Qui trình thanh toán bằng T/T, TTR và Nhờ thu (Collection)


Thanh toán bằng chuyển tiền là một phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người có yêu cầu chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình, chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định.

swift-telegraphic-transfer-flowchart

Có hai phương tức chuyển tiền (Telegraphic Transfer T/T)  là chuyển tiền trả trước và chuyển tiền trả ngay hoặc trả sau:

1.Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền trả trước:

  • Người xuất khẩu chuyển giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu
  •  Người nhập khẩu sau khi kiểm tra hàng hoá (hoặc bộ chứng từ hàng hoá), nếu thấy phù hợp yêu cầu theo thoả thuận đôi bên, lập thủ tục chuyển tiền gửi ngân hàng phục vụ mình
  • Ngân hàng chuyển tiền lập thủ tục chuyển tiền qua ngân hàng đại lý (hoặc chi nhánh)- ngân hàng trả tiền
  • Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
  • Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.

2. Quy trình thanh toán bằng chuyển tiền trả sau:

  • Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người mua.
  • Người mua ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để trả.
  • Ngân hàng người mua gửi giấy báo nợ cho người mua.
  • Ngân hàng bên mua chuyển tiền trả cho ngân hàng bên bán.
  • Ngân hàng bên bán gửi giấy báo có cho bên bán.

Với trường hợp áp dụng phương thức chuyển tiền trả ngay và sau thì Người Bán uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra,  trường hợp này người ta gọi là Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment)

3. Phương thức thanh toán nhờ thu (Collection of Payment).

Đây là phương thức thanh toán quốc tế trong đó người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng một dịch vụ do khách hàng uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ số tiền ở người mua trên cơ sở hối phiếu của người bán lập ra.

Văn bản pháp lý quốc tế thông dụng của nhờ thu là ” Quy tắc thống nhất về nhờ thu” của Phòng Thương mại quốc tế, bản sửa đổi năm 1995 (Uniform Rules forthe collection, 1995 revision No 522, ICC).

 Tham khao Qui tắc thống nhất về nhờ thu URC (Uniform Rule for Collection) Theo URC 522

Có 2 phương thức nhờ thu
– Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn

Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn (Clean Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra còn chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng cho người nhập khẩu, không gửi cho ngân hàng.

1)       Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hoá cho người nhập khẩu

2)       Người xuất khẩu lập hối phiếu và uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ người nhập khẩu

3)       Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu cho ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết

4)       Ngân hàng thong báo chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu chấp nhận hay thanh toán.

5)       Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán

6)       Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển sang ngân hàng uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợp người nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng uỷ thác thu biết trong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền.

7)       Ngân hàng uỷ thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo cho người xuất khẩu biết việc người nhập khẩu từ chối trả tiền

Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hoá đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được. Vì vậy, người xuất khẩu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm và tín nhiệm người nhập khẩu.

Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên
bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc
nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền
hoặc chậm trễ trong thanh toán .
Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay
không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách
nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán .
Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương
thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên
nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng
hóa ứ đọng khó tiêu thụ….
Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên
bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc
nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền
hoặc chậm trễ trong thanh toán .
Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay
không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách
nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán .
Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương
thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên
nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng
hóa ứ đọng khó tiêu thụ….
Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên
bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc
nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền
hoặc chậm trễ trong thanh toán .
Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay
không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách
nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán .
Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương
thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên
nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng
hóa ứ đọng khó tiêu thụ….

Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán, vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau. Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chiụ trả tiền hoặc chậm trễ trong thanh toán . Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không Ngân hàng cũng thu phí, Ngân hàng không chiụ trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán . Vì vậy nếu là người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu , giá trị hàng hóa nhỏ , thăm dò thị trường , hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ….

-Phương thức nhờ thu kèm chứng từ

Nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ (Documentary Collection) là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá gửi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩu thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu nhận hàng hoá.

1)       Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ chứng từ hàng hoá

2)       Người xuất khẩu gửi hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá đến ngân hàng nhận uỷ thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

3)       Ngân hàng nhận uỷ thác chuyển hối phiếu và bộ chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu

4)       Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu chấp nhận đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền

5)       Người nhập khẩu thông báo đồng ý hay từ chối trả tiền

6)       Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang cho ngân hàng nhận uỷ thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền của người nhập khẩu

7)       Ngân hàng nhận uỷ thác báo có hoặc là thông báo việc từ chối trả tiền cho người xuất khẩu

Nhận xét: Trong phương thức nhờ thu hối phiếu kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua ciệc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này dảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm

– Ưu nhược điểm của phương thức nhờ thu kèm chứng từ:

+ Ưu điểm:Đối với người bán sử dụng phương thức này không tốn kém, đồng thời người bánđược Ngân hàng giúp khống chế và kiểm soát được chứng từ vận tải cho đến khiđảm bảo thanh toán. Lợi ích đối với người mua là không có trách nhiệm phải trảtiền nếu chưa được kiểm tra các chứng từ trong một số trường hợp kể cả hànghoá.

+ Nhược điểm: Đối với người xuất khẩu có rủi ro như người nhập khẩu không chấp nhậnhàng được gửi bằng cách không nhận chứng từ. Rủi ro tín dụng của người nhậpkhẩu, rủi ro chính trị ở nước người nhập khẩu và rủi ro hàng hoá có thể bị hảiquan giữ. Việc trả tiền quá chậm, từ lúc giao hàng đến lúc nhận tiền có khi kéodài vài tháng đến một năm. Người nhập khẩu chỉ chịu một rủi ro trong thanh toánnhờ thu đổi chứng từ là hàng được gửi có thể không giống như đã ghi trên hoáđơn và vận đơn.

Trong đàmphán, nhờ thu chứng từ có thể coi là sự lựa chọn chung gian có lợi. Nếu xét vềcác ưu điểm tương đối với người bán và người mua, nó nằm giữa bán hàng trả chậm(lợi cho người mua) và thư tín dụng (lợi cho người bán). Do đó, người bánthường thích nhờ thu chứng từ hơn bán hàng trả chậm mà người mua đề nghị.

Những vấn đề cần lưu ý khi áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu :

Khi áp dụng phương thức thanh toán này các bên liên quan sẽ tuân theo qui tắc thống nhất về nhờ thu URC (Uniform Rule for Collection) Theo URC 522 để tiến hành phương thức thanh tóan nhờ thu bên bán phải lập chỉ thị nhờ thu ( Collection Instruction ) gửi cho ngân hàng uỷ thác. Các ngân hàng tham gia nghiệp vụ nhờ thu chỉ được thực hiện

theo đúng chỉ thị, với nội dung phù hợp qui định URC được dẫn chiếu. Chỉ thị nhờ thu là văn bản pháp ly điều chỉnh quan hệ giữa Ngân hàng với bên nhờ thu .

Nội dung chỉ thị nhờ thu gồm có :

♦ Chi tiết về ngân hàng gởi nhờ thu : Tên địa chỉ, điện tín , swift, số điện

thoại, số fax và số tham chiếu chứng từ.

♦ Chi tiết về người ủy nhiệm: tên,địa chỉ, điện tín , swift….

