Sau 24 năm ‘cường quốc’, Việt Nam có gì?


Vì sao tiếng kêu của người làm nông nghiệp không “rầm rộ” như lĩnh vực khác trong thời điểm đầy khó khăn, nguy nan? Phải chăng là do “Bộ trưởng hiền quá!”, như nhận xét của đại biểu Trần Hoàng Ngân

Đã khá lâu, người nông dân và những ai quan tâm đến nông nghiệp – nông thôn mới nghe được những lời chất vấn sắc nét, rõ vấn đề như đại biểu Trần Hoàng Ngân với Bộ trưởng Bộ NN – PTNT Cao Đức Phát! Dù rằng, hàng loạt vấn nạn của ngành NN – PTNT lâu nay cứ “đến hẹn lại lên”, thậm chí ngày một trầm kha.

Trầm kha và xót xa nhất là lúa nông dân làm ra bán không được, ế thừa khắp nơi. Trả lời chất vấn của phóng viên làm sao đảm bảo cho nông dân lãi 30% như yêu cầu của Chính phủ, ông chủ tịch Hiệp hội lương thực VN, kiêm TGĐ Tổng Công ty lương thực miền Nam đã cáu kỉnh: “Lúc này chỉ nói bán được hay không thôi! Không bán thì đem cho vịt ăn!”. Tiếp tục đọc

Đóng gói hung tin


Chưa bao giờ thế giới ngập tràn hung tin như hôm nay. Các từ: “thảm họa”, “vấn nạn”, “bất trắc”, “bất ổn”, “có vấn đề”,… được dùng đi dùng lại với một cường độ cao trên các phương tiện truyền thông.

Nhìn trên bình diện dụng ngôn, thì vốn từ có sự lặp đi lặp lại với một cường độ cao, đến một lúc, sẽ có nguy cơ sáo mòn, xơ cứng và gây ra chứng ung thư di căn trong tâm lý sống.

Ngày xưa, ở vương quốc Alifbay, có một thành phố u buồn, u buồn nhất trong các thành phố, một thành phố u buồn tàn tạ đến nỗi quên cả tên mình. Thành phố ấy nằm trên bờ một đại dương ảm đạm đầy rẫy sầu ngư, một loài cá u uất đến mức ai ăn vào cũng ợ lên những bi thương, dù bầu trời vẫn một màu xanh ngắt.
Phía bắc thành phố u buồn nọ sừng sững những nhà máy đồ sộ, nơi (ấy là người ta bảo thế) nỗi buồn thực sự được sản xuất, đóng gói và gửi đi khắp nơi, món hàng ấy thế gian này dường như chẳng bao giờ thấy đủ. Khói đen phun ra từ ống khói nhà máy nỗi buồn và lơ lửng trên đầu thành phố như thể một đám hung tin”. Tiếp tục đọc