to us of this Letter of Credit accompanied by a transfer letter , and we consent to such transfer without charges or fees of any kind. Upon such transfer, the transferee shall have no further rights to transfer this Letter of Credit.
      This Letter of Credit sets forth in full our undertaking, and such undertaking shall not in any way be modified, amended, amplified or limited by reference to any document, instrument or agreement referred to herein (including, without limitation, the Plat Approval, but excluding the UCPDC), and any such reference shall not be deemed to incorporate herein by reference any document, instrument or agreement.

      Very truly yours,
      ***NAME OF ISSUING BANK***
      By:

      Thích

  12. I’m not sure exactly why but this weblog is loading very slow for me.
    Is anyone else having this problem or is it a problem on
    my end? I’ll check back later on and see if the problem still exists.

    Thích

  13. anh cho em hỏi về L/C ko huy ngang.
    cty xuất khẩu đưa bộ chứng từ đòi tiền đến ngân hàng của ng nhập khẩu( bank mở L/C) nhưng cty nhập khẩu này đã bị phá sản, giám đốc bỏ trốn thì bank này có phải thanh toán cho nhà nhập khẩu ko a?

    Thích

    • thanh toan cho ai vậy bạn? nhà xk chứ bạn, dù cho nhà nk có như thế nào đi chăng nữa thì ngân hàng vẫn phải trả tiền, vì L/c là cam kết của ngân hàng trả tiền cho ngừoi xk… bạn tìm hiểu thêm nũa nha!

      Thích

    • Anh cho em hỏi trong thanh toán L/C thì có lợi cho nhà NK hay XK hơn?Tại sao?Em đọc trong sách thi nó ng ta nói là cả 2 đều có lợi nhưng thầy em lại bảo là nhà XK có lợi hơn.Thanks

      Thích

      • Mình cũng có chung quan điẻm với thầy của bạn, vì l/c thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ xuất trình phù hợp với l/c. Sự phù hợp ở đây là trên bề mặt chứng từ, chứ ngân hàng ko chịu trách nhiệm vè tính pháp lý. Do vậy nếu nhà nhập khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp là đc thanh toán và rủi ro về hàng hoá thuộc về nhà nhập khẩu

        Thích

  14. … [Trackback]…

    […] There you will find 48499 more Infos: thanhai.com/2007/12/21/lc/trackback/ […]…

    Thích

  15. Google…

    Wonderful story, reckoned we could combine several unrelated data, nevertheless definitely really worth taking a appear, whoa did 1 find out about Mid East has got far more problerms as well…

    Thích

  16. Hi, Neat post. There’s an issue with your web site in internet explorer, could check this¡K IE nonetheless is the market leader and a large component to other folks will miss your fantastic writing due to this problem.

    Thích

  17. I just want to mention I am just newbie to blogs and definitely savored you’re website. Likely I’m going to bookmark your blog post . You surely come with superb article content. Thanks a bunch for sharing with us your blog site.

    Thích

  18. Hi there, i read your blog occasionally and i own a similar one and i was just curious if you get a lot of spam comments? If so how do you reduce it, any plugin or anything you can suggest? I get so much lately it’s driving me insane so any help is very much appreciated.

    Thích

  19. Wonderful web site. Lots of useful info here. I am sending it to a few buddies ans additionally sharing in delicious. And naturally, thanks on your effort!

    Thích

  20. Wow, incredible weblog structure! How long have you been running a blog for? you make blogging look easy. The entire look of your website is great, let alone the content!

    Thích

  21. An interesting discussion is worth comment. I think that you should write more on this topic, it might not be a taboo subject but generally people are not enough to speak on such topics. To the next. Cheers

    Thích

  22. I do not therapy exactly who point out, i enjoy this sort of trainer. Individuals whine regarding the excellent, but hi, it’s good ample for me. They are often consequently secure. In line with proportions.They are beautiful and go along with largely virtually any apparel. I suggest everyone to possess these.

    Thích

  23. I am curious to find out what blog platform you’re working with? I’m having some small
    security problems with my latest blog and I’d like to find something more risk-free. Do you have any suggestions?

    Thích

  24. This is really attention-grabbing, You’re an excessively skilled blogger. I’ve joined your feed
    and look forward to looking for more of your wonderful post.
    Additionally, I have shared your site in my social networks

    Đã thích bởi 1 người

  25. Admiring the commitment you put into your blog and detailed information you present.
    It’s awesome to come across a blog every once in a while that isn’t the same out of date rehashed information.
    Great read! I’ve bookmarked your site and I’m adding your RSS feeds to my Google account.

    Thích

  26. Spot on with this write-up, I actually feel this site needs much more attention. I’ll probably be returning to read through more, thanks for the advice!

    Thích

  27. I do not even know the way I finished up here, but I assumed this post was once good.
    I do not understand who you’re but certainly you’re going to a famous blogger for those who aren’t already. Cheers!

    Thích

  28. You really make it seem really easy with your presentation but I to find this matter to be really one thing that I feel I might never understand. It kind of feels too complicated and extremely broad for me. I am taking a look ahead on your next publish, I will try to get the hold of it!

    Thích

  29. hello there and thank you for your info – I
    have definitely picked up anything new from right here.
    I did however expertise some technical issues using this web site, since I experienced
    to reload the site many times previous to I could get it to load correctly.

    I had been wondering if your web host is OK?
    Not that I am complaining, but sluggish loading instances times
    will very frequently affect your placement in
    google and can damage your high quality score if advertising and marketing with Adwords.

    Well I’m adding this RSS to my e-mail and can look out for a lot more of your respective fascinating content. Ensure that you update this again soon.

    Thích

  30. This is a topic that’s close to my heart… Thank you! Where are your contact details though?

    Thích

  31. I savor, result in I discovered exactly what I was taking a look for.
    You’ve ended my four day long hunt! God Bless you man. Have a great day. Bye

    Thích

  32. We are a group of volunteers and starting a new scheme in
    our community. Your web site offered us with valuable information to work on.
    You’ve done an impressive job and our entire community will be thankful to you.

    Thích

  33. My coder is trying to persuade me to move to .net from PHP.

    I have always disliked the idea because of the costs. But he’s tryiong none the less. I’ve been using WordPress on a number of websites for about a year and am
    anxious about switching to another platform. I have heard
    good things about blogengine.net. Is there a way I can transfer all my wordpress content into it?
    Any kind of help would be greatly appreciated!

    Thích

  34. I really like your blog.. very nice colors & theme.
    Did you design this website yourself or did you hire someone to
    do it for you? Plz reply as I’m looking to design my own blog and would like to know where u got this from. many thanks

    Thích

  35. Heya i am for the first time here. I came across this board and I find It
    truly useful & it helped me out much. I hope to give something back and aid others like you helped me.

    Thích

  36. Hello, Neat post. There’s a problem together with your website in internet explorer, would test this? IE still is the marketplace chief and a huge component of people will pass over your magnificent writing due to this problem.

    Thích

  37. I have been surfing on-line greater than three hours today, yet I never
    found any interesting article like yours. It’s beautiful price sufficient for me. In my opinion, if all webmasters and bloggers made just right content material as you did, the internet will probably be a lot more useful than ever before.

    Thích

  38. I really like looking through an article that will make men and women think.
    Also, thanks for allowing me to comment!

    Thích

  39. Excellent blog you have got here.. It’s hard to find good quality writing like yours these days. I truly appreciate people like you! Take care!!

    Thích

  40. Thanks a bunch for sharing this with all folks you really understand what you are talking approximately!
    Bookmarked. Kindly additionally seek advice from my web site =).
    We may have a hyperlink exchange contract between us

    Thích

  41. I enjoy reading an article that can make people
    think. Also, many thanks for permitting me to comment!

    Thích

  42. Hi! Quick question that’s entirely off topic. Do you know how to make your site mobile friendly? My blog looks weird when viewing from my iphone4. I’m
    trying to find a theme or plugin that might be able to fix this issue.
    If you have any suggestions, please share. Thank you!

    Thích

  43. What a data of un-ambiguity and preserveness of valuable knowledge about unpredicted feelings.

    Thích

  44. Heya! I’m at work surfing around your blog from my new iphone 4! Just wanted to say I love reading your blog and look forward to all your posts! Carry on the excellent work!

    Thích

  45. Can I just say what a relief to find someone who truly knows what they’re discussing on the internet. You actually know how to bring a problem to light and make it important. A lot more people should read this and understand this side of the story. I can’t believe you aren’t more popular because you certainly possess the gift.

    Thích

  46. Touche. Sound arguments. Keep up the great effort.

    Thích

  47. Neat blog! Is your theme custom made or did you download it from somewhere?

    A design like yours with a few simple tweeks would really make
    my blog stand out. Please let me know where you got your theme.
    Many thanks

    Thích

  48. Wow, this paragraph is nice, my sister is analyzing these
    things, therefore I am going to inform her.

    Thích

  49. Hello to every body, it’s my first visit of this webpage; this webpage consists of awesome and actually excellent material for visitors.

    Thích

  50. Thanks for finally writing about >Thư tín dụng L/C (Letter of Credit) |
    NGUYỄN THANH HẢI’S WEBSITE <Loved it!

    Thích

  51. Just desire to say your article is as astounding.
    The clarity in your post is simply excellent and i could assume you’re an expert on this subject. Well with your permission allow me to grab your RSS feed to keep updated with forthcoming post. Thanks a million and please carry on the enjoyable work.

    Thích

  52. Hey I know this is off topic but I was wondering if you knew of any widgets I could add to my blog that automatically tweet
    my newest twitter updates. I’ve been looking for a plug-in like this for quite some time and was hoping maybe you would have some experience with something like this. Please let me know if you run into anything. I truly enjoy reading your blog and I look forward to your new updates.

    Thích

  53. Have you ever considered publishing an e-book or guest authoring on other
    sites? I have a blog based on the same information you discuss and would really
    like to have you share some stories/information.

    I know my readers would appreciate your work. If you’re even remotely interested, feel free to send me an e-mail.

    Thích

  54. I am curious to find out what blog platform you happen to be utilizing?
    I’m having some minor security problems with my latest website and I’d like to find something more safeguarded.
    Do you have any solutions?

    Thích

  55. It’s actually a great and helpful piece of info. I’m satisfied that you simply shared this useful information with us.
    Please stay us up to date like this. Thanks for sharing.

    Thích

  56. Right away I am going to do my breakfast, afterward having my breakfast coming yet again to read further news.

    Thích

  57. Helpful info. Fortunate me I discovered your web site accidentally, and I am stunned why this twist of fate did not came about
    in advance! I bookmarked it.

    Thích

  58. I’m gone to convey my little brother, that he should also pay a visit this webpage on regular basis to get updated from latest gossip.

    Thích

  59. Magnificent beat ! I wish to apprentice at the same time as
    you amend your site, how could i subscribe for a weblog site?

    The account helped me a appropriate deal. I were tiny bit familiar of this
    your broadcast offered brilliant transparent concept

    Thích

  60. We’re a group of volunteers and opening a new scheme in our community. Your web site offered us with valuable info to work on. You have done a formidable job and our entire community will be thankful to you.

    Thích

  61. This is very interesting, You are a very skilled blogger.
    I have joined your feed and look forward to seeking
    more of your wonderful post. Also, I have shared your site in my social networks!

    Thích

  62. Saved as a favorite, I really like your web site!

    Thích

  63. These are truly impressive ideas in concerning blogging.
    You have touched some good factors here. Any way keep up wrinting.

    Thích

  64. Its such as you read my thoughts! You appear
    to know a lot about this, such as you wrote the book in it or something.
    I think that you simply could do with some p.
    c. to drive the message house a bit, but instead of that,
    that is excellent blog. An excellent read. I will certainly be back.

    Thích

  65. When I originally commented I seem to have clicked on the -Notify me when new comments are added- checkbox and now each time a comment is added I receive four emails with the exact same
    comment. Perhaps there is a means you are able to remove
    me from that service? Thanks!

    Thích

  66. Awesome blog! Do you have any recommendations for aspiring writers?
    I’m hoping to start my own blog soon but I’m a little lost on
    everything. Would you recommend starting with
    a free platform like WordPress or go for a paid option?
    There are so many options out there that I’m completely overwhelmed .. Any tips? Thank you!

    Thích

  67. I will immediately grasp your rss as I can not to find
    your email subscription link or newsletter service.
    Do you have any? Kindly permit me understand in order that I may just subscribe.
    Thanks.

    Thích

  68. Very descriptive blog, I liked that a lot. Will there be a part 2?

    Thích

  69. Simply wish to say your article is as astonishing. The clearness on your put up
    is simply cool and i can think you’re knowledgeable in this subject. Well together with your permission allow me to snatch your feed to stay up to date with forthcoming post. Thank you a million and please carry on the enjoyable work.

    Thích

  70. This post is really a fastidious one it helps new net users, who are
    wishing in favor of blogging.

    Thích

  71. Great information. Lucky me I ran across your website by accident (stumbleupon).

    I’ve saved as a favorite for later!

    Thích

  72. I am curious to find out what blog platform you’re using? I’m experiencing some minor security
    issues with my latest website and I would like to find something more risk-free.
    Do you have any solutions?

    Thích

  73. I got this web page from my friend who informed me on the topic of this web page and now this time I am browsing this site and reading very informative content here.

    Thích

  74. I savour, lead to I found exactly what I was taking a look for.
    You have ended my four day long hunt! God Bless you man.

    Have a nice day. Bye

    Thích

  75. I’m not that much of a online reader to be honest but your sites really
    nice, keep it up! I’ll go ahead and bookmark your website to come back down the road. Cheers

    Thích

  76. Great work! This is the kind of information that are supposed to be shared across the
    net. Disgrace on the search engines for not positioning this submit higher!
    Come on over and consult with my web site . Thank
    you =)

    Thích

  77. At this time it appears like Drupal is the preferred blogging platform available right now.
    (from what I’ve read) Is that what you’re using on your blog?

    Thích

  78. An impressive share! I have just forwarded this onto a co-worker who has been conducting
    a little research on this. And he in fact bought me dinner due to the fact that I stumbled upon it for him.
    .. lol. So let me reword this…. Thank YOU
    for the meal!! But yeah, thanx for spending some time to talk about this issue here on your web page.

    Thích

  79. Magnificent web site. A lot of useful info here. I am sending it to a few buddies ans additionally sharing in delicious.
    And naturally, thank you on your sweat!

    Thích

  80. Thanks for one’s marvelous posting! I quite enjoyed reading it, you’re a great author.
    I will be sure to bookmark your blog and will often come
    back very soon. I want to encourage one to continue your great writing, have a nice morning!

    Thích

  81. a hải có thể giúp e trả lời câu hỏi ” ý nghĩa của phương thức thanh toán LC là gì?” k ạ. Cảm ơn anh!

    Thích

  82. a Hải ơi, cho e hỏi câu này với ạ:
    1, thế nào là một LC gốc?
    2, có thế sử dụng 2 NHTB trong 1 LC được ko? nếu có, giả sử có 1 LC giả thì trách nhiệm thuộc về ai? tại sao lại sử dụng 2 NHTB trong 1 LC?

    Thích

    • Lc gốc là lc do chính ngân hàng phát hành Lc phát hành. Hiện nay các Ngân hàng phát hành Lc thông qua hệ thống swift do vậy việc xác định Lc chỉ có thẻ trên mã swiftcode khi phát hành xác định ngân hàng phát hành trên cơ sở mã xác nhận của Ngân hàng advising bank

      Thích

  83. Các bạn ơi cho mình hỏi l/c dự phòng có tạo nên khoản nợ tình thế không? mà khoản nợ tình thế là gì vây? thanks nha

    Thích

  84. Anh cho e hỏi để quản trị rủi ro trong phương thức thanh toán LC có dùng mô hình định lượng nào không?

    Thích

  85. anh cho em hỏi 10 nội dung chính của 1 thông báo L/C là gì anh?

    Thích

    • Dear Huyen,
      Đây là nội dung một L/c notice

      CITIBANK EUROPE PLC.
      C/O CITIBANK INTERNATIONAL PLC
      EUROPEAN TRADE OPERATIONS
      CITIGROUP CENTRE 2,CANADA SQUARE
      LONDON E14 5LB. UNITED KINGDOM
      TRANSAS RUSSIAN FLEET LTD
      10 EASTGATE AVENUE, EASTGATE
      BUSINESS PARK, LITTLE ISLAND, CORK,
      IRELAND
      LC ARRIVAL NOTICE
      OUR REF: 5xxxxxx
      EXPORT LC.
      OUR REF : 5xxxxxx
      LETTER OF CREDIT NO : 12xxxxxxx
      OPENED BY : MILITARY COMMERCIAL JOINTSTOCK BANK
      BY ORDER OF : HONG HA SHIPBUILDING COMPANYVIETNAM
      AMOUNT : EUR …………..
      EXPIRY DATE : NOV. 30, 2012
      __________________________________________________________________________________________
      DEAR SIRS,
      AT THE REQUEST OF THE ISSUING BANK INDICATED ABOVE, WE ENCLOSE ORIGINAL LETTER OF CREDIT.
      IN THE EVENT THAT YOU ARE UNABLE TO FULFIL ONE OR MORE OF THE TERMS AND CONDITIONS, PLEASE
      CONTACT YOUR CUSTOMER IMMEDIATELY, REQUESTING AN AMENDMENT TO THE CREDIT.
      ADDITIONAL INFORMATION:
      WE HAVE NOT BEEN REQUESTED TO ADD OUR CONFIRMATION TO THIS
      DOCUMENTARY CREDIT AND THEREFORE THIS ADVICE CONVEYS NO
      ENGAGEMENT OR RESPONSIBILITY ON OUR PART. WHERE DRAFTS ARE TO BE
      DRAWN ON CITIBANK, THIS DOES NOT CONSTITUTE ANY UNDERTAKING ON
      OUR PART TO EFFECT PAYMENT OR ACCEPTANCE THEREOF.
      THIS ADVICE, TOGETHER WITH ANY SUBSEQUENT AMENDMENTS,
      CONSTITUTES THE DOCUMENTARY CREDIT ISSUED IN YOUR FAVOUR AND
      MUST ACCOMPANY ALL PRESENTATIONS.
      .
      ALL PARTIES TO THIS LETTER OF CREDIT ARE ADVISED THAT THE U.S.
      GOVERNMENT HAS IN PLACE SANCTIONS AGAINST CERTAIN COUNTRIES,
      RELATED ENTITIES AND INDIVIDUALS. CITIBANK, N.A., INCLUDING ITS
      BRANCHES AND, IN CERTAIN CIRCUMSTANCES, ITS SUBSIDIARIES, ARE
      PROHIBITED FROM ENGAGING IN TRANSACTIONS WITHIN THE SCOPE OF
      SUCH SANCTIONS.
      .
      IN THE EVENT THAT THE LETTER OF CREDIT CALLS FOR DRAFTS TO BE
      DRAWN PAYABLE AT A FUTURE DATE, AND SUBJECT TO THE TERMS OF THE
      CREDIT AND PRESENTATION OF CONFORMING DOCUMENTS, WE SHALL BE
      PLEASED TO CONSIDER FINANCING DOCUMENTS AND/OR BILLS DRAWN UNDER
      ACCEPTANCE CREDITS (WHERE WE HAVE AGREED TO ACCEPT DRAFTS DRAWN
      ON CITIBANK), OR NEGOTIATION CREDITS (WHERE DRAFTS ARE DRAWN ON
      THE ISSUING BANK). IN THE EVENT OF NEGOTIATION BEING EFFECTED,
      SUCH NEGOTIATION WILL BE WITH RECOURSE TO YOURSELVES. PLEASE

      INCLUDE ANY REQUEST AT THE TIME OF PRESENTATION OF DOCUMENTS
      WHEN THE MATTER WILL RECEIVE OUR FURTHER ATTENTION.
      .
      YOU WILL NOTE THAT THIS ADVICE HAS BEEN SENT TO YOU IN THE NAME
      OF CITIBANK EUROPE PLC (FORMERLY KNOWN AS CITIBANK IRELAND
      FINANCIAL SERVICES PLC – CIFS) WHICH IS A WHOLLY OWNED
      SUBSIDIARY OF CITIBANK N.A.CITIBANK EUROPE PLC CARRIES THE SAME
      RATING FROM AS ITS PARENT COMPANY AND IS THE OPERATING VEHICLE
      UNDER WHICH ALL TRADE TRANSACTIONS WILL BE HANDLED FOR YOUR
      COUNTRY OF DOMICILE.
      .
      IN THE EVENT THAT YOU CHOOSE TO UTILIZE THE SERVICES OF CITIBANK
      EUROPE PLC AS THE NEGOTIATING BANK UNDER THIS LETTER OF CREDIT.
      ANY PRESENTATION OF DOCUMENTS UNDER THIS LETTER OF CREDIT MAY BE
      MADE TO CITIBANK EUROPE PLC’S SERVICE PROVIDER AS DETAILED
      BELOW:C/O CITIBANK INTERNATIONAL PLC EUROPEAN TRADE CITIGROUP
      CENTRE 2 CANADA SQUARE LONDON E14 5LB UNITED KINGDOM,MARKED FOR
      THE ATTENTION OF TRADE SERVICES DEPARTMENT AND QUOTING OUR
      REFERENCE AS ABOVE
      .
      IN THE EVENT THAT WE FIND A DISCREPANCY IN YOUR DOCUMENTS, WE
      WILL FAX YOU A FORMAL DISCREPANCY NOTICE, AS DESCRIBED IN ART 16
      OF UCP 600. IF YOU WOULD PREFER TO RECEIVE OUR FORMAL
      DISCREPANCY NOTICE BY E-MAIL RATHER THAN BY FACSIMILE, PLEASE
      STATE THIS PREFERENCE IN YOUR DOCUMENT REMITTANCE LETTER AND
      PROVIDE US WITH A MINIMUM OF TWO INDIVIDUAL E-MAIL ADDRESSES
      AND/OR A GROUP E-MAIL ADDRESS. YOU WOULD BE RESPONSIBLE FOR
      ADVISING CITI WITHIN A REASONABLE TIME OF ANY CHANGES IN THE
      NAMES AND E-MAIL ADDRESSES OF YOUR COMPANY’S DESIGNATED
      RECIPIENTS. PLEASE NOTE THAT BY PROVIDING US WITH SUCH E-MAIL
      ADDRESSES YOU HEREBY IRREVOCABLY AND UNCONDITIONALLY AGREE THAT
      ANY DISCREPANCY NOTICE OR RELATED COMMUNICATION SENT BY E-MAIL
      TO ANY ADDRESS PROVIDED BY YOU SHALL BE: (A) IN ACCORDANCE WITH
      ART.16D OF UCP 600 AND (B) DEEMED RECEIVED BY YOU ON THE DAY THE
      COMMUNICATION WAS SENT BY CITI.
      .
      WE RESERVE THE RIGHT TO DEDUCT EUR 75.00 FROM THE VALUE OF
      DOCUMENTS RECEIVED IN THE EVENT OF DISCREPANCIES BEING OBSERVED.
      .
      THE ATTACHED GUIDE TO LETTER OF CREDIT OPERATIONS FORMS AN
      INTEGRAL PART OF THIS ADVICE.
      .
      IN ORDER TO AVOID ANY UNNECESSARY DELAY IN THE SETTLEMENT OF
      PROCEEDS, PLEASE ENSURE YOU PROVIDE YOUR PAYMENT INSTRUCTIONS AT
      THE TIME OF PRESENTATION OF DOCUMENTS. IN THE ABSENCE OF YOUR
      PAYMENT INSTRUCTIONS AS AFORE-MENTIONED, WE RESERVE THE RIGHT TO
      DEDUCT EUR 50.00 FROM PROCEEDS, IN RESPECT OF ADDITIONAL
      HANDLING CHARGES.
      .
      THIS ADVICE IS SUBJECT TO THE ICC’S UNIFORM CUSTOMS AND PRACTICE FOR DOCUMENTARY CREDITS
      (VERSION IN FORCE ON THE DATE OF ISSUANCE OF THIS L/C) 600.
      PLEASE DIRECT ANY INQUIRIES, QUOTING OUR REFERENCE NUMBER, TO:

      CUSTOMER SERVICE DEPARTMENT,
      TEL:FRENCH 33-1-7075-5449 BELGIUM 32-2-626-6250
      ENGLISH 44-207-500-6558 ITALIAN 3902-8906-4828
      GERMAN 49-691-366-1287 SWISS 41-58-750-7263
      SPANISH 3491-538-4387 PORTUGUESE 351-21-311-6354
      GREEK 801-11-66801 NETHERLANDS 31-20-651-4232
      IRELAND 353-1-622-4405
      E-MAIL:TRADESERVICES.EUROPE@CITI.COM
      NOTE:
      *** FREE ONLINE INFORMATION SERVICE ***
      *** AVAILABLE TO ALL PARTIES – NO PASSWORD REQUIRED***
      TRADE ADVISOR IS A SERVICE AVAILABLE THROUGH THE CITIDIRECT ONLINE BANKING WEB SITE
      THAT ENABLES YOU TO SUBMIT A WEB BASED INQUIRY TO VIEW THE STATUS OF YOUR LETTER OF
      CREDIT OR PRESENTATION. TRADE ADVISOR IS ACCESSED BY FOLLOWING 3 SIMPLE STEPS:
      1. GO TO THE WEB SITE http://WWW.CITIDIRECT.COM
      2. SELECTTHE TRADE ADVISOR TAB AND THE TRADE ADVISOR SCREEN WILL APPEAR
      3. INPUT A BANK TRANSACTION REFERENCE AND CLICK SEARCH
      WE ENCOURAGE YOU TO AVAIL YOURSELF OF THIS SELF-SERVICE INQUIRY FEATURE.