♦ Chi tiết về người trả tiền: Tên, địa chỉ, điện tín , swift….

♦ Số tiền và loại tiền nhờ thu.

♦ Danh mục chứng từ, số lượng từng loại chứng từ đính kèm .

♦ Phí nhờ thu.

♦ Lãi suất, kỳ hạn, cơ sở tính lãi.

♦ Phương thức thanh toán và hình thức thông báo trả tiền.

♦ Các chỉ thị trong trường hợp từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận hoặc

sự mâu thuẫn giữa các chỉ thị.

 
  – Phương thức thanh toán TTR ( Chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR là từ viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement), thường được sử dụng trong thanh toán L/c.

Nghĩa là ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Thực tế cho thấy rất it L/C cho phép đòi tiền hoàn trả bằng điện, trừ khi đó là L/C xác nhận bởi Ngân hàng Xác nhận thường yêu cầu điều kiện này nhằm bảo đảm có thể nhận được tiền hoàn trả sớm hơn so với việc đòi tiền bằng thư kèm chứng từ giao hàng.

105 bình luận

  1. Hi anh, sự khác biệt giữa TT reimbursement not allowed và TT reimbursement allowed là như thế nào ạ?

    Thích

    • TT Reimbursement allowed là LC cho phép ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả bằng điện swift xác nhận chứng từ phù hợp, ngân hàng phát hành trả tiền khi nhận được điện này.
      TT reimbursement not allowed không cho phép như vậy, ngân hàng phát hành trả tiền khi nhận được chứng từ phù hợp.

      Thích

  2. anh cho em hoi chút, nếu người mua không đồng ý thanh toán cho người bán thì người bán sẽ xử lí việc này ra sao ah? theo phương thức nhờ thu.

    Thích

    • Cũng tuỳ. Nếu nhờ thu hối phiếu trơn thì chỉ còn cách là kiện người mua ra toà
      Còn nhờ thu kèm chứng từ thì lấy lại chứng từ và bán cho người khác, đồng thời có thể kiện chi phí thiệt hại nếu trong hợp đồng qui định

      Thích

  3. anh ơi cho em hỏi phương thức thanh toán tài khoản mở là như thế nào hả anh? xanh có thể vẽ giùm em sơ đồ quy trình của phương thức thanh toán ấy được không anh?

    Thích

    • Reimbursement Clause to the Bank to read: After Confirming via Tested Telex that Documents
      are in Order according to the LC Terms & Conditions and have been
      despatched as per LC instructions, you are authorized to reimburse
      yourselves on our USD Account No. xxxx with “xxxx” (Bank’s Name)
      within 3 Working days.

      ANH HẢI ƠI GIÚP EM VỚI NẾU NHƯ TRONG HỢP TRONG ĐÃ KÝ VỚI ĐK NHƯ VẬY THÌ TRONG L/C MÌNH CÓ THỂ MỞ TTR NOT ALOWED K?
      NẾU CÓ THỂ THÌ PHẢI LÀM SAO?

      Thích

  4. Trong thanh toan D/P nguoi mua tu choi nhan hang .Nguoi ban phai su ly the nao de tránh thiệt hại?

    Thích

  5. anh giai giup em bai nay voi

    Vào một thời điểm, Anh/Chị có các thông tin về tỷ giá như sau ở 3 trung tâm ngọa hối khác nhau:
    + TT1: GBP /USD: 1.7911/1.7931.
    + TT2: GBP/CHF: 2.2894/2.2910.
    + TT3: USD/CHF: 1.28101.2833.
    a/ Có tồn tại cơ hội kinh doanh chênh lệch tỷ giá? Giải thích?
    b/ Nếu có 5000USD Anh/Chị có thể kiếm được bao nhiêu lợi nhuận thông qua hoạt động kinh doanh chênh lệch tỷ giá.

    Thích

  6. công ty em muốn nhập bột thịt xương heo hợp đồng trị giá 38.400 USD với phương thức thanh toán bằng điện T/T ( bên em sẽ chuyển tền ngay sau khi nhận được hàng). anh cho em hỏi điều khoản thanh toán với phương thức này đc quy định thế nào và các chứng từ yêu cầu đối với nhà xuất khẩu để bên NK thanh toán ạ?
    ( vì là lần đầu tiên nhập khẩu ới phương thức thanh toán T/T nên anh có thể soạn kĩ cho em điều khoản thanh toán này đc ko ạ? EM cảm ơn anh!)

    Thích

  7. Chào anh Hải!!!
    em hiện là sinh viên trường cao dẳng Tài chính Hải Quan, e dang hok môn thanh toán quốc tế cô giao Đề tài như sao: “tìm các chứng từ cần thiết về phương thức thanh toán nhờ thu với khía cạnh việt nam là nhà nhập khẩu”. vậy e cần tìm những chứng từ gì?? anh co những bộ chứng từ đó không có thể phiền anh gửi mail qua cho e theo địa chỉ: dk.nguyen28@yahoo.com được không ah!! nếu được thì chân thành cám ơn anh !!! Em đang cần rất rất rất gấp đoá!!!!!

    Thích

  8. […] Để biết thêm về phương  thức này xin vui lòng click here >>> https://thanhai.wordpress.com/2008/01/19/ph%c6%b0%c6%a1ng-th%e1%bb%a9c-thanh-toan-b%e1%ba%b1ng-ttr-va… […]

    Thích

  9. 6.PAYMENT:
    with 5 days from the contract date,the Buyer will remit 20 % of contract amount by TT to the seller account as above mentioned.The balance 80% amount will be paid by D/P at sight.( the Uniform rules for collection,1995 revision ICC publication No 522)

    Khi em đứng trên cương vị là nhà nhập khẩu,lâp hối phiếu thì số tiền mà em ghi trên hối phiếu là 80% giá trị hợp đồng đúng k a?Khi lập hối phiếu này có lưu ý vấn đề gì khác k?

    ————-
    Dear Ngọc,

    Có lẽ bạn nhầm lẫn ở đây, nếu đứng trên cương vị nhà nhập khẩu thì ko đúng, phải là nhà xuất khẩu.

    Nếu trên cương vị nhà XK đòi tiền 80% giá trị còn lại sau khi giao hàng thì phát hành hối phiếu tương đương với 80% giá trị hợp đồng.

    Thích

    • Lập hối phiếu đòi tiền phải là người Bán ( Nhà xuất khẩu) chứ ko phải là em (NHà nhập khẩu), Hối phiếu mục đích để đòi tiền, do vậy số tiền ghi trên hối phiếu sẽ tương đương giá trị số tiền còn lại là 80%
      Các lưu ý trong quá trình ập hối phiếu bạn vui lòng đọc kỹ bài Hối phiếu trong chuyên mục “ Thanh toán quốc tế”

      Thích

  10. Chào a Hải,
    a cho hỏi về ưu và nhược điểm của PTT nhờ thu kèm chứng từ? mai e thi rùi a giúp e nhé,cám ơn a !

    Thích

  11. Chào anh!!

    Anh cho em hỏi là em có 1 bài tập như sau :

    6.PAYMENT:
    with 5 days from the contract date,the Buyer will remit 20 % of contract amount by TT to the seller account as above mentioned.The balance 80% amount will be paid by D/P at sight.( the Uniform rules for collection,1995 revision ICC publication No 522)

    Khi em đứng trên cương vị là nhà nhập khẩu,lâp hối phiếu thì số tiền mà em ghi trên hối phiếu là 80% giá trị hợp đồng đúng k a?Khi lập hối phiếu này có lưu ý vấn đề gì khác k?

