Khủng hoảng tài chính toàn cầu và rủi ro thanh toán


Nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tồi tệ nhất kể từ những năm 30 của thế kỷ trước đang lồ lộ trước mắt.

 

Nhiều người nghĩ, Việt Nam không bị tác động nhiều, nhưng một nỗi lo từ khu vực xuất khẩu đang dần hiện hữu.

Tiếp tục đọc

Quy tắc thống nhất về thư tín dự phòng (Standby L/c) ISP 98 – ẤN BẢN SỐ 590 CỦA PHÒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ-1998


Tín dụng thư dự phòng ra đời từ nước Mĩ do Đạo Luật ngân hàng nội địa National Bank Act 1864) quy định về phạm vi hoạt động của các ngân hàng không cho phép các ngân hàngthương mại Mĩ đứng ra cam kết trả nợ cho khách hàng. Trong khi đó các loại hình kinh doanhngày càng trở nên đa dạng và phức tạp làm cho tính rủi ro đối với các giao dịch ngày càng tăng.Vì vậy nhu cầu bảo lãnh
 
tại thị trường ngày cũng tăng theo nên các ngân hàng Mĩ buộc phải tìmcách thức nào đó để cung cấp dịch vụ bảo lãnh mà vẫn không phạm luật. Từ đó một hình thức bảo lãnh tài chính của các ngân hàng cho khách hàng nhưng dưới hình thức chấp nhận hối phiếuđược xuất trình đúng theo yêu cầu của tín dụng thư ra đời và nhận được sự ủng hộ rộng rãi củakhách hàng, các ngân hàng và các toà tiểu bang Mĩ vì tính tiện lợi của nó.
 
Tháng 5 năm 1977, Luật diễn giải Mĩ được ban hành cho phép các ngân hàng thương mạiMĩ được bảo lãnh cho khách hàng thông qua việc phát hành tín dụng thư. Theo đó ngân hàng chỉcó trách nhiệm thanh toán khi nhận được hối phiếu hoặc các chứng từ đòi tiền khác Demand of Payment) yêu cầu thanh toán theo đúng qui định của tín dụng thư dự phòng mà không phải chịutrách nhiệm về sự kiện vi phạm có thực sự phát sinh hay không hay về những vấn đề phát sinh từhợp đồng gốc.Sau khi Điều khoản diễn giải đuợc ban hành, tại các ngân hàng thương mại Mĩ đã hìnhthành nên một tập quán trả tiền cho mệnh lệnh đòi tiền của người hưởng lợi một khi nó được xuất trình cùng với một văn bản tuyên bố đã có sự vi phạm hợp đồng từ phía người yêu cầu mở thư tín dụng. Nhờ có hành lang pháp lý này một loại hình giao dịch bảo lãnh mà không có têngọi là bảo lãnh đã ra đời với tên gọi tín dụng thư dự phòng Standby Letter of Credit).

Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu


LỜI GIỚI THIỆU

 

Những Quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu ( ấn bản số 458 của ICC ) là kết quả lao động của các thành viên ICC Joint Working Party đại diện cho Uỷ ban thực hành quốc tế (Comissison on International Practice), Uỷ ban Công nghệ và hoạt động ngân hàng (Comissison on banking Technique and Practice) và cũng là kết quả làm việc của nhóm soạn thảo (Drafting Group)- những người đã hoàn thành văn bản này. Các Quy tắc này được soạn thảo nhằm phổ biến khắp thế giới việc sử dụng bảo lãnh theo yêu cầu (gồm bảo lãnh thư, bảo lãnh chứng thư và những đảm bảo thanh toán khác ) mà nghĩa vụ thanh toán của Người bảo lãnh hay Người phát hành bảo lãnh phát sinh khi có sự xuất trình của bất kỳ văn bản yêu cầu và bất kỳ chứng từ nào khác quy định trong thư bảo lãnh mà không đặt điều kiện phải có sự vi phạm trên thực tế của người được bảo lãnh trong giao dịc giữa Người bảo lãnh và người thụ hưởng (Giao dịch cơ sở) Tiếp tục đọc