THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


 Dịch vụ thanh toán thư tín dụng chứng từ (L/C) giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn.
Đặc điểm và lợi ích
L/C là một cam kết thanh toán độc lập của ngân hàng phát hành khi những điều kiện quy định trong thư tín dụng được thực hiện đúng và đầy đủ, bảo đảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toán của người mua.Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phía ngân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn.
1.  Bank hiện cung cấp các hình thức thư tín dụng sau đây:
1.1.  Thư tín dụng không huỷ ngang, không xác nhận: Loại L/C này chỉ đòi hỏi sự cam kết thanh toán từ phía ngân hàng phát hành, ngân hàng thông báo không có bất kỳ một sự cam kết thanh toán nào. Ngân hàng thông báo chỉ đóng vai trò là đại diện cho ngân hàng phát hành.
1.2.  Thư tín dụng không huỷ ngang có xác nhận: Ngoài ngân hàng phát hành thư tín dụng , một ngân hàng khác (ví dụ HSBC) có thể tham gia thêm để xác nhận thư tín dụng Techombank phát hành. Bằng việc xác nhận L/C, ngân hàng xác nhận tạo ra thêm một sự cam kết thanh toán một cách độc lập đối với cam kết của ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận đảm bảo thực hiện cam kết đó bất kể ngân hàng phát hành có thanh toán hay không.
1.3.  Xét theo thời gian thanh toán: Theo thời gian thanh toán, các loại hình thư tín dụng được nêu trong mục 1.1 và 1.2 trên đây có thể được thực hiện theo hình thức trả ngay hoặc trả chậm.
1.4.  Các hình thức thư tín dụng đặc biệt khác: Thư tín dụng dự phòng, Thư tín dụng tuần hoàn, Thư tín dụng chuyển nhượng, Thư tín dụng giáp lưng
2.   Lợi ích
2.1.  Thư tín dụng là một công cụ linh hoạt để thực hiện việc thanh toán. Hầu hết mọi giao dịch thương mại quốc tế đều được đảm bảo an toàn khi sử dụng hình thức này. Các qui định của L/C đều phải tuân thủ UCP 600 qua đó tạo được sự chặt chẽ, nhất quán trong giao dịch thương mại quốc tế.
2.2.  Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặc biệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên – đảm bảo là người xuất khẩu phải thực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền. Tuy nhiên, để có được các lợi ích này, cả hai bên nhất thiết phải thực hiện theo đúng các nguyên tắc và các qui định.
        2.2.1.  Các lợi ích đối với người xuất khẩu:
        –       Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tín dụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
        –       Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.
        –       Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
        –       Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toán được tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
        –       Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng.
        2.2.2.  Các lợi ích đối với người nhập khẩu
        –       Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trả tiền.
        –       Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
2.3. Các lợi ích khác của dịch vụ thư tín dụng chứng từ tại Bank
–  Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Bank.
–  Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán.
–  Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01 ngày. Phát hành trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trên thế giới.
–  Uy tín cao của Vietcombank trong thanh toán quốc tế được các ngân hàng toàn cầu thông báo và xác nhận như The Bank of New Yorks, Citibank, HSBC, ABN AMBRO, SMBC, Ing BHF, Standard Chartered Bank, Wachovia, Fortis Bank, Natexis Banque Populaire, Credit Suisse…
–  Với tỷ lệ điện chuẩn trên 99 % cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế, Techcombank đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanh chóng nhất với chi phí cạnh tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàng toàn cầu – SWIFT.
–  Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trị giá bộ chứng từ.
 Điều kiện sử dụng
1.   Đối với khách hàng
–         Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có nhu cầu giao dịch xuất nhập khẩu với các đối tác nước ngoài
–         Với doanh nghiệp nhập khẩu, cần ký quỹ cho khoản thanh toán cho nhà xuất khẩu.
2.   Khuyến cáo sử dụng sản phẩm:
Trong giao dịch L/C không xác nhận, người xuất khẩu có thể phải chịu rủi ro không được thanh toán nếu :
(i) xảy ra các biến cố không thuận lợi ở quốc gia nơi ngân hàng phát hành đặt trụ sở hoạt động, hoặc
(ii) ngân hàng phát hành gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Vì vậy, nếu người xuất khẩu không thể đánh giá mức độ rủi ro liên quan đến ngân hàng phát hành, thì người xuất khẩu nên yêu cầu bank xác nhận vì mức độ an toàn cho người xuất khẩu sẽ cao hơn.
Để được bank xác nhận, người xuất khẩu nên tham khảo ý kiến của bank trước khi tham gia vào một giao dịch xuất khẩu nào đó.
3.   Hồ sơ liên quan
–         Yêu cầu phát hành thư tín dụng (đối với người nhập khẩu), hoặc Yêu cầu thanh toán thư tín dụng (đối với người xuất khẩu).
–         Hợp đồng nhập khẩu, chuyển khẩu hàng hoá hoặc hợp đồng dịch vụ: 01 bản gốc hoặc 01 bản sao có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền.
–         Hợp đồng mua bán ngoại tệ để ký quỹ (nếu có).
–         Hồ sơ về tư cách pháp nhân (nếu giao dịch lần đầu với bank).
–         Giấy phép xuất khẩu, hạn ngạch (đối với người xuất khẩu các mặt hàng cần phải có giấy phép hoặc không được tự do nhập khẩu).