    Thích

  12. em chao a hai !
    a co the cho e biet them ve vai tro cung nhu nhung rui ro ma ngan hang gap phai trong phuong thuc nho thu bo chung tu. neu co tai lieu gi share lun cho e thi tot qua. E dang can gap
    E cam on a nhieu

    Thích

  13. Chao a
    a cho e hoi: “the nao la quy mo trong van chuỷen duong bien”
    e ko biet hoi ai de lam bài tap

    Câm on a nhieu nha

    Thích

  14. ANH HẢI ƠI CHO EM HỎI VỀ QUI TRÌNH BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI , VÀ TRONG QUI TRÌNH ĐÓ BƯỚC NÀO LÀ QUAN TRỌNG NHẤT ! EM TÌM KHÔNG RA CÂU TRẢ LỜI THÕA Ý . MONG ANH CHỈ GIÚP EM ! THANK SO MUCH ANH HẢI!

    Thích

  15. anh ơi……em đang muốn tìm tài liệu về thanh tóan quốc tế bằng tiếng anh……anh có không ạ…giúp em với……thanks anh…….:)

    Thích

  16. dear Hai
    giup gium em voi
    a cho e hoi ưu và nhược điểm của phương thức thanh toán TTR. e cần gấp để làm bài thuyết trình a giúp e với nha!!!!!!!!!!

    Thích

  17. Anh Hải có thể giải thích giùm em ưu nhược điểm của TTR và DP ko? cảm ơn anh !

    Thích

  18. thanh toán TTR là thanh hoán theo hình thức như thế nào vậy anh. anh có thể cho em biết rõ dược ko. chân thành cảm ơn anh.

    Thích

  19. Dear Hai,

    Công ty mình đang có một hợp đồng trị giá dưới 10000 USD với một đối tác không quen thân lắm. Bên mình đã xem xét các hình thức thanh toán thì thấy rằng thanh toán TTR là thuận tiện nhất. Tuy nhiên, hình thức này lại không an toàn lắm. Hải cho mình biết các công ty thường thêm các điều kiện gì để thanh toán bằng TTR được an toàn nhé. Trường hợp này công ty mình là người xuất khẩu

    Thích

  20. trong trường hơp bộ chứng từ không hợp lệ buộc ng ban fai chuyển sang phương thức nhờ thu ,thì trong BCT ng Bán phải thay chứng từ nào?tại sao?

    Thích

  21. cho minh hoi khi ma L/C mo yeu cau nguoi huong loi(nguoi Xk) xuat trinh 3/3 orginal AIRWAYBILL “KY HAU DE TRONG”.Vay hanh dong do dung’ hay sai???

    Thích

  22. Anh Hai oi, em khong hieu lam giua D/A & D/P. Anh oi, thanh toan D/P co duoc ghi: D/P 90 days? Anh giai thich giup em voi…
    Cam on anh that nhieu..

    Thích

  23. Gửi anh Hải,
    Chào anh, xin anh giúp em 1 tình huống:
    Trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nếu bên mua đã chấp nhận thanh toán, và nhận chứng từ hàng hóa để đi lấy hàng. Sau đó, bên mua ko thanh tóan tiền. Thế lúc này, bên mua sẽ như thế nào ạ? Ngân hàng lúc này có chịu trách nhiệm liên đới ko ạ?
    Em cảm ơn anh !

    Thích

  24. Anh Hải ơi, có một câu hỏi của một bạn tên Phương Thảo ở trên em cũng rất thắc mắc mong anh giúp tụi em giải đáp, đó là: phân biệt Ủy nhiệm thu và phương thức nhờ thu.

    Theo em tìm hiểu thì UNT là một phương tiện thanh toán và chỉ sử dụng khi 2 bên có thỏa thuận trước. còn nhờ thu thì người xk ủy thác cho NH thu hộ thông qua chỉ thị nhờ thu hay thư yêu cầu gửi chứng từ từ nhờ thu. Nói như vậy thì UNT không có liên qua đến phương thức nhờ thu hả anh?

    Cám ơn anh Hải nhiều!

    Thích

  25. Dear Pham Tuyen

    Bạn dẫn chiếu vào điều kiện thanh toán, bởi vì khi đưa ra điều kiện thanh toán thì phải kèm theo văn bản dẫn chiếu qui định và điều chỉnh điều kiện thanh toán đó

    Thích

  26. Anh Hải, nếu hai bên muốn dẫn chiếu URC 522 của ICC thì phải dẫn chiếu vào đâu? và tại sao?
    Em xin cám ơn!

    Thích

  27. DEAR LOAN!
    Nhờ thu chấp nhận chứg từ (D/A: Document Acceptance)
    Nhờ thu kèm chứng từ (D/P: Document against Payment)
    BAN NEN TIM HIEU 2 PHUONG THUC NAY, BAN SE DE DANG NHAN RA.
    D/P AN TOAN HON D/A

    Thích

  28. anh Hai cho em hoi. Em doc tren tinkinhte.com.vn thi thay DA an toan hon DP cho nguoi xk, nhung em lai doc tai lieu khac la DP, nguoi nk se tra tien ngay khi nhan hoi phieu rui moi duoc nhan hang, con DA thi nguoi xk nhu ban chiu, nguoi xk co the nhan hang nhung chua thanh toan. Sao co su mau thuan nhu vay ha anh?

    Thích

  29. Dear, trinh minh thanh!
    Cau hoi cua ban , da tung duoc lop minh thao luan roi !
    sau rat nhieu thao luan bon minh thong nhat dua ra giai phap la ngan hang an do nen hoi y kien cua nha xuat khau truoc khi quyet dinh lam dieu gi de tranh rui ro cho cho ngan hang. Neu ngan hang tu y hanh dong co the se rat rui ro vi nha nhap khau co the se ko chap nhan nhung viec ma NH An do lam

    Thích

  30. dear anh hai
    em co 1 tình huống mong anh giai đáp thắc mắc.tình huống đó là một lô hàng trị giá usd 50,000.00- bao gồm hoa quả và rau tươi xuất từ singrapore sang ấn độ,theo phương thức thanh toán D/P.Do phải chờ đợi chính phủ ấn độ cho phép chuyển usd sang ruppi.việc làm này cần 4 tuần,nên nhà NK ấn độ yêu cầu được trả bằng ruppi tương đương với usd 50,000.00->NH ấn độ đã chập nhận lời đề nghị này của nhà NK
    Ở cương vị là NH ấn độ,bạn xử lý như thế nào?
    những tổn thất mfa nhà NH ấn độ có the gap phải do việc chấp nhận yêu cầu của nhà NK trong trường hợp nhà XK chủa có ý kiến thay đổi chi thị thanh toán

    Thích

  31. Hom truoc e co phong van xin viec tai PGBANK chi nhanh Long Xuyen, tinh AN GIANG. E duoc giam doc chi nhanh do hoi mot cau “phuong thuc nho thu co may loai?” em trả lời là có 2 loại là: nhờ thu trả chậm và nhờ thu trả ngay. Giám đốc đó liền bảo là em trả lời sai ” làm gì có trả chậm và trả ngay chỉ có nhờ thu có điều kiện và không có điều kiện thôi”. Em thấy mấy anh chị ở đây ai cũng rành về thanh toán quốc tế hết, anh, chị giải thích cho e với. Em mới ra trường tháng 8, mới phỏng vấn lần đầu mà gặp thế này em nản quá chẳng lẻ kiến thức em được học là sai sao?