      Thích

  86. Anh oi, cho em hỏi
    Có một L/C với các nội dung chủ yếu sau:
    +Ngày phát hành L/C: 3/5/2002
    +Ngày hết hiệu lực của L/C : 18/8/2002
    +Ngày giao hang vào 30/6/2002
    Ngân hàng có cháp nhận thanh toán cho bộ chứng từ có vận đơn ghi ngày 3/7/2002, hóa đơn thương mại ngày 30/6/2002, hối phiếu tạo lập ngày 30/6/2002 được xuất trình vào ngày 15/7/2002 không? tại sao ( ghi chú: hai bên mua bán được thực hiện theo quy định của UCP 500)
    Mong anh giải thích rõ ràng giúp em với. Em không hiểu về L/C lắm. >”<

    Thích

    • theo những điều bạn noí như trên thì ngân hàng không chấp nhận thanh toán cho bộ chứng từ trên
      thứ 1: Nó không đúng với quy định trong L/c , quy định ngày giao hàng cuối cùng là 30/6, nhưng vận đơn ghi là ngày 3/7, mà vận đơn là căn cứ để xác định ngày giao hàng cho nguời nk, cho nên đã sai,
      còn ngân hàng chỉ có thể chấp nhận việc thanh toán đó khi giũa nhà nk và xk thỏa thuận với nhau và yêu cầu tu chỉnh L/c gia hạn thêm ngày giao hàng ví dụ cho đến 5/7 thì ngân hàng có thể chấp nhận vận đơn kia

      còn về hối phiếu thì phải ghi rõ quy định trinh là
      trả ngay sao khi nhìn thấy hay sao bao nhieu ngày kí phát, hay sao bao nhieu ngay giao hàng, nên bạn phải nói rõ hơn trườg hợp này.!

      Thích

      • Mình xin bổ sung thêm: Hoá đơn và hối phiếu phải ghi ngày không sớm hơn ngày B/L. Theo UCP 500 thì ngày xuất trình không muộn hơn 21 ngày kể từ ngày giao hàng chậm nhất trừ khi L/c có qui định khác, tuy nhiên ngày xuất trình phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/c

        Thích

  87. Dear Anh Hải

    Em đang học về thanh toán quốc tế nên em có câu hỏi như sau ạ :
    L/C có thể chiết khấu và chiết khấu L/C khách hay giống nhau ạ, vì theo em đọc trong 1 số tài liệu tham khảo trên mạng thì thuật ngữ negotiate trong UCB 600 là chiết khấu L/C trong đó các loại L/C có thể chiết khấu bao gồm: LC chiết khấu, LC chấp nhận và LC trả chậm. Do đó có hơi bối rối về các khái niệm này, trong khi định nghĩa L/C chiết khấu lại hơi giống với quá trình chiết khấu L/C.M
    Mong nhận được sự hướng dẫn của anh
    Thân

    Thích

    • L/c chiết khẩu là phương thức thanh toán của một L/c

      Chiết khẩu là một nghiệp vụ thanh toán được thực hiện bởi ngân hàng chấp nhận chiết khấu

      L/c có thể chiết khấu thông thường là L/c trả ngay hoặc trả chậm. Tuy nhiên một Ngân hàng vẫn có thể chấp nhận chiết khấu L/c kể cả trong trường hợp L/c đó không cho phép chiết khấu, lúc này rủi ro thuộc về Ngân hàng chiết khấu.

      Thích

  88. Anh Hải ơi! cho em hỏi vậy ngững biến cố nào có thể làm ảnh hưởng giảm đến doanh số của hình thức cho vay theo L/C trả ngay tại các NHTM….Thêm nữa, thì em đọc trong một số tài liệu thấy người ta xếp L/c trả chậm vào 1 trong các hình thức Bảo Lãnh…mà em thấy L/C trả ngay cũng là một hình thức Ngân hàng đảm bảo thanh toán cho DN mà…sao chỉ có L/C trả chậm…Chân thành cảm ơn anh!

    Thích

    • Theo mình nghĩ ko thể xếp L/c trả chậm vào 1 trong hình thức bảo lãnh, mà là Ngân hàng sẽ phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh từ khi mở LC cho đến khi đến hạn thanh toán LC trong trường hợp Bên nhập khẩu không ký quĩ 100% giá trị L/c. Bất luận hình thức L/c nào thì Ngân hàng phải có trách nhiệm thanh toán khi nhận được chứng từ xuất trình phù hợp hoặc đến hạn thanh toán. Do vậy trong trường hợp Bên NK khi mở LC không có tiền ý quĩ nên phải vay để ký quỹ LC phần còn lại sẽ thanh toán bằng nguồn vốn tự có hoặc bằng hạn mức tín dụng, do vậy phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh của Ngân hàng

      Thích

  89. Cho em hỏi, vậy những biến động nào có thể làm giảm đi doanh số của hình thức tài trợ theo L/C trả ngay??? Chân thành cảm ơn anh

    Thích

  90. Chào anh!
    Tôi đọc trang web của anh thấy rất hay và bổ ích, tôi nhận thấy kiến thức về L/c của anh rất tốt. Tôi có thể hỏi anh kỹ về “Công ước liên hợp quốc về bảo lãnh độc lập và tín dụng thư dự phòng (The United Nations convention on independent guarantee and standby letter of credits) không? cũng như Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu (The Uniform Rules for Demand Guarantee – URDG) và Quy tắc thực hành cam kết dự phòng quốc tế (The International Standby Practice Rules – ISP). Vì tôi đang làm chuyên đề này mà chưa áp dụng thực tế, không có tài liệu cũng như dịch tiếng anh không chuẩn. Mong nhận được sự hồi âm của bạn
    Chân thành cám ơn!
    mail liên hệ: diet_hovan@yahoo.com

    Thích

  91. bạn oi
    minh tên hai. trang web cua mình la isuzuhaitran.wordpress.com
    minh moi tao nhưng chưa bit cách sư dụng
    ban có thể giúp minh ko?
    mọi liên hệ qua email: haisachoatigon20@yahoo.com
    thanks! 🙂

    Thích

  92. I relish, cause I found just what I was looking for. You’ve ended my 4 day long hunt! God Bless you man. Have a nice day. Bye

    Thích

  93. Anh Hải ơi, em thấy bài viết của anh bổ ích quá. Anh ơi em đang làm đồ án về gia công xuất khẩu và thầy giáo em khuyên nên làm 2 phương thức thanh toán là bên nhận gia công mở L/C trả chậm đối với nguyên vật liệu và bên đặt gia công sẽ thanh toán bằng phương thức chuyển tiền T/T. Em không biết nên soạn thảo hợp đồng ở điều khoản này như thế nào? Em mong anh giúp với ạ. Em đang cần rất gấp.
    Anh có thể liên lạc với em qua gmail: helen2712@gmail.com

    Thích

    • thầy em đi dạy mà không đi làm và không đọc văn bản pháp luật về gia công. trong gia công, người đặt gia công gủi npl cho người nhận gia công theo hợp đồng gia công và với hình thức không thanh toán. có nghĩa người nhận gia công chỉ nhận npl về để gia công hàng. khong có thanh toán tiền npl cho người đặt gia công. npl này quản lý trên tài khoản 002 trong hệ thống kế toán của người nhận gia công.
      chỉ có trong sản xuất xuất khẩu mới có thanh toán cho npl thôi.

      Thích

  94. e chao a! a oi cho e hỏi nếu l/c do bên nước nhập khẩu ấn độ lập thì khi sang bên mình kiểm tra l/c cần lưu ý điều gì không a ? e cam o anh

    Thích

  95. Rất mong anh Hải và mọi người giúp mình xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong tình huống sau:

    “Công ty cổ phần xuất nhập khẩu A nộp đơn xin bảo lãnh và yêu cầu mở thư tín dụng vào ngày 17/6/2000 do ông C, giám đốc công ty ký với lý do để thực hiện một hợp đồng thương mại ngày 12/6/2000 về việc nhập khẩu một dây chuyền công nghệ giữa công ty A với công ty B trị giá 1 250 000 USD. Ngân hàng E do ông H, phó giám đốc đã ký văn bản chấp thuận ngày 25/6/2000 bảo lãnh số tiền mua bán của hợp đồng, đồng thời cùng ngày mở L/C. Khi ngân hàng mở L/C thì Công ty A chưa đủ điều kiện để được bảo lãnh do Công ty A chưa có giấy phép nhập khẩu lô hàng (đến ngày 23/10/2000 công ty A mới xin được giấy phép) và chưa có tiền ký quỹ 5% như quy định (16 ngày sau khi mở L/C thì công ty mới có đủ số tiền ký quỹ này).

    Thư tín dụng được mở là thư không hủy ngang. Ngày 03/7/2000, ngân hàng phát hành là ngân hàng F đã phát hành hối phiếu trị giá 1 250 000 USD gửi cho ngân hàng E kèm theo bộ chứng từ theo quy định. Ngân hàng E đã chuyển hối phiếu và toàn bộ chứng từ cho công ty A để xem xét và đối chiếu. Ngày 14/7/2000, giám đốc công ty đã ký nhận vào sau hối phiếu, xác nhận thanh toán số tiền 1 250 000 USD cho ngân hàng F. Sau khi công ty A ký nhận hối phiếu, ngân hàng E đã thông báo cho ngân hàng F là công ty A đã nhận nợ.

    Ngày 16/4/2001, công ty A tự ý trả lại hàng cho công ty B và ngày 17/4/2001 công ty A tự ý thỏa thuận hủy L/C với công ty B mà không xin ý kiến hoặc báo cho ngân hàng E biết. Công ty A cho rằng ngày 24/4/2001 công ty có báo cho ngân hàng E biết việc công ty đã hủy L/C và ông phó giám đốc ngân hàng E đã đồng ý cho hủy nên công ty A không có trách nhiệm thanh toán tiền lại cho ngân hàng E.

    Ngân hàng E kiện công ty A ra tòa đòi công ty A có trách nhiệm với khoản nợ theo L/C đã bị ngân hàng F giữ.”

    Thích

  96. Chào anh Hải,
    em đang học về L/C nhưng không hiểu cho lắm.Mong anh giúp em giải thích vài điều sau:
    – Trong field 47A: Third party documents acceptable nghĩa là gì vậy anh?
    – Trong field 78: Accptd/ Negotg bank
    VIP Bank HCM is authorized as the transfering bank
    – Ở field 31D: ngày hết hạn L/C là 07/03/2010 nhưng trong vận đơn dường biển ngày giao hàng lại là 08/03/2010 là sao vậy anh?
    – Số tiền trong L/C không khớp với Hóa đơn có phải L/C sai?
    cảm ơn anh nhiều!

    Thích

    • 47A: Chứng từ của bên thứ ba được chấp nhận: Bên NK, XK và Bên thứ Ba là Người vận tải, Nhà sản xuất, Bảo hiểm, chính quyền… tương ứng với các chứng từ B/L, C/Q, C/O, Bảo hiểm đơn….

      78: Ngân hàng chuyển nhượng là VIP Bank HCM

      31D: ngày hết hạn L/C là 07/03/2010 nhưng trong vận đơn dường biển ngày giao hàng lại là 08/03/2010. Nghĩa là L/c đã hết hạn thanh toán và chứng từ xuất trình sau ngày hết hạn hiệu lực L/c ko có giá trị để thanh toán L/c đó. Trong trường hợp này hai bên phải thoả thuận điều kiện thanh toán khác

      – Số tiền trong hoá đơn có thể lớn hơn, bằng hoặc thấp hơn giá trị L/c tuỳ thuộc vào điều kiện thanh toán: Trong trường hợp hợp đồng qui định thanh toán 70% bằng L/c, còn lại bằng T/T, nếu giao hàng một lần thì hoá đơn xuất trình phải tương đương 100% giá trị hàng hoá…

      Tuy nhiên giá trị hối phiếu không
      cao hơn giá trị L/c đã bao gồm dung sai nếu có

      Thích

  97. em có 1 câu hỏi về BL :
    vì sao vận đơn đường biển k đích danh, có thể chuyển nhượng,được coi như 1 loại giấy tờ có giá , rất thuận tiện cho thanh thương mại quốc tế do đó được sử dụng phổ biến
    nhưng vận đơn hàng không thì tất cả đều là vận đơn đích danh ạ?
    em cảm ơn

    Thích

    • Vận đơn hàng không là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng giữa người chuyên chở và người gửi hàng về việc tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện vận chuyển. Do không phải là chứng từ sở hữu hàng hoá nên không thể chuyển nhượng, do vậy thường ghi đích danh người nhận hàng để người vận chuyện liên hệ và thông báo hàng giao hàng

      Thích

  98. chao anh .
    Anh up len cho e cai mau L/C ( ghi ro cong ty nao ngay nao lap … ) de e co the copy e lam bai duoc k anh

    Thích

    • 1:F01MSCBVNVXAXXX.SN…ISN.}{2:I700INGBNL2AXXXXN}{3:{108:xxxxx}}{4:
      :27/SEQUENCE OF TOTAL : 1/1
      :40A/FORM OF DOCUMENTARY CREDIT : IRREVOCABLE
      :20/TRANSACTION REFERENCE NUMBER : 03B2111A00030410
      :31C/Date of Issue : 081121
      :40E/APPLICABLE RULES : UCP LATEST VERSION
      :31D/DATE AND PLACE OF EXPIRY : 090912THE NETHERLANDS
      :50/Applicant : HONG HA COMPANY. ADD: LE THIEN,
      AN DUONG, HAI PHONG, VIETNAM
      TEL-FAX: (84) 31 385 0651-0549
      :59/Beneficiary : SAM ELECTRONICS NETHERLANDS B.V.
      ADD:LJZERWEKERKADE 36 (HABOUR 1093)
      3077 MC/THE NETHERLANDS
      TEL: 31 10 479 5444
      :32B/CURRENCY CODE, AMOUNT : EUR356940,00
      :41D/AVAILABLE WITH … BY … : ANY BANK
      BY NEGOTIATION
      :42C/DRAFTS AT … : SIGHT
      :42A/DRAWEE : MSCBVNVX
      :43P/PARTIAL SHIPMENT : ALLOWED BUT NOT OVER 03 SHIPMENTS
      :43T/TRANSSHIPMENT : ALLOWED
      :44E/PORT OF LOADING / AIRPORT OF : ANY PORT IN EUROPE
      :44F/PORT OF DISCHARGE/AIRPORT : HAIPHONG PORT, VIETNAM
      :44D/SHIPMENT PERIOD : FOR 1ST SHIPMENT: LATEST 15/04/2009
      FOR 2ND SHIPMENT: LATEST 15/07/2009
      FOR THE PART OF UNDER WATER: 12/2008
      :45A/DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICE : 1.DESCRIPTION: COMMUNICATION AND NAVIGATION SYSTEM FOR BUILD
      COASTER
      + UNIT PRICE: EUR178,470.00/SET
      + QUANITY: 02 SETS
      + TOTAL PRICE: EUR356,940.00
      + TRADE TERM: CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
      AS PER INCOTERMS 2000
      2.QUALITY: NEW 100PCT, MANUFACTURED IN MAKER’S COUNTRY IN 2008-
      2009 AS PER MAKER’S STANDARD AND BUREAU VERITAS’
      + ORIGIN: THE NETHERLANDS
      .
      OTHER TERMS AND CONDITIONS AS PER THE CONTRACT NO.01/HSB-SAM/2008
      DD081016 AND ANNEX 1.
      :46A/DOCUMENTS REQUIRED : 1.SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 02 ORIGINALS
      2.A SET OF 2/3 ORIGINAL CLEAN SHIPPED ON BOARD OCEAN
      BILLS OF LADING MADE OUT TO ORDER OF MILITARY COMMERCIAL
      JOINT STOCK BANK, HAIPHONG BR., MARKED ”FREIGHT PREPAID”
      AND NOTIFY THE APPLICANT
      3.INSURANCE CERTIFICATE IN NEGOTIABLE FORM BLANK ENDORSED IN
      03 ORIGINALS FOR 110PCT OF THE CONTRACT VALUE AND COVERING
      ”ALL RISKS” WITH CLAIMS PAYABLE AT A NAMED INSURANCE AGENT
      IN VIETNAM IN THE CURRENCY OF INVOICE, EXCLUSION CLAUSES NOT
      ALLOWED
      4.CERTIFICATE OF ORIGIN ISSUED BY CHAMBER OF COMMERCE IN MAKER’S
      COUNTRY IN 01 ORIGINAL AND 02 COPIES
      5.DETAILED PACKING LIST IN TRIPLICATE
      6.CERTIFICATE OF BUREAU VERITAS IN TRIPLICATE
      7.BENEFICIARY’S CERTIFICATE CERTIFYING THAT ONE SET OF ORIGINAL
      SHIPPING DOCUMENTS (PLUS 1/3 ORIGINAL B/L) AND TECHNICAL
      DOCUMENTS HAD BEEN SENT DIRECTLY TO THE APPLICANT WITHIN 15
      DAYS AFTER SHIPMENT DATE
      :47A/ADDITIONAL CONDITIONS : + ALL REQUIRED DOCUMENTS MUST BE IN ENGLISH
      SHOWING L/C NO AND DATE, CONTRACT NO. AND DATE
      + HAND-WRITING ON C/O NOT ACCEPTABLE, EXCEPT
      FOR SIGNATURE
      + TT REIMBURSEMENT IS PROHIBITTED
      + UNAUTHENTICATED ALTERATIONS NOT ALLOWED
      + AN EXTRA SET OF COPY OF ALL REQUIRED DOCS TO BE PRESENTED
      FOR ISSUING BANK’S FILE
      + THIRD PARTY SHIPPING DOCUMENTS ACCEPTABLE
      :71B/DETAILS OF CHARGES : ALL BANKING CHARGES AND
      COMMISSIONS OUTSIDE VIETNAM ARE
      FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY
      :49/CONFIRMATION INSTRUCTION : WITHOUT
      :78/INSTRUCTIONS TO THE PAY/APT/NEG BNK : + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE
      FORWARDED DIRECTLY TO MILITARY COMMERCIAL JOINT
      STOCK BANK, H.O, 5TH FLOOR, 3 LIEU GIAI, HA NOI,
      VIET NAM (INT’L TRADE FINANCE) IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER
      + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS
      AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT
      PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK’S INSTRUCTION
      + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF
      + A DISCREPANCY FEE (EUR40 PER EACH DISCREPANCY)
      WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE
      PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES)
      :72/SENDER TO RECEIVER INFORMATION : PLS ACKNOWLEDGE YR RECEIPT OF
      THIS CREDIT BY AN MT730

      Thích

  99. Cho mình hỏi vậy những rủi ro thường gặp trong thanh toán L/C và hướng giải quyết nó ra sao ?

    Thích

  100. Chào anh Thanh Hải!!!!
    Vì em đang nghiên cứu về L/C, đặc biệt là L/C dự phòng, nên em muốn tìm hiểu về tất cả những khía cạnh, nguyên tắc, đặc điểm cũng như ưu nhược điểm của hình thức thanh toán này. Em rất mong được sự chỉ giáo của anh!!!
    Thân chào anh.

    Thích

  101. A ơi làm ơi cho em hỏi Hợp đồng có hiệu lực khi L/C có hiệu lực là đúng hay sai, và tại sao khi yêu cầu bên NK mở 1 L/C mà họ lại mở 1 L/C ko có số hiệu là sao ạ ?

    Thích

  102. Dear all,
    Bộ chứng từ thanh toán thông thường gồm những chứng từ nào?

    Thích

    • 1. Hóa đơn thương mại: (Commercial Invoice)
          Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do Người bán, Nhà xuất khẩu lập ra trao cho người mua để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và để đòi tiền Người mua, Nhà nhập khẩu chuyển trả tiền.

               Hóa đơn thương mại thường bao gồm những nôi dung sau:
      Ngày, tháng lập hóa đơn
      Tên, địa chỉ người mua, người bán
      Mô tả hàng hóa:  Tên, số lượng, đơn giá, tổng giá trị hợp đồng, quy cách, ký mã hiệu, trọng lượng tịnh, bao bì..v.v…
      Ngày gửi hàng
      Tên tàu
      Ngày rời cảng
      Ngày dự kiến đến
      Cảng đi, Cảng đến
      Điều kiện giao hàng
      Điều kiện thanh toán
      Các loại hóa đơn:
      Hóa đơn chiếu lệ (Proforma Invoice):  Là loại chứng từ có hình thức như hóa đơn, nhưng không dùng để thanh toán như hóa đơn thương mại.  Hóa đơn chiếu lệ thường dùng làm chứng từ để khai hải quan, xin giấy phép xuất khẩu, làm cơ sở cho việc khai giá trị hàng hóa đem đi triển lãm, hoặc để gửi bán,…
      Hóa đơn tạm tính (Provisional Invoice):  Là hóa đơn dùng trong việc thanh toán sơ bộ tiền hàng trong các trường hợp như:  Giá hàng chỉ mới là giá tạm tính, tạm thu tiền hàng vì việc thanh toán cuối cùng sẽ căn cứ vào trọng lượng xác định ở khâu dỡ hàng, hàng hóa được giao nhiều lần mà mỗi lần chỉ thanh toán một phần cho đến khi bên bán giao xong hàng mới thanh lý.
      Hóa đơn chính thức (Final Invoice):  Trong những trường hợp sử dụng đến hóa đơn tạm thời thì khi thanh toán cuối cùng, người bán phải lập hóa đơn chính thức.
      Hóa đơn chi tiết (Detail invoice):  Là hóa đơn dùng để mô tả chi tiết hàng hóa trong trường hợp mặt hàng đa dạng, nhiều chủng loại,…Trong hóa đơn chi tiết, giá cả được phân chia ra thành những mục rất chi tiết.
      2. Vận đơn đường biển: (Marine/Bill of lading)
               Vận đơn đường biển là chứng từ xác nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người vận chuyển cấp cho Người gửi hàng.

