Hối phiếu – Bill of Exchange


Theo Luật thống nhất về hối phiếu (ULB), hối phiếu có giá trị pháp lý khi có các nội dung sau:

1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).

2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.

3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.

4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order of…)

5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.

Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:

+ Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange).

+ Trả tiền sau:

– Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)

– Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)

– Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).

7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định.

8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.

9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

Việc ký phát hối phiếu không loại trừ sự uỷ quyền. Người được uỷ quyền ký phát hối phiếu phải thể hiện sự uỷ quyền ngay bên cạnh chữ ký của mình. Ngôn ngữ của hối phiếu là ngôn ngữ nào thì ngôn ngữ thể hiện sự uỷ quyền phải là ngôn ngữ ấy, điều quy định này tạo điều kiện dễ dàng cho người có liên quan đến hối phiếu thấy có sự uỷ quyền về việc thành lập hối phiếu đó.

—————————————-

MAU HOI PHIEU THAM KHAO

BILL OF EXCHANGE

 

No. 05HH2008                                             Hai phong, 05th November 2008

For EUR 3,590,000

              At sight of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK the sum of

Euro Three million five hundred ninety thousand only.

 Value received and charge the same to account of Rensen Seatrade BV

 

Drawn under Fortis Bank (Netherlands) Rotterdam  

 

Irrevocable Transferable Letter of Credit No. NLNL1NL07M327207dated 070705

To                                                                         For

FORTIS BANK (NETHERLANDS)                          HONG HA COMPANY

ROTTERDAM

——————————–

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN HỐI PHIẾU TRONG L/C,  XIN DẪN CHIẾU TỚI BÀI VIẾT NÀY ĐỂ CÁC BẠN THAM KHẢO

Drafts in LC transactions (2)

Thư trả lời PGS TS Nguyễn Văn Tiến, giảng viên Học Viện Ngân hàng Hà Nội. Một phần của bức thư này đã được đăng trên Tạp chí Ngân hàng 2006)

Đà Nẵng, ngày 25 tháng 8 năm 2006

Anh Tiến. thân mến,

V/v Một số vấn đề liên quan đến hối phiếu trong L/C

Tôi đã nhận được thư của anh gửi ngày 15/8/2006 đề nghị tôi giải đáp một số vấn đề liên quan đến hối phiếu trong thư tín dụng (L/C). Vì tôi không phải là người nghiên cứu sâu về vấn đề hối phiếu và cũng chưa phải là một trọng tài viên quốc tế như anh nghĩ nên e rằng không thể giải đáp một cách thấu đáo những vấn đề anh đặt ra. Tuy vậy, với tư cách là có chút ít kinh nghiệm thực hành thanh toán quốc tế ở ngân hàng, tôi cũng xin được trao đổi với anh (thay vì trả lời) một số vấn đề trong khả năng và chừng mực hiểu biết của tôi.

NHPH có phải là chứng từ giống như các chứng khác được yêu cầu theo LC ? NHPH có được quyền từ chối nếu hối phiếu có sai sót ? Hối phiếu có thể được xem là chứng từ phụ không ?

Vấn đề hối phiếu có được xem là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu xuất trình theo L/C hay không hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, Uỷ ban Ngân hàng ICC (UBNH ICC) và đa số các chuyên gia hàng đầu về L/C như T.O Lee (T.O. Lee Consultants Ltd.), Reinhard Langerich (Nordea Bank), Heinz Hertl (Bank of Austria AG Vienna) … đều ủng hộ quan điểm cho rằng hối phiếu không phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C và rằng sai sót liên quan đến hối phiếu không phải là lý do để từ chối trả tiền.

UBNH ICC có ý kiến như sau: “…việc yêu cầu xuất trình hối phiếu thường là theo yêu cầu của NHPH chứ không phải người mở LC. Do vậy, sai sót liên quan đến hối phiếu ký phát đòi tiền NHPH không phải là mối quan tâm của người mở L/C và họ cũng không nên dựa vào đó mà chấp nhận hay không chấp nhận” (TA267/ query 2).

T.O Lee đưa ra các cơ sở dưới đây để khẳng định hối phiếu không phải là chứng từ như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C:

(i) Ngân hàng chứ không phải Người mở L/C yêu cầu hối phiếu;

(ii) Hối phiếu chẳng đóng vai trò gì trong giao dịch gốc giữa người bán và người mua;

(iii) Một số loại L/C không yêu cầu hối phiếu, chẳng hạn như L/C trả ngay không có hối phiếu (sigh payment L/C) hoặc L/C trả chậm không có hối phiếu (deferred payment L/C);

(iv) Hối phiếu không được liệt kê ở các Field quy định về chứng từ như Field 46A (Các chứng từ được yêu cầu) hoặc Field 78A (Các chỉ thị đặc biệt) trong các thông báo L/C bằng SWIFT hoặc bằng thư.

Còn Heinz Hertl thì khẳng định: “ Hối phiếu không phải là lý do để từ chối trả tiền … UCP cũng không có điều khoản nào quy định về vấn đề hối phiếu (silent on the subject of drafts), nghĩa là, nếu như hối phiếu có được xem là chứng từ đi chăng nữa thì nó phải được xử lý theo Điều 21. Thông thường L/C chỉ có các yêu cầu liên quan đến tên người trả tiền (drawee) và kỳ hạn (tenor) của hối phiếu, chứ không có thêm các yêu cầu nào khác. Do vậy, NHPH không nên nêu những sai sót liên quan đến các chi tiết không được quy định trong L/C…”.

Xin dẫn chứng phán quyết của Toà Thương Mại Anh Quốc liên quan đến vụ tranh chấp giữa China Merchants Bank (CMB) và Credit Industriel et Commerciale (CIC) năm 2002 để làm rõ vấn đề hối phiếu có phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C và sai sót của hối phiếu có đủ cơ sở để NHPH từ chối hay không.

L/C do CMB phát hành quy định tại Field 47A là các chứng từ phải được lập bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, CIC xuất trình chứng từ kèm theo mẫu hối phiếu in sẵn bằng tiếng Pháp. CMB thông báo từ chối trả tiền với lý do chứng từ sai sót, trong đó có nêu sai sót của hối phiếu như sau: Hối phiếu của người hưởng lợi không được lập bằng tiếng Anh (Beneficiary’s draft not made in English).

Quan toà David Steel sau khi tham khảo ý kiến của UBNH ICC và ra phán quyết liên quan đến sai sót của hối phiếu như sau: “… căn cứ cấu trúc của L/C, các chứng từ được yêu cầu lập bằng tiếng Anh tại Field 47A là các chứng từ được yêu cầu chiết khấu được nêu tại Field 46A. Những chứng từ này không bao gồm các hối phiếu. Sự khác biệt này được thể hiện rõ tại Field 78A, theo đó ngân hàng đã cam kết rằng khi nhận được “các chứng từ”… Các hối phiếu không phải là một phần của các chứng từ thương mại, mà sau khi chiết khấu, sẽ được giao cho người yêu cầu mở L/C. Chúng (hối phiếu) đơn giản chỉ là một phần của tiến trình theo đó nghĩa vụ trả tiền của CMB có thể được đặt dưới dạng có thể sẵn sàng được chiết khấu. Việc không chấp nhận hối phiếu không giải trừ CMB khỏi nghĩa vụ phải trả tiền khi đáo hạn.”.

