Những rủi ro thường gặp và những phòng ngừa và giải pháp trong thanh toán bằng L/C


 1.Rủi ro từ phía ngân hàng mở L/C : Ngân hàng này không đảm bảo khả năng thanh tóan
Giải pháp :
-Yêu cầu mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi
-Ngân hàng xác nhận được chỉ đích danh hay là ngân hàng đại lý của ngân hàng phát hành L/C tại nước xuất khẩu
 2. Rủi ro từ phía nhà xuất khẩu :  2.1 Không cung cấp hàng hóa theo đúng quy định của L/C mặc dù nhà nhập khẩu đã mở L/C đã thực hiện ký quỹ ở ngân hàng
Giải pháp:
+Tìm hiểu kỹ bạn hàng
+ Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác
+Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngọai thương nếu không thực hiện hợp đồng
+ Hai bên ký quỹ tại ngân hàng
+Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…

2.2 Nhà xuất khẩu không thực hiện đúng những quy định trong L/C:
-Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp
Giải pháp :
+ Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng
+ Thời gian đưa hàng lên tàu
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được
2.3 Chuyên chở hàng hóa hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới :
– Chuyển tải hàng hóa:
Giải pháp :
+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng
+ Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều
+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó
+ Tu chỉnh L/C nếu cần
– Trường hợp giao hàng từng phần :
Trước hết phải đọc kỹ để nắm vững y/c của L/C
+ Cho phép giao hàng làm mấy lần
+ Thời gian giao hàng mấy lần
+ Khối luợng hàng giao mấy lần
2.4  Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng:
Giải pháp :
+Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng
+Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

3.Rủi ro trong thanh toán :
3.1 Do không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C:
Giải pháp :
+  Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ
+ Làm ăn với đối tác có thiện chí
+ Thỏa thuận ngay với nhà nhập khẩu những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thuơng
+ Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ
+ Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ, ISBP
+ Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần
 
3.2 Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: Chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa không phù hợp với chứng từ
Giải pháp:
+Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung
+ Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q, Test Report …
+ Vận đơn do hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng hóa có đại diện nhà nhập khẩu kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu.
+ Đề nghị nhà nhập khẩu gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà nhập khẩu để kiểm tra, đối chiếu với L/C và hợp đồng
+ Chứng chỉ chất luợng do các cơ quan uy tín của NXK hay quốc tế cấp và có sự giám sát,kiểm tra và ký xác nhận của đại diện nhập khẩu
+ Chứng nhận số luợng có sự kiểm tra của đại diện nhà nhập khẩu hoặc đại diện thuơng mại của Việt Nam

4. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi vận chuyển
Giải pháp:
+Giành quyền chủ động thuê tàu
+Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng đại diện tại nước nhà nhập khẩu
+Mua bảo hiểm hàng hóa

——————————————————————–
Một số bài viết tham khảo từ nguồn Business World
Đừng để gặp phải rủi ro trong thanh toán theo L/C
Trần Phương Minh

Trong các cuộc giao thương quốc tế ngày nay, thanh toán theo L/C (thư tín dụng) luôn là phương thức thanh toán quan trọng nhất giữa những doanh nghiệp. Thanh toán theo L/C tạo sự thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Nhưng những rủi ro vẫn có thể xảy ra nếu các doanh nghiệp không cẩn thận khi thanh toán theo phương thức L/C.
Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá

Công ty Simac của Anh, một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khgẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Simac chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Simac chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi, nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.
Như vậy những rủi ro này là rất đáng tiếc, các doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro trên.
Biện pháp:
– Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
– Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
– Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
– Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
– Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu

2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.
Biện pháp phòng tránh:
– Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
– Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
– Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)
– Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
– Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice)
– Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
– Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại.
– Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.
Đây là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp. Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo. Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như:
– Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
– Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu
– Mua bảo hiểm cho hàng hoá
– Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed..
(Theo Money.com)

———————————

Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng thương mại
Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM), thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếpcho đất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…

Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM

Đối với phương thức chuyển tiền: Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Trong phương thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.

Đối với phương thức nhờ thu: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và NH chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.

Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:

Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

Rủi ro đối với NH được chỉ định: NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank): NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP500.

Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.

Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn…

Giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro

Để đạt được mục tiêu là hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM, cần có các biện pháp, chính sách mang tính đồng bộ và dài hạn, cụ thể là:

Đối với NHTM:

Hiện đại hoá công nghệ hoạt động TTQT của NH theo mặt bằng trình độ quốc tế. Công nghệ ngân hàng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của ngân hàng trong quá trình hoạt động. Do vậy, các NHTM cần tiếp tục đầu tư củng cố nền tảng công nghệ, tăng cường khai thác tiện ích, tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng phục vụ khách hàng. Hiện đại hoá cơ sở kỹ thuật đáp ứng yêu cầu tăng khối lượng TTQT, hội nhập với khu vực và thế giới.

Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và ý thức phòng ngừa rủi ro. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới và khu vực cho thấy công tác đào tạo là một trong những nhân tố quyết định thành công đối với sự phát triển của đất nước nói chung cũng như của từng NHTM nói riêng. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động TTQT nói riêng, thì vấn đề đào tạo được một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác chuyên môn có trình độ, năng lực, phẩm chất là hết sức quan trọng và cần thiết.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro đối với đội ngũ cán bộ quản trị, điều hành các cấp và tăng cường công tác kiểm tra giám sát rủi ro trong hoạt động TTQT.

Tăng cường công tác thông tin phòng ngừa rủi ro. Các NH cần cập nhật đầy đủ thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro cho quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Lựa chọn, áp dụng những phương pháp và công cụ phòng ngừa, hạn chế rủi ro thích hợp theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Tăng cường công tác đối ngoại với các NH nước ngoài. Các NHTM cần phải thiết lập mới và củng cố mạng lưới các NH đại lý và các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Thông qua đó cung cấp thông tin, hỗ trợ cho doanh nghiệp tìm kiếm bạn hàng và thực hiện các hoạt động TTQT một cách an toàn, hiệu quả và nhanh chóng.

Đối với khách hàng:

Rủi ro trong hoạt động TTQT phần lớn phát sinh từ khách hàng – những người trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do vậy, để giảm bớt rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần phải trang bị tốt kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ cho cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ trực tiếp làm công tác xuất nhập khẩu. Cần am hiểu về thông lệ quốc tế trong buôn bán ngoại thương, am hiểu phong tục, tập quán và pháp luật của nước có quan hệ ngoại thương.

Đối với Nhà nước:

• Nhà nước cần tạo sự ổn định về môi trường kinh tế vĩ mô, tiếp tục hoàn thiện các chính sách, pháp luật nhằm tạo dựng môi trường kinh tế thông thoáng, ổn định và thuận lợi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển phù hợp với yêu cầu của các tổ chức kinh tế, các quy ước, định chế thương mại quốc tế mà chúng ta tham gia.

• Củng cố, phát triển và hoàn thiện môi trường pháp luật cho hoạt động TTQT. Sớm hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật trong nghiệp vụ TTQT của NHTM đáp ứng các yêu cầu mới của nền kinh tế. Các quy định này cần được tiến hành từng bước phù hợp với tiến trình vận động của nền kinh tế, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo tính độc lập, đặc thù của nước ta.

• Nâng cao chất lượng điều hành vĩ mô về tiền tệ, tín dụng. Duy trì chính sách tỷ giá thị trường có sự quản lý của nhà nước và thực hiện chính sách quản lý ngoại hối có hiệu quả.

• Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với hoạt động TTQT. Nhà nước cần tiếp tục đưa ra các giải pháp cơ cấu lại nền kinh tế, củng cố và phát triển hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán và hệ thống NH. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động TTQT, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro trong quá trình hoạt động TTQT của NHTM. Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm.

Đối với NHNN:

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát và đánh giá an toàn đối với hệ thống NHTM. Phối hợp với các Bộ, ngành hoàn thiện các quy trình, quy định cho hoạt động TTQT. Xây dựng các phương pháp kiểm tra, giám sát hoạt động TTQT của NHTM theo luật pháp nước ta và các chuẩn mực quốc tế.

Hoàn thiện hoạt động thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động TTQT cho toàn bộ hệ thống NHTM. Xây dựng một hệ thống công nghệ đảm bảo thu thập được những thông tin quản trị cần thiết cho NH kịp thời để làm cơ sở cho những quyết định kinh doanh NH. (Theo Tạp chí hoạt động khoa học)

————————————-

(VietNamNet) – Cứ khoảng 10 doanh nghiệp giao dịch xuất nhập khẩu qua ngân hàng HSBC thì 7 phải chỉnh sửa lại L/C (thư tín dụng).

“Điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là khi thanh toán quốc tế không xem kỹ các chứng từ L/C, không hiểu biết đầy đủ các hợp đồng và điều khoản đi kèm; không nắm bắt được một cách đầy đủ về các thủ tục giao nhận hàng, nhận biết đơn hàng cũng như các biện pháp quản lý rủi ro về mặt chứng từ, lãi suất, tỷ giá…”.

Trao đổi với VietNamNet bên lề Hội thảo “Thanh toán quốc tế và các biện pháp quản lý rủi ro” vừa diễn ra tại Hà Nội, bà Bùi Tường Minh Anh – Giám đốc thanh toán quốc tế của ngân hàng HSBC – đã nhận xét về các DN xuất nhập khẩu Việt Nam như vậy.

Theo bà Minh Anh, điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam còn là thiếu kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế. Phần lớn không xem xét kỹ hoặc hiểu hết những rủi ro về luật pháp có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế khi làm ăn với các đối tác nước ngoài. “Nếu không biết rõ về tình hình kinh tế chính trị của những nước đối tác do chính sách của họ thay đổi thường xuyên, doanh nghiệp xuất nhập khẩu vào thị trường đó dễ bị rủi ro. Cũng còn nhiều quốc gia hiện có chính sách, luật lệ không rõ ràng. Ngoài ra, còn không ít nghiệp vụ mới đang gây tranh cãi giữa các quốc gia về thanh toán quốc tế”, bà phân tích.