            Tác dụng của vận đơn:
      B/L là biên lai của người vận tải xác nhận đã nhận hàng để chuyên chở, thực hiện hợp đồng vận chuyển.
      B/L là chứng từ xác nhận quyền sở hữu đối với những hàng hóa đã ghi trong vận đơn, cho phép người nắm bản gốc của vận đơn nhận hàng hóa khi tàu cập bến.
      Làm căn cứ để khai hải quan, làm thủ tục xuất, hoặc nhập khẩu.
      Là một chứng từ trong Bộ chứng từ mà người bán gửi cho Người mua hoặc Ngân hàng thanh toán để thanh toán tiền hàng.
      Là chứng từ có thể cầm cố, mua bán (tính lưu thông của vận đơn).
            Nội dung của vận đơn:

                 Vận đơn được in sẳn theo mẫu.  Có 02 mặt, với những nội dung cơ bản sau:

                 Ở mặt trước:       
      Tên và địa chỉ của hãng tàu hoặc đại lý tàu biển.(Agent)
      Tên và địa chỉ của người gửi hàng (Shipper, Consigner)
      Tên và địa chỉ của người nhận hàng (Consignee):
      Nếu là vận đơn đích danh:  Ghi rõ tên người nhận hàng
      Nếu là vận đơn theo lệnh:  Ghi “to order of consignee”, hoặc “to order of consigner”, hoặc “to order of name’s bank”.
      Tên và địa chỉ của người được thông báo khi hàng về (Notify Address)
      Tên tàu chở hàng (Vessel)
      Cảng xếp hàng (Port of Loading)
      Cảng bốc dỡ hàng (Port of Discharge)
      Tên cảng cuối cùng (Port of Destination)
      Khối lượng (Measurement)
      Ký mã hiệu của bao bì đóng gói (Bag mark and number)
      Mô tả hàng hóa và cách đóng gói hàng hóa (Description of goods of kind package)
      Trọng lượng gộp (Gross weight)
      Trọng lượng tịnh (Net weight)
      Số bao (Number of bags)
      Nơi phát hành vận đơn (Place and date of issue)
      Số lượng bản gốc (Number of original)
      Người lập vận đơn ký tên (Signature)
      Và một số ghi chú khác.

      Ở mặt sau:  Là những ghi chú về các điều khoản chuyên chở.
            Các loại vận đơn:
      – B/L đích danh (Straight Bill of Lading):  Ghi rõ tên người nhận hàng
      – B/L theo lệnh (To order Bill of Lading): Giao theo lệnh người gửi hàng, hoặc nhận hàng, hoặc Ngân hàng.
      – B/L xuất trình (To Bearer Bill of Lading):  Không ghi tên người nhận hàng hoặc theo lệnh, vì thế, hàng chỉ được giao cho người nào xuất trình vận đơn.
      – B/L hoàn hảo (Clean Bill of Lading):  Không có ghi chú tình trạng khiếm khuyết của bao bì và hàng hóa.
      – B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading):  Có những ghi chú bất thường về tình trạng bao bì,hàng hóa.
      – B/L chở suốt (Through Bill of Lading):  Sử dụng cho tàu chở hàng hóa trước khi đến cảng đích phải chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau.  Người vận tải đầu tiên phải ký phát vận đơn đại diện cho tất cả các chuyến đi đó và chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận chuyển còn lại đến cảng đích.
      – B/L đi thẳng (Direct Bill of Lading):  Dùng một tàu để chở trong toàn hành trình.
      3. Phiếu đóng gói: (Packing List)
              Là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định.

              Nội dung của phiếu đóng gói gồm:  Tên người bán, tên hàng, tên người mua, số hiệu hóa đơn, số thứ tự của kiện hàng, cách đóng gói, số lượng hàng đựng trong kiện, trọng lượng, thể tích của kiện hàng.  Ngoài ra, đôi khi hối phiếu đóng gói còn ghi rõ tên xí nghiệp sản xuất, người đóng gói và người kiểm tra kỷ thuật.  Tùy theo loại hàng hóa mà thiết kế một Packing List với các nội dung thích hợp.

              Phiếu đóng gói được lập thành 03 bản.  Một bản gửi trong kiện hàng sao cho người nhận hàng khi cần kiểm tra hàng hóa trong kiện có thể thấy được ngay chứng từ để đối chiếu giữa hàng hóa thực tế và hàng hóa do người bán đã gửi.  Bản thứ hai, dùng để tập hợp cùng với các bản của kiện hàng khác, làm thành một bộ đầy đủ toàn bộ các kiện hàng trong lô hàng người bán đã gửi.  Bộ này được xếp trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng nhằm tạo điều kiện cho người nhận hàng dễ dàng kiểm tra các kiện hàng hoặc dễ dàng rút tỉa một số kiện hàng nào đó ra khỏi lô hàng.  Bản thứ ba cũng lập thành 01 bộ để kèm chung với Hóa đơn thương mại trong Bộ chứng từ hàng hóa thanh toán, để xuất trình với Ngân hàng.

      4. Giấy chứng thư xuất xứ: (Certificate of Origin)
              Là chứng từ xác nhận xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa do Nhà xuất khẩu, hoặc do Phòng Thương mại của nước xuất khẩu cấp, nếu như trong L/C có quy định.  Tại Việt Nam, loại chứng từ này do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát hành.

              Nội dung của Chứng thư xuất xứ gồm các các mục cơ bản gồm:  Tên địa chỉ Nhà xuất khẩu, Nhà nhập khẩu, Tên hàng, Số lượng, Trọng lượng, Ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng và xác nhận của Phòng thương mại về nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa.

      5. Giấy chứng nhận Phẩm chất/Số lượng/Trọng lượng/Bao bì/Mùa vụ:
         (Certificate of Quanlity/Quantity (or Weight)/Bags/Crop)
              Do một cơ quan giám định độc lập kiểm nghiệm.  Tại Việt nam có nhiều cơ quan như: Vinacontrol, SGS, FCC, ICT, DAVI,…

      6. Bảo hiểm đơn:  Là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người mua bảo hiểm trong quá trình chuyên chở hàng hóa.

      7. Giấy chứng nhận vệ sinh: (Sanitary Certificate)  Là chứng từ xác nhận tình trạng không độc hại của hàng hóa đối với người tiêu thụ do cơ quan y tế cấp hoặc do cơ quan kiểm nghiệm và giám định hàng hóa cấp.

      8. Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: (Phytosanitary Certificate)  Là chứng từ do Cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa có nguồn gốc từ thực vật là không có bệnh dịch, nấm độc,…có thể gây ra dịch bệnh cho cây cối ở nơi đường đi của hàng hóa hoặc ở nơi hàng đến.

      Thích

  103. a oi cho e m hoi uu va nhuoc diem cua hinh thuc thanh toan bang LC ? va loai hinh cong ty nao thi nen ap dung vay anh ?

    Thích

  104. Chao Anh Hai,
    Cam on nhung thong tin bo ich tu web cua Anh
    Cong ty em chuyen XK va khach hang thuong xuyen su dung LC trong thanh toan;
    Anh vui long giup em cach phan tich nhung diem bat loi cho cong ty(trong LC) khi nhan thanh toan (phi ngan hang, hoa hong, tu chinh,…)
    de cong ty bi tru phi toi thieu ah
    Cam on Anh da giup do

    Thích

  105. 1anh co the cho e biet viec kết hợp giữa l/c dự phong và l/c có dieu khoản đỏ. và cách sử dụng thư tin dung dự phòng trong việc thực hiện hợp đồng gia công trong truong hop dam bao thanh toan khi hop dong tra truoc với mđ nguoi mua ứng vốn cho người bán.
    2.khi la nha xuat khau va viec thuc hien hợp đồng xuất khẩu thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ,khi lập bộ chứng từ đặc biệt là khi kiểm tra vận đơn đường biển thì chúng ta cần đảm bảo những gì để vận đơn nay được chấp nhận theo ISBP681.

    Thích

    • L/c dự phòng thực chất là bảo lãnh cho việc ko thực thi đối với một l/c thanh toán. Trong trường hợp này l/c điều khoản đỏ chính là l/c dùng để thanh toán, và sự liên kết là sự đảm bảo rủi ro của lc dự phòng

      Thích

  106. Chào anh!
    Em là sinh viên năm 4 đang học về thanh toán quốc tế.Theo em hiểu thì thư tín dụng sự phòng cũng là 1 dạng bảo lãnh, vậy thì nó khác các dạng bảo lãnh thông thường ở đâu? tại sao lại cho thư tín dụng dự phòng vào mục thư tín dụng mà không cho vào mục bảo lãnh? Rất mong anh giải đáp giúp em. Em xin cảm ơn!

    Thích

    • L/c dự phòng và bảo lãnh thực chất dùng để bảo lãnh do ko thực hiện trách nhiệm. Ko có gì là khác biệt lớn. Tuy nhiên standby lc được điều chỉnh bởi UCP 600 hoặc ISP 98, trong khi bảo lãnh thường được điều chỉnh bởi URDG 458 hoặc theo luật quốc gia. Cái này thông thường phụ thuộc vào thông lệ của từng quốc gia để áp dụng

      Thích

  107. em chào anh hải: em đang nghiên cứu về ucp 600.em không hiểu điều 7 và điều 8.anh có thể giúp em? em cảm ơn anh

    Thích

  108. Cho em hỏi thế nào là L/C có điều kiện và thế nào là L/C vô điều kiện? em cần hiểu rõ về điều này để làm bài thuyết trình ạ. Anh giupe em nhé. thank anh trước nha

    Thích

  109. Chào anh,
    Anh cho em hỏi các bước để mở L/C dự phong có giống với các bước mở L/C không thể hủy ngang không ạ?

    Thích

  110. We are direct providers of Fresh Cut BG, SBLC and MTN which are
    specifically for lease, our bank instrument can be engage in PPP
    Trading, Discounting, signature project(s) such as Aviation,
    Agriculture, Petroleum, Telecommunication, construction of Dams,
    Bridges, Real Estate and all kind of projects. We do not have any
    broker chain in our offer or get involved in chauffer driven offers.
    We deliver with time and precision as sethforth in the agreement. Our
    terms and Conditions are reasonable, below is our instrument
    description.

    The procedure is very simple; the instrument will be reserved on euro
    clear to be verified by your bank, after verification an arrangement
    will be made for necessary bank documents and stock testing expenses,
    the cost of the Bank Guarantee will be paid after the delivery of the
    MT760,

    DESCRIPTION OF INSTRUMENTS:

    1. Instrument: Bank Guarantee (BG/SBLC) (Appendix A)
    2. Total Face Value: Eur 5M MIN and Eur 10B MAX (Ten Billion USD).
    3. Issuing Bank: HSBC Bank London, Credit Suisse and Deutsche Bank
    Frankfurt.
    4. Age: One Year, One Month
    5. Leasing Price: 6% of Face Value plus 2% commission fees to brokers.
    6. Delivery: Bank to Bank swift.
    7. Payment: MT-103 or MT760
    8. Hard Copy: Bonded Courier within 7 banking days.

    The Leased Instruments includes: BG’s, Insurance Guarantees, MTN, (SBLC)
    Standby Letters of Credit and Third Party Guarantees such as a standby
    forward commitment to purchase or a standby loan. If you are a potential
    Investor or Principle looking to raise capital, we will be happy to answer
    any questions that you have about this opportunity and to provide you with
    all the details regarding this services.

    Our BG/SBLC Financing can help you get your project funded, loan financing,
    please let me know if you are interested in any of our services, by
    providing you with yearly renewable leased bank instruments. We work
    directly with issuing bank lease providers, this Instrument can be monetized
    on your behalf for 100% funding.

    We are ready to close leasing with any interested client in few
    banking days, if interested do not hesitate to contact me direct. [via
    Contact Form Below]

    mustapha.shehu6@gmail.com

    Regards

    Mustapha Shehu
    mustapha.shehu6@gmail.com

    Fresh Cut BG, SBLC and MTN

    Thích

  111. anh ơi em muốn hỏi về L/C không hủy ngang cho phép chiết khấu hạn chế và chiết khấu tự do ạ.em ko hiểu rõ về 2 loại L/C này.anh có thể giải thích dùm em được ko ạ

    Thích

    • Bạn đọc kỹ nội dung dưới đây để tìm ra câu trả lời cho thắc mắc của mình

      Negotiation nghĩa là gì?

      Điều 10(b) UCP 500 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau: “Negotiation means the giving of the value for Draft(s) and/or document(s) by the bank authorised to negotiate”.

      Rắc rối của định nghĩa trên là đã sử dụng cụm từ “giving of the value” để mô tả hành động “negotiation”. Các chuyên gia cho rằng bất cứ hành động nào bao gồm trả tiền, chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả tiền… đều có thể cấu thành hành động “giving of the value”. Như vậy, theo định nghĩa trên, “negotiation” có thể được hiểu và sử dụng cho những hành động sau đây: (i) trả tiền có truy đòi theo LC trả ngay (paying an amount with recourse under sight LC); (ii) trả tiền miễn truy đòi (paying an amount without recourse); (iii) chiết khấu (trả tiền có khấu trừ lãi – paying an amount with deduction of interest); hoặc (iv) hứa sẽ trả tiền khi đáo hạn ( a promise to pay at maturity)…

      Do định nghĩa trên hàm ý quá rộng nên những người thực hành LC ở những khu vực khác nhau trên thế giới hiểu và sử dụng thuật ngữ “negotiation” theo những cách khác nhau và đã có không ít những cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề chiết khấu LC.

      Trong quá trình dự thảo UCP 600, có nhiều ý kiến trái ngược về thuật ngữ này. Có ý kiến cho rằng nên loại bỏ “negotiation” khỏi UCP và cũng có ý kiến cho rằng cần giữ lại thuật ngữ này với một định nghĩa rõ ràng hơn. Cuối cùng, các chuyên gia đã thống nhất giữ lại thuật ngữ “negotiation” với định nghĩa mới. Điều 2 UCP 600 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau: “Negotiation means the purchase by the nominated bank of drafts (drawn on a bank other than the nominated bank) and/or documents, by either advancing or agreeing to advance funds to the beneficiary on or before the banking day on ưhich reimbursement is due to the nominated bank”.

      So với định nghĩa tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500, định nghĩa mới tại Điều 2 UCP 600 rõ ràng và dễ hiểu hơn rất nhiều. Cụm từ “the giving of the value” tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500 nổi tiếng vì sự khó hiểu nay được thay thế bằng từ “purchase” (mua) rất đơn giản, đó là việc ngân hàng được chỉ định (NHĐCĐ) mua các hối phiếu và/hoặc các chứng từ bằng cách trả tiền trước hoặc đồng ý trả tiền trước cho người hưởng lợi vào ngày hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó, số tiền hoàn trả đến hạn phải trả cho NHĐCĐ. Hành động mua hối phiếu và/hoặc chứng từ của NHĐCĐ được hiểu là hành động chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ. Thuật ngữ “negotiation” nay được hiểu với một nghĩa duy nhất, đó là “chiết khấu”.

      Có thể chiết khấu loại L/C nào?

      Xét theo phương thức trả tiền của LC (availability of LC), có 4 loại LC khác nhau như sau: (i) LC chiết khấu (Negotiation LC – LC available by negotiation), (ii) LC trả ngay (Sight Payment LC – LC available by sight payment), (iii) LC chấp nhận (Acceptance LC – LC available by acceptance) và (iv) LC trả chậm (Deferred Payment LC – LC available by acceptance).

      Theo định nghĩa “negotiation” tại Điều 2 UCP 600, NHĐCĐ có thể chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC, bao gồm: LC chiết khấu, LC chấp nhận và LC trả chậm.

      Chiết khấu hối phiếu/hoặc chứng từ xuất trình theo LC chiết khấu (Negotiation of drafts and/or documents under a negotiation LC)

      LC chiết khấu có thể quy định việc trả tiền được thực hiện tại NHĐCĐ bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay. NHĐCĐ có thể là một ngân hàng bất kỳ (any bank) hoặc là một ngân hàng được chỉ định đích danh (a named nominated bank) hoặc là một ngân hàng xác nhận LC (confirming bank). Phương thức trả tiền của loại LC này thường được thể hiện tại Field 41D (Available with) và 42C (Drafts at) của LC với nội dung như sau:

      FIELD 41D: AVAILABLE WITH ANY BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY NEGOTIATION

      FIELD 42 C: DRAFTS AT SIGHT

      LC quy định chiết khấu tại một ngân hàng bất kỳ được gọi là LC chiết khấu tự do hoặc chiết khấu không hạn chế (a freely negotiable LC or unrestricted LC), theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối phiếu và chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào để chiết khấu. LC quy định việc chiết khấu được thực hiện tại một NHĐCĐ đích danh (ví dụ tại XYZ Bank) hoặc tại ngân hàng xác nhận (NHXN) được gọi là LC chiết khấu hạn chế (Restricted LC), theo đó thông thường người hưởng lợi sẽ phải xuất trình tại NHĐCĐ đích danh hoặc tại NHXN để chiết khấu.

      Sau khi chiết khấu (trả tiền cho người hưởng lợi), NHĐCĐ gửi hối phiếu và chứng từ đến NHPH hoặc đến NHXN (tuỳ theo quy định của LC) để được NHPH hoặc NHXN hoàn trả tiền.

      Khái niệm chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC chiết khấu trong UCP 600 không có gì mới so với UCP 500.

      Chiết khấu hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận (Discounting an accepted Bill of Exchange)

      LC chấp nhận quy định việc trả tiền được thực hiện tại NHPH hoặc tại một NHĐCĐ (có thể một NHĐCĐ đích danh hoặc là NHXN), bằng cách chấp nhận hối phiếu trả chậm 30, 60 hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy hối phiếu hoặc kể từ ngày ghi trên vận đơn. Hình thức trả tiền của loại LC này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại Field 41D và 42C của LC với nội dung như sau:

      FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISSUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY ACCEPTANCE.

      FIELD 42 C: DRAFTS AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

      Sau khi thực hiện giao hàng, người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả chậm cùng với chứng từ cho NHPH hoặc NHĐCĐ để đổi lấy chấp nhận. NHPH/NHĐCĐ nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện LC sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và thông báo bằng điện cho người hưởng lợi về việc hối phiếu đã được chấp nhận hoặc gửi trả lại cho người hưởng lợi hối phiếu đã được chấp nhận. NHPH/NHĐCĐ thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi hối phiếu đáo hạn.

      Về lý thuyết, một khi hối phiếu đã được chấp nhận nó đã trở thành một công cụ tài chính độc lập với LC và có thể được mua bán, chuyển nhượng tại bất cứ ngân hàng nào hoặc bán cho công ty forfaiting. Như vậy, người hưởng lợi LC chấp nhận có thể nhận được tiền hàng trước ngày đáo hạn bằng cách chiết khấu hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận.

      Điểm mới đáng lưu ý của UCP 600 là NHĐCĐ có thể chiết khấu hối phiếu đã được chấp nhận bởi NHĐCĐ đó. Điều này được quy định tại Điều 12 (b) UCP 600 như sau: “Sự chỉ định bởi NHPH cho NHĐCĐ chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm bao gồm cả sự uỷ quyền cho NHĐCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả chậm của NHĐCĐ.”

      Chiết khấu cam kết trả chậm (Discounting a deferred payment undertaking)

      Khác với LC chấp nhận, LC trả chậm không yêu cầu người hưởng lợi phải xuất trình hối phiếu trả chậm kèm theo chứng từ. LC trả chậm quy định việc trả tiền được thực hiện tại NHPH hoặc tại một NHĐCĐ (có thể là một NHĐCĐ đích danh hoặc là NHXN), bằng cách cam kết trả chậm 30, 60 hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy chứng từ hoặc kể từ ngày ghi trên vận đơn. Phương thức trả tiền của loại LC này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại Field 41D của LC với nội dung như sau:

      FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY DEFERRED PAYMENT AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

      Sau khi thực hiện giao hàng, người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho NHPH hoặc NHĐCĐ để đổi lấy cam kết trả chậm. NHPH/NHĐCĐ nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện LC sẽ gửi thông báo bằng điện cho người hưởng lợi cam kết trả tiền bộ chứng từ khi đáo hạn. NHPH/NHĐCĐ thực hiện trả tiền khi cam kết trả chậm đáo hạn.

      UCP 500 không quy định rõ về việc NHĐCĐ có thể chiết khấu cam kết trả chậm, đặc biệt là cam kết trả chậm của chính mình hay không, do vậy, trước đây đã xảy ra nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề này, điển hình là vụ tranh chấp giữa Banco Santander và Banque Parisbas mà người viết đã không dưới một lần dẫn chứng trong các bài viết trước đây (bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết “Phân biệt và vận dụng thư tín dụng chấp nhận và thư tín dụng trả chậm” và bài viết “UCP 600 có gì mới?” đăng trên TCNH để tìm hiểu thêm về vấn đề này).

      Vụ tranh chấp nói trên đã dẫn đến sự thay đổi của UCP, theo đó UCP 600 cho phép NHĐCĐ có thể chiết khấu (trả trước) cam kết trả chậm của chính mình và NHPH có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền cho NHĐCĐ khi cam kết trả chậm đáo hạn. Điều 7 (a)(vi) UCP 600 quy định “Việc hoàn trả số tiền trên chứng từ được xuất trình theo L/C chấp nhận hoặc L/C trả chậm sẽ được thực hiện khi đáo hạn, cho dù NHĐCĐ đã trả trước hoặc mua lại trước khi đáo hạn hay không. Cam kết của NHPH về việc hoàn trả cho NHĐCĐ độc lập với cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng”.

      Quy định tại Điều 7 và Điều 12 UCP 600 đã xác lập rõ những quyền độc lập của các NHĐCĐ; sự chỉ định của NHPH về việc chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm sẽ bao gồm cả sự uỷ quyền cho NHĐCĐ được thực hiện trả trước hoặc mua lại những nghĩa vụ trả tiền của chính họ; và quyền được nhận tiền hoàn trả của họ không bị ảnh hưởng bởi những hành động trả trước hay mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả tiền của chính họ.

      Chiết khấu chứng từ xuất trình theo LC trả ngay (?)

      LC trả ngay (Sight Payment LC) và LC chiết khấu (Negotiation LC) đều là LC trả ngay. Tuy nhiên, LC trả ngay có một số đặc điểm khác với LC chiết khấu như sau: (i) LC trả ngay không yêu cầu người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả ngay kèm theo chứng từ khi thanh toán; (ii) LC trả ngay quy định việc trả tiền được thực hiện tại quầy của NHPH hoặc tại một NHĐCĐ bằng cách trả ngay (available with Issuing Bank/XYZ Bank/Confirming Bank by sight payment); và (iii) NHPH LC trả ngay không uỷ quyền về việc chiết khấu.

      Như vậy, về lý thuyết, với LC trả ngay, người hưởng lợi không có cơ hội nhận được tiền trước bằng cách chiết khấu chứng từ LC tại ngân hàng của mình như LC chiết khấu mà thông thường phải đợi cho đến khi NHPH hoặc NHĐCĐ nhận được chứng từ phù hợp và trả tiền.

      Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng, mặc dù không được uỷ quyền, vẫn sẵn sàng chiết khấu chứng từ phù hợp xuất trình theo LC trả ngay, đặc biệt đối với những LC được phát hành bởi những ngân hàng có uy tín trong thanh toán. Xét về tính pháp lý, ngân hàng thực hiện chiết khấu LC trả ngay có thể gặp rủi ro, đó là không thể nhân danh chính mình để khởi kiện NHPH trong trường hợp không nhận được tiền hoàn trả từ NHPH/NHĐCĐ khi chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện LC.

      Nhđcđ có nghĩa vụ phải chiết khấu?

      Điều 12 (a) UCP 600 quy định rằng trừ phi NHĐCĐ là ngân hàng xác nhận (NHXN), uỷ quyền thực hiện chiết khấu không ràng buộc NHĐCĐ phải có nghĩa vụ chiết khấu trừ khi NHĐCĐ đồng ý và thông báo điều đó cho người hưởng lợi.

      Như vậy, mặc dù được uỷ quyền bởi NHPH nhưng NHĐCĐ có quyền từ chối chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC.
      Chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi

      Về hình thức chiết khấu, chiết khấu có 2 loại, gồm: chiết khấu truy đòi (negotiation with recourse) và chiết khấu miễn truy đòi (negotiation without recourse). Chiết khấu truy đòi cho phép NHĐCĐ có quyền yêu cầu người hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được NHĐCĐ trả trước cộng với lãi phát sinh trong trường hợp NHĐCĐ không nhận được tiền hoàn trả từ NHPH hoặc NHXN (nếu có). Chiết khấu miễn truy đòi là việc NHCK mua đứt hối phiếu và/hoặc chứng từ và chịu rủi ro trong trường hợp NHCK không nhận được tiền hoàn trả từ NHPH hoặc NHXN (nếu có).

