Những rủi ro thường gặp trong thanh toán bằng L/C


Thư tín dụng (Letter of credit – L/C) là một bức thư do ngân hàng viết ra theo yêu cầu của công ty nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, trong đó ngân hàng cam kết sẽ trả cho người được thanh toán (công ty xuất khẩu hàng hoá, công ty cung ứng dịch vụ, hoặc một người nào đó theo chỉ định) một số tiền nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thức hiện đúng và đầy đủ những điều khoản trong lá thư đó. Chẳng hạn như, tập đoàn IKEA mua gỗ nguyên liệu từ hãng Manef của để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong hợp đồng thương mại, hai bên có thoả thuận điều khoản thanh toán bằng L/C. Để thực hiện việc thanh toán này, một chu trình sau sẽ diễn ra:

(1): Đầu tiên IKEA sẽ đến một ngân hàng tại Thuỵ Điển xin mở L/C (gọi là ngân hàng phát hành L/C).

(2): Ngân hàng phát hành L/C sẽ thông báo cho một ngân hàng mà Manef mở tài khoản về kết quả mở L/C và nội dung L/C (gọi là ngân hàng tiếp nhận L/C).

(3): Ngân hàng tiếp nhận L/C sẽ tiến hành kiểm tra hình thức của L/C, sau đó chuyển nguyên văn nội dung L/C cho Manef mà không được phép ghi chú hay dịch thuật bất kỳ chi tíêt nào trên L/C.

(4): Manef sau khi xem xét nội dung L/C, nếu thấy hoàn toàn phù hợp với những điều khoản của hợp đồng và những nội dung đã thoả thuận với IKEA thì giao hàng cho công ty A. Nếu chưa phù hợp thì hai bên sẽ phải chỉnh sửa.

(5): Manef sẽ xuất trình cho Ngân hàng tiếp nhận L/C bộ chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng.

(6): Ngân hàng tiếp nhận L/C ngay lập tức chuyển bộ chứng tứ trên cho Ngân hàng mở L/C.

(7): Sau khi kiểm tra chi tiết tính hợp lệ của bộ chứng từ và thấy Manef đã thực hiện đúng những quy định của L/C thì Ngân hàng mở L/C sẽ chuyển tiền cho Ngân hàng tiếp nhận L/C.

(8): Ngân hàng tiếp nhận L/C chuyển tiền vào tài khoản của công ty B, còn Ngân hàng mở L/C thì gửi bộ chứng từ cho công ty A. IKEA và Manef thanh toán chi phí thanh toán qua L/C cho các ngân hàng.

Thông thường, các công ty sẽ sử dụng L/C trong thời kỳ đầu của quan hệ kinh doanh khi các bên chưa hiểu rõ nhau. Thanh toán qua L/C được thực hiện theo nguyên tắc “thanh toán trước, khiếu nại sau”, khi các chứng từ của người bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụng thư (chứng từ hoàn hảo). Đó chính là sự đảm bảo thanh toán tốt nhất sau phương thức thanh toán trả trước. L/C thường là không huỷ ngang và luôn luôn được thanh toán (ngoại trừ trong trường hợp gian lận). Khi sử dụng thanh toán L/C, các công ty phải tuân thủ Quy tắc thực hành tín dụng thống nhất chứng từ (UCP 500) của Phòng Thương Mại quốc tế ICC.

Quy định khá chặt chẽ là thế nhưng trên thực tế có không ít trường hợp các công ty tiến hành thanh toán qua L/C gặp phải nhiều bài học khá đau đớn khi tranh chấp xảy ra. Nếu bạn không hiểu rõ và kỹ càng về bản chất của thư tín dụng cùng những quy định pháp lý của nó thì rất có thể bạn sẽ mắc phải những sơ sót dẫn đến việc không nhận được thanh toán từ phía bên đối tác kinh doanh.

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình vớI nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. Về phía Lagergren, hãng đã có đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bên đã lựa chọn giải quyết khi có tranh chấp. Đơn kiện ghi rõ Cadtrak đã từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak – người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện “hàng hoá đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của ngân hàng mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đó dùng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà các bên không có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các bên. Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (nguời mua). Việc hiểu điều kiện “hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng” như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

Như vậy rõ ràng Cadtrak đã sai khi từ chối việc thanh toán hoặc việc cho phép thanh toán cho Ngân hàng Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

Qua vụ việc trên, chúng ta có thể nhìn thấy một thực tế rằng, ngay cả những phương thức thanh toán an toàn nhất thì nguy cơ rủi ro cũng có thể xuất hiện. Để tránh được rủi ro, các công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng về đối tác cũng như những quy định pháp luật về phương thức thanh toán đang được áp dụng. Sau đây là một số rủi ro thường gặp khi thanh toán qua L/C:

Rủi ro do đối tác không cung cấp hàng hoá

Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.