Ý kiến của UBNH ICC cũng như của các chuyên gia và phán quyết của quan toà Steel liên quan đến hối phiếu dường như đã có thể trả lời đầy đủ và rõ ràng các câu hỏi của anh: (i) Hối phiếu không phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C; (ii) Sai sót liên quan đến hối phiếu không cấu thành lý do để NHPH từ chối nghĩa vụ trả tiền L/C; và (iii) Hối phiếu có thể xem như là một chứng từ phụ và được xử lý theo Điều 21 UCP 500.

Liên quan đến hối phiếu, tôi cũng đã có hai bài viết đăng trên TCNH nhân vụ tranh chấp giữa SGD I NHNo&PTNT Việt Nam và Centrimex 3: (i) Một số lưu ý về việc sử dụng hối phiếu trong thư tín dụng – Số chuyên đề 2001; và (ii) Bài học kinh nghiệm từ một thương vụ – Số 6/2003. Anh có thể tham khảo thêm.

ISBP (từ Điều 45-58) dành cho tất cả các hối phiếu được yêu cầu hay không được yêu cầu xuất trình tại Field 46A ? Hay chỉ dành riêng cho các hối phiếu mà L/C yêu cầu xuất trình tại Field 46A ?

Tôi hơi ngạc nhiên khi anh đề cập đến vấn đề hối phiếu được yêu cầu tại Field 46A bởi Field 46A của SWIFT MT700 là trường liệt kê các chứng từ do người mở L/C yêu cầu bao gồm hoá đơn thương mại, vận đơn, bảo hiểm đơn và các chứng từ khác nhưng không bao gồm hối phiếu. Hối phiếu (nếu có) không nằm ở Field 46A mà được quy định tại Field 42C và các field liên quan như Field 41C (Available with) và Field 42A (Drawee).

ISBP là một cuốn cẩm nang hướng dẫn chứng từ nói chung, bao gồm các chứng từ được yêu cầu tại Field 46A và các hối phiếu (nếu có) ở Field 42C. Việc ISBP hướng dẫn kiểm tra hối phiếu không có nghĩa rằng hối phiếu phải được xem như là chứng từ giống như các chứng từ khác được xuất trình theo L/C.

Người ký phát hối phiếu phải tuân thủ theo luật nào ? Ngân hàng căn cứ luật nào để kiểm tra hối phiếu ?

Anh cho rằng quy định tại Điều 52 ISBP “số tiền ghi bằng chữ phải chính xác đúng với số tiền ghi bằng số nếu cả hai cùng được sử dụng …” không đúng với quy định tại Điều 6 của Công ước Geneve 1930 về hối phiếu và cũng không đúng với khoản 3, Điều 16 của Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, do vậy, anh đưa ra các cấu hỏi sau:

i) Người ký phát hối phiếu phải tuân thủ theo luật nào;

(ii) Ngân hàng căn cứ luật nào để kiểm tra hối phiếu.

Về vấn đề này, tôi xin trao đổi với anh như sau:

ISBP là một cuốn cẩm nang hướng dẫn (chứ không quy định) những người kiểm tra chứng từ phù hợp với thông lệ và tập quán quốc tế nhằm mục đích hạn chế sai sót chứng từ. Với chức năng hướng dẫn, ISBP phải lựa chọn cách đúng nhất để hướng dẫn. Tôi cho rằng việc Điều 52 – ISBP hướng dẫn cách ghi “số tiền bằng chữ phải chính xác với số tiền bằng số, nếu cả hai cùng được thể hiện” là hoàn toàn không mâu thuẩn với Điều 6 Công ước Geneve về hối phiếu, cũng không mâu thuẩn với khoản 3 Điều 16 Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam, Điều 8 UN-UNICITRAL hoặc Đạo Luật Hối phiếu 1882 của Anh … cho dù những Luật về hối phiếu trên đều quy định giống nhau rằng trường hợp số tiền bằng chữ khác với số tiền bằng số, số tiền thanh toán của hối phiếu sẽ căn cứ theo số tiền ghi bằng chữ.

Hối phiếu luôn luôn được ký phát phù hợp với luật của địa phương nơi hối phiếu được ký phát. Việc chấp nhận, bảo lãnh, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện phù hợp vơi luật địa phương nơi hối phiếu được chấp nhận, bảo lãnh, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện. Chẳng hạn, một hối phiếu được ký phát bởi người hưởng lợi L/C ở nước Anh phải phù hợp với Đạo luật Hối phiếu 1882 của Anh, tuy nhiên, nếu hối phiếu đó (hối phiếu ký phát theo Đạo luật Hối phiếu 1882) được chấp nhận, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện… ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, thanh toán, truy đòi, khởi kiện… phải được thực hiện theo luật của Việt Nam, tức là Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam.

Khoản 3 và 4 Điều 6 (Áp dụng điều ước quốc tế và tập quán thương mại quốc tế trong quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài) Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam cũng quy định tương tự, theo đó khoản 3 quy định như sau: “Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở Việt Nam nhưng được nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiên ở một nước khác thì công cụ chuyển nhượng phải được phát hành theo quy định của Luật này (Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam)”; khoản 4 quy định: “ Trong trường hợp công cụ chuyển nhượng được phát hành ở nước khác nhưng được chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố, nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện ở Việt Nam thì việc chấp nhận, bảo lãnh, chuyển nhượng, cầm cố , nhờ thu, thanh toán, truy đòi, khởi kiện được thực hiện theo quy định của Luật này (Luật các công cụ chuyển nhượng của Việt Nam).”

Ngân hàng không căn cứ Luật hối phiếu để kiểm tra hối phiếu mà sử dụng UCP và hướng dẫn tại ISBP để xác định sự phù hợp của hối phiếu với L/C và tập quán ngân hàng quốc tế..

Diễn đàn DC-PRO (ICC) vào tháng Tư năm 2002 cũng đã từng diễn ra cuộc tranh luận sôi nỗi về việc sử dụng luật hay không sử dụng luật trong việc xác định sự phù hợp của hối phiếu giữa T.O Lee và Gladiator Jeremy (cả hai đều là những chuyên gia L/C nổi tiếng). “Võ sĩ giác đấu” (Gladiator) Jeremy, người ủng hộ quan điểm sử dụng luật trong việc xác định tính hợp lệ của hối phiếu, cho rằng ông không thấy có sự xung đột nào trong việc áp dụng luật để xác định sự phù hợp của hối phiếu. Trong khi đó, “Mãnh hổ” (Tiger) Lee, người kịch liệt phản đối việc dùng luật để xác định tính hợp lệ của hối phiếu, cho rằng UCP không có điều khoản nào yêu cầu ngân hàng phải kiểm tra hối phiếu theo luật địa phương.

