Động lực mua USD của nền kinh tế quá rõ ràng!


Yếu tố hạn chế tỷ giá tăng trong thời gian qua là nợ xấu cao và tính thanh khoản thấp của các NHTM khiến cho lãi suất VND liên ngân hàng cao.

Đó là ý kiến của TS. Lê Trung Thành – Phó trưởng Khoa Tài chính – Ngân hàng (Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội).

* Trong tháng 7, tỷ giá USD với VNĐ có dấu hiệu tăng. Theo ông, nguyên nhân tình trạng này là do đâu?

– Dấu hiệu tăng tỷ giá USD/VND đã xuất hiện từ quý II/2012, đáng kể nhất là từ tháng 6/2012. Tuy nhiên, cần khẳng định rằng sự tăng tỷ giá này là nhẹ và vẫn trong xu hướng ổn định, không tăng đột biến như nửa đầu năm 2011.

Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do xu hướng giảm mạnh lãi suất VND từ tháng 6/2012, trong khi lãi suất USD hầu như không thay đổi, dẫn đến trạng thái nắm giữ các đồng tiền của các tổ chức tín dụng thay đổi và rõ ràng là USD tăng tính hấp dẫn.

Sự hấp dẫn của USD so với VND còn là động lực để các doanh nghiệp tăng mua vào USD, dẫn đến cầu về USD tăng lên.

Cầu USD tăng còn do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng mua dự trữ ngoại tệ. Nửa đầu năm 2012, NHNN đã tăng dự trữ ngoại tệ từ khoảng hơn 10 tỷ USD lên khoảng 20 tỷ USD.

Mặc dù nền kinh tế vẫn hết sức khó khăn nhưng với chủ trương nới lỏng chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và bơm tiền qua thị trường mở (OMO) từ nay đến cuối năm thì động lực mua USD của nền kinh tế là quá rõ ràng.

Cán cân thương mại tính từ đầu năm 2012 dù chỉ thâm hụt nhẹ nhưng nhu cầu nhập khẩu phục vụ sản xuất và xuất khẩu 6 tháng cuối năm dự báo sẽ tăng, điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp có động thái mua ngoại tệ để đón đầu.

* Những tín hiệu tích cực đối với cán cân thương mại và diễn biến mức độ lạm phát hiện nay có đủ để giữ tỷ giá ở mức ổn định?

– Nếu chỉ nhìn vào 2 chỉ số là thâm hụt cán cân thương mại (6 tháng: thâm hụt 0,68 tỷ USD) và lạm phát (chỉ số CPI tháng 6 là – 0,26%, tháng 7 là – 0,29%, tính từ đầu năm đến tháng 7 là 2,22%) thì không đáng lo ngại về bất ổn tỷ giá. Tiếp tục đọc

Việt Nam sẽ có 3-4 tập đoàn viễn thông hùng mạnh


Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt, theo đó mỗi dịch vụ như di động, cố định, Internet phải có ít nhất 3 doanh nghiệp hoạt động để đảm bảo cạnh tranh.

Cụ thể, quy hoạch viễn thông quốc gia đến năm 2020 định hướng thị trường phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng như cố định đường dài trong nước, quốc tế, di động, Internet bằng rộng phải có ít nhất 3 doanh nghiệp tham gia. Song mặt khác, quy hoạch tránh việc gia nhập ồ ạt, đặc biệt là tập đoàn nhà nước đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả thấp.

Ngoài ra, bản quy hoạch đề ra mục tiêu cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại doanh nghiệp theo hướng cho phép, chuyển giao, mua bán, sáp nhập nhằm hình thành 3-4 tập đoàn, tổng công ty mạnh. Điều này giúp sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Việc kiểm soát chặt tập trung kinh tế, phân bổ nguồn lực hợp lý cũng được đưa ra để chống độc quyền hóa.

Chủ trương phát triển viễn thông yêu cầu các doanh nghiệp phát huy nội lực, tạo điều kiện các thành phần kinh tế tham gia phát triển thông qua chính sách cấp phép và từng bước cổ phần hóa mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Song, Nhà nước vẫn tiếp tục nắm cổ phần chi phối những đơn vị cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảo an ninh quốc phòng… Tiếp tục đọc

5 nội dung trọng yếu trong tái cấu trúc các tập đoàn, tổng công ty


Khác với tái cấu trúc một doanh nghiệp đơn lẻ, các tập đoàn, tổng công ty thường có cấu trúc phức tạp, gồm nhiều doanh nghiệp thành viên hoạt động trên địa bàn rộng và trong nhiều ngành nghề khác nhau.

Do đó, tái cấu trúc một tổng công ty sẽ phải giải quyết nhiều nội dung phức tạp hơn và tập trung vào việc quản lý hiệu quả danh mục đầu tư và chuỗi giá trị, nâng cao dự trữ thanh khoản và đầu tư nguồn lực tập trung vào những ngành kinh doanh cốt lõi.

Tái cấu trúc tổng công ty được bắt đầu bằng việc đánh giá thực trạng tại tất cả các cấp độ các đơn vị thành viên

Tiếp tục đọc

10 cách để Apple tiêu hết 110 tỷ USD tiền mặt


Mua 4 chiếc hamburger cho cư dân toàn cầu, hay tặng cho mỗi nhân viên của mình 7 chiếc Ferrari là hai trong những cách mà Apple có thể áp dụng để “tận dụng” số tiền mặt đang sở hữu.

Apple đang là công ty đắt nhất thế giới, với giá trị vốn hóa thị trường lên tới 539 tỷ USD, và số tiền mặt đang nắm giữ lên tới 110 tỷ USD. Với số tiền lớn vậy, Apple có đủ sức để mua một số công ty khác, tuy nhiên vẫn có những cách thú vị hơn để sử dụng hết khối tài sản khổng lồ này. Tiếp tục đọc

Mua nợ xấu: Tiền riêng hay tiền chung?


Với sự kém tin cậy của các thông tin trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, không thể trông chờ hoàn toàn vào thị trường để xử lý nợ xấu.
Nợ xấu mang tính hệ thống thường phát sinh sau các cơn bùng nổ tín dụng trong chu kỳ tăng trưởng kinh tế nóng và các quy định về hoạt động an toàn bị thiếu vắng, hay bị vô hiệu hóa. Trong những năm qua, Việt Nam mắc phải cả 2 vấn đề này.

2006 là năm bắt đầu của đợt sóng thành lập ngân hàng lần thứ hai (sau đợt thành lập ngân hàng vào đầu thập niên 1990). Mười ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn được chuyển đổi thành ngân hàng thương mại cổ phần đô thị và 4 ngân hàng mới được thành lập. Quy mô tín dụng ngân hàng so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng từ 20% vào cuối thập niên 1990 lên đến 136% vào cuối năm 2010, gần bằng với tỉ lệ ở Trung Quốc và Thái Lan và cao hơn hẳn các nước khác trong khu vực. Tiếp tục đọc