27 bình luận

  1. Anh oi!Giup e voi.Hoi phieu su dung trong phuong thuc nho thu giong va khac nhau nhu the nao voi hoi phieu su dung trong phuong thuc tin dung chung tu

    Thích

    • 1. Tiêu đề hối phiếu: phải ghi chữ Hối phiếu (Bill of Exchange).

      2. Ðịa điểm kí phát hối phiếu. Trong trường hợp hối phiếu không ghi địa điểm kí phát thì địa chỉ ghi bên cạnh tên người kí phát là địa điểm thành lập hối phiếu.

      3. Ðịa điểm trả tiền. Nếu trên hối phiếu không ghi địa điểm trả tiền thì địa chỉ ghi bên cạnh người trả tiền là địa điểm trả tiền của hối phiếu.

      4. Trên hối phiếu phải ghi rõ: Trả theo lệnh của … (Pay to the order of…)

      5. Số tiền và loại tiền. Số tiền phải ghi rõ ràng, đơn giản, đúng tập quán quốc tế, được ghi cả bằng số và bằng chữ.

      Chú ý: nếu số tiền ghi bằng số và bằng chữ khác nhau thì căn cứ vào số tiền ghi bằng chữ.

      6. Kỳ hạn trả tiền của hối phiếu:

      + Trả tiền ngay: hối phiếu ghi: Trả ngay khi nhìn thấy bản thứ nhất (hai) của hối phiếu này ( At … sight of first (second) Bill of Exchange).

      + Trả tiền sau:

      – Trả sau một số ngày kể từ ngày nhận hối phiếu: Trả 30 ngày sau khi nhìn thấy (At .30.. days after sight)

      – Trả sau một số ngày kể từ ngày giao hàng: Trả .30.. ngày sau khi ký vận đơn (At..30.. days after Bill of Lading date)

      – Trả sau một số ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu: Trả sau 30 ngày kể từ ngày kí phát hối phiếu (At.30.days after Bill of Exchange date).

      7. Người hưởng lợi hối phiếu. Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người hưởng lợi. Ðối với hối phiếu thương mại, người hưởng lợi là người xuất khẩu và cũng có thể là một người khác do người hưởng lợi chỉ định.

      8. Người trả tiền hối phiếu: Ghi đầy đủ họ tên và địa chỉ của người trả tiền của hối phiếu vào góc dưới bên trái của hối phiếu.

      9. Người ký phát hối phiếu. Người ký phát hối phiếu phải ký tên ở góc dưới bên phải của tờ hối phiếu bằng chữ ký thông dụng trong giao dịch. Các chữ ký dưới dạng in, photocopy và đóng dấu… mà không phải viết tay đều không có giá trị pháp lý.