      Định nghĩa tại Điều 2 UCP 600 không đề cập đến hình thức chiết khấu: có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên, trên cơ sở quy định tại Điều 12 (a) UCP 600, có thể hiểu rằng NHĐCĐ hoàn toàn có quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối chiết khấu cũng như hoàn toàn có quyền lựa chọn hình thức chiết khấu: truy đòi hoặc miễn truy đòi. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu như NHĐCĐ đồng thời cũng là NHXN thì NHĐCĐ có nghĩa vụ phải chiết khấu và phải chiết khấu miễn truy đòi khi chứng từ phù hợp được xuất trình (Điều 8 (a)(ii) UCP 600 và Điều 12(a) UCP 600).

      Kết luận

      Định nghĩa mới về thuật ngữ “negotiation” cùng với một số Điều quy định liên quan của UCP 600 chắc chắn sẽ làm cho cộng đồng những người thực hành LC ở những khu vực khác nhau trên thế giới, cả Đông và Tây, đi đến một cách hiểu chung và thống nhất về nghiệp vụ chiết khấu trong giao dịch LC. Hi vọng rằng bài viết này, trong chừng mực nào đó, có thể giúp bạn đọc quan tâm hiểu thêm về vấn đề chiết khấu trong giao dịch LC dưới giác độ của UCP 600.

      Thích

  112. Anh vui lòng cho Em hỏi :
    Em là bên Công Ty nhập hàng , và yêu cầu của khách hàng là yêu cầu mở L/C i2000 là L/C gi vậy Anh , mong Anh cho Em câu trả lời sớm . Rất cám ơn Anh

    Thích

  113. […] … on Danh sách các nước theo GDP da…Hướng dẫn áp dụng UC… on Thư tín dụng L/C (Letter of…Thư tín dụng L/C (Le… on Hướng dẫn áp dụng UCP600Nội dung thư tín […]

    Thích

  114. […] bài xem nhiều nhất Qui trình thanh toán bằng T/T, TTR và Nhờ thu (Collection)Thư tín dụng L/C (Letter of Credit) Hối phiếu – Bill of ExchangeNhững rủi ro thường gặp và những phòng ngừa và […]

    Thích

  115. Dear Trâm Anh,

    LC UPAS banker’s unsance chính là LC UPAS (Usance Paid At Sight) một loại LC trả chậm nhưng được thanh toán ngay ( at sight)

    Tuy nhiên L/c lại ghi trả chậm 150 days after sight thì nó phải là USANCE L/C

    Như vậy là bản thân L/c nội dung L/c đã có sự mâu thuẫn

    Để biết thêm về L/C UPAS bạn đọc lại bài phân tích của Mr. Nguyễn Hữ Đức như dẫn chiếu ở trên nhé

    Thích

  116. Gửi Anh Hải,

    Hiện em đang làm một lô hàng xuất khẩu (em là người bán). Khách hàng mở một LC có nhiều vấn đề. Khi kí hợp đồng là LC trả ngay như họ lại ghi là trả chậm 150 days after sight. và giải thích đó là LC UPAS banker’s unsance. Loại LC này em chưa từng biết, anh có thể cho em mẫu đầy đủ của LC này ko ạ. Đọc bài viết của anh em vẫn chưa rõ lắm LC này khác với LC trả chậm thông thường ở chỗ nào??
    Do kiến thức còn hạn chế có thể hỏi mấy câu ngốc nghếch, mong anh giải đáp ạ ! Em cảm ơn anh !!

    Thích

  117. Dear Sir,

    I can deliver leased instruments to Organisations or individuals with their preferred text verbiage as been approved by their bankers. We also offer sales option to interested buyers. Our terms and procedures are so flexible and workable by RWA clients. Our lease rate is (5.5+0.5)%+x%. X% IS Lessee broker’s Commission and he determines his commission. Also we have facilities to discount BG and Put you into PPP Trading.

    Contact me through this email:(bfstotalsolution@gmail.com,draftinstruments@yahoo.com,sussane.terry@gmail.com) or through
    skype: (alexey.lapshin2) in other to furnish you with other information.

    Thích

  118. Anh Hải ơi anh có thể phân biệt giúp em giữa nhờ thu và L/C k? Cảm ơn anh nhiều

    Thích

  119. Dear Hạnh,

    Để hiểu thêm bạn tham khảo nội dung Standby L/c dưới đây nhé

    COPY COPY COPY

    SWIFT message type MT700 Date: ddmmyy
    ________________________________________________________________

    Sender: Issuing Bank
    …………
    …………

    Recipient: ING Bank
    Netherlands
    Amsterdam
    Swift: INGBNL2A

    :40A: Form of Documentary Credit

    IRREVOCABLE STANDBY

    :20: Documentary Credit Number

    …………………

    :31C: Date of issue

    ddmmyy

    :31D: Date and Place of Expiry

    ddmmyy IN AMSTERDAM NETHERLANDS

    :50: Applicant:
    ………….
    ………….
    ………….

    :59: Beneficiary

    ING Bank
    Amsterdam
    Netherlands

    :32B: Currency Code, Amount

    EUR……….

    :39B: Maximum Credit Amount

    :41a: Available With … By …

    SWIFT: INGBNL2AXXX

    ING BANK NV
    FOREIGN OPERATIONS
    AMSTERDAM NETHERLANDS
    by payment

    :43P: Partial DRAWINGS

    PROHIBITED/PERMITTED

    :45A: Description of Goods and/or Services

    COVER OF ADVANCE PAYMENT GRANTED BY YOURSELVES
    TO …………

    :46A: Documents Required

    +BENEFICIARY SWIFT MESSAGE NOTIFYING THE ISSUING BANK THAT THE BUILDER
    HAS FAILED TO TO PRESENT UNDER THE l/c THE REQUIRED DOCUMENTS OR THAT
    DOCUMENTS PRESENTED BY THE SELLER TO ING ARE NOT MADE OUT IN CONFORMITY
    WITH THE TERMS AND CONDITIONS OF THE L/C.

    :47A: Additional Conditions
    +We hereby issue this Standby Letter of Credit taking into consideration that
    as sales contract dated …..has been concluded between …
    ( ‘ Seller) and Van der Plas Shipbuilding BV Hendrik Ido Ambacht The
    Netherlands herafter to be referred to as ‘ buyer’ for Multi Purpose
    Vessel DWT, at a total purchase price of EUR…..
    (hereafter to be referred to as ‘ The Contract ‘)
    that ING Bank will receive a transferable Letter of Credit in favour
    the ‘ buyer’ and that ING Bank has agreed to transfer the L/C
    after receipt of it under their ref.no…… to the Bank in favour of the
    Seller for an amount of EUR…….. being……% of the purchase price
    as arranged in the contract and that ING further has agreed that after
    receipt of the L/C and after ING (at its sole discretion) has found the
    terms and conditions of L/C to be acceptable, ING will effect the
    following advance payment by order of the buyer to the issuing
    Bank in favour of the Seller:

    EUR……….. for the first instalment (say……….)

    That in excess of the maximum amount EUR……(say……) ING is allowed
    to draw under such Standby Letter of Credit interest at 6,6%
    p.a. calculated from the date of Advanced Payment credited to ‘ Seller’
    account with the issuing Bank ( the issuing Bank will send an
    acknowledgement Swift message to ING Bank to confirm the date of receipt
    of the Advance Payment) till the date of payment to ING Bank of its
    claim under the Standby Letter of Credit.

    SPECIAL CONDITIONS:
    +This ‘ Advance payment Standby Letter of Credit’ in favour
    of ING for the amount of….EUR and not exceeding….EUR
    is issued for the more security and for effecting the
    advance payment as per agreement between …………
    +THIS STANDBY lETTER OF cREDIT SHALL BECOME EFFECTIVE FOR AN
    AMOUNT OF EUR … PLUS THE AMOUNT OF INTEREST CLAIMED BY ING BANK
    IN EXCESS OF THE PRINCIPAL AMOUNT IMMEDIATELY AFTER THE BANK HAS RECEIVED
    THE FIRST ADVANCE PAYMENT OF EUR…..IN FAVOUR OF SELLER’s ACCOUNT IN THE
    BOOKS OF THE BANK ACCOUNT NO………..

    THE STANDBY LETTER OF CREDIT SHALL EXPIRE ON THE DATE ING BANK HAS
    PAID DOCUMENTS UNDER THE L/C which are 100% in conformity with the LC OR ON….(DATE), WHICHEVER COMES EARLIER.
    UPON ITS EXPIRY THIS STANDBY LETTER OF CREDIT SHALL BECOME NULL AND VOID.

    ANY REQUEST FOR PAYMENT UNDER THE TERMS MUST BE RECEIVED BY THE BANK
    ON OR BEFORE THE EXPIRY DATE OF THIS STANDBY LETTER OF CREDIT,.

    +DOCUMENTS REQUIRED MAY NOT BE DATED PRIOR TO THE DATE OF
    ISSUANCE OF THIS LETTER OF CREDIT.

    +THIS STAND-BY LETTER OF CREDIT IS SUBJECT TO UCP 600

    :71B: Charges

    ALL COMMISSIONS AND CHARGES OUTSIDE
    ISSUING BANK ARE FOR ACCOUNT OF
    BENEFICIARY

    :48: Period for Presentation

    WITHIN CREDIT VALIDITY

    :49: Confirmation Instructions

    WIT/adding

    :53: FOR YOUR PAYMENT YOU MAY REIMBURSE YOURSELVES
    ON OUR EUR CORRESPONDENT BANK……..
    UNDER SWIFT ADVICE TO US.

    Thích

  120. Dear hạnh,

    Bài cuả anh rất có ích, phiền anh cho em hỏi thêm về LC dự phòng, nó có khác gì với LC bình thường , và rủi ro trong LC dự phòng là gì, anh có thể tổng kết một bài về LC dự phòng như bài này không? Nếu được thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho em và cho nhiều bạn khác, em rất cảm ơn anh, chúc anh ngày tốt lành.

    ——

    Để hiểu một cách đơn giản nhất L/c dự phòng có chức năng giống như một bảo lãnh hoàn ứng ( Refund Guarantee). Việc thanh toán chỉ xảy ra khi người yêu cầu vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng, trong trường hợp đó người hưởng lợi trên cơ sở đó yêu cầu Ngân hàng phát hành hoàn trả lại số tiền đã được ứng trước kèm theo các chi phí, tổn thất được qui định trong L/c dự phòng.

    Tom lại L/c dự phòng là sự thanh toán hoàn trả khi người bán ko thực hiện, hoặc có lỗi trong quá trình thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng. L/c này thông thường do người bán yêu cầu ngân hàng phát hành

    L/c thông thường do người mua yêu cầu phát hành và chỉ dùng để thanh toán tiền hàng cho người bán

    Thích

  121. dear anh hải
    Bài cuả anh rất có ích, phiền anh cho em hỏi thêm về LC dự phòng, nó có khác gì với LC bình thường , và rủi ro trong LC dự phòng là gì, anh có thể tổng kết một bài về LC dự phòng như bài này không? Nếu được thì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho em và cho nhiều bạn khác, em rất cảm ơn anh, chúc anh ngày tốt lành.

    Thích

  122. Em chao anh! Em dang la sinh vien nam 3 truong cao dang tai chinh hai quan, chuyen nganh xuat nhap khau. Nay dang tim mot cho thuc tap nhung khong biet cho nao moi hop, em nen xin vao cac cong ty XNK hay la cac cong ty giao nhan thi duoc a? Voi lai em cung khong co kinh nghiem xin viec nua, anh co the chi em cach xin de nguoi ta nhan khong? thang 4 la em di thuc tap rui, mong tra loi som cua anh! Cam on anh nhieu a@!

    Thích

  123. Em chào anh!
    Hiện tại em đang nghiên cứu về L/C giáp lưng, nhưng tài liệu trên mạng thì chủ yếu về L/C nói chung, anh có thể hướng dẫn để em tìm một số tài liệu được ko anh?
    Em muốn tìm một mẫu L/C giáp lưng, nếu được anh giúp em nhé!
    Em cám ơn anh rất nhiều!!!!!!!!!!

    Thích

  124. anh cho em hỏi phân biệt hợp đòng ngoại thương với thư tín dụng
    và so sánh các loại thư tín dụng

    Thích

  125. rat nguong mo khi doc qua bay viet cua anh. neu co gi nho giup do mong anh chi day cho. thaks.

    Thích

    • Dear Nutran89,

      Trong trường hợp L/C có sự khác biệt với hợp đồng, với Người Xuất khẩu cần phải yêu cầu ngay người Nhập khẩu tu chỉnh L/c cho phù hợp. Trong trường hợp Người XK chấp nhận sự khác biệt của L/c đó thì phải thực hiện việc giao hàng theo điều kiện L/c qui định.

      Thích

  126. Chào anh
    Anh có thể giải đáp giùm em câu hỏi: so sánh nội dung của L/C với nội dung của hợp đồng và trong trường hợp nếu L/C thừa , thiếu hoặc có điểm khác biết thì người xuất khẩu nên làm gì?
    Cảm ơn anh
    Mong sớm nhận được sự phản hồi của anh.

    Thích

  127. em đang học về cái LC mà không hiểu gì hết, anh giúp em với. Anh có thể giải thích giúp em mấy cái khoản trong mẫu Lc anh gửi cho bạn Ngọc Thanh bằng tiếng Việt giúp em được không? Em đang cần gấp lắm. Cảm ơn anh.

    Thích

  128. Dear Manh Hung,

    Thông lệ của UCP600, sau khi shipment trong vòng 15 ngày Người hưởng lợi phải xuất trình chứng từ tới Ngân hàng, sau khi ngân hàng mở L/c nhận được chứng từ thì trong vòng 05 ngày phải thanh toán cho người hưởng lợi nếu chứng từ phù hợp với L/c. Việc thanh toán trong trường hợp này là vô điều kiện. Do vậy để tránh tình trạng thời gian vận chuyển kéo dài thì cách tốt nhất là qui định cấm chuyển tải, hoặc ký hợp đồng theo giá FOB để người mua có quyền yêu cầu người vận chuyển đáp ứng tiến độ hàng về cảng đích. Tuy nhiên nếu vì lý do mưa bão, hoặc bất khả kháng thì các bên phải chấp nhận vô điều kiện. Tất nhiên điều đó người mua phỉa chịu thiệt thòi

    Thích

  129. Dear Anh Hải
    mong anh giải đáp giúp em thắc mắc này ạ
    nếu đứng trên góc độ là doanh nghiệp nhập khẩu, làm thế nào để tránh được tình trạng ngân hàng gửi yêu cầu thanh toán LC trong khi hàng còn rất lâu sau mới đến. E xin phép đưa ra vd cụ thể là bên xuất khẩu sau khi họ xuất hàng lên tàu thì thường 1 vài ngày sau họ hoàn tất thủ tục và gửi LC luôn. Sang đến bên nước nhập khẩu,khi ngân hàng nước nhập khẩu nhận được bộ chứng từ LC của ngân hàng nước xuất khẩu, họ sẽ gửi yêu cầu thanh toán đến doanh nghiệp nhập khẩu và buộc dn nhập khẩu phải thanh toán trong 1 vài ngày. Con hàng đi trên biển vì 1 số lý do như đường xa, đi qua nước thứ 3, mưa bão…. mà 2 3 tháng sau mới đến nước nhập khẩu. Như vậy là doanh nghiệp nhập khẩu sẽ mất 1 khoản tiền lớn đế ký quỹ và phải chờ đợi rất lâu. Muốn tránh tình trạng đó thì phải làm như thế nào ???

    Thích

  130. phân biệt giúp em chiết khấu và thương lượng chứng từ được ko?
    ưu nhược điểm của 2 hình thức đó nữa
    em cần nội dung này cho bài thuyết trình

    Thích

  131. Em chào anh Hải!

    Anh Hải ơi, anh giúp em giải 2 bài tập này với, em không hiểu lắm về môn TTQT. anh giúp em làm 02 bài tập này nha anh. anh làm gấp dùm em nha. Cám ơn anh nhiều

    Bài 1/
    Cty Sacom VN muốn mua SGD bang dong USD de thanh toan tien hang NKhau thi se chon ngan hang nao sau day de thuc hien viec mua ban ngoai te. – NH A yết giá USD/SGD = 1,2576/90 – NH B yết giá SGD/USD = 0,7920/52
    BAI 2
    / ngay 10/5/2010 cty Vinater VN ky HD nua cua cty Sastra Co singapore 100MT tra lopton voi gia 1.500SGD/MT theo dieu kien CFR cua cang SG, hang phai duoc giao cham nhat ngay 15/06/2010. Dieu kien thanh toan: Bang L/C tra cham 3 ngay duoc mo tai Vietcombank, qua ngan hang thong bao HSBC – singapore. Hay trinh bay cac khau nghiep vu thanh toan ma nguoi mau phai thuc hien theo HD nay. anh giup em giai 2 bai tap tren voi. Co gi anh lam roi anh gui vao mail nay dum em nha anh: kt84thanhtung@yahoo.com

    Thích

  132. Em chào anh Hải.

    Em không biết cách vô hỏi bài trong trang wed ke thanh toan quốc tế. Nên em hỏi anh ở đây. anh giúp em giải b tài nập này gấp nha.

    bai 1/ Cty Sacom VN muốn mua SGD bang dong USD de thanh toan tien hang NKhau thi se chon ngan hang nao sau day de thuc hien viec mua ban ngoai te. – NH A yết giá USD/SGD = 1,2576/90 – NH B yết giá SGD/USD = 0,7920/52 BAI 2/ ngay 10/5/2010 cty Vinater VN ky HD nua cua cty Sastra Co singapore 100MT tra lopton voi gia 1.500SGD/MT theo dieu kien CFR cua cang SG, hang phai duoc giao cham nhat ngay 15/06/2010. Dieu kien thanh toan: Bang L/C tra cham 3 ngay duoc mo tai Vietcombank, qua ngan hang thong bao HSBC – singapore. Hay trinh bay cac khau nghiep vu thanh toan ma nguoi mau phai thuc hien theo HD nay. anh giup em giai 2 bai tap tren voi. Co gi anh lam roi anh gui vao mail nay dum em nha anh: sauconmua_ptt@yahoo.com

    Thích

  133. Dear Ngọc Thanh,

    Xin gửi bạn mẫu L/c sau. Bạn có thể liên hệ với tôi qua email Thanhhaihsc@gmail.com

    {1:F01MSCBVNVXAXXX.SN…ISN.}{2:I700INGBNL2AXXXXN}{3:{108:xxxxx}}{4:
    :27/SEQUENCE OF TOTAL : 1/1
    :40A/FORM OF DOCUMENTARY CREDIT : IRREVOCABLE
    :20/TRANSACTION REFERENCE NUMBER : 03B2111A00030410
    :31C/Date of Issue : 081121
    :40E/APPLICABLE RULES : UCP LATEST VERSION
    :31D/DATE AND PLACE OF EXPIRY : 090912THE NETHERLANDS
    :50/Applicant : HONG HA COMPANY. ADD: LE THIEN,
    AN DUONG, HAI PHONG, VIETNAM
    TEL-FAX: (84) 31 385 0651-0549
    :59/Beneficiary : SAM ELECTRONICS NETHERLANDS B.V.
    ADD:LJZERWEKERKADE 36 (HABOUR 1093)
    3077 MC/THE NETHERLANDS
    TEL: 31 10 479 5444
    :32B/CURRENCY CODE, AMOUNT : EUR356940,00
    :41D/AVAILABLE WITH … BY … : ANY BANK
    BY NEGOTIATION
    :42C/DRAFTS AT … : SIGHT
    :42A/DRAWEE : MSCBVNVX
    :43P/PARTIAL SHIPMENT : ALLOWED BUT NOT OVER 03 SHIPMENTS
    :43T/TRANSSHIPMENT : ALLOWED
    :44E/PORT OF LOADING / AIRPORT OF : ANY PORT IN EUROPE
    :44F/PORT OF DISCHARGE/AIRPORT : HAIPHONG PORT, VIETNAM
    :44D/SHIPMENT PERIOD : FOR 1ST SHIPMENT: LATEST 15/04/2009
    FOR 2ND SHIPMENT: LATEST 15/07/2009
    FOR THE PART OF UNDER WATER: 12/2008
    :45A/DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICE : 1.DESCRIPTION: COMMUNICATION AND NAVIGATION SYSTEM FOR BUILD
    COASTER
    + UNIT PRICE: EUR178,470.00/SET
    + QUANITY: 02 SETS
    + TOTAL PRICE: EUR356,940.00
    + TRADE TERM: CIF HAIPHONG PORT, VIETNAM
    AS PER INCOTERMS 2000
    2.QUALITY: NEW 100PCT, MANUFACTURED IN MAKER’S COUNTRY IN 2008-
    2009 AS PER MAKER’S STANDARD AND BUREAU VERITAS’
    + ORIGIN: THE NETHERLANDS
    .
    OTHER TERMS AND CONDITIONS AS PER THE CONTRACT NO.01/HSB-SAM/2008
    DD081016 AND ANNEX 1.
    :46A/DOCUMENTS REQUIRED : 1.SIGNED COMMERCIAL INVOICE IN 02 ORIGINALS
    2.A SET OF 2/3 ORIGINAL CLEAN SHIPPED ON BOARD OCEAN
    BILLS OF LADING MADE OUT TO ORDER OF MILITARY COMMERCIAL
    JOINT STOCK BANK, HAIPHONG BR., MARKED ”FREIGHT PREPAID”
    AND NOTIFY THE APPLICANT
    3.INSURANCE CERTIFICATE IN NEGOTIABLE FORM BLANK ENDORSED IN
    03 ORIGINALS FOR 110PCT OF THE CONTRACT VALUE AND COVERING
    ”ALL RISKS” WITH CLAIMS PAYABLE AT A NAMED INSURANCE AGENT
    IN VIETNAM IN THE CURRENCY OF INVOICE, EXCLUSION CLAUSES NOT
    ALLOWED
    4.CERTIFICATE OF ORIGIN ISSUED BY CHAMBER OF COMMERCE IN MAKER’S
    COUNTRY IN 01 ORIGINAL AND 02 COPIES
    5.DETAILED PACKING LIST IN TRIPLICATE
    6.CERTIFICATE OF BUREAU VERITAS IN TRIPLICATE
    7.BENEFICIARY’S CERTIFICATE CERTIFYING THAT ONE SET OF ORIGINAL
    SHIPPING DOCUMENTS (PLUS 1/3 ORIGINAL B/L) AND TECHNICAL
    DOCUMENTS HAD BEEN SENT DIRECTLY TO THE APPLICANT WITHIN 15
    DAYS AFTER SHIPMENT DATE
    :47A/ADDITIONAL CONDITIONS : + ALL REQUIRED DOCUMENTS MUST BE IN ENGLISH
    SHOWING L/C NO AND DATE, CONTRACT NO. AND DATE
    + HAND-WRITING ON C/O NOT ACCEPTABLE, EXCEPT
    FOR SIGNATURE
    + TT REIMBURSEMENT IS PROHIBITTED
    + UNAUTHENTICATED ALTERATIONS NOT ALLOWED
    + AN EXTRA SET OF COPY OF ALL REQUIRED DOCS TO BE PRESENTED
    FOR ISSUING BANK’S FILE
    + THIRD PARTY SHIPPING DOCUMENTS ACCEPTABLE
    :71B/DETAILS OF CHARGES : ALL BANKING CHARGES AND
    COMMISSIONS OUTSIDE VIETNAM ARE
    FOR ACCOUNT OF BENEFICIARY
    :49/CONFIRMATION INSTRUCTION : WITHOUT
    :78/INSTRUCTIONS TO THE PAY/APT/NEG BNK : + ALL SHIPPING DOCUMENTS AND DRAFT(S) MUST BE
    FORWARDED DIRECTLY TO MILITARY COMMERCIAL JOINT
    STOCK BANK, H.O, 5TH FLOOR, 3 LIEU GIAI, HA NOI,
    VIET NAM (INT’L TRADE FINANCE) IN 01 LOT BY EXPRESS COURIER
    + UPON RECEIPT OF DOCS STRICTLY COMPLIED WITH TERMS
    AND CONDITIONS OF THE CREDIT, WE SHALL REMIT
    PROCEEDS AS PER NEGOTIATING BANK’S INSTRUCTION
    + THE AMOUNT(S) SO DRAWN MUST BE ENDORSED ON THE REVERSE HEREOF
    + A DISCREPANCY FEE (EUR40 PER EACH DISCREPANCY)
    WILL BE DEDUCTED FROM PROCEEDS IF DOCUMENTS ARE
    PRESENTED WITH DISCREPANCY(IES)
    :72/SENDER TO RECEIVER INFORMATION : PLS ACKNOWLEDGE YR RECEIPT OF
    THIS CREDIT BY AN MT730
    -}

    Thích

  134. Dear Nguyễn Thị Ái Vân

    Bạn có thể chuyển sang phương thức thanh toán D/P, hoặc D/A

    Tài liệu về ISBP 681 bạn có thể mua ở hiệu sách Tràng Tiền

    Thích

  135. Dear!
    Cảm ơn anh nhiều!
    bọn em đang học về vận tải và bảo hiểm, tài trợ thương mại quốc tế. Bài viết về L/C này của anh quả thật rất bổ ích!
    thanks!