    Thích

  32. anh Hai cho em hoi them nua la thoe phuong thuc thanh toan T/T va phuong thuc thanh toan CAD nguoi mua mo memorandum tai nuoc cua minh sao em thay giong nhau wa vay chi co khac la nguoi ban goi hang cho nguoi mua thong wa nguoi dai dien cua nguoi mua ha. vay co phai day la diem khac nhau co ban cua 2 phuong thuc nay khong ha anh? than.

    Thích

  33. em hoc XNK, theo e biet thi triplicate la 3 ban sao giong nhau, nhung khi noi vay thi co giao em lai noi la tui em tim hieu triplicate la gi? chu la ban sao thi ai cha biet trong tu dien co con gi? vay anh giai thich giup em nhe!

    Thích

  34. chao anh! anh Hai cho em hoi
    doi voi nha Nk thi nen su dung phuong thuc thanh toan nho thu hay chuyen tien la an toan hon.
    Con doi voi nha XK thi nen su dung phuong thuc nao trong 2 phuong thuc tren.
    Mong anh tra loi som cho e nha.Em sap co buoi thao luan ma.Please

    Thích

  35. anh Hải có thể giải thích cho em trường hợp giao dịch được thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nhưng hàng hoá đến trước chứng từ trong khi người mua rất có thiện chí nhận hàng nhưng vì chưa nhận được chứng từ nên chưa nhận hàng, vậy làm thế nào để người mua có thể nhận được hàng mà không cần bộ chứng từ?
    TO THAY ANH HAI KO HIEU CAU HOI NAY CUA BAN NEN TRA LOI RAT BUON CUOI.BAN MUON HOI LA KHI HANG DEN NHANH HON BO CHUNG TU NEN NGUOI NHAP KHAU MUON LAY HANG SOM THI LAM THE NAO? MINH XIN TRA LOI BAN NHU SAU. NEU NHU NGUOI NHAP KHAU MUON PHONG TRUONG HOP NAY THI PHAI THOA THUAN TRUOC CHO NGUOI XUAT KHAU DE DUOC NHAN MOT SEAWAY BILL CHANG HAN,LUC NAY NHA NHAP KHAU SE CAM SEAWAY BILL DE DEN NGAN HANG VA KI QUI XIN BAO LANH VA DI NHAN HANG LA OK. SAU KHI BO CHUNG TU CHINH THUC DEN THI NHA NHAP KHAU DEN NGAN HANG DE XI LI TIEP. VI SEAWAY BILL KO CO CHUC NANG NHU CAN DON,NO CHI LA DE GIUP NHA NHAP KHAU DUOC LAY HANG TRUOC KHI BO CHUNG TU DEN.
    hạm thị huyền, on Tháng Tư 15th, 2009 lúc 10:37 chiều Said:

    chào anh!
    cho em hỏi nếu thanh toán nhờ thu kèm chứng từ( trong cả D/P và D/A) nếu quy trình dừng lại ở bước 4 thì bất lợi gì cho nhà xuất khẩu ?
    Nếu sử dụng nhờ thu kèm chứng từ(cả D/P và D/A) thì rủi ro j cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu?
    CAU HOI NAY THAY ANH HAI KO TRA LOI THI TO TRA LOI HO : NEU QUY TRINH DUNG LAI O BUOC 4 THI SE RAT BAT LOI CHO NHA XUAT KHAU, VI CAC NGAN HANG LIEN QUAN CHI CO CHUC NANG CHUYEN VA PHAT CHUNG TU KHI NGUOI MUA THANH TOAN TIEN HOAC KI HOI PHIEU.TRUONG HOP NAY NHA NHAP KHAU DI KIEN THEO HOP DONG LA DIEU RAT KHO THUC HIEN VI CHI PHI CAO,HANG THI PHAI CHO LUU KHO MA CO HOI THANG LA RAT IT,LUC NAY KO CON CACH NAO KHAC LA NHA XK PHAI CHO HANG VE HOAC TIM NGUOI MUA KHAC HOAC CHO BAN DAU GIA NHUNG NOI CHUNG LA TON KEM CHI PHI VA GIA CA GIAM NHIEU….RAT BAT LOI. THOI TO BUON NGU QUA ROI,NHUNG MA TO NOI THAT ANH HAI KO DUOC AM HIEU NHIEU LAM..HIC

    Thích

  36. Anh có thể cho em biết tực trạng việc áp du ngj các biện pháp thanh toan squốc tế này ở Vn k? Các điểm đã đc và chưa đc trong các dv ở Việt nam

    Thích

  37. anh Hải có thể giải thích cho em trường hợp giao dịch được thanh toán bằng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nhưng hàng hoá đến trước chứng từ trong khi người mua rất có thiện chí nhận hàng nhưng vì chưa nhận được chứng từ nên chưa nhận hàng, vậy làm thế nào để người mua có thể nhận được hàng mà không cần bộ chứng từ?

    Thích

  38. anh oi, cho em hoi trong phuong thuc thanh toan nho thu kem chung tu D/A neu ngan hang thu ho yeu cau khach hang ki quy 100% gia tri cua bo chung tu thi co dung khong? ai la nguoi duoc loi, ai la nguoi chiu thiet hai?

    Thích

    • Dear Hien

      Trong thanh toán nhờ thu trả chậm D/A (Document Against Acceptance) Người mua phải ký chấp nhận hối phiếu và xác nhận đồng ý thanh toán vào ngày đáo hạn ghi trên “Giấy báo bộ chứng từ nhờ thu”, hoặc căn cứ vào hối phiếu kèm theo bộ chứng từ nhờ thu

      Trên cơ sở này, Ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ cho Người mua để nhận hàng và sẽ thanh toán cho Ngân hàng nhờ thu vào ngày đáo hạn khi tài khoản của Người Mua có đủ số dư để thanh toán. Như vậy cho đến trước ngày đáo hạn Người mua phải chuyển tiền thanh toán vào Tài khoản của mình tại Ngân hàng để thanh toán vào ngày đáo hạn của hối phiếu.