Những rủi ro như vậy là rất đáng tiếc và bạn cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro đáng tiếc này, cụ thể là:

– Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng

– Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của đối tác

– Nghiên cứu kỹ quy định về điều khoản phạt trong hợp đồng (Penalty)
– Yêu cầu cả hai bên ký quỹ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng

– Yêu cầu phảI đưa ra những công cụ đảm bảo an ninh thanh toán của ngân hàng như Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi của nhà nhập khẩu.
Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ:

Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo”, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rốI bởi những lọai giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũnglà yếu tố cần để ý, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ. Để tránh những rủi ro này, bạn cần:

– Đưa ra các yêu cầu chặt chẽ, thống nhất giữa nộI dung và hình thức chứng từ, không yêu cầu chung chung.

– Chứng từ phải do các cơ quan đáng tin cậy cấp

– Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu (đối với lô hàng có giá trị lớn)

– Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc (bản chính)

– Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự (Consulars invoice)

– Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu cấp
– Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự kiểm tra, giám sát của đại diện phía mình hoặc đại diện thương mại.

– Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra (Certificate of inspection)

Các rủi ro khác như lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định,…

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong hợp đồng, Hapos đã để cho đối tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bất ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật Bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. Kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.

Đây là bài học lớn cho nhiều công ty xuất nhập khẩu. Phương thức thanh toán qua L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro tương tự. Do đó, bạn cần có những biện pháp tránh rủi ro như:

– Giành quyền chủ động thuê tàu (nhập khẩu theo điều kiện nhóm F của Incoterm – Bản quy định về các điều kiện thương mại quốc tế của ICC).

– Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhập khẩu.

– Mua bảo hiểm cho hàng hoá.

– Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed… của Incoterm.

Nhìn chung, trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những đối tác kinh doanh bởi L/C tạo ra sự an tâm và thuận lợi tối đa cho các công ty. Nhưng dù an toàn và tiện lợi đến mấy thì thanh toán qua L/C vẫn không thể tránh khỏi các rủi ro và tranh chấp phát sinh. Bạn cần sớm chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C đồng thời lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C. Có thế việc mua bán hàng hoá mới diễn ra nhanh gọn và L/C sẽ thực sự trở nên hiệu quả.

(Nguồn: Các ví dụ và bài học kinh nghiệm được lấy từ http://www.unctad.comhttp://www.uncitral.com).

28 bình luận

  1. Công ty XNK A tiến hành nhập khẩu phân bón từ cty B tại Singapore. Đồng thời, A tiến hành bán toàn bộ lô hàng trên cho cty vật tư nông nghiệp C và báo C đến nhận hàng tại cảng Hải Phòng.
    L/C quy định ngày ngày giao hàng chậm nhất là ngày 15/09/2008. Ngày 01/09/2008, theo yêu cầu của C, A yêu cầu tu chỉnh L/C: cảng giao hàng Hải Phòng sửa thành cảng Sài Gòn.Đến cuối ngày 12/09/2008 A không có chấp nhận hay từ chối tu chỉnh từ phía công ty bán hàng Singapore B. A quyết định không thay đổi kế hoạch giao hàng với C và báo cho C việc nhân hàng tại Hải Phòng.
    Ngày 15/09/2008 tàu cập cảng Hải Phòng nhưng không ai nhận nên tàu đã quay về Singapore. Trong khi đó C lại điều phương tiện vận chuyển đến cảng Hải Phòng để nhận và kết quả à không nhận được hàng.
    Ngày 25/09/2008 ngân hàng phát hành L/C tại VN nhận được bộ chứng từ trong đó B/L ghi cảng đến là cảng Sài Gòn. Từ đó phát sinh tranh chấp giữa ba bên như sau:
    – Cty XNK A từ chối thanh toán vì lý do: L/c đã tu chỉnh nhưng B đã thực hiện giao hàng sai cảng đến.
    – Cty B không đồng ý và dọa sẽ kiện A ra trọng tài quốc tế.
    – Cty C điều phương tiện đến Hải Phòng để nhận hàng: không có hàng, từ chối thực hiện hợp đồng, đòi cty A bồi thường thiệt hại.
    Phân tích tình huống và theo bạn mọi chi phí tổn thất do chuyển cảng nhận hàng là ai chịu và tại sao
    Theo bạn trong trường hợp này, NHPH sẽ xử lý như thế nào?

    Thích

  2. Anh Hải ơi cho em hỏi điểm khác nhau giữa hối phiếu dùng trong phương thức nhờ thu và hối phiếu dùng trong phương thức thư tín dụng chứng từ là gì? Mong anh trả lời sớm. cám ơn anh nhiều!