    Thích

  136. Dear Nguyen Thanh hai
    thứ 3 này e làm bài thuyết trình rồi nên rất muốn tìm nhiều tài liệu về L/C. và các mẫu L/C trong ngân hàng a co thể cho e bít fai tìm mẫu nào.e rất muốn bít nick or số dt của a để e tiện liên lạc , vì e rất cần gấp,mong a hãy hồi âm sớm cho e bít

    Thích

  137. Chào Anh.
    Vân mới vô làm ở công ty có nhập khẩu hàng từ Singapore.
    Anh Cho Vân hỏi nếu không thanh toán bằng LC được thì mình nên chuyển qua hình thức thanh toán nào thì hay nhất.
    Vân đang cần tìm tài liệu về ISBP 681 thì Vân nên mua tài liệu này ở đâu và tựa đề của tài lệu là gì ?
    Thank a.

    Thích

  138. anh hải ơi anh gửi nhanh cho em biết được ko za/
    bọn em đang làm bài thảo luận về nó
    thanks anh nhiu nhiu

    Thích

  139. các anh chị có thể cho em xem mẫu thư điện tử L”C được ko za?

    Thích

  140. Dear anh Hai,
    Anh Hai co the cho biet them ve LC co dieu khoan do k? Cu the LC se ghi nhu the nao? va Ngan hang nguoi huong phai lam nhung gi de dam bao nguoi huong phai xuat trinh bo chung tu.
    Cam on anh nhieu

    Thích

    • (Published in Banking Review Issue 12 June 2010)

      LC ĐIỀU KHOẢN ĐỎ

      Nguyễn Hữu Đức

      Hầu hết các sách giáo khoa và tài liệu viết LC đều có phần dành một đề mục riêng để nói về LC điều khoản đỏ (Red Clause LC), có vẻ như đây là một loại LC được sử dụng khá phổ biến trong thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, thực tế cho thấy LC điều khoản đỏ “đúng như bản chất thực” của nó ngày nay rất ít được sử dụng, do vậy, không ít nhà kinh doanh xuất nhập khẩu, thậm chí những người làm công tác thanh toán quốc tế ở các ngân hàng, còn khá mơ hồ đối với loại LC này.

      Nhằm mục đích đa dạng hóa các sản phẩm tài trợ thương mại phục vụ yêu cầu của khách hàng, gần đây một số ngân hàng bắt đầu có ý định triển khai sản phẩm LC điều khoản đỏ như là một trong những sản phẩm tài trợ trước giao hàng. Nhân cơ hội này người viết xin được lạm bàn một số vấn đề về LC điều khoản đỏ để chia sẻ cùng đồng nghiệp và các bạn đọc quan tâm.

      NGUỒN GỐC LC ĐIỀU KHOẢN ĐỎ

      Có nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc LC điều khoản đỏ. Có tác giả cho rằng LC điều khoản đỏ có nguồn gốc từ tập quán mua bán lông thú ở Trung Quốc, có tác giả lại cho rằng LC điều khoản đỏ có xuất xứ từ tập quán mua bán len ở Australia và New Zealand, lại có tác giả cho rằng nó có xuất xứ từ các giao dịch mua bán thịt, cao su, bông…

      Henry Harfield ¹, tác giả cho rằng LC điều khoản đỏ có nguồn gốc từ tập quán mua bán lông thú ở Trung Quốc, đã giải thích như sau: “Điều khoản đỏ là phương thức có xuất xứ từ tập quán mua bán ở Trung Quốc, nơi người bán thường là đại lý của người mua… Ví dụ, trong giao dịch mua bán lông thú, thương nhân Trung Quốc giao dịch với người mua ở Mỹ thường là các đại diện của người mua.. Những thương nhân này lặn lội đến vùng sâu vùng xa để thu mua lông thú, chỗ này một ít chỗ kia một ít, rồi gom hàng lại … Họ cũng mua lông thú của những người cần ứng trước tiền mặt rồi mới giao lông thú sau. Từ đó các ngân hàng bắt đầu có tập quán thể hiện trên LC một điều khoản bằng mực đỏ ủy quyền cho ngân hàng thương lượng hoặc xác nhận thực hiện ứng trước tiền hàng cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất trình hối phiếu kèm theo lời hứa đơn giản là sẽ xuất trình chứng từ giao hàng trong tương lai.”

      Những thương nhân ở Australia và New Zealand khi thu mua len để xuất khẩu cũng thường phải ứng trước tiền mặt cho những nông dân chăn cừu và phải trả chi phí cao để vận chuyển len từ trong đất liền ra cảng xếp hàng. Tương tự như giao dịch LC nhập khẩu lông thú từ Trung Quốc, LC nhập khẩu len từ Australia và New Zealand cũng có điều khoản đặc biệt được viết bằng mực đỏ cho phép nhà xuất khẩu ứng trước một phần giá trị LC để thanh toán tiền mua hàng.

      Như vậy, có thể hiểu LC điều khoản đỏ là LC có điều khoản, theo đó ngân hàng phát hành (NHPH) cam kết sẽ ứng trước hoặc ủy quyền cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thương lượng (sau đây gọi là ngân hàng được chỉ định – NHĐCĐ) ứng trước cho người hưởng lợi một phần giá trị LC khi người hưởng lợi xuất trình biên nhận và cam kết bằng văn bản sẽ xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của LC.

      Trước đây LC này thường được phát hành bằng thư và điều khoản ứng trước này được viết hoặc đánh máy bằng mực đỏ nhằm lưu ý NHĐCĐ và người hưởng lợi về điều khoản đặc biệt này của LC, do vậy, được gọi là LC điều khoản đỏ . Ngày nay khi hầu hết LC được phát hành bằng SWIFT MT 700, điều khoản ứng trước này thường được thể hiện ở Field 47B (dĩ nhiên, không phải bằng mực đỏ) với nội dung đầy đủ thông thường tương tự như ví dụ sau đây:

      The negotiating bank is authorized to make advances to the beneficiary upto 70% of LC value against the beneficiary’s receipt stating that the advances are to be used to purchase and ship the merchandise for which this credit is opened and the beneficiary’s undertaking to deliver to the negotiating bank the documents stipulated in this credit within the validity. The advances plus interest accrued are to be deducted from the proceeds of their initial drawings.
      We undertake to pay you principal plus accrued interest should the advances not be repaid by the beneficiary within the validity of this credit.
      (Ngân hàng thương lượng được ủy quyền thực hiện ứng trước cho người hưởng lợi số tiền lên đến 70% giá trị LC khi nhận được biên nhận của người hưởng lợi nêu rõ rằng số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để mua và giao hàng hóa theo LC này cùng với cam kết của người hưởng lợi sẽ xuất trình cho ngân hàng thương lượng các chứng từ quy định trong thời hạn hiệu lực của LC. Số tiền ứng trước cộng lãi phát sinh sẽ được khấu trừ từ tiền hàng trong lần thanh toán đầu tiên.
      Chúng tôi (NHPH) cam kết sẽ thanh toán cho quý ngân hàng số tiền gốc cộng tiền lãi phát sinh nếu số tiền ứng trước không được người hưởng lợi hoàn trả trong thời hạn hiệu lực của LC.)

      CÁC LOẠI ĐIỀU KHOẢN ĐỎ

      Có ba loại điều khoản đỏ sau đây:

      Điều khoản đỏ trơn hay không có đảm bảo (unsecured or clean red clause):

      Theo điều khoản này, NHĐCĐ được NHPH ủy quyền ứng trước cho người người hưởng lợi một phần giá trị LC khi nhận được cam kết rằng số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để trả tiền mua hàng hóa.
      Nội dung điều khoản đỏ trơn hay không có đảm bảo có thể được thể hiện trong ví dụ sau đây:

      The negotiating bank is authorized to make advances to the beneficiary upto 70 % of LC value against his statement that the advances are required for the purpose of making payments for the wool before shipment. We undertake to repay you anticipatory advances granted by you within the LC limit.
      (Ngân hàng thương lượng được ủy quyền thực hiện ứng trước cho người hưởng lợi lên đến 70% giá trị LC khi nhận được văn bản của người hưởng lợi nêu rõ rằng số tiền ứng trước sẽ được sử dụng để thanh toán tiền lông cừu trước khi giao hàng. Chúng tôi chấp nhận hoàn trả cho quý ngân hàng số tiền ứng trước trong giới hạn của LC).

      Điều khoản đỏ kèm chứng từ hay có đảm bảo (secured or documentary red clause):

      Theo điều khoản này, NHĐCĐ được NHPH ủy quyền ứng trước một phần giá trị LC khi người thụ hưởng xuất trình biên lai gửi kho (warehouse receipt) hoặc các chứng từ tương tự cùng với cam kết sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo yêu cầu của LC khi thực hiện giao hàng.
      Trường hợp người thụ hưởng sau đó vi phạm cam kết, bao gồm việc không xuất trình chứng từ phù hợp với điều kiện và điều khoản LC, NHĐCĐ có quyền yêu cầu NHPH hoàn trả tiền ứng trước cùng với tiền lãi và các chi phí khác.
      Nội dung điều khoản đỏ kèm chứng từ hay có đảm bảo có thể được thể hiện trong ví dụ sau đây:

      The negotiating bank is authorized to make advances to the beneficiary upto 70 % of LC value against Warehouse Receipts or other documents evidencing the right to claim possession of the goods and the undertaking to deliver the relative Bills of Lading and other required documents in due course. Such Warehouse Receipt or other documents may be entrusted to the beneficiary in exchange for his acknowledgement that the documents are held by him as trustee for you and as your agent to obtain for you in exchange the relative Bill of Lading. The goods, whilst in the warehouse pending shipment are to be insured by…… We undertake to repay you anticipatory advances granted by you within the LC limit.
      (Ngân hàng thương lượng được ủy quyền thực hiện ứng trước cho người hưởng lợi lên đến 70% giá trị LC khi nhận được Biên lai Gửi kho hoặc các chứng từ khác chứng minh quyền sở hữu hàng hóa và cam kết sẽ xuất trình các chứng từ bao gồm vận đơn đúng thời hạn quy định. Quý ngân hàng có thể ủy thác Biên lai Gửi kho hoặc các chứng từ khác cho người hưởng lợi đổi lấy xác nhận rằng các chứng từ được người hưởng lợi nắm giữ với tư cách là người được ủy thác và là đại diện của quý ngân hàng để nhận vận đơn thay cho quý ngân hàng. Hàng hóa gửi trong kho chờ giao lên tàu phải được bảo hiểm bởi… Chúng tôi cam kết hoàn trả lại số tiền ứng trước mà quý ngân hàng đã thực hiện trong giới hạn LC)

      Điều khoản đỏ “biên nhận và cam kết” hay “hóa đơn và cam kết” (Receipt/invoicing and Undertaking Red Clause):

      Loại điều khoản đỏ này không phổ biến nhưng có khả năng sẽ được các ngân hàng Việt Nam áp dụng, nhất là khi NHĐCĐ chưa tự tin với LC điều khoản đỏ.
      Khác với hai loại điều khoản trên, điều khoản này cho phép NHĐCĐ ứng trước tiền hàng khi nhận được biên nhận và hóa đơn của người thụ hưởng cùng với cam kết sẽ hoàn trả số tiền ứng trước trong trường hợp không xuất trình chứng từ phù hợp theo LC.
      Ứng trước theo điều khoản “biên nhận và cam kết” thường không được thực hiện từ nguồn vốn của NHĐCĐ nhưng được thực hiện khi NHPH trả tiền và người thụ hưởng chịu trách nhiệm trước NHPH khi vi phạm.
      As the beneficiary will have to pay for the goods, processing and ancillary charges before shipment, negotiation may be made to the beneficiary against invoices evidencing firstly cost of goods and/or processing and ancillary charges and the beneficiary’s undertaking to refund the advance in the event of failure to present complying documents under the credit in due course. We accept responsibility for meeting such payments under the terms of the credit.
      (Người hưởng lợi sẽ phải thanh toán tiền hàng, chế biến và các phụ phí khác trước giao hàng, do vậy, có thể thực hiện chiết khấu cho người thụ hưởng khi nhận được các hóa đơn chứng minh chi phí mua hàng và/hoặc các phụ phí chế biến và cam kết của người hưởng lợi sẽ hoàn trả lại số tiền ứng trước trong trường hợp không thể xuất trình chứng từ phù hợp với quy định của của LC. Chúng tôi chấp nhận trả các khoản thanh toán đó theo điều khoản LC)

      SƠ ĐỒ LƯU CHUYỂN GIAO DỊCH LC ĐIỀU KHOẢN ĐỎ

      1.1 NHPH phát hành LC điều khoản đỏ ủy quyền cho NHTB ứng trước tiền hàng cho người hưởng lợi khi nhận được biên nhận và cam kết của người hưởng lợi sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo quy định trong thời hạn hiệu lực của LC.
      1.2 NHTB thông báo LC, lưu ý cho người hưởng lợi về điều khoản đỏ.
      2.1 Người hưởng lợi đề nghị NHTB ứng trước tiền hàng bằng xuất trình cam kết sẽ xuất trình chứng từ giao hàng theo quy định trong thời hạn hiệu lực của LC.
      2.2 NHTB nhận cam kết và thực hiện ứng trước một phần tiền hàng theo quy định của LC cho người hưởng lợi.
      3.1 Sau khi giao hàng lên tàu người hưởng lợi xuất trình chứng từ giao hàng cho NHTB.
      3.2 NHTB gửi chứng từ giao hàng đến NHPH và đề nghị hoàn trả đầy đủ giá trị bộ chứng từ xuất trình.
      3.3 NHPH giao chứng từ cho người mở LC.
      4.1 NHPH hoàn trả đầy đủ cho NHTB.
      4.2 NHTB thanh toán tiền hàng cho người hưởng lợi sau khi khấu trừ tiền lãi phát sinh và các chi phí khác.

      RỦI RO TRONG GIAO DỊCH LC ĐIỀU KHOẢN ĐỎ VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ
      RỦI RO

      Ngoài những rủi ro như trong LC thông thường, những rủi ro chính liên quan đến giao dịch LC điều khoản gồm có:
      – Người hưởng lợi sử dụng số tiền được ứng trước không đúng mục đích, dẫn đến không có khả năng hoặc không thể thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ quy định đúng hạn theo quy định LC.
      – Người hưởng lợi nhận được tiền ứng trước nhưng sau đó giao hàng cho người mua khác. Khả năng này có thể xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng cao đột biến, người hưởng lợi hám lợi có thể “xù” giao hàng để bán lại cho nhà nhập khẩu khác với giá cao hơn.
      – Người hưởng lợi biến mất ngay sau khi nhận được tiền ứng trước (lừa đảo).

      GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO

      Ở giác độ NHPH
      Là ngân hàng tài trợ nhập khẩu NHPH có thể hạn chế rủi ro trong việc phát hành LC điều khoản đỏ bằng các giải pháp (1) thẩm định và (2) kỹ năng/kỹ thuật cấu trúc LC điều khoản đỏ.

      (1) Thẩm định
      – Năng lực tài chính và uy tín tín dụng của nhà nhập khẩu:
      Nhà nhập khẩu phải có khả năng hoàn trả cho NHPH khi NHPH phải hoàn trả tiền ứng trước cho NHĐCĐ bất kể nhà xuất khẩu có thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của LC hay không.
      – Mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu:
      Chỉ chấp nhận sử dụng LC điều khoản đỏ khi người hưởng lợi là khách hàng có quan hệ thân thiết, ví dụ, người hưởng lợi là một đại lý hoặc công ty liên doanh mà nhà nhập khẩu là một bên tham gia góp vốn; hoặc nhà xuất khẩu là khách hàng quan hệ truyền thống với nhà nhập khẩu, có uy tín, khả năng thực hiện hợp đồng…
      – Hàng hóa:
      Hàng hóa nhập khẩu thường là những mặt hàng đặc thù, có giá cả ổn định, it biến động.
      – Tỷ lệ ứng trước:
      Tùy theo mối quan hệ giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu nhưng tỷ lệ ứng trước càng thấp càng ít rủi ro, không nên chấp nhận ứng trước quá 50% giá trị LC.

      (2) Kỹ thuật cấu trúc LC điều khoản đỏ

      – LC hạn chế (Restricted LC):
      LC điều khoản đỏ cần quy định hạn chế việc chiết khấu/thanh toán tại ngân hàng thực hiện ứng trước tiền hàng theo sự chỉ định của NHPH. Ngân hàng này thường là chi nhánh của NHPH tại nước của người hưởng lợi hoặc là ngân hàng đại lý của NHPH. Mục đích của việc hạn chế chiết khấu/thanh toán tại NHĐCĐ là nhằm bảo đảm tiền hàng thu được sẽ được dùng để hoàn trả số tiền ứng trước.

      – Vòng tròn đỏ (Red Circle):
      Khái niệm vòng tròn đỏ được Jee Meng Chen ² sử dụng dựa trên nguyên tắc cơ bản của LC, đó là số tiền ứng trước chỉ được thanh toán khi nhận được các chứng từ chứng minh sự tồn tại của hàng hóa. Nói cách khác, NHPH thực hiện việc kiểm soát thông qua việc giải ngân số tiền ứng trước khi nhận được các chứng từ quy định, chẳng hạn, chứng nhận số lượng và chất lượng của bên thứ ba. Khái niệm này được đề cập đến như là “LC trong LC” và được minh họa bằng giản đồ dưới đây, theo đó các khoản thanh toán được kiểm soát trong hai vòng tròn:

      Tuy nhiên, Chee Meng Seng cũng khuyến cáo rằng dù có áp dụng nguyên tắc vòng tròn đỏ cũng không thể bảo đảm tránh được rủi ro trong trường hợp người hưởng lợi bội tín lợi dụng giá cả biến động và giao hàng cho người mua khác với giá cao hơn.

      – Bóng ma đỏ (Red Ghost):

      Howard Palmer ³ đưa ra giải pháp “bóng ma đỏ” (điều khoản đỏ có thể chuyển nhượng -transferable red clause) thay thế giải pháp “vòng tròn đỏ”. Điều khoản đỏ có thể chuyển nhượng, áp dụng trong nghiệp vụ tài trợ hàng hóa có khối lượng lớn, là giải pháp bảo vệ có thể giúp ngăn ngừa người hưởng lợi sử dụng tiền ứng trước sai mục đích.

      Logic của “bóng ma đỏ” như sau:
      Với điều khoản đỏ trơn và/hoặc điều khoản đỏ chứng từ, rủi ro chính tập trung vào người hưởng lợi. Nếu rủi ro liên quan đến người hưởng lợi được xem là “không mong muốn” thì phải “loại” người hưởng lợi ra khỏi giao dịch. Thay vào đó, NHĐCĐ sẽ đảm nhận vai trò của người hưởng lợi và trách nhiệm chính của NHĐCĐ là giám sát giao dịch ở nước người hưởng lợi. Sỡ dĩ gọi là“bóng ma đỏ” là vì NHĐCĐ rõ ràng không phải là người sản xuất hàng hóa nhưng lại “hiện ra như bóng ma” của người hưởng lợi.

      Ở giác độ của NHĐCĐ:

      Theo Điều 12 (a) UCP 600, trừ phi NHĐCĐ là ngân hàng xác nhận, một ủy quyền thanh toán hoặc chiết khấu không ràng buộc NHĐCĐ phải có nghĩa vụ thanh toán hoặc chiết khấu, trừ khi NHĐCĐ đồng ý và thông báo điều đó cho người hưởng lợi.
      Nhằm hạn chế rủi ro hay nói cách khác là bảo đảm sẽ nhận tiền hoàn trả từ NHPH hoặc người hưởng lợi trong trường hợp người hưởng lợi đã được NHĐCĐ ứng trước tiền hàng nhưng không thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của LC, NHĐCĐ cũng sẽ xem xét một số điều kiện sau trước khi quyết định có đồng ý hành động theo sự chỉ định của NHPH hay không:

      – Uy tín tài chính của NHPH:
      NHPH là có quan hệ đại lý với NHĐCĐ và được NHĐCĐ cấp hạn mức tín dụng. Trường hợp NHPH không được xác định là ngân hàng tin cậy và/hoặc chưa được cấp hạn mức tín dụng, NHĐCĐ có thể yêu cầu LC được xác nhận bởi một ngân hàng thứ ba có uy tín hoặc chỉ định một ngân hàng hoàn trả có uy tín.
      – Điều khoản ủy quyền:
      Điều khoản ủy quyền phải bảo đảm quyền lợi của NHĐCĐ, tức là được NHPH hoàn trả tiền ứng trước, cho dù người hưởng lợi có xuất trình chứng từ giao hàng theo cam kết trong thời hạn hiệu lực của LC; NHĐCĐ có khả năng tuân thủ nội dung yêu cầu của điều khoản ủy quyền.
      – Các điều khoản và điều kiện LC:
      Người hưởng lợi có thể tuân thủ các điều kiện và điều khoản của LC, tức là, có khả năng xuất trình chứng từ phù hợp. Nếu LC có những điều kiện và điều khoản mà người hưởng lợi không thể tuân thủ thì có thể lưu ý người hưởng lợi yêu cầu sửa đổi LC.
      – Khả năng thực hiện hợp đồng của người hưởng lợi:
      Nếu có cơ sở để tin rằng người hưởng lợi không có khả năng sản xuất/thực hiện giao hàng theo quy định của LC thì một ngân hàng cẩn trọng có thể sẽ xem xét có chấp nhận thực hiện ứng trước tiền hàng theo ủy quyền của NHPH hay không mặc dù NHPH cam kết sẽ có nghĩa vụ hoàn trả cho NHĐCĐ trong trường hợp người hưởng lợi không hoàn trả cho NHĐCĐ.
      – Ứng trước có truy đòi:
      Mặc dù NHPH cam kết sẽ hoàn trả trong trường hợp người hưởng lợi không xuất trình chứng từ giao hàng trong thời hạn hiệu lực của LC nhưng nếu NHPH vẫn cảm thấy không thoải mái với cam kết hoàn trả của NHPH thì NHĐCĐ có thể yêu cầu người hưởng lợi cam kết chấp nhận hoàn trả trong trường hợp không thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ trong thời hạn hiệu lực của LC.

      TÀI TRỢ TRƯỚC GIAO HÀNG THEO LC ĐIỀU KHOẢN ĐỎ CÓ KHẢ THI Ở VIỆT NAM?

      Thực tế từ nhiều hợp đồng mua bán ngoại thương cho thấy việc nhà nhập khẩu chấp nhận ứng trước một phần tiền hàng để tạo điều kiện cho người hưởng lợi thanh toán tiền hàng hoặc trang trải tiền mua nguyên liệu, hàng hóa, chi phí sản xuất hoặc làm hàng xuất khẩu là không phải là ít. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy hầu hết điều khoản thanh toán của những hợp đồng này thường quy định số tiền ứng trước được thực hiện ngoài LC, số tiền còn lại được thanh toán bằng LC.