      Như vậy nếu Ngân hàng yêu cầu ký quý 100% sau khi chấp nhận hối phiếu D/A thì họ không tin vào khả năng thanh toán của Người Mua, bởi khi đã xác nhận chứng từ, thì Ngân hàng đã phải chịu trách nhiệm đòi tiền người mua khi đến hạn thanh toán. Trong trường hợp này thường các Ngân hàng yêu cầu ký quỹ 30%, nếu là khách hàng truyền thống và có tiềm lực tài chính thì ko phải ký quỹ.

      Thích

  39. Dear Võ Trung Hiếu

    Tại ngân hàng thu hộ A có tình huống như sau:

    Ngân hàng A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ B. ngày 18/5/2006. ngân hàng A đòi tiền ng mua nhưng ng mua từ chối thanh toán.

    ngày 19/5/2006, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng B, đồng thời yêu cầu người bán xử lý bộ chứng từ. Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng B đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng.

    Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng B tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người yêu cầu thị nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng A. Ngân hàng B đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng A. Tuy nhiên, ngân hàng A không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng B.
    Qua tình huống trên, bạn hãy nhận xét cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng B và ngân hàng A (dựa trên những quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong URC 522).
    ———-

    Theo Điều 26/ URC522

    c.2. Thông báo việc chấp nhận thanh toán

    Ngân hàng thu phải lập tức gửi thông báo về việc chấp nhận thanh toán cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu tới.

    c.3. Thông báo việc không thanh toán hay/ và không chấp nhận thanh toán

    Ngân hàng xuất trình cần tìm ra lý do của việc này không thanh toán khác và/hoặc không chấp nhận thanh toán và thông báo ngay cho ngân hàng đã gửi bản chỉ thị nhờ thu.

    Ngân hàng xuất trình phải gửi ngay thông báo không thanh toán và/hoặc thông báo không chấp nhận thanh toán cho Ngân hàng đã gửi chỉ thị nhờ thu.

    Khi nhận được thông báo này, ngân hàng chuyển phải có chỉ thị thích hợp về việc tiếp tục xử lý các chứng từ. Nếu sau 60 ngày kể từ khi gửi thông báo về việc không thanh toán và/hoặc không chấp nhận thanh toán mà ngân hàng xuất trình vẫn không nhận được những chỉ thị nói trên thì các chứng từ sẽ được chuyển trả lại ngân hàng đã gửi đến, ngân hàng xuất trình sẽ không chịu trách nhiệm gì thêm

    Trong trường hợp này: Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao bộ chứng từ. Thì Ngân hàng B phải thông báo ngay lập tức cho Ngân hàng A về việc chấp nhận thanh toán bộ chứng từ, do có thông báo trước đó về việc từ chối thanh toán nên phải cần thiết có sự xác nhận hoặc chỉ thị từ Ngân hàng th đối với vấn đề này.

    Như vậy Ngân hàng B đã bỏ qua qui trình thông báo chấp nhận chứng từ và thanh toán tới Ngân hàng A

    Thích

  40. Tại ngân hàng thu hộ A có tình huống như sau:

    Ngân hàng A nhận chỉ thị nhờ thu theo điều kiện D/P từ ngân hàng chuyển chứng từ B. ngày 18/5/2006. ngân hàng A đòi tiền ng mua nhưng ng mua từ chối thanh toán.

    ngày 19/5/2006, ngân hàng A giữ bộ chứng từ và thông báo việc người mua từ chối thanh toán cho ngân hàng B, đồng thời yêu cầu người bán xử lý bộ chứng từ. Ngày 20/5/2006, người mua chuyển tiền thanh toán tại ngân hàng B và yêu cầu giao bộ chứng từ. Do đó, ngân hàng B đã nhận tiền và giao bộ chứng từ cho người mua đi nhận hàng.

    Ngày 21/5/2006, khi ngân hàng B tiến hành lập lệnh chuyển tiền cho người yêu cầu thị nhận được lệnh yêu cầu chuyển trả bộ chứng từ của ngân hàng A. Ngân hàng B đã giải trình toàn bộ sự việc với ngân hàng A. Tuy nhiên, ngân hàng A không chấp nhận giải trình này và đe dọa kiện ngân hàng B.
    Qua tình huống trên, bạn hãy nhận xét cách xử lý nghiệp vụ của ngân hàng B và ngân hàng A (dựa trên những quy định về trách nhiệm của các ngân hàng trong URC 522).

    đề bài tập tình huống của như vây, em cung đang nghiên cưu nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu nhưng em thấy trách nhiệm của cả 2 ngân hàng trong tình huống này điều không đề cập đến trong URC 522. mong anh hổ trợ giúp em bài tập này.!!![/

    Thích

  41. Dear Huong

    Vui lòng cho mình hỏi 1 chút, nếu chứng từ quy định trong hợp đồng ngoại thương mà không quy định rõ (VD: Commercial invoice in triplicate, khi mở LC sẽ dc hiểu là: Commercial invoice isued by beneficiary in 03 originals)
    Sẽ mặc định là chứng từ dược phát hành từ người hưởng lợi phải không?
    Vui lòng phúc đáp.
    Cảm ơn nhiều
    ————————
    Commercial invoice in triplicate được hiểu là 3 bản giống nhau. Khi xuất trình chứng từ thì bắt buộc phải xuát trình bản original nếu L/c ko có qui định khác. Như vậy được hiểu là Commercial invoice isued by beneficiary in 03 originals

    Thích

  42. Dear pBal

    pBaL, on Tháng Năm 12th, 2009 lúc 1:00 sáng Said: Edit Comment
    Chào anh Hải,
    Cty em có ký kết với một supplier nước ngoài một lô hàng với hình thức là TT. Nhưng supplier gửi chứng từ gốc qua ngân hàng đòi tiền theo hình thức hối phí nhờ thu. Bên em không chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng thông báo vẫn trừ phí thông báo 10usd vào TK của cty em. Ngân hàng tính phí đấy dựa vào đâu?
    Em xin cảm ơn
    ——————

    NGân hàng tính phí dựa vào chỉ thị nhờ thu của Ngân hàng người hưởng lợi
    Trong trường hợp này phí thông báo họ sẽ thu của người được thông báo

    Thích

  43. Hai cong ty ky hop dong mua san pham trang tri noi that o trong nuoc. nhung 2 lanh dao cua 2 cong ty (co quan he huyet thong) lai co giay viet tay nhan tien o nuoc ngoai, kg qua ke toan cty .sau do ve bat ke toan hach toan, anh cho em biet nhu the la vi pham quy dinh nao a?

    Thích

  44. Anh Hải ơi, em vấn chưa hiểu rõ về phương thức thanh toán: T/t và TTR cho lắm. Hai phương thức này đều là chuyển điện, và sử dụng trong trường hợp như thế nào? cái nào ít rủi ro hơn …. Hai phương thức đó có thế so sánh như thế nào ạ?