    Thích

  3. dear anh Hải,

    em moi vao lam giao nhan, anh cho em hoi khi khach hang thanh toan bang L/C thi khach hang can nhung chung tu goc nao (co pai chi can moi H B/L ko anh?

    Thích

  4. a oi ! e la sinh vien nganh tai chinh ngan hang ,e sap thuyet trinh ve de tai LC ,giao vien yeu cau fai di thuc te nhung e k khai thac dc gj vi sv vao ngan hang hoi ve LC cac ngan hang deu lo di va k muon tiep chuyen.a co the giup e ve phi dich vu cu the tai 1 so ngan hang k ? e muon tim hieu nhung k co nguon a ah! e cam on anh nhieu lam

    Thích

  5. Chao anh hai!!! em dang tim hieu ve nhung rui ro va cach khac phuc trong phuong thuc thanh toan thu tin dung chung tu!!! anh co the cung cap cho em mot so vi du thuc te tai cac ngan hang trong truong hop su dung phuong thuc thanh toan thu tin dung nay khong? anh gui bai tra loi giup em qua dia chi email : kimthuy0611@gmail.com!!! cam on anh nhieu!!!

    Thích

  6. Chào anh Hải,

    Công ty tôi đang cung cấp hàng hóa cho khách hàng và thanh toán bằng phương thức L/C trả chậm trong vòng 15 ngày kể từ ngày B/L và giao hàng từng phần. Vì L/C có quy định ngày giao hàng chậm nhất là 29.2.2012, nên công ty tôi đã đẩy nhanh tiến độ sản xuất để kịp giao hàng trong thời gian nói trên. Hiện giờ chúng tôi đang gặp phải khó khăn là hàng đã sản xuất ra nhưng khách hàng thông báo không tiếp tục nhận hàng mặc dù đơn hàng vẫn chưa cung cấp đủ số lượng đã ký kết. Do đó số hàng công ty tôi đã sản xuất hiện không thể tiêu thụ được. Thời gian hiệu lực của L/C vẫn còn nhưng chúng tôi không biết giải quyết như thể nào để có thể tiếp tục giao hết số hàng còn lại. Nhờ anh cho ý kiến giúp trong tình huống này thì công ty nên có hướng giải quyết như thể nào? Nếu tiếp tục giao hàng nhưng khách hàng không chịu nhận hàng thì ngân hàng phát hành L/C có tự động thanh toán cho công ty tôi hay không. Rất mong nhận được ý kiến của anh về vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn.

    Thích

    • Việc thông báo ko nhận hàng của người mua ko ảnh hưởng đến việc giao hàng của người bán và thanh toán lc của ngân hàng phát hành. Tuy nhiên bạn phải lưu ý rằng bộ chứng từ thanh toán phải phù hợp với điều kiện của lc.

      Khi 1 l/c đc lập và có hiệu lực nó hoàn toàn độc lập với hợp đồng do vậy bên cty bạn cứ giao hàng và yêu càu thanh toán. Ngân hàng phát hành lc phải thanh toán nếu ko tìm ra đc lý do và lỗi chứng từ để họ được quyền từ chối.

      Thích

  7. chào a Hải!
    em đang làm tiểu luận về vấn đề “ưu và nhược điểm của các phương thức thanh toán quốc tế. Hãy chỉ ra những ưu và khuyết điểm, những rủi ro mà doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu gặp phải khi thực hiện các phương thức này thông qua tình huống cụ thể”, em gặp khó khăn trong việc tìm tình huống, mong anh có thể giúp em một số tình huống này không ạ, em đang cần lắm, mong nhận được sự giúp đỡ của anh sớm, a gởi giúp e qua mail: lehauyen3008@gmail.com
    Cảm ơn anh nhiều!

    Thích

  8. dear anh hai
    thanh toan bang L/C thi an toan hon TT ,em k hieu anh co the giai thich cho em duoc khong anh?
    cam on anh!

    Thích

  9. Anh ơi trong trường hợp không xuất trình chứng từ đúng thời hạn quy định của LC do tàu bị delay dẫn đến chậm nộp CO ( CO form đặc biệt) vậy thì nhà xuất khẩu phải làm gì để được thanh toán? Và nếu nhà nhập khẩu vịnh cớ này để từ chối nhận hàng thì hãng tàu có phải chịu trách nhiệm không?
    Mong anh giải đáp dùm em, em cám ơn nhiều.