      Đối với nhà nhập khẩu, bất lợi của điều khoản thanh toán ngoài LC là họ thường phải sử dụng nguồn vốn tự có của mình hoặc vốn vay ngân hàng để ứng trước cho nhà xuất khẩu và có thể phải chịu rủi ro trong trường hợp nhà xuất khẩu không thực hiện giao hàng nếu như số tiền ứng trước đó không được bảo đảm bằng một bảo lãnh hoàn ứng (advance payment guarantee) hoặc một bảo lãnh thực hiện hợp đồng (performance bond) có giá trị tương ứng do ngân hàng của nhà xuất khẩu phát hành. Trong khi đó, đối với nhà xuất khẩu, số tiền được ứng trước ngoài LC thường có giá trị không lớn do nhà nhập khẩu cũng ngại rủi ro.
      LC điều khoản đỏ có thể thay thế và khắc phục nhược điểm của giao dịch ứng trước tiền hàng ngoài LC. Với giao dịch LC điều khoản đỏ, nhà nhập khẩu không trực tiếp tài trợ cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) mà chính ngân hàng của nhà xuất khấu được chỉ định thực hiện ứng trước tiền hàng cho nhà xuất khẩu, do vậy, nhà nhập khẩu không phải chịu chi phí lãi vay (nếu như số tiền ứng trước được thực hiện bằng tiền vay), trong khi đó nhà xuất khẩu lại được tài trợ trước giao hàng một khoản tiền, tùy theo thỏa thuận, có thể lên đến 70%, thậm chí 100% giá trị LC mà không ảnh hưởng hưởng đến hạn mức tín dụng mà ngân hàng của nhà xuất khẩu đã cấp cho nhà xuất khẩu.

      Như đã trình bày ở phần mở đầu, hiện nay nhằm mục đích đa dạng hóa sản phẩm tài trợ thương mại, một số ngân hàng Việt Nam đang có ý định triển khai sản phẩm tài trợ trước giao hàng theo LC điều khoản đỏ. Câu hỏi đặt ra là ý định đó có khả thi hay không?
      Câu trả lời là có nhưng không dễ dàng, nhất là khi LC điều khoản đỏ, như đã trình bày, là sản phẩm mang tính đặc thù của một số thị trường nhất định, được sử dụng hạn chế đối với một số mặt hàng nhất định và cho người hưởng lợi có quan hệ thân thiết với nhà nhập khẩu.
      Nói như vậy không có nghĩa rằng sản phẩm tài trợ trước giao hàng theo kiểu LC điều khoản đỏ hoàn toàn không có khả năng áp dụng ở Việt Nam. Nếu như nhà xuất khẩu cần vốn tài trợ trước giao hàng nhưng vì lý do nào đó, chẳng hạn không đủ điều kiện vay vốn ngân hàng hoặc do hết hạn mức tín dụng, ngân hàng có thể tư vấn để nhà xuất khẩu đàm phán với nhà nhập khẩu mở LC điều khoản đỏ, theo đó NHPH chỉ định ngân hàng của nhà xuất khẩu ứng trước tiền hàng. Bằng cách này, khách hàng sẽ quen dần với LC điều khoản đỏ và cánh cửa tài trợ trước giao hàng theo LC điều khoản đỏ cũng sẽ dần mở ra./.
      ————————————-

      Ghi chú:
      ¹ Henry Harfield: Luật sư (Mỹ), tác giả của nhiều sách về nghiệp vụ ngân hàng.
      ² Jee Meng Chen: Chuyên gia (Singapore) chuyên viết về các vấn đề liên quan đến tài chính và nghiệp vụ ngân hàng.
      ³ Howard Palmer: Giám đốc sáng lập Tradefinance Guru Com. Ltd, tác giả của nhiều sách về tài chính và nghiệp vụ ngân hàng

      Thích

  141. Dear anh Hải,
    Cảm ơn những thông tin bổ ích mà anh đã chia sẽ với độc giả. Tôi muốn hỏi anh một câu thế này : Tôi có thể sử dụng LC giáp lưng để thực hiện việc mua bán qua trung gian ( tôi là trung gian ) hay không ? Nghĩa là tôi sẽ sử dụng một LC ban đầu, dùng LC này để ngân hàng mở LC giáp lưng cho tôi với người thụ hưởng của tôi hay không ? Vì tôi không có nhiều vốn để thực hiện các thương vụ lớn, vậy đây có phải là cách giải quyết tốt nhất không? Nếu không thì mong được sự chỉ dẫn thêm của anh.

    Trân trọng cảm ơn
    Vũ Tùng

    Thích

  142. Anh Hai cho em hoi ve L/C chut nhe vi em chua hieu cho lam ” Trong phuong thuc thanh toan theo L/C nguoi XK can phai lam gi neu trong truong hop nguoi NK cham tre viec mo L/C cho minh ? Neu nguoi nhap khau khong mo L/C thi nguoi XK van thuc hien nghia vu giao hang theo hop dong duoc hay khong ? Tai sao ? “

    Thích

  143. Dear Hải.
    Em gặp vài tình huống trong thanh L/C mong anh có thể giải thích dùm em.
    1.NH mở L/c nhận BCT và kiểm tra thấy BCT hợp lệ và thanh toán tiền cho người thụ hưởng sau đó gửi cho nhà NK,nhưng nhà NK nói BCT bất hợp lệ và không đồng ý thanh toán thì ngân hàng giải quyết thế nào?
    2.NH mở L/c nhận BCT và kiểm tra thấy BCT bất hợp lệ,thì ngân hàng làm thế nào?
    3.NH mở L/c nhận BCT và kiểm tra thấy BCT bất hợp lệ và thông báo cho ngân hàng thông báo nhưng ngân hàng thông báo vẫn khẳng định BCT hợp lệ,thì giải quyết thế nào?

    Thích

  144. Hi Anh,
    vấn đề trước em hỏi anh có phải là switch bill không vậy anh.
    anh có thể giải thích rõ để em hiểu vấn đề hơn không.vậy liệu lúc đó hãng tàu sẽ phát hành B/L thế nào?và switch bill như thế nào.
    thanks anh

    Thích

  145. Em có vấn đề này không rõ lắm.mong anh giúp em.
    -Có 1 lô hàng tái xuất từ Việt Nam đi Indonesia.500 MTS Phân Bón,hàng CTNR.
    -B yêu cầu đại lý khi phát hành B/L thì sửa đổi tên Shipper A thành cho B.và consignee là C ở bên nước của B.(qui định hải quan của bên B thì B phải là người Shipper trên B/L).Thì liệu khi đại lý phát hành B/L thì có thể sửa đổi Shipper cho bên B được không?
    hàng tái xuất thì A còn phải hoàn thuế thì liệu B/L sẽ như thế nào.và B/L có sửa đổi được không?
    vậy B/L có thể 1 cho A hoàn thuế không?
    và 1 B/L cho B để làm thủ tục hải quan?
    thanks Anh.

    Thích

  146. anh HẢI cho em hỏi: em la sv hoc ngành ketoan, nhưng bên trường em dạy môn ” THANH TOÁN QUỐC TÊ” này nên nói chung em k hiểu cho lắm, hiện giờ em dang làm bài kiểm tra 30%, em có một số vấn đề thắc mắc, anh giúp em với ah:
    1.căn cứ để ngân hàng phát hành kí quỉ mở L/C là như thế nào?
    2.NHPH có được phép từ chối thanh toán bộ chứng từ xuất trình trong thời gian ngoài giờ làm việc t5 sau khi nhận được bộ chứng từ?
    3. có thể có tối đa bao nhiêu người thụ hưởng trong L/C?
    4.trong gd L/C có thể có tối thiểu và tối đa bao nhiêu ngan hàng tham gia?
    5. địa điểm thanh toán L/C ở nước nào là chủ yếu? nước XK? nước NK? hay nước t3> tại sao?
    mong anh giúp e với.
    ah anh co UCP 600 và ISBP cho em xin với nữa, thanh anh

    Thích

  147. chào anh.em đang có bài tập lớn về bộ môn nghiệp vụ ngân hàng thương mại.yêu cầu là mô tả (không cần số liệu) về một nghiệp vụ của NHTM.em rất thích vè L/C nhưng em không biết tiếp cận đến nó có dễ hay không?Anh giúp em hướng đi như thế nào với?Thank anh nhiều.

    Thích

  148. Hi Anh Hải,
    Cty A (singapore ) mua hàng bên cty B VN và bán lại cho cty C khác ở Hong Kong.Hinh thức cty A thanh toán là LC Back to Back.
    Anh có mẫu hợp đồng nào , và mẫu LC với lọai hình mở LC Back to Back thì gửi gìum em gấp với, bên cty VN chưa làm thanh tóan với lọai LC back to back này. Và anh có lưu ý gì cho em với lọai LC back to back này không anh. Pls advise.
    Thanks & Regards
    Phuong

    Thích

  149. Dear Hahang

    L/c du phong chinh la bao lanh trong truong hop L/C thuong mai, hoac cam ket trong hop dong ko thuc hien

    Thích

  150. Nhom e phai thuyet trinh ve L/C, yeu cau phai co bo chung tu L/C o qui trinh thanh toan, nhung e lại thieu mat Luu do quy trinh nghiep vu L/C XK cua Ngan Hang BIDV. A co the cung cap cho e thong tin ve no duoc ko a? E dang can rat gap. E cam on a nhieu a!

    Thích

  151. a oi, a phan biet ro giup e cac su khac nhau va giong nhau giua L/C du phong va L/C thuong mai k a ??

    Thích

  152. (sorry anh vì e vừa gửi nhầm chuyên mục. Em xin hỏi lại câu hỏi của e nha)
    Chào a! e mới làm về TTQT bên Techcombank. e đang nghiên cứu về LC. Có 1 câu hỏi e vẫn chưa giải đáp được, nhờ a giúp đỡ: Trên LC thường khách hàng yêu cầu 3 bản BL original đc gửi về NH ( trong đó 1 bản có thể chuyển nhượng và 2 bản ko thể chuyển nhượng), tuy nhiên cũng có trường hợp 2 BL hoặc chỉ 1 BL. vậy trong trường hợp nào mình chỉ yêu cầu ng xuất khẩu gửi 2 bản, trường hợp nào mình yêu cầu gửi 1 bản BL gốc đến NH.
    Cảm ơn anh!

    Thích

  153. gui cho em nhe anh .thanks

    Thích

  154. Dear Mai Thanh Nam

    Đây là mẫu L/C soạn theo MT 700 và ý nghĩa của các trường

    Status Tag Field Name

    M 27 Sequence of Total
    M 40A Form of Documentary Credit
    M 20 Documentary Credit Number
    O 23 Reference to Pre-Advice
    O 31C Date of Issue
    M 40E Applicable Rules
    M 31D Date and Place of Expiry
    O 51a Applicant Bank
    M 50 Applicant
    M 59 Beneficiary
    M 32B Currency Code, Amount
    O 39A Percentage Credit Amount Tolerance
    O 39B Maximum Credit Amount
    O 39C Additional Amounts Covered
    M 41a Available With … By …
    O 42C Drafts at …
    O 42a Drawee
    O 42M Mixed Payment Details
    O 42P Deferred Payment Details
    O 43P Partial Shipments
    O 43T Transhipment
    O 44A Place of Taking in Charge/Dispatch from…/Place of Receipt
    O 44E Port of Loading/Airport of Departure
    O 44F Port of Discharge/Airport of Destination
    O 44B Place of Final Destination/For Transportation to…/Place of Delivery
    O 44C Latest Date of Shipment
    O 44D Shipment Period
    O 45A Description of Goods and/or Services
    O 46A Documents Required
    O 47A Additional Conditions
    O 71B Charges
    O 48 Period for Presentation
    M 49 Confirmation Instructions
    O 53a Reimbursing Bank
    O 78 Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank
    O 57a ’Advise Through’ Bank
    O 72 Sender to Receiver Information

    ***Note: M = Mandatory O = Optional

    Thích

  155. tôi không biết gì nhiều về những thứ này nhưng tôi thích đọc. Tôi thấy mến ông Thanh Hải này quá ( chỉ là vì ông ấy trả lời được nhiều).

    Thích

  156. em kg phai dan ngoai thuong nhung co quan kg co nguoi nen em phai nhap cuoc.co quan em dung LC la chu yeu trong thanh toan quoc te. Trong LC co rat nhieu truong, moi truong mot noi dung, em hien kg biet tim o dau tai lieu de tim hieu noi dung moi truong noi gi. anh chi nao co cho em voi

    Thích

  157. Anh Hải ơi
    Cho em hỏi anh một câu nhé anh. Anh ơi, khi sử dụng LC tuần hoàn thì có rủi ro nào khác phát sinh khi chỉ sử dụng loại LC thông thường ko anh?(Rủi ro cả với nhà XK, NK và NHPH). Cám ơn anh trước.

    Thích

  158. a Hải ah. e đang ôn thi môn ttqt anh giúp e trả lời câu hỏi này với: phân tích tc của l/c và phân biệt thư td và phương thức thanh toán tdct. em đang làm đề cương có 2 câu này mún a giúp. cảm ơn a

    Thích

  159. a cho e hỏi về điều khoản L/C đỏ?sao em kiếm nhiều tài liệu mà không thấy nói về L/C đỏ.a có thể giúp em không?tụi em làm về đề tài này mà kiếm tài liệu rất ít?

    Thích

  160. Em chao anh,
    Anh cho em hoi ve L/C khong huy ngang. O muc ‘Documents required:
    1.Signed commercial invoice fourfold evidencing ‘made in VietNam’ issued for USD. 74.159,30 and showing less deposit discount of USD. 7.415,93′
    Theo em hieu la: 4 commercial invoice da ky chung minh san xuat o VN phat hanh cho USD. 74.159,30 va the hien khoan khau tru tien dat coc it hon USD. 7.415,93′.Nhu vay co dung khong a?

    Thích

  161. a.Hải, cho e hỏi 1 vấn đề nha, đó là mục đích và điều kiện thực hiện L/C chuyển nhượng là gì vậy a? mong a hồi âm

    Thích

  162. Anh Hải ơi
    Anh có thể cho em biết được những điểm khác nhau giữa việc thanh toán bằng L/c tuần hoàn và trả từng lần không anh?

    Thích

  163. trang web cua anh da giup em rat nhieu, em cam on anh nhieu lam ^^ mong anh ngay co nhieu bai viet hon nua. chuc anh ngay cang thanh cong ^^

    Thích

  164. Tôi muôn liên lạc với anh Hải Qua điện thoại hoặc trực tiếp

    Thích

  165. Dear Lanpd

    Mình đang làm hợp đồng có điều kiện thanh toán L/C trả chậm 60 days, chia làm 2 lần mà không biết soạn thảo hợp đồng như thế nào cho hợp lý.
    ———————–
    100% of the total Contract Value by means of an irrevocable Defered Letter of Credit (L/C)at 60days after shipment date established by the Buyer and issued by Buyer’s Bank in favour of Seller within 20 days since the signing contract, with installments as follows:
    + 1st Installment: The Letter of Credit shall be payable for 95% of the invoiced amount for a particular shipment against after presentation of shipping documents consisting of the following
    1. 2/3 original “clean on board” ocean Bill of Lading, marked “freight prepaid”, blank endorsed notify the Buyer
    2. Commercial invoice in triplicate
    3. Detailed Packing List in triplicate
    4. Certificate of Origin issue by Chamber of Commerce in original and 2 copies
    5. Certificate of Quality issued by the Manufacturer in triplicate.

    6. Certificate of insurance “ALL RISK” covering 110 % of shipment value, showing claim payable in Vietnam in triplicate
    7. Beneficiary certificate certifying that one set of original shipping document and technical documents has been sent directly to the LC applicant

    + 2nd Installment: 5% of the total Invoice Value at 60days after ………. against presentation of the final check and take over report signed by both parties or ….

    Thích

  166. Anh ơi cho em hỏi tính ưu việt nhất của L/C mang lại cho người XNK là gì ạ?

    Thích

  167. bạn Hải ơi,

    Mình đang làm hợp đồng có điều kiện thanh toán L/C trả chậm 60 days, chia làm 2 lần mà không biết soạn thảo hợp đồng như thế nào cho hợp lý.

    bạn có hợp đồng mẫu nào không, share cho mình với.email của mình là: havardvn@yahoo.com.
    cảm ơn nhiều

    Thích

  168. http://a2ftu.info/index/ ………..Trang nay co the down free cac kt ve Ngoai Thuong + UCP day ah:)

    Thích

  169. moi nguoi mun biet them ve kt Ngoai thuong hay down UCP co the vao dia chi tren ah [ website cua lop Anh2_ K44 ngoai thuong ]^^

    Thích

  170. Dear Hoamuaxuan

    A oi cho em hoi day la theo UCP 600 thi chung tu bao hiem duoc lap theo Hop dong thuong mai
    cau 2 la : ban chat cua chiet khau mien truy doi la ung truoc tien hang.
    2 cau tren co dung khong ah?
    Mong anh giai thich giup em
    ——————

    1/ Chứng từ bảo hiểm lập theo L/c, Bill of lading và hợp đồng thương mại

    2/Chiết khấu miễn truy đòi là Ngân hàng mua đứt bộ chứng từ và chịu rủi ro khi nước ngoài không trả tiền. Bản chất là thanh toán trước tuy nhiên nó phụ thuộc vào các điều kiện dưới đây
    – L/C trả tiền ngay và cho phép đòi tiền bằng điện.

    – L/C quy định: vận đơn lập theo lệnh của Ngân hàng Phát hành và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua Ngân hàng chiết khấu.

    – Chứng từ hoàn toàn phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

    – Ngân hàng Phát hành phải là Ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế,

    Bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết >>>> https://thanhai.wordpress.com/2007/09/22/ban-v%E1%BB%81-v%E1%BA%A5n-d%E1%BB%81-chi%E1%BA%BFt-kh%E1%BA%A5u-trong-giao-d%E1%BB%8Bch-th%C6%B0-tin-d%E1%BB%A5ng/

    Thích

  171. A oi cho em hoi day la theo UCP 600 thi chung tu bao hiem duoc lap theo Hop dong thuong mai
    cau 2 la : ban chat cua chiet khau mien truy doi la ung truoc tien hang.
    2 cau tren co dung khong ah?
    Mong anh giai thich giup em

    Thích

  172. Dear cutuananh

    cutuananh, on Tháng Năm 11th, 2009 lúc 11:39 chiều Said: Edit Comment
    Anh oi, em co 2 cau hoi:
    1. So sanh diem giong va khac nhau giua NH phat hanh va NH xac nhan.
    2. So sanh L/C giap lung va L/C chuyen nhuong.
    ( anh oi, theo quy dinh L/C chuyen nhuong chi co the chuyen nhuong 1 lan, vay nguoi thu 1 chi co’ the chuyen nhuong cho nguoi thu 2 thoi chu, tai sao trong bai viet cua anh lai co the chuyen nhuong cho nhieu nguoi “thu2″ vay ??? )

    —————-
    Khi Ngân hàng xác nhận đã xác nhận L/c thì Ngân hàng xác nhận chịu trách nhiệm thay cho Ngân hàng phát hành đối với người hưởng lợi L/c về tính chân thực của L/c cũng như trách nhiệm thanh toán L/c đó nếu chứng từ phù hợp. Trong trường hợp này Ngân hàng xác nhận là Ngân hàng thông báo L/c

    Ngân hàng Phát hành cũng có trách nhiệm trong việc thanh toán sau khi có xác nhận của Ngân hàng xác nhận về chứng từ phù hợp với L/c và yêu cầu thanh toán vô điều kiện từ Ngân hàng xác nhận

    Về sự khác nhau giữa L/c chuyển nhượng và Giáp lưng bạn đọc lại về nội dung của 2 loại L/c này.

    Còn việc chuyển nhượng chỉ cho phép chuyển nhượng 1 lần với 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ hai khác nhau là theo qui định của UCP 600.

    Thích

  173. Dear Huehip

    B/E sử dụng trong nhờ thu phụ thuộc vào phương thức nhờ thu D/A, hoặc D/P, Trong tín dụng chứng từ cũng vậy phụ thuộc vào bạn sử dụng phương thức chứng từ nào. Tuy nhiên điểm khác biệt rõ nhất là thanh toán ngay ( at sight) hoặc thanh toán sau (at… dáy, at within… days, at after… day)

    Thích

  174. Dear Thu_281

    Anh Hải ơi. Em có một thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp dùm.
    Trong bài anh nói là : “L/C chuyển nhượng : Là L/C mà theo đó người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. )”.
    Như vậy chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ là ý nói đến chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phần cả về trách nhiệm thực hiện L/C là giao hàng và quyền được đòi tiền theo L/C hay chỉ nói đến nghĩa vụ giao hàng? Điểm chính để phân biệt phương thức chuyển nhượng toàn bộ hay chuyển nhượng một phần là gì?
    Em thắc mắc là nếu L/C gốc là L/C có thể chuyển nhượng, có giá trị 100, trường hợp thứ nhất là người hưởng lợi thứ 1 không có hàng hoá, muốn ăn chênh lệch giá nên chỉnh lại đơn giá làm giá trị L/C trở thành 90 và chuyển nhượng cho 1 người thụ hưởng thứ 2, như vậy người thụ hưởng thứ 2 có trách nhiệm giao đủ số hàng nhưng quyền lợi thì chỉ nhận được 90.
    Trường hợp thứ 2 là người hưởng lợi thứ 1, vì một lý do nào đó, không thể cung cấp hàng, nhưng để giữ uy tín nên đã chuyển nhượng L/C cho 5 người thụ hưởng thứ 2, mỗi người có trị giá L/C là 20.
    Trong mỗi trường hợp này, phương thức được sử dụng gọi là chuyển nhượng một phần hay toàn bộ ? Xin anh giải đáp dùm em. Em cảm ơn anh nhiều!

    —————

    Thứ nhất việc chuyển nhượng toàn bộ hay từng phần phụ thuộc vào ý chí của người hưởng lợi thứ nhất.
    Trong trường hợp này, người hưởng lợi thứ nhất vẫn là người chịu trách nhiệm đối với người mở L/c trong trách nhiệm giao hàng và đòi tiền. Người hưởng lợi thứ hai chịu trách nhiệm trong giới hạn trách nhiệm và quyền lợi của người hưởng lợi thứ nhất chuyển nhượng cho. Việc đòi tiền sẽ đòi thông qua Ngân hàng chuyển nhượng L/c

    Thứ hai: Trong hai trường hợp bạn nói đến đều là chuyển nhượng từng phần

    Thích

  175. Em chào anh ạ!
    Anh có thể cho em hỏi câu này được không: Hối phiếu sử dụng trong thanh toán nhờ thu và Hối phiếu sử dụng trong thanh toán tín dụng chứng từ thì có gì giống và khác nhau ạ. Em xin chân thành cám ơn! Em đang rất rất cần câu trả lời này vì chỉ còn 3 ngày nữa là em thi rùi. Anh vui lòng có thể trả lời cho em sớm được không?

    Thích

  176. Anh Hải ơi. Em có một thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp dùm.
    Trong bài anh nói là : “L/C chuyển nhượng : Là L/C mà theo đó người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. )”.
    Như vậy chuyển nhượng từng phần hay toàn bộ là ý nói đến chuyển nhượng toàn bộ hoặc từng phần cả về trách nhiệm thực hiện L/C là giao hàng và quyền được đòi tiền theo L/C hay chỉ nói đến nghĩa vụ giao hàng? Điểm chính để phân biệt phương thức chuyển nhượng toàn bộ hay chuyển nhượng một phần là gì?
    Em thắc mắc là nếu L/C gốc là L/C có thể chuyển nhượng, có giá trị 100, trường hợp thứ nhất là người hưởng lợi thứ 1 không có hàng hoá, muốn ăn chênh lệch giá nên chỉnh lại đơn giá làm giá trị L/C trở thành 90 và chuyển nhượng cho 1 người thụ hưởng thứ 2, như vậy người thụ hưởng thứ 2 có trách nhiệm giao đủ số hàng nhưng quyền lợi thì chỉ nhận được 90.
    Trường hợp thứ 2 là người hưởng lợi thứ 1, vì một lý do nào đó, không thể cung cấp hàng, nhưng để giữ uy tín nên đã chuyển nhượng L/C cho 5 người thụ hưởng thứ 2, mỗi người có trị giá L/C là 20.
    Trong mỗi trường hợp này, phương thức được sử dụng gọi là chuyển nhượng một phần hay toàn bộ ? Xin anh giải đáp dùm em. Em cảm ơn anh nhiều!