    Thích

  45. Vui lòng cho mình hỏi 1 chút, nếu chứng từ quy định trong hợp đồng ngoại thương mà không quy định rõ (VD: Commercial invoice in triplicate, khi mở LC sẽ dc hiểu là: Commercial invoice isued by beneficiary in 03 originals)
    Sẽ mặc định là chứng từ dược phát hành từ người hưởng lợi phải không?
    Vui lòng phúc đáp.
    Cảm ơn nhiều

    Thích

  46. Chào anh Hải,
    Cty em có ký kết với một supplier nước ngoài một lô hàng với hình thức là TT. Nhưng supplier gửi chứng từ gốc qua ngân hàng đòi tiền theo hình thức hối phí nhờ thu. Bên em không chấp nhận thanh toán nhưng ngân hàng thông báo vẫn trừ phí thông báo 10usd vào TK của cty em. Ngân hàng tính phí đấy dựa vào đâu?
    Em xin cảm ơn

    Thích

  47. Dear Thanh

    Tôi cũng chưa bao giờ nghe hoặc nhìn thấy thanh toán O/A, bạn có thẻ cho biết viết tắt của cụm từ gì ko?

    Có thế đó là D/A, một phưong thức nhờ thu kèm bộ chứng từ

    Thích

  48. Dear Phạm Thị Huyền

    Câu hỏi của bạn tôi đã trả lời tại bài Những rủi ro thường gặp trong thanh toán quốc tế

    Bạn chịu khó xem lại nội dung các comment đó nhé

    Thích

  49. Dear Hana chan

    Anh Hải ơi, trong nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất là như thế nào vậy ạ? Để ngân hàng chiết khấu cho mình thì phải làm thế nào?

    ———————-

    Chiết khấu bộ chứng từ chính là thanh toán bộ chứng từ, qui trình thanh toán nêu rất rõ ở bài viết trên bạn đọc kỹ nhé

    Thích

  50. A Hải cho em hỏi thanh toán O/A là như thế nào ?Cám ơn

    Thích

  51. chào anh!
    cho em hỏi nếu thanh toán nhờ thu kèm chứng từ( trong cả D/P và D/A) nếu quy trình dừng lại ở bước 4 thì bất lợi gì cho nhà xuất khẩu ?
    Nếu sử dụng nhờ thu kèm chứng từ(cả D/P và D/A) thì rủi ro j cho nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu?

    Thích

  52. anh hai oi?cho em hoi 6 noi dung bat buoc cua UCP 600 la gi a?

    Thích

  53. Anh Hải ơi, cho em hỏi ủy nhiệm thu với nhờ thu khác nhau chỗ nào vậy ạ?

    Thích

  54. Anh Hải ơi, trong nhờ thu, chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu hàng xuất là như thế nào vậy ạ? Để ngân hàng chiết khấu cho mình thì phải làm thế nào?

    Thích

  55. […] ngừa và giải pháp trong thanh toán bằng L/CGiao nhận hàng hoá xuất nhập khẩuQui trình thanh toán bằng T/T, TTR và Nhờ thu (Collection)Hối phiếu – Bill of […]

    Thích

  56. Dear Vân

    Wire Transfer ( Điện chuyển khoản Ngân hàng) là cách chuyển tiền an toàn và thông dụng. Để sử dụng wiretransfer người nhận chỉ cần có một tài khoản trong ngân hàng. Bank wire Transfer được dùng chuyển tiền giữa các ngân hàng nội địa hoặc giữa các ngân hàng quốc tế bằng cách chuyển thằng bank-to-bank vào tài khoản của ngân hàng.
    Lịch sử của cái tên wire là do khi ra đời wire tranfer vốn có ý nghĩa là một điện tín chuyển tiền giữa đại lý này và và đặt lý khác của cùng một công ty điện báo. Dần dần ngày nay nó được dùng thông dụng giữa các ngân hàng.

    Bankwire hoạt động thế nào:
    – Ngân hàng gửi sẽ chuyển một thông báo bảo đảm (thông qua hệ thống bảo đảm SWIFT hay Fedwire) cho ngân hàng nhận, yêu cầu được thanh toán theo những thông tin của khách hàng.
    – Thông báo này cũng bao gồm thỏa thuận và hướng dẫn thanh toán vì có hàng ngàn ngân hàng khác nhau nên cần phải có thỏa thuận về cách thức
    – Cách thức thường là cân bằng tài khoản. Các ngân hàng thường mở tài khoản chéo nhau hoặc cùng có tài khoản trên các ngân hàng trung gian và sẽ cân bằng luồng chuyển – nhận với nhau thông qua các tài khoản này.

    Wire tranfer là cách thức chuyển tiền quốc tế an toàn nhất. Các chủ tài khoản đều phải có thông tin rõ ràng chi tiết và ít có nguy cơ Charge back. Chi phí thực hiện tùy theo từng ngân hàng từng địa phương

    SWIFT CODE
    Khi chuyển tiền giữa các ngân hàng từ quốc gia này sang quốc gia khác, các ngân hàng thường sử dụng hệ thống chung là SWIFT. SWIFT viết tắt của Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication (Hội Viễn thông liên ngân hàng quốc tế) được thành lập từ năm 1974 bởi 7 ngân hàng quốc tế. SWIFT tổ chức một hệ thống mạng toàn cầu để cung cấp chuyển lệnh giữa các ngân hàng tham gia. Trụ sở chính của SWIFT ở La Hulpe ngoại ô Bruxell.

    Mỗi tổ chức tài chính tham gia vào SWIFT sẽ được cấp một Code theo ISO 9362 còn được gọi là Bank Identifier Code, BIC Code, hay SWIFT Code. Mã này gồm loại 8 ký tự và 11 ký tự.
    Loại 8 ký tự ví dụ của ngân hàng Vietcombank BFTVVNVX: Trong đó
    BFTV là mã của ngân hàng (chắc là các bác ý thích lấy tên Bank for Foreign Trade of Vietnam).
    VN: là mã quốc gia Việt Nam
    VX: mã vùng (tuy nhiên Việt nam toàn thấy VX hết)

    Loại 11 số thì ngoài 8 số đầu các ngân hàng bổ sung thêm 3 số sau thường là mã chi nhánh ví dụ BFTVVNVX002 là mã của Vietcombank hà nội

    Chuyển tiền bằng Bank wire
    Để chuyển tiền bằng Bankwire đến một ngân hàng nào đó bạn phải cần cung cấp các thông tin cơ bản sau:

    SWIFT Code
    Bank account number
    Name (as written on the account)
    Ngoài ra có thể có các thông tin về địa chỉ khác.

    Cách tốt nhất là trước khi chuyển tiền bạn liên hệ với ngân hàng nhận, hoặc người nhận để họ cho các thông tin chính xác.
    (Các ngân hàng Mỹ hoặc Châu Âu ngoài SWIFT có thể còn đòi IBAN hoặc Routing Code)

    Thích

  57. Hi a Hai.
    e có câu hỏi nhờ a trả lời giúp.tại sao 1 số doanh nghiệp chọn phương thức thanh toán wire transfer? nó có thuận lợi và rủi ro gì cho nhà nhập khẩu?

    Thích

  58. Hi anh Hai,

    Nhung giai dap cua anh rat huu ich cho chung toi.
    Cam on anh rat nhieu, chuc anh suc khoe

    Thích

  59. Dear Mely

    Phương thức nhờ thu hối phiếu trơn cũng ít được sử dụng do rủi ro cao. Ngân hàng nào ở Vn cũng chấp nhận thanh phương thức này.