      Với nội dung hối phiếu như trên thì hối phiếu trong phương thức nhờ thu và các phương thức khác chỉ khác nhau ở ” Thời hạn trả tiền của hối phiếu “

      Thích

  2. Em chào anh L/c có bao giờ thanh toán dực theo trỉ giá của invoice không anh

    Thích

  3. chào anh Hải, em muốn hỏi là điều kiện giao hàng có phải là nội dung bắt buộc trong phần mô tả hàng hóa của hóa đơn thương mại không ah?
    Nếu ngân hàng phát hành gửi 1 bản Telex , tuy nhiên sai số lượng giao hàng, bức điện thì có nêu rõ rằng một thư xác nhận L/C sẽ được gửi sau, nhưng ngân hàng thông báo lại không nhận được, và đã thanh toán cho người bán. Vậy thì lỗi ở đây là do ai ah?

    Em cảm ơn anh

    Thích

  4. chào anh Hải,
    anh có tài liệu nào chỉ dẫn rõ về cách đọc bộ chứng từ ko??
    tất cả các loại MT, chứng từ khác, các loại MT thì chỉ dẫn rõ các trường nghĩa là gì
    e đang học, muốn hiểu rõ hơn nhưng trên lớp thì ko được chỉ dẫn nhiều. nếu anh có a có thể cho em xin được ko?
    cám ơn anh nhiều

    Thích

  5. […] on Phương thức giao chứng từ nhận…Các phương thức than… on THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG…Until You on Phương thức giao chứng từ nhận…kienthucbaola on Tổng quan về […]

    Thích

  6. […] under: Thanh toán quốc tế « THANH TOÁN THƯ TÍN DỤNG CHỨNG TỪ Nguyên tắc 5C để vay tín dụng […]

    Thích

  7. anh ơi, cho em hỏi ” nghĩa vụ của ngân hàng khi phát hành Lc cho KH?và Ngân hàng cần phải làm gì để hạn chể rủi ro khi phát hành LC?
    Anh chỉ giúp em với, em sắp thì vào NH, còn 2 ngày nữa nhưng câu này em chưa chắc lắm.
    thanks anh.

    Thích

  8. a oi,trong thanh toan L/C neu den han thanh toan ma khach hang ko co du tien trong tai khoan thi NH phat hành chiu nhung rui ro gi? trong truong hop nay khach hang da vay von mo LC nay rui. va co bi phat cham tra ko a?thank anh nhe

    Thích

  9. anh co the giai thich ro hon cho em dieu 14j va dieu 28h trong UCP 600 duoc khong a. nhung chung tu nao thi dia chi cua nguoi thu huong phai ghi chinh xac va nhung chung tu nao thi dia chi chi can cung mot quoc ja ???? em mong tra loi cua anh som. em cam on nhieu

    Thích

  10. Anh Hai oi, em dang viet de tai ve phong tranh rui ro tai ngan hang ACB, anh co tai lieu nao ve cac tinh uong rui ro da xay ra tai ACB khong. Chi em voi. Dia chi mail cua em la hoanganh8386@gmail.com

    Thích

  11. Dear Be Loan, Thu Hang, Mylien, Ha Trang, Ngoc Chau

    Các bạn đọc kỹ các bài trong chuyên mục ” Thanh toán quốc tế” có những nội dung các bạn cần

    Thích

  12. anh Hai oi, anh giup em voi.em sap nop bai bao cao tot nghiep roi ma van chua tim duoc tu lieu ve :” nhung rui ro thuong gap trong thanh toan chung tu hang nhap khau, bien phap phong ngua rui ro, va dinh huong phat trien hoan thien thanh toan chung tu hàng nhap khau. anh giup em mau mau nha. cuu em nha a. cam on anh

    Thích

  13. Rat cam on nhung trang viet cua anh ve Thanh toan quoc te va L/C. E dang lam khoa luan ve L/C, anh co bai nao va so lieu ve L/C cua he thong TCTD Viet Nam thi cho em xin voi de em viet.
    Dia chi email cua em la Trangha.0119@yahoo.com
    Mong thu anh lam. Cam on anh nhieu nhieu a.