    Thích

  177. Chào anh
    Xin anh giải đáp cho em câu hỏi : So sánh LC giáp lưng và LC chuyển nhượng được ko ah?

    Thích

  178. Anh oi, em co 2 cau hoi:
    1. So sanh diem giong va khac nhau giua NH phat hanh va NH xac nhan.
    2. So sanh L/C giap lung va L/C chuyen nhuong.
    ( anh oi, theo quy dinh L/C chuyen nhuong chi co the chuyen nhuong 1 lan, vay nguoi thu 1 chi co’ the chuyen nhuong cho nguoi thu 2 thoi chu, tai sao trong bai viet cua anh lai co the chuyen nhuong cho nhieu nguoi “thu2” vay ??? )

    Thích

  179. Dear Hoang Trang

    Vay vốn của một tổ chức tín dụng QT cũng như đối với tổ chức tín dụng trong nước thôi. Tuy nhiên họ rất quan tâm đến tính trung thực của các báo cáo tài chính của bạn . Thông thường phải qua kiểm toán độc lập có uy tín. Nếu vay vốn lớn và tuỳ theo tính chát của dự án, có thể phải có bảo lãnh của Chính phủ hoặc tổ chức tín dụng trong nước

    Thích

  180. Dear Dan

    Cho em hỏi tại sao tren BC về TTTM lại có mục TB LC và Nhờ thu, em tưởng NH không tài trợ mà chỉ cung cấp dịch vụ cho hai trường hợp này. Đồng thời số liệu TB LC trên hai cột Balance và Bill amount lại khác nhau. Nếu là TB thì số liệu trên Bill amount là bao nhiêu thì mình thông báo y chang vậy chứ!
    ——————-
    Bạn viết tắt nên tôi ko biết cụ thẻ nó như thế nào

    TTTM có phải là Tài trợ thương mại ko ? nếu phải thì đó là Ngân hàng cho vay để thực hiện dự án nào đó

    TB LC có phải là thông báo L/c ko? Nếu phải thì đó là một sản phẩm của Ngân hàng khác với TTTM và khi giá trị trên Bill là bao nhiêu thì TB như vậy

    Đây là hai dịc vụ khác nhau của Ngân hàng

    Thích

  181. Dear Ha_nghe an

    UCP600 bắt buộc đối với tất cả các điều khoản khi l/c dẫn chiếu. Do vậy ko có việc 6 nội dung bắt buộc như bạn nêu đâu

    Thích

  182. Cho em hỏi tại sao tren BC về TTTM lại có mục TB LC và Nhờ thu, em tưởng NH không tài trợ mà chỉ cung cấp dịch vụ cho hai trường hợp này. Đồng thời số liệu TB LC trên hai cột Balance và Bill amount lại khác nhau. Nếu là TB thì số liệu trên Bill amount là bao nhiêu thì mình thông báo y chang vậy chứ!

    Thích

  183. anh ơi, em muốn hỏi để vay được vốn của 1 tổ chức tài chính quốc tế thì cần xuất trình những giấy tờ gì ah?

    Thích

  184. anh hai a!anh cho em hoi 6 noi dung bat buoc cua L/C theo UCP 600 voi a?em gan thi mon nay roi anh a.Mong anh giai dap ho em.

    Thích

  185. Dear Vananh

    Anh cho em hỏi về vấn đề này, bên em có ký hợp đồng ngoại không nêu rõ thời gian gia hạn LCvà quy định trình hồ sơ shipment trong thời gian 10 ngày sau khi ship hàng. Trên LC có gi LC được mở có ghi là thời hạn giao hàng cuối cùng là ngày 1/3/2009 và thời gian expiry cuối cùng là 20/3/2009. Và ngân hang không đồng ý bắt chỉnh lại là ngày expiry là ngày 10/3/2009. Vậy đúng hay sai và anh gảii thích rõ cho em biết nhé. Mong anh chỉ ra sự logic và tương quan giữa HĐNT và LC. Cám ơn anh nhiều ah

    ————————–
    Nếu trên hợp đồng qui định thời gian xuất trình chứng từ là 10 ngày kể từ ngày giao hàng, thì thời hạn hiệu lực của L/c có thể là ngày 10/3/2009. Tuy nhiên Ngân hàng ko co quyền bắt buộc phải điều chỉnh ngày hết hạn L/c, thông thường ngày hết hạn L/c giao động từ 10 đến 15 ngày kể từ ngày giao hàng muộn nhất. Điều này phụ thuộc vào ý chí của Applicant
    Trong UCP500 qui định thời hạn xuất trình chứng từ trong vòng 21 ngày, nếu như ko có qui định khác trong L/c.
    Nhưng UCP 600 chỉ qui định ngày xuất trình chứng từ phải trong hiệu lực của L/c, nếu ngày xuất trình chứng từ rơi vào ngày cuối cùng của L/c và vào ngày nghỉ, thì L/c sẽ được gia hạn đến ngày banking day kế tiếp

    Thích

  186. Dear Be Pooh

    Thanh toán L/c ko có người thứ ba nghĩ là chỉ có người thanh toán L/c và người hưởng lợi thứ nhất. Ko có người hưởng lợi thứ hai qui định trên L/c

    Thích

  187. chào anh!
    a cho e hỏi 1 vấn đề này nhe?
    thanh tóan L/C mà k có người thứ 3 là sao vậy a?
    e đang viết 1 cái đề tài về quy trình thanh tóan L/C mà ko có người thứ 3
    e ghi rõ topic của e cho a dễ hiểu. vì e cũng k bít nói sao cho hết ý nữa.

    Describe the process of L/C payment with and without a third party (freight forwarder).

    e cám ơn a nhiều!

    Thích

  188. Anh cho em hỏi về vấn đề này, bên em có ký hợp đồng ngoại không nêu rõ thời gian gia hạn LCvà quy định trình hồ sơ shipment trong thời gian 10 ngày sau khi ship hàng. Trên LC có gi LC được mở có ghi là thời hạn giao hàng cuối cùng là ngày 1/3/2009 và thời gian expiry cuối cùng là 20/3/2009. Và ngân hang không đồng ý bắt chỉnh lại là ngày expiry là ngày 10/3/2009. Vậy đúng hay sai và anh gảii thích rõ cho em biết nhé. Mong anh chỉ ra sự logic và tương quan giữa HĐNT và LC. Cám ơn anh nhiều ah

    Thích

  189. Chao Hai, minh rat quan tam ve phan dinh trach nhiem bao hiem trong bao hiem hang hoa van chuyen bang duong bien voi trach nhiem dan su cua chu tau doi voi hang van chuyen tren tau.
    Rat mong nhan duoc bai cua Hai

    Thích

  190. Dear Nguyễn Thị Thuỳ Linh

    Chào anh, cho em hỏi 1 câu liên quan đến thời hạn xuất trình L/C. Trong UCP 600 điều 36 có nói, nếu trong thời hạn xuất trình chứng từ, nếu ngân hạng gặp những nguyên nhân bất khả kháng phải đóng cửa thì sau đó vào ngày làm việc ngân hàng ko phải giải quyết những trường hợp liên quan xảy ra trong thời gian xảy ra bất khả kháng. Vậy nếu L/C có thời hạn xuất trình là hết ngày 1/1 nhưng ngày 1/1 xảy ra hỏa hoạn, ngày 2/1 ngân hàng mở cửa thì theo điều trên NH sẽ k phải giải quyết thanh toán, khi đó ai chịu trách nhiệm.

    ————–

    Vấn đề này thuộc về phạm vi điều kiện bất khả kháng ( Điều 36 UCP600)
    “Ngân hàng không chịu trách nhiệm đối với các hậu quả phát sinh từ việc hoạt động kinh doanh của mình bị gián đoạn do thiên tai, nổi loạn, dân biến, các cuộc nổi dậy, chiến tranh, khủng bố, hoặc do các cuộc đình công hoặc bế xưởng hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác vượt quá sự kiểm soát của ngân hàng. Khi bắt đầu làm việc trở lại, ngân hàng sẽ không thanh toán hoặc chiết khấu thư tín dụng đã hết thời hạn hiệu lực trong suốt thời gian bị gián đoạn kinh doanh ” (Bank assumes no liability or responsibility for the consequences arising out of the interuption of its business by Acts of God, riots, civil commonitions, insurrections, wars, acts of terrorism, or by any strikes or lockouts or any other causes beyond its control. A bank will not, upon resumption of its business, honour or negotiate under a credit that expired during such interuption of its business).

    Như vậy nếu ngày 1/1 xuất trình chứng từ Thanh toán và L/c hết hạn trong thời gian xảy ra trường hợp bất khả kháng của Ngân hàng thì Ngân hàng được miễn trách thanh toán hay sử lý các vấn đề liên quan đến L/C
    Hai bên sẽ có thoả thuận điều kiện thanh toán khác phù hợp, có thể D/A, D/P… hoặc T/T

    Thích

  191. Dear Vananh

    By Irrevocable Letter of Credit at sight for 100% contract value will be paid at sight agaist presentation of full set of shipping documents after shipment.

    ————– Nghĩa là

    Thanh toán bằng thư tín dụng ko huỷ ngang cho 100% tổng giá trị hợp đồng sẽ được trả ngay khi xuất trình đầy đủ một bộ chứng từ vận chuyển sau khi gửi hàng

    Thích

  192. Dear Tuananh

    Bộ chứng từ hoàn hảo là bộ chứng từ ko có lỗi, nghĩa là bên giao hàng đã thể hiện trách nhiệm của mình một cách chân thực thông qua bề mặt của bộ chứng từ xuất trình. Nó giúp cho người bán có thể đòi tiền Ngân hàng mà ko bị rủi ro từ chối thanh toán. CÒn người mua thì có cơ sở vững chắc để nhận được hàng hoá đảm bảo đúng theo yêu cầu

    Thích

  193. Dear Vanle

    Payment money: payment by US dollar.
    + Conditions of payment:
    Total amount: 170,000.00 USD (US Dollars Onhungdred seventy thousand only) CIF – Ho Chi Minh port, Vietnam – paid by an irrevocable at sight L/C or T/T.
    Mode of payment:
     First payment: 10% of the total contract value – 17,000USD (US Dollars seventeen thousand only) – payment in advance by TTR within 7 days after 2 sides signed the contract.
     Second payment: 60% of the total contract value – 102,000USD (US Dollars One hundred and two thousand only) – will be paid by irrevocable L/C at sight when receiving goods and delivery documents.
     Third payment: 20% of the total contract value – 34,000.00USD (US Dolallars Thirty four thousand only) –will be paid by irrevocable L/C at sight when the guarranty period of goods ended. License test be made in 02 original and 02 copy.
     Fourth payment: 10% of the total contract value – 17,000.00USD (US Dollars seventeen thousand only) – will be paid by irrevocable L/C at sight when the guarranty period of goods ended.
    Bank expenses incurred in the seller’s country will be paid by seller and bank expenses incurred in the buyer’s country will be paid the buyer. Bank expenses incurring by letters of the seller will be paid by the seller, bank expenses incurring by letters of the buyer will be paid bye the buyer.

    —————–

    Đối với phần ứng trước bằng T/T, nên có Refund Guarantee ( Bảo lãnh hoàn ứng) với giá trị tương đương được phát hành bởi Ngân hàng của người Bán. Nhằm bảo lãnh cho khoản tiền này nếu hợp đồng ko thực hiện dc
    Các điều khoản còn lại thì Ok

    Thích

  194. Dear Dương Minh

    Nếu là nhà NK, thì L/C có lợi hơn là D/P, do L/c qui định hình thức và nội dung của hcứng từ xuất trình do vậy sẽ giảm thiểu rủi ro của người NK

    Thích

  195. Dear Diem

    Trường hợp người mua gởi thư yêu cầu hủy L/C,người bán chấp nhận. L/C được hủy và Ngân hàng hoàn tiền lại cho người mở L/C.Nhưng phí mở L/C và các phí liên quan…Ngân hàng tính cho người mua.Vậy người mua có cơ sở nào để đòi phần phí L/C đó từ người bàn hay ko? Mình căn cứ vào quy định nào để xác định là những khoản phí ấy phải thuộc người mở L/C?
    ———————–

    Nếu L/C bị huỷ bởi sự đồng ý của hai bên thì thông thường người yêu cầu chịu các chi phí này. Tuy nhiên nếu l/c qui định chi phí ngân hàng thuộc nước người mua người mua chịu, người bán người bán chịu thì Ngân hàng tự động y/c thanh toán theo q/đ của L/C trừ phi có yêu cầu khác được chấp thuận bởi hai bên người bán, người mua

    Thích

  196. Chào anh, cho em hỏi 1 câu liên quan đến thời hạn xuất trình L/C. Trong UCP 600 điều 36 có nói, nếu trong thời hạn xuất trình chứng từ, nếu ngân hạng gặp những nguyên nhân bất khả kháng phải đóng cửa thì sau đó vào ngày làm việc ngân hàng ko phải giải quyết những trường hợp liên quan xảy ra trong thời gian xảy ra bất khả kháng. Vậy nếu L/C có thời hạn xuất trình là hết ngày 1/1 nhưng ngày 1/1 xảy ra hỏa hoạn, ngày 2/1 ngân hàng mở cửa thì theo điều trên NH sẽ k phải giải quyết thanh toán, khi đó ai chịu trách nhiệm.

    Thích

  197. Thưa anh! Nếu trong hợp đồng tại phần payment có viết là: By Irrevocable Letter of Credit at sight for 100% contract value will be paid at sight agaist presentation of full set of shipping documents after shipment. Có nghĩa như thế nào ah? Xin anh chỉ giúp ah

    Thích

  198. Anh oi, e dang can gap cau tra loi cho cau hoi nay : tac dung cua BO CHUNG TU HOAN HAO doi voi cac ben trong thanh toan quoc te, cam on a nhieu lam!!!

    Thích

  199. Chào anh Nguyễn Thanh Hải,
    Trang web của anh rất bổ ích cho những người làm công tác xuất nhập khẩu và những công việc liên quan.
    Đến với trang web của anh là một sự tình cờ, nhưng giờ đây trang web này hầu như là điểm dựa về thông tin, kiến thức nghiệp vụ của em. Rất cám ơn anh về những thông tin mà anh đã chia sẽ.
    Xin chúc anh may mắn, thành công và dồi dào sức khỏe.
    Hữu Độ

    Thích

  200. Chào anh Thanh Hải!
    Em là Giang sinh viên trương đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
    Em xem Websites của anh nhiều rồi e thấy rất có nhiều chương trình bổ ích có nhiều nội dung hay.
    Hiện nay e đang có làm đề tài mà thiếu nhiều tài liệu nên e viết mail này nhờ a mà có mẫu (LC) thì có thể gửi mẫu này cho e được không ah?
    Em chân thành cảm ơn anh.
    Chúc cho Websites của anh ngày càng phát triển mạnh mẽ.

    Thích

  201. Payment money: payment by US dollar.
    + Conditions of payment:
    Total amount: 170,000.00 USD (US Dollars Onhungdred seventy thousand only) CIF – Ho Chi Minh port, Vietnam – paid by an irrevocable at sight L/C or T/T. Mode of payment:
     First payment: 10% of the total contract value – 17,000USD (US Dollars seventeen thousand only) – payment in advance by TTR within 7 days after 2 sides signed the contract.
     Second payment: 60% of the total contract value – 102,000USD (US Dollars One hundred and two thousand only) – will be paid by irrevocable L/C at sight when receiving goods and delivery documents.
     Third payment: 20% of the total contract value – 34,000.00USD (US Dolallars Thirty four thousand only) –will be paid by irrevocable L/C at sight when the guarranty period of goods ended. License test be made in 02 original and 02 copy.
     Fourth payment: 10% of the total contract value – 17,000.00USD (US Dollars seventeen thousand only) – will be paid by irrevocable L/C at sight when the guarranty period of goods ended.
    Bank expenses incurred in the seller’s country will be paid by seller and bank expenses incurred in the buyer’s country will be paid the buyer. Bank expenses incurring by letters of the seller will be paid by the seller, bank expenses incurring by letters of the buyer will be paid bye the buyer.

    Theo yêu cầu như vậy thì có chổ nào lỏng lẻo cho người mua không anh.
    Nếu sửa thì phải sửa như thế nào cho đúng ạ.

    Thích

  202. Em chào anh,
    Em đang làm về đề tài các rủi ro trong thanh toán xuất khẩu bằng L/C đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Anh có thể cung cấp giúp em một vài nguồn tài liệu được không ạ? Em xin cảm ơn rất nhiều!

    Thích

  203. Chào anh Hải,
    Tôi đọc trang web của anh thấy rất bổ ích, rất cảm ơn anh về sự chia sẻ kiến thức một cách chân thành và sâu sắc.
    Anh vui lòng cho tôi hỏi ý này: Theo anh, nếu tôi là NNK thì hình thức thanh toán bằng D/P có lợi hơn L/C như thế nào?
    Cảm ơn anh nhiều và mong nhận được hồi âm của anh sớm!

    Thích

  204. Hỏi thêm A Hải!
    Vậy trường hợp người mua gởi thư yêu cầu hủy L/C,người bán chấp nhận. L/C được hủy và Ngân hàng hoàn tiền lại cho người mở L/C.Nhưng phí mở L/C và các phí liên quan…Ngân hàng tính cho người mua.Vậy người mua có cơ sở nào để đòi phần phí L/C đó từ người bàn hay ko? Mình căn cứ vào quy định nào để xác định là những khoản phí ấy phải thuộc người mở L/C?

    Thích

  205. Dear Lê Thị Tú Oanh

    ” Công ty XNK Y đã thoả thuận bán 500 tấn gạo với giá 225 USD/MT FOB Hải Phòng theo Incoterms 2000 cảng VN cho 1 công ty HQuốc và đã được cty này mở Irrevocable L/C at sight cho Y hưởng với trị giá không quá 125000USD. Thời hạn L/C đến 25/2/2006.
    ——————————————————————–
    a. Đến thời điểm 20/2/2006, Cty mới thu gom được 200 tấn, vậy cty có nên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình không?Nếu có thì phải làm những công việc gì?

    – Thứ nhất hãy đọc kỹ L/C, vì trong L/C thường qui định ngày giao hàng chậm nhất… và thời gian xuất trình chứng từ
    – Thứ hai hãy xét xem với thời gian 05 ngày, liệu doanh nghiệp Y có thể lập chứng từ và gửi tới Ngân hàng phát hành trước thời gian hết hiệu lực của L/C hay ko

    – Nếu các điều kiện trên ko thể thì yêu cầu đối tác gia hạn thời gian giao hàng và hiệu lực của L/C phù hợp với thời gian mà Cty Y có thể thực hiện được an toàn

    b. Cty xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ thanh toán cho NH vào ngày 26/2 vì ngày 25/2 là chủ nhật. Vậy bộ ctừ có được chấp nhận thanh toán không? Tại sao?”

    – Nếu ngày 26/2 Ngân hàng phát hành L/C nhận được chứng từ có hai tình huống xảy ra
    + Nếu chứng từ bị lỗi họ có thể từ chối thanh toán L/C
    + Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì thời gian cho việc thanh toán có thể sẽ bị chậm trễ. Vì theo qui định thời gian Ngân hàng chấp nhận bộ chứng từ là 05 ngày, nếu họ nguyên tắc thì L/C đã hết hạn. Do vậy hãy tác động đối tác để Ngân hàng chấp nhận thanh toán ngay trong ngày 26/02

    Một câu nữa là nếu thời hạn hiệu lực của L/c được gia hạn thêm 10 ngày thì thời hạn giao hàng có thể kéo dài thêm 10 ngày không ạ? Anh giải thích cho em với nhé!

    – Cũng ko hẳn là thời gian hiệu lực của L/C gia hạn thêm 10 ngày mà thời gian giao hàng phải thêm 10 ngày, nếu bạn giao hàng vào ngày 23/02 thì sao

    Thời gian hiệu lực của L/C để bạn có thểm thời gian đẻ chuẩn bị chứng từ và làm các thủ tục chấp nhận thanh toán từ Ngân hàng phát hành. Mục đích là chứng từ và thời gian chấp nhận chứng từ nằm trong thời gian hiệu lực của L/C

    Thích

  206. Dear Hoang Minh

    1) Thư tín dụng không hủy ngang thanh toán ngay có xác nhận cho phép hoàn trả bằng điện là gì vậy . Mình không hiểu nó như thế nào . Giua nó và CAD thì phương thưc nào làm cho người xuất khẩu gặp rủi ro nhiều hơn.
    2)Sự khác nhau giữa phương thưc thanh toán Telegraphic tranfer Reimbursement và phương thưc chuyển tiền như thế nào .Phương thức Telegraphic tranfer Reimbursement được quy định như thế nào trong L/C vậy.
    3) Tại sao phương thưc chuyển tiền là phương thức thanh toán phụ thuộc nhiều vào ý chí và năng lực của người mua. Trong phương thức này người mua có gặp rủi ro gì không?
    4) CAD và tín dụng chứng từ thì phương thưc nào người xuất khẩu, người nhập ưu chuộng hơn.
    —————————
    1) Bạn đọc lại bài viết trên về L/C

    L/c sẽ an toàn hơn cho người XK

    2)
    – Telegraphic transfer remittance (or T/T remittance) : phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền.

    – TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement, nghĩa là ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Thực tế cho thấy rất it L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó là L/C xác nhận bởi Ngân hàng Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảo đảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng.

    3) T/T phụ thuộc vào năng lực và ý chí của người thanh toán do ràng buộc trong thanh toán và nhận hàng thường ko tin cậy, sau khi nhận tiền có thể người bán ko giao hàng, hoặc giao hàng ko đúng chủng loại, phẩm chất…

    Thường người ta chỉ chọn hình thức này khi hai bên đã có quan hệ lâu năm, tin tưởng hoặc trong thanh toán nội bộ
    do vậy nên chọn các hình thức thanh toán tín dụng chứng từ sẽ an toàn hơn

    4) Phương thức tín dụng chứng từ thường được sử dụng hơn là CAD

    Thích

  207. Dear Hoang Minh

    ”Đối với hợp đồng có giá trị lớn khi người mua đề nghị thanh toán bằng TTR, người bán không yên tâm . Trong trường hợp này thì có thể sử dung loại L/C nào đi kèm để phòng ngừa rủi ro.
    ———————————

    Sử dụng L/c dự phòng, Stand by L/C

    Thích

  208. Dear Nguyen Thi Minh Hong

    Nho anh giai dap giup em su khac biet giua L/C giap lung & L/C chuyen nhuong voi. Ca hai loai L/C nay deu su dung trong truong hop mua ban qua trung gian, nhung nen su dung loai L/C nao thi co loi hon cho nguoi thu huong thu nhat?.
    —————————————-

    Sự khác biệt giữa L/c Giáp lưng và L/c chuyển nhượng

    – L/C chuyển nhượng : Là L/C mà theo đó người hưởng lợi đầu tiên (1st beneficiary) có quyền chuyển nhượng tòan bộ hay từng phần L/C đó cho 1 hay nhiều người hưởng lợi thứ 2 (second ben. ) Trừ khi L/C có quy định khác (ví dụ: transferable without restritive), một L/C chuyển nhượng chỉ có thể chuyển nhượng 1 lần từ người hưởng lợi đầu tiên tới 1 hay nhiều người hưởng thứ 2.Tuy nhiên người hưởng thứ 2 tái chuyển nhượng cho người hưởng đầu lại không bị cấm và người hưởng đầu vẫn có quyền tiếp tục chuyển nhượng L/C cho 1 người khác. Những phần của L/C chuyển nhượng cho nhiều người không được vượt quá tổng số tiền của L/C và có thể chuyển nhượng riêng rẽ miễn là trong L/C không ngăn cấm giao hàng và thanh tóan từng phần. L/C được chuyển nhượng theo các điều khỏan, điều kiện đã quy định trong L/C, ngọai trừ : • • • • • Số tiền (thường ít hơn) Đơn giá ( thấp hơn) Thời hạn hiệu lực (ngắn hơn) Thời hạn xuất trình chứng từ (sớm hơn) Thời hạn gửi hàng (có thể sớm hơn) Ngòai ra tên của người hưởng lợi thứ nhất có thể thay thế cho tên của người yêu cầu mở L/C.