Tôi cho rằng biết luật là tốt nhưng tôi ủng hộ quan điểm “không sử dụng luật trong việc xác định sự phù hợp của hối phiếu” bởi tôi cho rằng nếu ngân hàng buộc phải căn cứ vào luật để kiểm tra hối phiếu thì ngân hàng (cụ thể là cán bộ tác nghiệp L/C) phải nghiên cứu khoảng 150 luật về hối phiếu của các nước. E rằng điều này là không thể. Thành thật mà nói, là người từng có nhiều năm thực hành kiểm tra chứng từ L/C nhưng cho đến khi được anh hỏi tôi mới vội vàng đọc lại một vài điều luật về hối phiếu để có cơ sở trao đổi với anh.

Có thể từ chối bộ chứng từ trong các trường hợp sau: (i) số tiền hối phiếu khác với số tiền của hoá đơn; (ii) hối phiếu không được ký hậu; (iii) hối phiếu ký phát đòi tiền người mở L/C thay vì NHPH; (iv) hối phiếu bị sửa chữa nhưng không được người ký phát xác nhận ?

Giả định rằng anh đồng ý với tôi hối phiếu không phải là chứng từ giống như các chứng từ khác được yêu cầu theo L/C và sai sót liên quan đến hối phiếu không phải là lý do để NHPH từ chối trả tiền như tôi đã trình bày ở trên thì các vấn đề trên xem như đã có câu trả lời, tức là ngân hàng không nên từ chối chứng từ với lý do hối phiếu có sai sót (số tiền ký phát khác với số tiền ghi trên hoá đơn, không ký hậu, ký phát đòi tiền người mở L/C thay vì NHPH, sửa chữa không có xác nhận…).

Tôi hi vọng anh sẽ đồng ý với tôi rằng hối phiếu là một công cụ có thể chuyển nhượng, do vậy, việc hối phiếu tham gia vào L/C là nhằm tạo điều kiện cho người hưởng lợi có thể nhận được tiền trước bằng cách chiết khấu hối phiếu ký phát đòi tiền NHPH tại ngân hàng chiết khấu được chỉ định. Việc hối phiếu có sai sót có thể dẫn đến sự việc người hưởng không thể chiết khấu hối phiếu tại ngân hàng được chỉ định, chứ không dẫn đến sự việc NHPH từ chối thực hiện nghĩa vụ nghĩa vụ trả tiền theo L/C nếu các chứng từ được yêu cầu tại Field 46A phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C. Phán quyết của quan toà Daviđ Steel trong vụ CMB và CIC được trích dẫn ở trên cũng đã có đoạn khẳng định điều này.

Về trường hợp số tiền của hối phiếu khác với số tiền của hoá đơn, Điều 53 ISBP có quy định số tiền ghi trên hối phiếu phải phù hợp với số tiền của hoá đơn, trừ khi có sự quy định khác trong L/C hoặc do việc áp dụng Điều 37(d) UCP 500. Quy định tại Điều 53 ISBP được hiểu rằng số tiền của hối phiếu có thể khác với số tiền của hoá đơn nếu như trong L/C có quy định như thế. Thực tế ngân hàng chúng tôi vẫn mở L/C quy định hối phiếu được ký phát với số tiền khác với L/C, chẳng hạn chỉ bằng 80% giá trị hoá đơn. Trường hợp này thường xảy ra khi người mở L/C đã trả trước hoặc thoả thuận trả sau cho người hưởng một phần giá trị hợp đồng bằng phương thức ngoài L/C.

Trường hợp hối phiếu được ký phát với số tiền vượt quá số tiền của hoá đơn mà không được quy định trong L/C, NHPH có quyền từ chối trả tiền phần tiền bị ký phát vượt quá đó.

Ngân hàng có thể căn cứ vào luật địa phương (luật quốc gia) để từ chối hối phiếu bị sửa đổi nhưng được người ký phát xác nhận ?

Ngân hàng căn cứ vào tập quán ngân hàng (UCP và ISBP) chứ không căn cứ vào luật địa phương (local law) để kiểm tra hối phiếu, do vậy, không thể căn cứ vào luật địa phương để từ chối hối phiếu bị sửa chữa nhưng đã được xác nhận của người ký phát trừ khi L/C có quy định rằng hối phiếu bị sửa chữa sẽ không được chấp nhận ngay cả khi đã được người ký phát xác nhận.

Điều 58 ISBP quy định: ở một số nước, những hối phiếu bị sửa chữa và thay đổi sẽ không được chấp nhận ngay cả khi đã được người ký phát xác nhận. NHPH ở các nước đó phải ghi chú trong L/C về việc không cho phép sửa chữa và thay đổi trên hối phiếu.

Ngân hàng có thể căn cứ vào luật địa phương để từ chối trả tiền ?

L/C là một công cụ thanh toán trừu tượng, theo đó NHPH có nghĩa vụ phải trả tiền khi các chứng từ yêu cầu xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C. L/C được phát hành tuân thủ theo UCP, do vậy, ngân hàng căn cứ vào UCP và các tài liệu hướng dẫn như ISBP để kiểm tra chứng từ và có thể từ chối khi các chứng từ xuất trình không phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C. Ngân hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ tuân thủ đúng luật pháp địa phương nhưng tự bản thân ngân hàng không thể căn cứ vào luật địa phương của mình để từ chối nghĩa vụ trả tiền đã cam kết theo L/C. Ngân hàng có thể từ chối trả tiền trong trường hợp nhận được “lệnh ngừng thanh toán” (stop payment order) của toà án.

Toà án địa phương có thể căn cứ vào luật địa phương để ra lệnh ngừng thanh toán do nội dung của L/C hoặc UCP mâu thuẩn với luật địa phương ? hoặc do có dấu hiệu bằng chứng hình sự ?

Về pháp lý, luật địa phương cao hơn UCP. Do vậy, theo đề nghị của người mở L/C, toà án có thể ra lệnh cho NHPH ngừng thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo L/C vì bất cứ lý do gì mà toà án cho là hợp lý và phù hợp với luật địa phương (tuy nhiên, không loại trừ những lý do trái với UCP). Khi nhận được lệnh “ngừng thanh toán” của toà án, NHPH có nghĩa vụ phải chấp hành cho dù trước đó ngân hàng đã có thông báo chấp nhận thanh toán và cho dù lệnh của toà án trái với quy định của UCP. Chẳng hạn, theo đề nghị của người mở L/C, toà án có thể ra lệnh NHPH ngừng thanh toán với lý do chất lượng hàng hoá bất chấp Điều 4 UCP quy định rõ các bên chỉ giao dịch với chứng từ, chứ không giao dịch với hành hoá, dịch vụ và/hoặc các công việc khác mà chứng từ có liên quan.