    Thích

  60. Dear Le

    BẠn có thể đọc các bài lien quan đến qui trình thanh toán T/T trong chuyên mục ” Thanh toán quốc tế”

    Thích

  61. Dear HuongMai

    Việc bạn nhận chứng từ rồi chuyển xuống HP để làm thủ tục HQ ko phải là một là một phương thức thanh toán

    Còn D/P at sign là Nhờ thu trả ngay (nhờ thu theo hình thức thanh toán giao chứng từ). Trong đó Người NK phải thanh toán mới nhận được bộ chứng từ giao hàng

    Thích

  62. Dear Hana_chan

    Kỳ phiếu là một loại chứng khoán, trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác.

    Như vậy bản thân Kỳ phiếu là một lệnh trả tiền vô điều kiện rồi vì vậy khi nhờ thu qua Ngân hàng ko cân ký phá hối phiếu nữa

    Thích

  63. Anh Hải ơi, cho em hỏi, trong phương thức nhờ thu, nếu sử dụng kỳ phiếu thì người bán có cần phải ký phát hối phiếu cho người mua nữa không ạ?

    Thích

  64. cho e hỏi hiện nay phương thức nhờ thu trơn được sử dụng nhiều ko? vn có bao nhiêu ngân hàng sử dụng nó và trong loại giao dịch nào? có thể vui lòng gửi câu trả lời qua mail được k? cảm ơn rất nhiều!!!

    Thích

  65. Em dang hoc ke toan xuat nhap khau va khong biet qui trinh thanh toan bang T/T nhu the nao. Anh giai dap giup em duoc khong? Em cam on

    Thích

  66. Chào Anh Hải,
    Em làm ở Cty XNK, nhưng em không phụ trách mảng XNK, em cứ thấy anh chị ấy nhờ em ra NH lấy bộ chứng từ về để gửi xuống HP lấy hàng ở Cảng, Anh thấy đấy là theo phương thức thu gì? Em đọc lý thuyết thì thấy giống theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ, nhưng em đọc trong hợp đồng lại thấy ghi là theo phương thức D/P at sight, có phải 2 phương thức này giống nhau không ạ?
    Còn nữa, Anh co em hỏi, tại sao các hãng tầu lại giữ tờ khai hải quan gốc của cty khi vận chuyển qua hãng tầu của họ? Họ cầm tờ khai gốc của mình làm gì?
    Em lơ mơ chanửg hiểu gì cả.
    Anh chỉ giúp em nhé
    Thanks

    Thích

  67. Phai noi bac Hai nha minh gioi that day!

    Thích

  68. Dear Teddy

    Tôi có trả lời câu hỏi này của một bạn trong bài L/C, chuyên mục “Thanh toán quốc tế” bạn vui lòng xem lại nhé

    Thư tín dụng L/C (Letter of Credit)

    Thích

  69. chào anh!anh có thể cho em hỏi sự khác nhau giữa L/C chuyển nhượng và L/C giáp lưng được không ạ

    Thích

  70. Dear Moonbg

    Phương thức nhờ thu hiện nay ở Vn chỉ áp dụng cho các giao dịch ngoại thương

    Thích

  71. Dear Binhdinh

    Phương thưc chuyển tiền,chính người mua kiểm tra hàng hóa hoặc chứng từ , vậy phương thức này người mua có gặp rủi ro gì không.
    ———————

    Điều này phụ thuộc vào điều kiện thanh toán, VD: Trả trước hay trả sau hay trả từng phần

    Một vấn đề nữa là phụ thuộc vào điều kiện giao hàng

    Trên cơ sở 2 đ/k này thì mới xác định mức độ rủi ro của người mua.

    Bạn có thể nói rõ hơn được ko?

    Thích

  72. Dear Thuyhang

    Trong phương thức nhờ kèm chứng từ, người xuất khẩu ngoài việc uỷ thác cho ngân hàng thu tiền mà còn nhờ ngân hàng thông qua việc khống chế bộ chứng từ hàng hoá để buộc người nhập khẩu phải trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền. Nhờ vậy phương thức này đảm bảo khả năng thu tiền hơn phương thức chuyển tiền và nhờ thu hối phiếu trơn. Đã có sự ràng buộc chặc chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhận hàng của bên mua. Tuy nhiên việc bên mua có nhận hàng và thanh toán hay không vẫn tuỳ thuộc vào thiện chí của người mua, như vậy quyền lợi của bên bán vẫn chưa được bảo đảm

    Thích

  73. Anh Hải ơi, cho em hỏi xíu: Người bán và người mua gặp những rủi ro gì khi sử dụng phương pháp nhờ thu chứng từ”

    Thích

  74. Chào anh
    Phương thưc chuyển tiền,chính người mua kiểm tra hàng hóa hoặc chứng từ , vậy phương thức này người mua có gặp rủi ro gì không.

    Thích

  75. Anh ơi cho em hỏi phương thức nhờ thu có áp dụng trong thanh toán trong nước không ạ?Cám ơn anh!

    Thích

  76. Dear Lanh Thanh Thu

    1/Trong phương thức tín dụng chứng từ(L/C), vì sao khi xác nhận L/c ngân hàng lại thường yêu cầu bộ chứng từ phải dược xuất trình qua mình?
    2/ngân hàng thông báo L/C trong trường hợp nào?
    3/
    Sự khác nhau căn bản trong việc mở L/C theo điều kiên CFR và CIF là gì?
    —————-
    1/ Do ngân hàng đứng ra cam kết thanh toán cho người bán theo đièu kiện của L/C, do vậy khi thanh toán thì người bán phải xuất trình chứng từ đến ngân hàng PH.
    2/ Ngân hàng thông báo là ngân hàng của người bán (theo sự chỉ định của người bán). Khi ngân hàng thông báo nhận dc L/c từ ngân hàng phát hành thì lập tức sẽ thông báo đến cho người bán về nội dung thư tín dụng đó.
    3/ Sự khác nhau đó là: ko phải xuất trình chứng từ bảo hiểm hàng hoá, do trách nhiệm bảo hiểm thuộc về người mua

    Thích

  77. Dear Vo Tuan

    SBLC là viết tắt của từ Standby letter of credit – Thư tín dụng dự phòng

    Để rõ hơn bạn vui lòng đọc bài Standby L/C trong chuyên mục ” Thanh toán quốc tế”

    Sự khác nhau giữa SBLC và nhờ thu

    SBLC là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ,

    Còn nhờ thu là nhờ ngân hàng thu hộ ( gồm 2 PP, nhờ thu hối phiếu trơn, và nhờ thu kèm chứng từ) như bài viết ở trên
    Về độ an toàn dùng stand L/c an toàn hơn

    Thích

  78. hihi cảm ơn anh nhìu nha.

    Thích

  79. anh hải thân mến!
    Em có một vài thắc mắc muốn nhờ anh giải đáp giúp.
    1/Trong phương thức tín dụng chứng từ(L/C), vì sao khi xác nhận L/c ngân hàng lại thường yêu cầu bộ chứng từ phải dược xuất trình qua mình?
    2/ngân hàng thông báo L/C trong trường hợp nào?
    3/
    Sự khác nhau căn bản trong việc mở L/C theo điều kiên CFR và CIF là gì?