    – L/C giáp lưng: Là loai L/C không thể hủy ngang được mở trên cơ sở 1 L/C khác . L/C giáp lưng là 1 L/C biệt lập được mở trên cơ sở của L/C gốc (cùng với điều kiện của L/C gốc) còn gọi là L/C thứ 2 trên cơ sở 1 L/C thứ nhất. L/C giáp lưng cũng được dung trong mua bán qua trung gian như L/C chuyển nhượng.

    *** Điều khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và giáp lưng là NH phát hành L/C giáp lưng hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán bộ chứng từ hợp lệ theo L/C mà mình mở không ràng buộc bởi L/C gốc . Nghĩa vụ của hai ngân hàng phát hành L/C gốc và L/C giáp lưng là hoàn toàn độc lập với nhau. Người hưởng L/C gốc trở thành nguời mở L/C giáp lưng nên họ phải thực hiện nghiêm ngặt nghĩa vụ của người mở L/C.
    Trong nghiệp vụ L/C giáp lưng người cung cấp hàng hóa hoàn toàn yên tâm về thanh toán vì họ chỉ có nghĩa vụ thực hiện L/C thứ 2 do người trung gian mở.

    Đối với người hưởng lợi thứ nhất nên lựa chọn L/c không huỷ ngang, cho phép chuyển nhượng

    Thích

  209. Dear Binh Dinh

    Một L/C do một ngân hàng thương mại ở Việt Nam mở qui định ngày hết hiệu lực tại Ngân hàng mở là 29, Apr( Biết ngày 29 trong tháng là chủ nhật ). Bộ chứng từ đến ngân hàng mở vào ngày 2nd, May. Hỏi : Ngân hàng mở xem là bất hợp lệ không? Tại sao?

    —————-

    Tất nhiên trong trường hợp này là bất hợp lệ, nếu ngày hết hạn vào ngày nghỉ lễ thì sẽ chuyển sang ngày kế tiếp là 1st May, Trong khi bộ chứng từ đến 2nd May

    Lúc này L/c đã hết hạn, và ko còn giá trị thanh toán, vì vậy Ngân hàng mở L/c ko còn trách nhiệm thanh toán L/c đó nữa

    Thích

  210. Dear Hoang Minh

    Phương thanh toán CAD và phương thức thanh toán bằng LC không hủy ngang cho phép hoàn trả bằng điện thì phương thức nào có lợi cho nhà xuất khẩu hơn.
    ——————

    L/c ko huỷ ngang có lợi cho nhà XK hơn

    Thích

  211. Em chào anh ạ!
    Trước tiên là phải vô cùng cảm ơn anh vì những kiến thức bổ ích mà anh mang lại. Cũng chúc anh một năm mới sức khoẻ, công tác tốt và giúp mọi người có được nhiều kiến thức hay hơn nữa.
    Sau đó, em muốn làm phiền anh một chút. Anh có thể giải đáp giúp em tình huống này không ạ?
    ” Công ty XNK Y đã thoả thuận bán 500 tấn gạo với giá 225 USD/MT FOB Hải Phòng theo Incoterms 2000 cảng VN cho 1 công ty HQuốc và đã được cty này mở Irrevocable L/C at sight cho Y hưởng với trị giá không quá 125000USD. Thời hạn L/C đến 25/2/2006.
    a. Đến thời điểm 20/2/2006, Cty mới thu gom được 200 tấn, vậy cty có nên tiếp tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình không?Nếu có thì phải làm những công việc gì?
    b. Cty xuất trình hối phiếu và bộ chứng từ thanh toán cho NH vào ngày 26/2 vì ngày 25/2 là chủ nhật. Vậy bộ ctừ có được chấp nhận thanh toán không? Tại sao?”

    Một câu nữa là nếu thời hạn hiệu lực của L/c được gia hạn thêm 10 ngày thì thời hạn giao hàng có thể kéo dài thêm 10 ngày không ạ? Anh giải thích cho em với nhé!

    Một lần nữa xin chân thành cảm ơn anh!

    Thích

  212. Giai đáp giúp mình các thắc mắc này với :
    1) Thư tín dụng không hủy ngang thanh toán ngay có xác nhận cho phép hoàn trả bằng điện là gì vậy . Mình không hiểu nó như thế nào . Giua nó và CAD thì phương thưc nào làm cho người xuất khẩu gặp rủi ro nhiều hơn.
    2)Sự khác nhau giữa phương thưc thanh toán Telegraphic tranfer Reimbursement và phương thưc chuyển tiền như thế nào .Phương thức Telegraphic tranfer Reimbursement được quy định như thế nào trong L/C vậy.
    3) Tại sao phương thưc chuyển tiền là phương thức thanh toán phụ thuộc nhiều vào ý chí và năng lực của người mua. Trong phương thức này người mua có gặp rủi ro gì không?
    4) CAD và tín dụng chứng từ thì phương thưc nào người xuất khẩu, người nhập ưu chuộng hơn.
    Rất mong nhận câu trả lời của Bạn. Cảm ơn bạn rất nhiều.

    Thích

  213. CHÀO BẠN !
    Bạn giúp mình giải đáp thắc măc này với :”Khi mở thư tín dụng giáp lưng có ưu và nhược gì cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu”.

    Thích

  214. a co the cho e biet ” ty gia cheo” la gi ko?
    cac nhan to anh huong toi ” ty gia cheo”?

    Thích

  215. Chào Bạn !
    Bạn giúp mình với ?
    Mình đọc trong sách nghiệp vụ ngoại thương viết như sau :”Đối với hợp đồng có giá trị lớn khi người mua đề nghị thanh toán bằng TTR, người bán không yên tâm . Trong trường hợp này thì có thể sử dung loại L/C nào đi kèm để phòng ngừa rủi ro.
    Mình chân thành cảm ơn bạn nhiều.

    Thích

  216. Chao anh Hai!

    Nho anh giai dap giup em su khac biet giua L/C giap lung & L/C chuyen nhuong voi. Ca hai loai L/C nay deu su dung trong truong hop mua ban qua trung gian, nhung nen su dung loai L/C nao thi co loi hon cho nguoi thu huong thu nhat?

    Em cam on anh nhieu!

    Nguyen Thi Minh Hong

    Thích

  217. Chào anh!
    Em đọc trong sách bài tập mà chẳng hiểu, mong nhận sự chỉ bảo của anh.
    Một L/C do một ngân hàng thương mại ở Việt Nam mở qui định ngày hết hiệu lực tại Ngân hàng mở là 29, Apr( Biết ngày 29 trong tháng là chủ nhật ). Bộ chứng từ đến ngân hàng mở vào ngày 2nd, May. Hỏi : Ngân hàng mở xem là bất hợp lệ không? Tại sao?
    Em mong nhận sớm câu trả lời của anh! thanks

    Thích

  218. Chào bạn !
    Mình rất cảm ơn câu trả lời của bạn hồi trước. Bây giờ mình có câu hỏi nhờ bạn trả lời hộ.
    Phương thanh toán CAD và phương thức thanh toán bằng LC không hủy ngang cho phép hoàn trả bằng điện thì phương thức nào có lợi cho nhà xuất khẩu hơn.
    Mình mong sớm nhận câu trả lời của bạn!

    Thích

  219. Dear Hoc

    Neu nguoi mua thue tau, thi phi tau gia do nguoi mua chiu, va nguoc lai

    Hang le boc do o kho CFS

    Thích

  220. Anh ơi về câu hỏi của bạn azurie, ai phải chịu phí tàu già, thì các lựa chọn là người mua, bán biết chọn ai hả anh ??? bó tay với mấy cái đề trường e mất. À anh giúp thêm câu này nữa : hàng lẻ bốc, dỡ ở đâu :ICD or CY, or CFS or cơ sở người giao nhận

    Thích

  221. Dear Myhong

    Những hạn chế của từng phương thức để phân tích và so sánh trong khuôn khổ comment này thì ko thể, bạn có thể đọc và chọn lọc trong các bài viết ở chuyên mục thanh toán QT

    Thích

  222. Dear Huyen Thuong
    nếu mà giao hàng từng phần thì bạn có thể mở l/c tuần hoàn. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào điều kiện thanh toán của hợp đồng. Nếu hợp đồng qui định thanh toán 100% L/c thì bạn phải mở L/c với 100% tổng giá tyrij hợp đồng

    Thích

  223. Dear Hoangminh

    Ngân hàng xác nhận là ngân hàng có quan hệ thương mại với Ngân hàng phát hành L/c, Khi người XK thấy rằng Ngân hàng phát hành ko có uy tín cao, hoặc tính thanh khoản kém thì người bán y/cầu phải xác nhận L/c bởi một ngân hàng uy tín ( giao dịch này chỉ có hai ngân hàng với nhau). Với việc xác nhận này thì có nghĩa rằng Ngân hàng xác nhận sẽ đứng ra cam kết thay mặt ngân hàng phát hành thanh toán cho người bán nếu ngân hàng phát hành ko có khả năng thanh toán, hay từ chối thanh toán mặc dù người bán đã xuất trình bộ chứng từ phù hợp với L/c.

    Trong trường hợp này, khi chứng từ phù hợp với L/c thì Ngân hàng xác nhận sẽ là người thanh toán cho người bán. Đối với người mua chỉ phải thanh toán cho ngân hàng phát hành, để ngân hàng phát hành hoặc là thanh toán trực tiếp cho người bán, hoặc là chuyển cho ngân hàng xác nhận để thanh toán. Nếu người mua chấp nhận thanh toán và chuyển tiền cho Ngân hàng phát mà NH phát hành ko thanh toán thì Ngân hàng xác nhận có quyền khởi kiện và bằng mọi biện phát để Ngân hàng phát hành trả tiền cho ho.

    Người mua ko cần quan tâm đến Ngân hàng xác nhận

    Thích

  224. XIN HOI VI DU TOI CO NHAP LO HANG 200 TAN FROM CHINA, TOI CO THE MO L/C TRUOC 100 TAN DC KHONG? CON 100 TAN CON LAI TOI MO SAU.

    Thích

  225. a hai oi, a cho e hoi ve uu va khuyet diem cua cac phuong thuc thanh toan quoc te : phuong thuc thanh toan bao lanh va tin dung du phong; phuong thuc thanh toan nho thu; phuong thuc thanh toan tin dung va thu uy thac mua. Cam on a nhieu nhieu

    Thích

  226. Chào bạn !
    Mình muốn hỏi bạn về L/C: “Nếu Ngân hàng phát hành LC không thanh toán cho nhà xuất khẩu , thì Ngân hàng xác nhận sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu .Trong trường hợp này có phải là nhà nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền cho Ngân hàng xác nhận . Nhà nhập sẽ lỗ vì cùng lúc phải trả tiền cho Ngân hàng phát hành LC và ngân hàng xác nhận.
    Mong sớm nhận câu trả lời của bạn.
    Chân thành cảm ơn bạn!

    Thích

  227. Dear Nguyen Thao

    * Invoice phát hành ngày 31 Aug. 2007,với số tiền 100.000 USD: OK

    * Packing list ký phát ngày 26 sep.2007: sai qui định, vì tất cả các chứng từ giao hàng phải bằng hoặc trước ngày phát hành B/L

    * B/L1 ,phát hành ngày 1 sep. 2007 ,ghi chú ngày “ clean on board “là 1 sep .2007 ,cảng bốc Hải Phòng, cảng dỡ KOBE ,tàu S1, chuyến 100 ( Bill chặng 1 Ok)

    * B/L2, phát hành ngày 4 sep .2007 ,ghi chú ngày “clean on board “ là 3 sep.2007,cảng bốc Đà Nẵng ,cảng dỡ KOBE,tàu S2,chuyến 100 (( Bill chặng 2 Ok)

    * Insurance policy với số tiền 100.000 USD ,đc phát hành 1 sep.2007( Phù hợp với ngày phát hành B/L chặng 1)

    Cho biết : _ L/C quy định : * ngày phát hành L/C :15 Aug .2007, trị giá : 100.000 USD

    * ngày hết hạn hiệu lực của L/C : 30 SEP. 2007

    * thời hạn giao hang cuối cùng : 15 sep.2007

    *muahàng theo đk CIF

    * dẫn chiếu UCP 600

    * ko cho phép giao hàng từng phần

    _ Ngày xuất trình chứng từ là ngày: 25 sep. 2007 ( Ngày giao hàng là 1/9, nếu L/c ko qui định thời hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng cuối cùng (ngày ship on board) thì thời hạn xuất trình là chậm, có thể dẫn tới từ chối thanh toán.

    Theo như bộ chứng từ xuất trình trên, thì chỉ có packing list là sai với qui định của L/c, Người mua và ngân hàng phát hành L/c có quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ.

    Thích

  228. Dear Azurie

    1. Nên sử dụng Transferable Irrivocable L/c ( Thư tín dụng ko huỷ ngang có thể chuyển nhượng), nếu để chắc ăn hơn thì y/c người bán mở Stand by L/c

    Về STBLC như sau

    Người mua phải mở L/C ko huỷ ngang có thể chuyển nhượng với người thụ hưởng là người bán. Tuy nhiên người mua chưa yên tâm vì có thể người bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng như hợp đồng đã ký. Để bảo vệ quyền lợi của mình, người mua yêu cầu người bán phải mở cho mình một stand by L/C với người thụ hưởng là người mua. Nếu người bán vi phạm nghĩa vụ giao hàng thì người mua có quyền hưởng thụ stand by L/C. Nếu người bán và người mua thực hiện đúng các cam kết hợp đồng thì standby L/C này không được dùng đến.
    Về hình thức thì stand by L/c chỉ dùng để dự phòng, tương tự như Bond Guarantee .

    2. Để khống chế bộ chứng từ nên 2/3 B/L gửi qua Ngân hàng, 1/3 B/L gửi hco người bán

    3. Nếu hợp đồng và L/c ko qui định thời hạn xuất trình chứng từ thì được hiểu là trong vòng 21 ngày, người bán phải xuất trình chứng từ tới ngân hàng phát hành L/c

    4. Phụ phí tàu già do người thuê tàu chịu

    5. Giao hàng theo FOB, người bán ko phải mua bảo hiểm

    6. FAS và FOB là điều kiện người mua phải chịu trcahs nhiệm thuê tàu, do vậy đương nhiên người mua được hưởng thụ vận đơn

    Thích

  229. anh Hải ạ! Trong phần bài tập, khó nhất là lập luận sao cho chặt chẽ,logic , lên anh giúp em giải quyết vấn đề này dựa trên tình huống này nhé .VD: Ngân hàng phát hành nhận đc bộ chứng từ với ND như sau: * Invoice phát hành ngày 31 Aug. 2007,với số tiền 100.000 USD

    * Packing list ký phát ngày 26 sep.2007

    * B/L1 ,phát hành ngày 1 sep. 2007 ,ghi chú ngày “ clean on board “là 1 sep .2007 ,cảng bốc Hải Phòng, cảng dỡ KOBE ,tàu S1, chuyến 100

    * B/L2, phát hành ngày 4 sep .2007 ,ghi chú ngày “clean on board “ là 3 sep.2007,cảng bốc Đà Nẵng ,cảng dỡ KOBE,tàu S2,chuyến 100

    * Insurance policy với số tiền 100.000 USD ,đc phát hành 1 sep.2007

    Cho biết : _ L/C quy định : * ngày phát hành L/C :15 Aug .2007, trị giá : 100.000 USD

    * ngày hết hạn hiệu lực của L/C : 30 SEP. 2007

    * thời hạn giao hang cuối cùng : 15 sep.2007

    *muahàng theo đk CIF

    * dẫn chiếu UCP 600

    * ko cho phép giao hàng từng phần

    _ Ngày xuất trình chứng từ là ngày: 25 sep. 2007

    NHPH có đc phép từ chối chứng từ trên ko? Tại sao?

    thanhs anh nhiều nhiều !!

    Thích

  230. Em chào anh,

    Hôm nay ngồi tra cứu mấy thứ về vận đơn container mới biết web của anh. Anh viết hay quá! ^^

    Tiện thể em cũng có mấy thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp
    1. Nên mở L/C nào nếu mua bán qua trung gian:
    a) Relvoing L/C
    b) Confirmed L/C
    c) Standby L/C
    d) Revocable L/C

    Em chon la c nhung ko chac the co dung ko. Neu dc anh co the giai thik them cho em voi.

    Cau nay nua:
    2. Để khống chế bộ chứng từ, thường quy định số lượng B/L thế nào:
    a) chuyển 3/3 bộ B/L qua ngân hàng
    b) 2/3 qua NH còn 1/3 cho người nhận hàng

    3. Nếu hợp đồng ko quy định thời gian xuất trình chứng từ thì có hợp lệ ko nếu người XK xuất trình chứng từ trong vòng 21 ngày kể từ ngày giao hàng và trong thời hạn hiệu lực của L/C?

    4.- Phụ phí tàu già trong thuê tàu chuyến ai chịu :
    a) đại lý hãng tàu
    b) người bán
    c) người mua
    d) chủ tàu
    Cái này em đọc trong sách là ng nào thuê tàu thì ng đó sẽ chịu nhưng việc thuê tàu thì còn fụ thuộc vào ĐKCS giao hàng mà mấy đáp án trên chả có cái nào đúng cả. Làm em chẳng hiểu gì hết. HIc.

    5- Vận chuyển theo FOB, người bán có quyền mua BH theo cách nào?

    Hiện tại em đang học môn Kỹ thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương nhưng mấy câu này trong sách em tra không thấy.
    Và hiện tại em còn có một cái đang không hiểu lắm, có thể là do em bị lẫn lộn gì đó hic. Trong 2 dk FAS và FOB thì tại sao ng mua lại lấy vận đơn vì bt em tưởng ng bán sẽ lấy và gửi qua đường bưu điện cho ng mua. Ng mua cầm vận đơn đấy đi nhận hàng. Cái này em cứ rối hêt cả lên!
    Anh trả lời giúp em nhé!

    Nếu có tài liệu hay thông tin gì hay anh hãy chia sẻ với em qua email: carakittycat@yahoo.com.

    Cảm ơn anh trước!

    Thích

  231. Dear Huỳnh Nghiệp

    Cái số liệu này chung chung quá, chưa có ai tổng kết được

    Theo tôi được biết khoảng 70% thanh toán quốc tế taij VN thông qua hình thức L/C

    Thích

  232. Dear Nguyen Thao

    Thời điểm Ngân hàng phát hành L/C bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với sửa đổi thư tín dụng đc xác định là ngay sau khi ngân hàng thông báo nhận được lệnh sửa đổi.

    Người ta nói đến phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nghĩa là phải lấy chứng từ làm cơ sở. Trong thanh toán L/c thì L/c là chứng từ thanh toán, nó độc lập với hợp đồng, nó ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ thanh toán của người mua đối với người bán thông qua Ngân hàng phát hành L/c ( nghĩa là ngân hàng đứng ra đảm bảo việc thanh toán cho người bán). Còn hợp đồng là sự ràng buộc trách nhiệm thực hiện của người mua,và người bán với nhau dựa trên điều kiện của hợp đồng.
    Đơn đề nghị mở L/c là văn bản mà người mua dựa vào điều kiện của hợp đồng và qui định của UCP theo mẫu của ngân hàng phát hành để yêu cầu ngân hàng phát hành L/c. Nó hết giá trị khi L/c đã được mở.

    Thích

  233. Chào chú Hải!
    chú cho cháu những thông tin về hiện trạng sử dụng L/C ở VN ?(có số liệu cụ thể).cảm ơn chú nhiều.

    Thích

  234. Em có một câu hỏi rất muốn đc anh giải đáp: Trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, người NK quyết định thanh toán sẽ dựa trên L/C ,mà ko phải là HĐTM, or đơn đề nghị thanh mở L/C, điều đó hoàn toàn đúng theo nguyên tắc .Nhưng em muốn đc hiểu rõ bản chất vì sao lại như vậy. Anh có thể So Sánh sự khác nhau dựa trên những tiêu thức nào của (3 chứng từ trên) để em hiểu rõ vấn đề trên đc ko ạ.thanks anh rất nhiều.

    Thích

  235. Anh Hải ui ! Anh cho em hỏi câu này nha: Thời điểm Ngân hàng phát hành L/C bị ràng buộc trách nhiệm thanh toán đối với sửa đổi thư tín dụng đc xác định là bao nhiêu ngày hả anh??? thanks anh nhiều nhiều.

    Thích

  236. Dear Nguyen Thao

    Trong hợp đồng nên qui định, các chi phí Ngân hàng ở bến nước người Bán người bán chịu, người mua người mua chịu. Như thế sẽ ko xảy ra các tranh chấp phát sinh

    Thích

  237. —-> thì nhà XK chỉ thanh toán cho NH nhà XK, còn NH nhà NK do nhà NK trả —–>

    Thích

  238. Anh Hải ui! cho em hỏi anh câu nữa: VD: giả sử trong chứng từ ko quy định trả phí cho ngân hàng .( Mà nhà NK đồng ý thanh toán giá trị HĐ)Theo quy tắc UCP 600 ICC , đương nhiên : nhà XK phải chịu All chi phí cho 2 ngân hàng: NH nhà XK, NH nhà NK . Nhưng trong trường hợp nhà NK từ chối thanh toán giá trị hợp đồng, —-> thì nhà NK chỉ thanh toán cho NH nhà XK, còn NH nhà NK do nhà NK trả —–>liệu có phải ko anh ??? thank anh nhiều nha.

    Thích

  239. anh có thể cho biết thêm về L/c tuần hoàn ko?các mà ngân hàng tính phí trên mỗi lần tuần hoàn như thế nào?khi mỏ cần chú ý những đặc diểm khác biệt j2 so với các loại L/C khác?

    Thích

  240. Chào bạn, Bạn có thể post lại bài viết “CÁCH GIẢI QUYẾT CÁC SAI SÓT THÔNG THƯỜNG TRONG BỘ CHỨNG TỪ KHI THANH TOÁN BẰNG l/c”
    (Posted on January 19, 2008 by Nguyễn Thanh Hải )được ko?
    Đọc title thấy hay quá mà click vào lại không thấy nội dung bài viết đâu cả.
    Thanks

    Thích

  241. Chào qúy anh!
    Tôi thấy trang Web của anh khá thú vị cho công tác Xuất khẩu của Cty chúng tôi.
    Tôi đang tìm kíếm trang web nào hướng dẫn viết thư thương mại bằng tiếng Anh, nếu anh có biết vui lòng giới thiệu cho tôi với nha, cám ơn qúy anh nhiều lắm.
    Nguyên – Tel: 0983050260

    Thích

  242. Anh oi! cho em hoi có mấy loại L/C,L/C 30 days,L/C s3 là nhu the nao vay anh?

    Thích

  243. Dear Anh Tuan!!

    Trang web cua Anh rat bo ich, co nhieu thong tin thuc tien.
    Toi thuong vao trang web cua Anh de tham khao ve kien thuc thuong mai dac biet la kien thuc ve LC.
    Nay toi muon tim hieu ky hon ve UCP 500, vay Anh co biet co trang web nao co dang tai toan bo noi dung UCP 500 nay mien phi khong? De toi co the hieu sau hon ve LC.
    Chan thanh cam on Anh

    Thích

Bình luận về bài viết này