R 305, R 311, R 312 Queries and Respondses on UCP 500 (1998-1999) nói rất rõ về vấn đề này, do vậy, anh có thể tham khảo thêm.

Giải pháp nào có thể giúp hạn chế rủi ro “quốc gia” trong giải quyết các tranh chấp ?

Tôi đồng ý với anh rằng mỗi địa phương có luật pháp riêng và điều đó trong chừng mực nào đó có ảnh hưởng đến việc quyết định thắng hay thua kiện trong các tranh chấp.

Về giải pháp hạn chế rủi ro “quốc gia” trong các tranh chấp, tôi cho rằng nếu đó là những tranh chấp liên quan đến L/C thì các bên nên thoả thuận tranh chấp được giải quyết bởi một tổ chức có chuyên môn về L/C, chẳng hạn Trung tâm Quốc tế về Chuyên môn của ICC (ICC International Centre for Expertise) sử dụng Quy tắc DOCDEX (ICC Rules for Documentary Instruments Dispute Resolutions Expertise); còn những tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán có thể thoả thuận giải quyết bởi trọng tài quốc tế theo quy tắc trọng tài hoặc thoả thuận giải quyết theo luật của một nước thứ ba.

Nói đi nói lại thì giải pháp hạn chế rủi ro “quốc gia” tốt nhất trong tranh chấp chính là đừng bao giờ để xảy ra tranh chấp. Để tránh xảy ra tranh chấp, người mua và người bán cần nắm vững nguyên tắc “KYC-Know Your Customer”.

Như đã nêu ở trên, tôi thực ra không giỏi và cũng không phải là trọng tài viên quốc tế, do vậy, tôi chỉ xin trao đổi dông dài với anh mấy vấn đề chứ không có ý định trả lời những câu hỏi vốn có nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Chúc anh vui khoẻ.

Nguyễn Hữu Đức

52 bình luận

  1. Anh hải ơi ! giúp dùm cho em với, em sắp thi tốt nghiệp rồi mà có cái đề cũ này không biết giải sao cho đúng hết, anh có thể giúp em giải dùm cái đề này tí được không ah?
    Mong sớm nhận được thư hồi âm của anh, em đang cần gấp vì em sắp thi tốt nghiệp rồi anh ah.
    ĐỀ :
    Trích một số điều khoản của thư tín dụng như sau :
    FR : BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM, HOCHIMINH CITY
    BRANCH
    TO: BANK OF CHINA BRANCH, TAIWAN
    40A: FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE
    20: L/C NUMBER: 092809ILC2008
    31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY: 30 NOV 2008 IN TAIWAN
    50: APPLICCANT : SAIGON FOOD CO., LTD
    80 HAU GIANG STR
    DIST.6 HOCHIMINH CITY, VIETNAM
    59: BENEFICAIRY: TOPER INTERNATIONAL – ASIA LTD FERDINAD SIR TAIWAN
    32B: CURRENCY CODE, AMOUNT: USD 100.000.00 CIF HOCHIMINH CITY VIETNAM. MORE OR LESS 10%
    41D: AVAILABLE WITH: ANY BANK BY NEGOTIATION
    42C: DRAFT AT: SUGHT FOR 100 PCT OF INVOIE VALUE
    42A: DRAWEE: BANK FOR FOREIG TRADE OF VIETNAM
    HOCHIMINH CITY BRANCH
    27 BEN CHUONG DUONG ST
    DIST.1, HOCHIMINH CITY, VIETNAM
    PARTIAL SHIPMENTS: ALLOWED
    ON BOARD: ANY PORT FORM TAIWAN
    FOR TRANSPORTATION TO: HOCHIMINH CITY PORT, VIETNAM
    44C: LATEST DATE OF SHIPMENT: 15 OCT 2008
    DOCUMENTS REQUIRED: IN TRIPLICATE IN ENGLISH SHOWING
    L/C NUMBER
    UNLESS OTHERWISE STATED:
    PERIOD FOR PRESENTATION: DOCUMENTS MUST BE PRESENTED
    FOR NEGOTIATION WITHIN 15 DAYS AFTER SHIPMENT DATE
    BUT WITHIN THE VALIDITY OF L/C
    Cho biết : ngày giao hàng 10/10/2008 ,hóa đơn số Ex1379/06 ngày 12/10/2008. số tiền 110,000.00 USD , ngân hàng thông báo là phục vụ nhà xuất khẩu
    1. Vẽ sơ đồ và trình bày quy trình thực hiện L/C nói trên
    2. Lập hối phiếu phù hợp với nội dung L/C trên.

    Thích

  2. có lẽ anh bạn quá nên anh quên trả lời câu hỏi của em rồi.

    Thích

  3. A oi tra loi giup e cau hoi nay voi.tai sao o viet nam tle ap dung phuong phap nho thu lai thap

    Thích

  4. anh Hải ơi em phải làm bài tiểu luận,thầy yêu cầu bon em phải tìm hiểu vê những khó khăn ,thuận lợi và giải pháp trong việc sử dụng hối phiếu hiện nay ,em kiếm hoài mà không có trang web nào nói đến vấn đề này hết. Anh giúp giùm em nha ,Em cần gấp lắm.

    Thích

  5. anh hải giúp em bài này xíu!

    Importer: grain import-export company, 21 ngo thoi nhiem st, dist 3, hcm city, viet nam.
    Exporter: Kolon international corporation 45 mygyo, chung-gu, seoul, korea.
    Opening bank: VCB hcm city branc
    Advising bank: korea first bank, seoul, korea.
    Mode of payment: USD 932,450.00
    Invoice No. LA-9803/010 dated jul 14, 2011
    Date of Shipment: july 15, 2011
    L/C No.0256900A98 dated May 13, 2002
    Paying bank: Bangkok, krongchan, Thailand

    Thích

  6. Anh Hải ơi, xem giùm cách em lập Hối Phiếu theo LC như thế này có đúng không nha. Nếu có chỗ nào sai, mong anh chỉ giúp, đề hơi dài mong anh thông cảm. Em cám ơn anh nhiều lắm.