    Thích

  80. Thế nào là thanh toán bằng Uncondition SBLC +TT, mong trả lởi giúp, cám ơn

    Thích

  81. Anh cho em hỏi thanh toán bằng Unconditional SBLC là gì được không? Nó có phải là thanh toán bằng Nhờ thu không? Và em muốn hỏi thêm sự khách nhau về mức độ an toàn giữa Nhờ thu và LC? Mong câu trả lời sớm, cám ơn.

    Thích

  82. Thưa anh Hải,
    Theo như 2 phương pháp nhờ thu trên anh trình bày, ở phương pháp Nhờ thu kèm hối phiếu trơn, tôi hiểu là người bán sẽ giao hàng và chứng từ thẳng cho người mua, ngân hàng chỉ gửi hối phiếu do người bán ký phát để đòi người mua thanh toán. Như vậy làm sao có thể có Nhờ thu theo D/A hay D/P trg trường hợp này? (D/A, D/P chỉ có thế dùng trong trường hợp Nhờ thu kèm chứng từ thôi mới đúng). Và anh có thể giải thích thêm về hình thức TTR, chưa thấy anh đề cập về nội dung?
    Rất cám ơn.

    Thích

  83. Em xin lỗi, em nhầm từ T/T là telegraphic transfer chứ không phải telex transfer ( xấu hổ quá!)

    Thích

  84. Chào anh!
    Em cũng đang tìm hiểu về qui trình thanh toán bằng TTR, em cũng đang bị bối rối bởi các giáo trình viết khác nhau. Theo như anh nói thì TTR lại là phương thức chuyển tiền. Trong khi em vừa đọc một giáo trình của Dương Hữu Hạnh thì phải (em đọc lướt qua trong nhà sách nên không nhớ rõ lắm), sách nói rằng TTR là phương thức thanh toán mà trong đó bên nhập khẩu vẫn lập L/C để thanh toán cho bên xuất khẩu. Và ngân hàng thông báo có nghĩa vụ thanh toán trực tiếp ngay cho bên xuất khẩu khi có đầy đủ bộ chứng từ hợp lệ rồi sau đó ngân hàng mở L/c sẽ thanh toán lại cho ngân hàng thông báo.
    Nói tóm lại thì theo như em coi trong sách đó thì TTR thực chất cũng là thanh toán bằng L/c thôi, còn như anh nói thì đó lại là phương thức chuyển tiền TT-telex transfer hoặc mail transfer ạ? Phương thức này không hề có mở L/c gì trong đó cả và rủi ro đối với nhà xuất khẩu là rất cao.
    Nhưng mà theo nhiều người hiểu thì TTR lại giống như cách hiểu của anh. Vì vậy nên em cũng không biết nên hiểu như thế nào nữa. Em chưa được học môn thanh toán quốc tế ở trường, năm sau em mới được học nhưng em đã đọc sách hay tài liệu và bắt gặp cái từ này hoài nên em muốn tìm hiểu thử.
    Với kiến thức nông cạn của em xin anh hãy chỉ bảo thêm. Cám ơn anh rất nhiều!

    Thích

  85. Dear Thanh Phong

    Thanh toán TT 100%, nhưng thời điều kiện thanh toán thế nào bạn có thể nói rõ hơn ko? Bạn là người XK, hay NK

    VD: Thanh toán bằng TT 100% trước khi giao hàng hay sau khi giao hang…

    Thích

  86. mình dang chuan bị có hợp đồng với 1 cty thái lan.CIF bangkok.va thanh toan TT 100%,điều này có lợi cho mình không?và mong giúp đỡ để đảm bảo tốt nhất.Minh nên thanh toán TT 50% va Lc số tiền còn lại không?

    Thích

  87. Dear Le hang

    Nếu bên bạn có bộ phận XNK mạnh thì nên chọn điều kiện CIF để giao hàng, còn không thì FOB

    Về phương thức thanh toán: Nếu có thể nên kết hợp 2 hình thức sau:

    – Ứng trước …..% tổng giá trị hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực
    – Phần còn lại thanh toán bẳng L/C

    Thích

  88. Em chao anh
    Cong ty em chuyen san xuat ve pallet de hang. Sap toi cong ty em co chuan bi ky hop dong xuat hang cho mot cong ty nuoc ngaoi. Anh tu van ho em nen su dung phuong thuc thanh toan nao la hop ly nhat. Va ben em muon giao hang theo gia CIF hay CNF thi co nen ko anh?

    Thích

  89. cho em hoi, thuc trang xuat khau uy thac cua Viet Nam hien nay nhu the nao? Em tim mai ma ko thay site nao noi ve van de nay. Em cam on.

    Thích

  90. Dear Kidzu

    Ok, Chiết khấu chứng từ thường chiết khấu L/C

    Nhờ thu thì rủi ro cao, L/C an toàn hơn

    Tài trợ xuất khẩu là, cho vay tín dụng để nhập nguyên vật liệu và các chi phí để sản xuất hàng xuất khẩu, Đối với phương thức L/C thì cấp tín dụng cho các L/C nhập khẩu, và chiết khấu L/C xuất khi xuất hàng

    Thích

  91. HELP ME! Chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất thông thừơng người ta chiết khấu L/C. Vậy phải chăng nhờ thu ít được sử dụng là vì rủi ro cao hay không ạ? À, có thể giá thích rõ giúp em về cho vay tài trợ xuất khẩu theo phương thức thanh toán L/C được không ạ? E cảm ơn nhiều nhiều. Mong sớm được giải đáp

    Thích

  92. Dear Lan huong

    L/c la phuong thuc thanh toan bang chung tu, nghia la phai xuat trinh chung tu phu hop voi dieu kien da thoa thuan trong thu tin dung, sau do moi duoc chap nhan giao hang. VD: So tien…… se duoc thanh toan sau khi nguoi ban xuat trinh nhung chung tu sau, phu hop voi dieu kien cua L/c nay. Co nghia rang L/c la mot van ban co dieu kien de hai ben can cu vao do thuc hien nghiax vu thanh toan va giao hang cua minh

    T/T la phuong thuc chuyen tien truc tiep du thao dieu kien thanh toan cua hop dong, VD: Sau khi ky hop dong ben B chuyen cho ben A 50 % tong gia tri hop dong bang phuong thuc chuyen khoan
    TTR cũng cũng là chuyển tiền bằng điện nhưng có bồi hoàn áp dụng trong thanh toán L/c

    Thích

  93. cho em hoi cau nay: em doc o trong wikipedia thi cac phuong thuc chuyen tien la thu chuyen tien (MTR) va theo dien chuyen tien (TT), Vay hai phuong thuc nay co gi khac voi TTR,va anh co the noi them ve cac phuong thuc nay giup em dc khong, please!

    Thích

  94. cho e hoi, phuong thuc thanh toan bang LC khac voi TTR o cho nao.E cam on!

    Thích

Bình luận về bài viết này