    Thích

  14. Em la sinh vien nam cuoi truong DH Luat TP.HCM. Em dang lam luan van ve nhung thay doi co ban cua UCP 600 so voi UCP 500. Anh co the giup em mot so y tuong khong? Thanks very very much

    Thích

  15. Em chao anh a!

    Em la sinh vien nam cuoi cua truong dai hoc ngoai thuong. Em dang lam de tai tot nghiep ” Bien phap ngan ngua va han che rui ro Thanh toan quoc te theo phuong thuc LC tai cac ngan hang thuong mai. Neu anh co tai lieu lien quan thi share cho em voi a!

    Em cam on anh nhiu!!!!!!!!!!!

    Thích

  16. Anh Hai cho em hoi ve tinh hinh su dung L/C trong thanh toan cac hop dong ngoai thuong o Viet Nam? Em dang lam de tai ve L/C nhung khong biet no con thong dung hay khong? Cam on anh ah.

    Thích

  17. Anh Hải ơi, em chuẩn bị viết dề tài khoá luận về thực tiễn ứng dụng UCP 600 trong thanh táon quốc tế bằng L/C tại HSBC. Em không biết nên viết những phần gì, đề cương như thế nào và tìm nguồn tài liệu trên mạng ở đâu. Em lo quá, mặc dù em cũng quen 1 chị làm ở phòng TTQT của HSBC, nhưng em thấy đề tài của em có vẻ ít tài liệu phải không anh. Anh có thể giúp em được không a. Em cảm ơn anh nhìu nhìu a.

    Thích

  18. anh ơi! em đang làm đề tài: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG TTQT TẠI CÁC NHTM ở tỉnh của em. Anh có thể chỉ em bí kiếp nào ko khi đề tài của em chẳng mấy xa lạ lắm, sẽ ko thể thu hút được. Ngoài ra em cần chuẩn bị những kiến thức gì khi làm đề tài này hả anh.Em rất lo ko biết sẽ bị đặt những câu hỏi gì khi bảo vệ trước hội đồng. ANH GIÚP EM VỚI ANH NHÉ!
    MERCI ANH NHIỀU!

    Thích

  19. Dear Peony

    Ngân hàng thông báo và ngân hàng phát hành L/C chỉ dựa trên cơ sở bề mặt chứng từ, tính pháp lý của chứng từ để xác định rủi ro. Như lỗi chứng từ, xuất trình chứng từ ko đúng với yêu cầu của L/C, tính pháp lý thực của chứng từ thanh toán. Có nhiều cách (chỉ có NH mới rõ) nhưng theo tôi đó là việc xác định tính chân thực của giao dịch giữa hai bên đối tác (bao gồm cả tính pháp nhân) là có cơ sở nhất để giảm thiểu rủi ro, cũng như bám vào các qui định trong UCP để thực hiện, khuyến cáo và hướng dẫn đối tác giao dịch thực hiện theo qui định

    Thích

  20. em định viết khóa luận về rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ đối với NH phát hành và quan trọng là giải pháp. Anh có thể chỉ giúp em vài nguồn để tìm tài liệu đc ko anh. Cám ơn anh nhìu lắm

    Thích

  21. anh Hai oi, đối với ngân hàng phát hành và ngân hàng thông báo L/C thì có những rủi ro nào?và cách khắc phục các rủi ro đó là như thế nào?

    Thích

  22. Dear Thu Hang

    “Phương thức thanh toán L/C trong hợp đồng ngoại thương”

    EM có thể chọn đề tài này, vì tài liệu rất phong phú

    Thích

  23. anh Hai oi cho em hoi,em dang chuan bi viet khoa luan ve thanh toan quoc te ma chua kiem ra dc de tai,anh co the goi y cho em dc ko a?em cam on anh nhieu lam

    Thích

  24. L/c xuất chỉ xảy ra trong trường hợp L/C đối ứng, Nghĩa là cả bên xuất và Nhập đều cùng mở L/C như nhau để đối ứng trong vấn đề thanh toán, hoặc trong trường hợp hàng đổi hàng với giá trị 2 L/C như nhau

    Thích

  25. chao anh hai.a phan biet giup em L/C nhap va L/C xuat duoc khong a? dau hieu nao de nhan thay nhat.thanks anh.

    Thích

  26. Mời bạn ghé thăm đại thánh địa của các tín đồ túc cầu giáo tại http://tuccaugiao.org

    Thích

Bình luận về bài viết này