    Đề :
    RECEIVED FROM: HONGKONG AND SHANGHAI BANKING
    CORPORATION LIMITED HONGKONG
    BANK RECEIVED: XYZ BANK HOCHIMINH BRANCH
    VIETNAM
    MT700 ISSUE OF A DOCUMENTARY CREDIT
    : 40A : FORM OF DOCUMENTARY CREDIT: IRREVOCABLE
    : 20 : DOCUMENTARY CREDIT NUMBER: DCTST601486
    : 31C : DATE OF ISSUE: 070906
    : 31D : DATE AND PLACE OF EXPIRY: 071030 VIETNAM
    : 50 : APPLICANT: CHO LIN HONG LTD 164 CONNAUGHT
    ROAD WEST G/F HONGKONG
    : 59 : BENEFICIARY: PHU THINH CO Ltd 730 NGUYEN VAN
    TROI STREET PHU NHUAN DISTRICT HOCHIMINH
    CITY VIETNAM
    : 32B : CURRENCY CODE, AMOUNT: US$ 112,422 00
    : 39B : MAXIMUM CREDIT AMOUNT: NOT EXCEEDING
    : 41D : AVAILABLE WITH: ANY BANK BY NEGOTIATION
    : 42C : DRAFT AT: SIGHT FOR 100PCT OF INVOICE VALUE
    : 42A : DRAWEE: HONGKONG AND SHANGHAI BANKING
    CORPORATION LIMITED HONGKONG
    : 43P : PARTIAL SHIPMENT: NOT ALLOWED
    : 43T : TRANSHIPMETN: ALLOWED
    : 44A : LOADING ON BOARD/DISPATCH/TAKING IN
    CHARGE AT/FROM: ANY PORT HOCHIMINH
    VIETNAM.
    : 44B : FOR TRANSPORTATION TO: HONGKONG
    : 44C : LASTEST DATE OF SHIPMENT: 070915
    : 45A : DESCRIPTION OF GOODS AND/OR SERVICES:
    24.6 MT IN ONE 40’ FCL (410 BAG) OF VIETNAMESE BLACK
    PEPPER
    AT USD 4,570.00/ MT
    SPECIFICATION: MOISTURE –13PCT MAX. FOREIGN
    MATTER: 1 PCT MAX
    DEMSITY: 540 GRAMS/LITRE MIN
    PACKING: PACKED IN 69 KGS NET PER NEW SINGLE JUTE
    BAG
    TRADE TERM: FOB HOCHIMINH CITY, VIETNAM
    : 46A: DOCUMENTS REQUIRED:
    1. SIGNED COMMERCIAL INVOICE (S) IN TRIPLICATE
    SHOWING CONTRACT N0 P.01 DATED 16 Aug 2007 AND
    MENTION THIS DOCUMENTARY CREDIT NUMBER
    2. PACKING LIST IN DUPLICATE.
    3. FULL SET ORIGINAL “SHIPPED ON BOARD” MARINE
    BILL OF LADING, MADE OUT TO ORDER, ENDORSED IN
    BLANK, MARKED “FREIGHT COLECTION” AND NOTIFY
    CHO LIN HONG LTD, 164 CONNAUGHT ROAD WEST, G/F
    HONGKONG
    4. INSPECTION CERTIFICATE OF QUALITY AND WEIGHT
    IN DULPICATE ISSUED BY SGS AND SHOWING BOTH
    SHIPPER AND CONSIGNEE AS CHO LIN HONG LTD.
    5. CERTIFICATE OF ORIGIN INDUPLICATE ISSUED BY
    THE CHAMBER OF COMMERCE AND INDUSTRY OF
    VIETNAM
    6. FUMIGATION CERTIFICATE IN DULPICATE ISSUED BY
    COMPETENT AUTHORITY
    7. PHYTOSANITARY CERTIFICATE IN DULPICATE ISSUED
    BY COMPETENT AUTHORITY
    8. SIGNED BENEF’S CERTIFICATE CERTIFYING THAT ONE
    SET OF SHIPPING DOCUMENTS HAVE BEEN FAXED TO
    DC APPLICANT WITHIN 3 DAYS AFTER SHIPMENT AND
    HAVE BEEN SENT BY COURIER TO DC APPLICANT
    AFTER SHIPMENT.
    : 47A: ADDITIONAL CONDITIONS
    1. ALL BANKING CHARGES EXCEPT DC OPENING
    COMMISSION ARE FOR THE ACCOUNT OF
    BENEFICIARY.
    2. BILL OF LADING MUST EVIDENCES THAT SHIPMENT
    EFFECTED BY ONE 4O’ CONTAINER ON FULL
    CONTAINER LOAD BASIS.
    3. UNLESS OTHERWISE STIPULATED, THIRD PARTY
    DOCUMENTS EXCEPT DRAFT (S) AND INVOICE (S) ARE
    ACCEPTABLE.
    4. AN EXTRA COPY OF INVOICE FOR ISSUING BANK’S
    FILE IS REQUIRED
    5 A USD 50.00 FEE PLUS ALL RELATIVE CABLE CHARGES
    SHOULD BE DEDUCTED FROM THE REIMBURSEMENT
    CLAIM FOR EACH PRESENTATION OF DISCREPANT
    DOCUMENTS UNDER THIS DOCUMENTARY CREDIT.
    NOTWITHSTANDING ANY INSTRUCTIONS TO THE
    CONTRARY, THIS CHARGE SHALL BE FOR THE ACCOUNT OF
    BENEFICIARY.
    DIRECTIONS TO THE DC ADVISING BANK:
    1. PLEASE DO NOT RELEASE THIS ORIGINAL
    DOCUMENTARY CREDIT UNLESS YOU HAVE
    COLLECTED YOUR ADVISING CHARGES FROM THE
    BENEFICIARY.
    2. UPON RECEIPT OF THIS CABLE, PLEASE ADVISE
    BENEFICIARY AT TEL: 848.9494861, FAX.848. 946264,
    BENEF ‘S A/C No: 025.137.000.35596
    : 48: DOCUMENTS TO BE PRESENTED WITHIN 15 DAYS
    AFTER THE DATE OF SHIPMENT BUT WITHIN THE
    VALIDITY OF THE CREDIT.
    : 49: CONFIRMATION INSTRUCTIONS: WITHOUT
    : 53D: REIMBURSING BANK: HSBC BANK USA SUB– BR BILL
    A/C MARINE MIDLAND BLDG 140 BROADWAY NEW YORK NY
    10015 USA
    DOCUMENTARY CREDIT UNLESS YOU HAVE COLLECTED
    YOUR ADVISING CHARGES FROM THE BENEFICIARY.
    : 78: INSTRUCTIONS TO THE PAYING/ ACCEPTING/
    NEGOTIATING BANK
    1. DOCUMENTS MUST BE DESPATCHED BY COURIER
    SERVICE IN I5 COVER TO HSBC TSD TRADE SERVICES
    AT 5/F 82 NATHAN ROAD TSILMSHATSUI KOWLOON
    HONG KONG ATTN: TEAM 6
    2. REIMBURSE FROM OUR ACCOUNT No 000– 044393 WITH
    HSBC BANK NEW YORK, USA BY AIRMAIL OR T/T IN
    USD UNDER TELEX ADVICE TO US VALUE THREE
    WORKING DAYS STATING DC No. AND AMOUNT TO BE
    CLAIMED AND ALSO CERTIFY ALL TERMS HAVE BEEN
    COMPLIED WITH L/C.
    : 72: SENDER TO RECEIVER INFORMATION:
    THE REIMBURSEMENT UNDER THIS DOCUMENTARY
    CREDIT, IF APPLICABLE, IS SUBJECT TO THE UNIFORM RULES
    FOR BANK TO BANK REIMBURSEMENTS, ICC PUBLICATION No
    525
    THIS CREDIT IS SUBJECT TO UCP DC 1993 REVISION ICC
    PUBLICATION No: 500
    ………………………………………………..
    Haõy laäp hoái phieáu bieát raèng nhaø xuaát khaåu giao haøng vaøo
    ngaøy 12/09/07 . Soá löôïng haøng giao ghi treân B/L laø 24.53
    MT, treân B/L theå hieän “ shipped on broad” ngaøy 14/09/07.
    Caùc yeáu toá khaùc baïn töï theâm vaøo