    Thích

    • Nếu việc delay vẫn nằm trong thời hạn hiệu lực của lc thì ngân hàng mở lc vấn có thể chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp này hãng tàu ko có trách nhiệm vì việc xin cấp c/o là do trách nhiệm của người bán hoặc nhà sản xuất

      Thích

  10. Anh ơi cho em hỏi cách giải quyết tình huống này: trường hợp không xuất trình được chứng từ đúng thời hạn qui định của LC do tàu delay dẫn đến việc chậm nộp CO (vì CO form đặc biệt). Vậy nhà xuất khẩu phải làm thế nào để được thanh toán? nếu nhà nhập khẩu vịnh lý do này để từ chối nhận hàng thì hãng tàu có phải chịu trách nhiệm?

    Thích

  11. tất nhiên là cái gì nó chẳng có rủi do !

    Thích

  12. chào anh, những tài liệu của anh rất hữu ích cho việc tìm kiếm tài liệu và nghiên cứu về L/C. Hiện em đang là sinh viên ngành tài chính ngân hàng, anh có thể giúp em tìm hiểu về cái hợp đồng giữa Lagegreen và Cadtrak là loại L/C nào? (giáp lưng, tuần hoàn,…) em cũng đang tìm các rủi ro tranh chấp xảy ra khi dùng L/C để thanh toán. Em cám ơn anh nhiều!

    Thích

  13. nho ban giai thich them cho minh ve truong hop thanh toan khi nhin thay”LC at sight” va thanh toan tai hien truong”LC at site”. Truong hop thanh toan “LC at sight” thi co nhieu tai lieu de cap, nhwng truong hop “LC at site” thi ko thay tai lieu nao noi ca?

    Thích

  14. em đang cần làm tiểu luận về vấn đề này, chưa biết tài liệu có giúp đựoc gì không nhưng vẫn cảm ơn anh rất nhiều!!!

    Thích

  15. Cam on anh vi nhung thong tin cua anh ve L/C.

    Thích

  16. anh hai oi! em dang tim hieu ve thanh toan tin dung L/C ma sao muon tim hieu cac bai hoc hay nhung tinh huong gap rui ro khi thanh toan bang L/C ma tim kho qua anh ah, anh co tai lieu gi ve cac tinh huong xay ra khi thanh toan bang L/C thi cho em ha! em cam on anh nh nh !

    Thích

  17. anh oi! anh viet may bai tin nay hay qua, cam on anh nhieu nhieu nhe, em hi vong moi dieu tot dep se den voi anh! sap den noen rui – chuc anh co mot mua giang sinh hanh phuc. Be moon!

    Thích

  18. Dear codauchuachong

    Thanh toán bằng L/c an toàn hơn

    Thích

  19. Với 2 điều kiện thanh toán TT và LC thì nên dùng hình thức nào là an toàn nhất đối với bên mua và bên bán. Cảm ơn anh!

    Thích

  20. Dear All

    Những tài liệu tôi có đều share trên trang Web này, hy vọng rằng cộng đồng mạng nếu có thêm thông tin vui lòng chia sẻ

    Cuộc sống là sự cho đi để nhận lại mà

    Honey Hang co phải là trăng mật ko, ấn tượng đấy

    Thích

  21. chao ban minh cung dang lam de tai nghien cuu khoa hoc ve rui ro trong thanh toan L/C.minh dang rat can tai lieu de phuc vu cho bai lam cua minh.
    neu ban co tai lieu gi do thi share cho minh nhe
    mac du khong biet nhau nhung chung minh cung co chung mot dieu quan tam chung,cuoc song se thu vi hon nhieu khi minh chia se voi moi nguoi ma dung khong ban?
    minh cho hoi am cua ban!!!

    Thích

  22. em đang làm luận văn tốt ngghiệp về rủi ro trong vận dụng LC xuất khẩu, anh có các tình hống tranh cấp trong xuất khẩu cuả doanh nghiệp việt nam thì share cho em với nhé. em đang rất cần nó. cám ơn anh nhiều

    Thích

  23. Bài viết của anh rất cụ thể, rất bổ ích cho sinh viên mới ra trường như tụi em. Em đang làm luận văn về hoạt động thanh toán quốc tế, em muốn biết là: Ngân hàng muốn hoạt động thanh toán quốc tế thì cần đáp ứng đk gì? Chỉ tiêu để đánh giá ngân hàng đó có hoạt động thanh toán quốc tế tốt. Cảm ơn anh nhiều

    Thích

  24. Rất cảm ơn anh vì những kiến thức bổ ích trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Tôi đang nghiên cứu đề tài về bộ chứng từ xuất trình theo LC ở Việt Nam, anh vui lòng share giúp những tình huống tranh chấp trong phương thức này của các doanh nghiệp Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn!

    Thích

Bình luận về bài viết này