    GIẢI :

    BILL OF EXCHANGE

    No: 01 HCMC, date September 14, 2007
    For: USD 112,102.1

    At sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid)
    Pat to the order of: XYZ Bank HOCHIMINH branch VIETNAM
    The sum of: United States Dollars one hundred twelve thousand one hundred two and cents one only
    Value received as per our invoice (s) No P.01, dated August 16,2007
    Drawn under: HongKong and Shanghai Banking coporation limited HongKong
    Irrevocable LC No: DCTST601486, dated September 6, 2007
    To: HongKong and Shanghai Banking Drawer’s signature
    coporation limited HongKong Phu Thinh Co.,Ltd
    730 Nguyen Van Troi
    street,Phu Nhuandistrict
    HOCHIMINH City VIETNAM

    Thích

  7. chao anh hai,,em chuan bi co mot bai thuyet trinh ve collection payment,va em dang can mot cai’hoi’phieu’that.trong ngan hang de gioi thieu cho cac ban trong buoi thuyet trinh anh co the giup em duoc ko,neu anh co thi scan hoi phieu len gium em nhe…mong anh giup em…cam on anh nhieu…

    Thích

  8. anh Hải giúp em viết hối phiếu này với nha
    -importer: Sony electronics, 13600 Perai Province welleslay, penang, Malaysia.
    -exporter: Sony Vietnam LTD., 248A NoTrang Long St., Binh Thanh Dist., Ho Chi Minh City, Vietnam.
    -Means of payment: D/A 240 days after delivery.
    -Amount of payment: USD 5,931.00
    -Importer’s bank: Indosuez Bank
    -Exporter’s bank: Vietcombank Ho Chi Minh City branch.
    -Date of shipment: Nov. 12, 2009

    Thích

  9. Chao a Hai,xin nho a giai thich dum e cac noi dung (nhung muc so 1,2,3,…12 ma a ghi trong mau hoi phieu tham khao) theo phuong thuc nho thu kem chung tu, e dang lam bai tap ma khong hieu het cac van de ve phuong thuc do ,. Mong a giup do, cam on a nhieu

    Thích

  10. em mới học vào chuyên ngành kinh tế, có vài thắc mắc xin anh giải đáp với.
    bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu gồm những loại nào? Do ai lập? mục đích lập để làm gì?
    anh mail giúp em nhá.
    Em tìm google mà không được. Xin lỗi anh vì bài này cũ rồi mà còn hỏi lại.
    cảm ơn anh nhiều.

    Thích

  11. anh ơi!cho em hỏi !
    khi mình lập hối phiếu trong chứng từ thì mình có nhất thiết phải ghi ” value received as per our invoice ….” không ạ!
    dạ với lại khi nào thì mình lập hối phiếu trong nhờ thu hay chứng từ ạ! thanks anh nhiều ạ!

    Thích

  12. […] thanh toán bằng T/T, TTR và Nhờ thu (Collection)Thư tín dụng L/C (Letter of Credit) Hối phiếu – Bill of ExchangeNhững rủi ro thường gặp và những phòng ngừa và giải pháp trong thanh toán bằng […]

    Thích

  13. Dear Thao,

    Day la mot vi du

    BILL OF EXCHANGE

    No. 12345, Hanoi,dated ……. ,

    For: USD 50,000 — June, 28th , 2000.
    At Sight of this first bill of exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of VCB Bank, Hanoi HO, Viet Nam the sum of US dollars Fifty thounsands only.
    Value received as per our invoice(s) No. 1234, dated June, 20th, 2000.
    Drawn under: UBS, Singapore.

    Confirmed Irrevocable Without recourse L/C No. 1234 22 dated March 2000.
    To: HSBC Singapore

    Signed

    Thích

    • a ơi.giúp e với.a có thể cho e biết dạng đề thi môn thanh toán quốc tế ntn đc k ạ.e mới vào chuyên ngành mà lại k đc jao viên dạy nên k biết làm sao ạ.a trả lời e ngay a nhé.cảm ơn anh nhìu ạ.

      Thích

  14. Dear anh Hải,

    Anh Hải ơi!!! cho em hỏi cái này nha, em đang làm bài tập về lập tờ hối phiếu, nhưng em hok hỉu cách lập hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    Có các khoảng như sau:
    Value receive as per our invoice(s) No.(s)……(số gì)……………….
    Dated…..(ngày nào???)………………….Drawn under……………………
    irrevocable L/C No:………………………………..dated………………………..
    Những nội dung trên em ko bik nên điền cái gì vào nữa. Anh có thể cho em xin một ví dụ rồi điền vào luôn để em làm bài dc ko ạ??? Em cảm ơn anh nhìu

    Mong tin anh!!!!

    Thích

  15. Anh Hải oi!Anh có thể giải giùm em bài nay được không ạ?ngân hàng phát hánh nhận được bộ chứng từ với nội dung :
    invoice phát hành ngày 30-11-2007 với số tiền 100.000usd
    packing lít ký phát ngày 26-12-2007
    B/L1 phát hành ngày 1.12.2007 ghi chú ngày “clean on board” là 1.12.2007 ,cảng bốc Hải phòng ,cẩng dỡ Kobe,tàu s1,chuyến 100

    B/L2 phát hành ngày 4.12.2007 ghi chú ngày “clean on board” là 3.12.2007 ,cảng bốc Hải phòng ,cẩng dỡ Kobe,tàu s2,chuyến 101
    insurance policy với số tiền 100.000usd được phát hánh 5.12.2007
    cho biết :1.L/c quy định
    ngày phát hành L/C 15.11.2007 trị giá 100.000usd
    ngày hết hạn hiệu lực :31.12.2007
    thời hạn giao hàng cuối cùng :15.12.2007
    mua hàng theo đk cif
    L/c dẫn chiếu ucp 600
    không cho phép giao hàng từng phần
    2.ngày xuất trình chứng từ :25.12.2007
    yêu cầu :ngân hàng có được phép từ chối bộ chứng từ trên không?tại sao?
    em xin cảm ơn anh nhiều ạ

    Thích

  16. Ah Hai than men! ah giup e giai thich cac thog tin cần điền ở phía dưới dc ko a. Cảm ơn ah nhìu.

    No: (1)
    For:
    HCM, (2)
    At 90 days after B/L date sight of this First B/L ( Second of the same tenor and date being unpaid) Pay to the order of (3) the sum of …..
    Value received as per our invoice No(4) date (5)
    Drawn under (6)

    Thích

  17. chao anh chuc an mot ngay vui ve
    cho em hoi
    truong hop nao thi hoi phieu vo hieu?
    em cam on anh truoc

    Thích

  18. Lập một hối phiếu với nội dung sau đây.
    – The exporter: Cholimex, Hoan Kiem Ha Noi, Viet Nam
    – The importer: Matuchi Co.Ltd.Singapore
    – Mode of payment:Document against acceptance (D/A)
    – Time of payment: 120 days after shipment date
    – Bank of exporter: Seabank, Vietnam
    – Bank of importer: bank de Paris, Singapore Branch
    – Amount ò payment: USD 385,152.40
    – B/L date: June 15,2009
    ————
    Dear Hoa Cuc Xanh

    BILL OF EXCHANGE

    No.12345 Ha Noi, June 15,2009

    For USD 385,152.40
    At 120 days after signt of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of Seabank, Vietnam the sum of (by words)

    Value received and charge the same to account of Matuchi Co.Ltd.Singapore

    Drawn under Matuchi Co.Ltd.Singapore

    The contract no. ……….

    To For
    bank de Paris, Singapore Branch Cholimex, Hoa Kiem Ha Noi, Viet Nam

    Thích

  19. anh hải cho em hỏi là, vì sao trong thanh toán quốc tế chủ yếu là dùng hói phiếu mà không dùng sec

    Thích

  20. Chào anh ạ!
    Anh giúp em bài tâp này với ạ.
    Lập một hối phiếu với nội dung sau đây.
    – The exporter: Cholimex, Hoan Kiem Ha Noi, Viet Nam
    – The importer: Matuchi Co.Ltd.Singapore
    – Mode of payment:Document against acceptance (D/A)
    – Time of payment: 120 days after shipment date
    – Bank of exporter: Seabank, Vietnam
    – Bank of importer: bank de Paris, Singapore Branch
    – Amount ò payment: USD 385,152.40
    – B/L date: June 15,2009
    Cám ơn anh!

    Thích

  21. anh Hải giúp e bài này với
    Ngày 5/5/2009 cty may nhà bè ký hợp đồng xuất khẩu hàng dệt may cho cty continental với giá 400.000 đô la mỹ (+/- 5%) FOB cảng sài gòn INCOTERMS 2000, giao hàng trong tháng 6 năm 2009. ngày 15/5/2009 ngân hàng Chase Mahattan đã mở L/C không hủy ngang, trả ngay, số 2009/0946; gửi tới ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam. thời hạn giao hàng chậm nhất 30/6/2009; L/C có hiệu lực trong vòng 60 ngày kể từ ngày mở. cty may nhà bè đã giao hàng trị giá 411.200 đô la mỹ đúng như quy định trong L/C. hãy ký phát hối phiếu đòi tiền theo L/C nói trên vào ngày 5/7/2009

    Thích

  22. anh hai uj.
    trong hoi phieu , su chu~ ” TO” thuong thi dien ten ngan hang tra tien,vay trong truong hop nao minh dien vao do la nha nhap khau vay a

    Thích

  23. Hi anh Hai,

    Cho em hỏi: Cty A mở L/C không hủy ngang trả chậm 90 ngày- ngày mở L/C là 11/10/09 – ngày hết hạn hiệu lực của L/C là 30/11/09. Cty B giao hàng và ký hóa đơn thương mại là ngày 30/10/09. Vậy khi cty B ký phát hối phiều đòi tiền thì có thanh toán dc ko ?
    Nếu cty B giao hàng với số tiền lớn hơn số tiền trong L/C thì cty B phải làm gì để thu lại tiền ?

    Anh gia3p đáp giúp em nhe! cảm ơn anh nhiều.

    Thích

  24. xin lỗi đã làm phiền, em đang có bài tiểu luận về chiết khấu hối phiếu đòi nợ, tài liệu em tìm được rất ít, anh có thể giúp em trong thời gian nhanh nhất không ạ?

    Thích

  25. Chào a Hải ! Phần Khái niệm về Hối Phiếu của a Hải thật hay và dễ hiễu,e muốn nhờ a Hải giúp e cho e biết thêm về Chiết khấu Hối phiếu,quyền và nghĩ vụ các bên(người thụ hưởng,người trả tiền,ngân hàng thương mại) nếu được a Hải cho e thêm một số ví dụ để hiễu thực tế hơn ! mong a giúp e! cảm ơn a Hải!

    Thích

  26. Chào anh! Em hiện đang là sinh viên năm 3 trương cao đẳng kinh tế đôi ngoại. Em đang học môn Thanh toán quốc tế, có một vấn đề mong anh giúp, anh phân tích nhận xét này giúp em nha: “khi nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu phát triển thì hoạt động thương mại cũng phát triển”. Cám ơn anh!

    Thích

  27. Anh Hải ơi!!! cho em hỏi cái này nha, em đang làm bài tập về lập tờ hối phiếu, nhưng em hok hỉu cách lập hối phiếu trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
    Có các khoảng như sau:
    Value receive as per our invoice(s) No.(s)……(số gì)……………….
    Dated…..(ngày nào???)………………….Drawn under……………………
    irrevocable L/C No:………………………………..dated………………………..
    Những nội dung trên em ko bik nên điền cái gì vào nữa. Anh có thể cho em xin một ví dụ rồi điền vào luôn để em làm bài dc ko ạ??? Em cảm ơn anh nhìu

    Thích

  28. Dear Tuyen Lan

    Căn cứ để lập hối phiếu theo phương thức nhờ thu là hợp đồng, ISBP và URC 522

    Thích

  29. anh có thể cho em biết về lịch sử ra đời của hình thức cho vay chiết khấu

    Thích

  30. anh Hai oi, cho em hoi cau nay ” co so nao de lap hoi phieu trong phuong thuc nho thu?”. Anh tra loi nhanh nhanh dum em nha. Cam on anh nhieu

    Thích

  31. cam on anh Hai nha

    Thích

  32. chào anh Hải ,anh phân tích giùm em quyền và nghĩa vụ của người bị kí phát giữa Luật Các công cụ chuyển nhượng Việt Nam 2005 và ULB1930 về ưu nhược điểm của từng luật. thank!

    Thích

  33. BILL OF EXCHANGE
    No: 30 TRAN PHU, HA NOI
    For: 2.000 USD
    At sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid)
    Pay to the order of VIETCOM BAND
    The sum of USD TWO THOUSAND ONLY
    To: CT YYY CITIBANK NEW YORK
    CT XXX 30 TRAN PHU, HA NOI

    a xem lai dum e cai nay nha
    nha xk: cty XXX dia chi 30 tran phu, ha noi, tai khoan so: 443556677 tại ngan hang ngoai thuong viet nam
    nha nk: cty yyy. dia chỉ so 18 bank street, new york tai khoan so 1055347298 tại ngan hang citibank new york
    hop dong ngoai thuong so 50 HX/TKH, ngay 1-7-2009
    hop dong thuong mai so 123/HN/HXT, ngay 15-8-2009
    tri gia hop dong 2000usd
    yeu cau can cu hoa don thuong nguoi xk ky pat hoi fieu doi tien nha nhap khau ( phuong thuc nhờ thu ) trong cac truong hop sau
    b) thanh toan vao ngay 30/12/09

    Thích

  34. nha xk: cty XXX dia chi 30 tran phu, ha noi, tai khoan so: 443556677 tại ngan hang ngoai thuong viet nam
    nha nk: cty yyy. dia chỉ so 18 bank street, new york tai khoan so 1055347298 tại ngan hang citibank new york
    hop dong ngoai thuong so 50 HX/TKH, ngay 1-7-2009
    hop dong thuong mai so 123/HN/HXT, ngay 15-8-2009
    tri gia hop dong 2000usd
    yeu cau can cu hoa don thuong nguoi xk ky pat hoi fieu doi tien nha nhap khau ( phuong thuc nhờ thu ) trong cac truong hop sau
    thanh toan vao ngay 30/12/09

    a hai oi giup e xem lai bt nay nha, thnks a nhieu
    BILL OF EXCHANGE
    No: 30 TRAN PHU, HA NOI
    For: 2.000 USD
    At sight of this first bill of exchange (second of the same tenor and date being unpaid)
    Pay to the order of VIETCOM BAND
    The sum of USD TWO THOUSAND ONLY
    To: CT YYY CITIBANK NEW YORK
    CT XXX 30 TRAN PHU, HA NOI

    Thích

  35. Chào anh Hải!

    Cho em hỏi: làm thế nào để phân biệt Hối phiếu trong Nhờ thu và trong LC? Nó có khác nhau rõ rệt lắm không ạ?

    Thích

  36. BILL OF EXCHANGE

    No. 1234567
    Hanoi, 25th October 2002

    For USD 8,456,250.45

    At 150 days after Bill of Lading date of this First Bill of Exchange (Second of the same tenor and date being unpaid) pay to the order of bank for foreign trade of vietnam( hochiminh city branch) the sum of

    Eight million four hundred fifty six thousands two hundred fifty and forty five cents only.

    Value received and charge the same to account of Dutch asian trading company ltd. S.P.A,

    Drawn under Radobank Nederland

    The contract no…… dated …….

    To For

    Radobank Nederland
    Saigon Daklak company (Sadaco)

    ROTTERDAM

    Thích

  37. Dear Ut

    Nếu số tiền bằng chứ và bằng số khác nhau thì số tiền bằng chứ sẽ là cơ sở xác định giá trị hối phiếu. Tuy nhiên trong trường hợp của bạn đề cấp thì số tiền bằng chữ ko ghi rõ là loại tiền thì có thể căn cứ loại tiền được ghi bằng cùng với số tiền là cơ sở xác định đồng tiền thanh toán trên BE

    Thích

  38. troi oi!!!đang can hoi anh gap mà chang thay anh online gi het tron,anh Hai cho em hoi:
    neu so tien tren hoi phieu ghi bang so là USD 245300,00 mà ghi bang chu la hai tram bon muoi lam ngan ba tram do.
    cho ghi bang chu chi ghi nhu vay ma ko ghi ro la do gi,nhu vay thi giai quyet nhu the nao ha anh?cam on anh nhieu!!!

    Thích

  39. anh hải à! em đang làm đề tài về luật các công cụ chuyển nhương trong đó có hối phiếu đòi nợ ,nhận nợ
    anh có mẫu của 2 hối phiếu này ko gưi cho em với qua mail:vandoanh03@yahoo.com
    hai loại hối phiếu này có giống với hối phiếu trong thanh toán l/c ko
    mong giải đáp giúp em!

    Thích

  40. chao anh! anh co the giup em ghi hoi phieu bai tap duoi day duoc ko? thanks anh nhiu
    -Importer: dutch asian trading company ltd. S.P.A, Midbuorren 309003 Lb Wartena, Holland.
    -Exporter: Saigon Daklak company (Sadaco), 200 bis ly chinh thang st, dist.3, hochiminh city, vietnam.
    -Collecting bank: Radobank Nederland
    -Remitting bank : bank for foreign trade of vietnam( hochiminh city branch)
    -Mode of payment: D/A 150 days after delivery.
    _Amount of payment: USD 8,456,250.45
    -Date of shipment: Octorber 21, 2002

    Thích

    • BILL OF EXCHANGE
      NO: 1234567
      FOR: USD 8,456,250.45
      HOCHIMINH, OCTOBER21ST,2002
      AT 150DAYS AFTER BILL OF LADING date of this first bill of exchange( second of the same tenor and date being unpaid)
      Pay to the order of bank for foreign trade of viet nam, hochi minh city branch
      the sum of united states dollars eight milion four hundred fifty six thousand two hundred fifty and forty five cents
      value received and charge the same to the acount of dutch asian trading company ltd. S.P.A, Midbuorren 309003 Lb Wartena, Holland
      Drawn under .Radobank Nederland,
      The contract no date
      to
      for
      Saigon Daklak company (Sadaco), 200 bis ly chinh thang st, dist.3, hochiminh city, vietnam.

      Thích

  41. Chao anh Hai,

    Em dang can tai lieu gap de lam de tai . Anh giup dum em gap gap nha.

    Cam on anh nhieu nhieu.

    Thanh Nhan.

    Thích

  42. Chao anh Hai, em dang lam de tai co lien quan den hop dong giao sau. Em cung da doc mot so tai lieu nhung chua hieu ve van de nay lam va trong tai lieu cung ko noi ro.

    Anh Hai co the giai thich giup em ve hop dong giao sao, hop dong quyen chon, truong hop su dung hop dong giao sau, quyen chon. Neu duoc, anh Hai co the gui giup em cai hop dong mau ve loai hop dong nay duoc khong ?

    Em xin cam on anh nhieu nhieu. Va mong nhan duoc hoi am cua anh som

    Chao anh,

    Thanh Nhan.

    Thích

  43. anh Hải ơi cho em hỏi: mức độ an toàn và thuận tiện của hối phiếu. Cám ơn anh!

    Thích

  44. Anh Hải ơi, giúp em câu hỏi này nha. Những điểm khác nhau giữa hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu và tín dụng chứng từ. Cám ơn anh nhiều.

    Thích

  45. thay oi lam on cho em mau B/E dc hok thay, em cam on thay nhieu

    Thích

  46. anh co the cho em biet cach ghi cua hoi phieu ? cam on anh

    Thích

  47. a oi, e dang hoc ve Law Banking va Finance Introductory (201), nhug co mot vai thac mac ma e doc trong tai lieu van kg hieu. A co the fan biet du`m e drawer, drawee, acceptor, payee, the holder, indorse, holder of the bill, holder for value and holder in due course. Thanx a nhi`u lam. E dang hoc ben Uc, ma chua co khai niem ve may kien thuc na`y, mong a giup e

    Thích

Bình luận về bài viết này