Theo những kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu của HSBC, các doanh nghiệp cần đặc biệt cảnh giác với các hợp đồng chào bán với giá quá rẻ hoặc có cước phí vận chuyển rẻ bất ngờ. Bởi những hàng hoá giá quá rẻ thường có chất lượng kém, nguồn gốc không rõ ràng. Những doanh nghiệp vận tải giá rẻ thường không đảm bảo uy tín trong việc giao hàng đúng và đủ như thoả thuận. Họ phần nhiều là những doanh nghiệp không có bảo hiểm, tài chính không lành mạnh.. Với người bán (doanh nghiệp xuất khẩu) các rủi ro thường gặp là khả năng tài chính, hàng hoá không được chấp nhận, chiến tranh hoặc bạo động ở nước xuất khẩu, ngoại tệ thanh toán biến động, các luật lệ, quy định của các nước nhập khẩu không phù hợp với hàng hoá.

Về lãi suất, doanh nghiệp nên cẩn trọng với các biến động khi cho vay xuất khẩu như biến động tỷ giá ngoại hối, mẫu LC từ phía ngân hàng không đúng thủ tục quốc tế…

Người mua (doanh nghiệp nhập khẩu) có thể gặp rủi ro do không được giao hàng theo hợp đồng, bị giao hàng muộn, thiếu hàng, hàng giả, lừa đảo, kém phẩm chất và không đúng quy cách. Thậm chí, cả khi ngân hàng được uỷ nhiệm chiết khấu hay nhờ thu không thực hiện đúng quy cách quốc tế.
Bà Minh Anh cũng khuyến cáo doanh nghiệp nên thận trọng xem xét tất cả các yếu tố liên quan đến việc xuất nhập khẩu hàng hoá như thông tin về công ty giao nhận, mở L/C, bảo hiểm tín dụng… nhằm đảm bảo hạn chế và phòng tránh được rủi ro.

Trong thanh toán xuất nhập khẩu hoặc mở L/C qua mạng, bà cho biết số đông các doanh nghiệp vẫn e ngại với thanh toán điện tử. Họ ngại bởi phải thay đổi thói quen, nghi ngờ tính an toàn của thanh toán điện tử vì thiếu việc… ký và đóng dấu.

“Quản lý rủi ro về mặt chứng từ là cách quan trọng nhất để doanh nghiệp gia tăng tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Theo chúng tôi nhận thấy, nhiều chi phí phát sinh ở nước ngoài mà bản thân doanh nghiệp không thể kiểm soát hết”, bà Minh Anh nói thêm.

Nhận xét về khối doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung, HSBC cho rằng các doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam rất năng động.

HSBC hiện đứng đầu về thanh toán xuất nhập khẩu trong khối các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Dịch vụ này hiện chiếm 30% tổng doanh thu của ngân hàng.

——————-

  1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.
  2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường
  3. Người xuất khẩu điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán:
  4. Người xuất khẩu chuyển sang phương thức nhờ thu

Khi có sai sót trong bộ chứng từ thanh toán trong phương thức L/C, có thể giải quyết theo một trong những cách sau:

1. Người xuất khẩu cam kết miệng với ngân hàng của mình về những sai sót trong bộ chứng từ để được thanh toán.

Ngân hàng sẽ chấp nhận thanh toán trong trường hợp này khi bộ chứng từ có sai sót nhỏ. Cách này chỉ phổ biến khi có sự tín nhiệm lẫn nhau.

Khi đó:

– Người xuất khẩu phải có tình trạng tài chính khả quan và là khách hàng quen thuộc của ngân hàng

– Trong một vài trường hợp, ngân hàng giao dịch có thể giữ lại một số tiền trong tài khoản chờ đến lúc ngân hàng mở cho phép giải toả.

2. Người xuất khẩu viết thư cam kết bồi thường

Theo tập quán, người xuất khẩu có thể nhờ ngân hàng của mình chiết khấu các chứng từ bằng thư cam kết bồi thường của mình dù có các sai biệt đối với khách hàng được tín nhiệm. Nếu người xuất khẩu không phải là khách hàng của ngân hàng giao dịch, việc bảo lãnh của người xuất khẩu phải được chính ngân hàng của mình ký xác nhận.

Khi việc thanh toán đã được thực hiện theo thư bồi thường, người xuất khẩu sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hậu quả của mọi sai biệt và có thể bị ngân hàng chiết khấu yêu cầu hoàn trả số tiền nếu người mua không nhận bộ chứng từ.

Nếu thư bồi thường của nhà xuất khẩu không được ngân hàng giao dịch chấp nhận hoặc L/C cấm giao dịch bằng thư bồi thường, người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng của mình điện cho ngân hàng mở xin được phép thanh toán. Trong bức điện, ngân hàng giao dịch thường mô tả ngắn bộ chứng từ liên hệ cũng như các chi tiết về các sai biệt chứng từ. Ngân hàng giao dịch của người xuất khẩu thường phải mất vài ngày hoặc một tuần để nhận được điện trả lời. Người bán là người phải chịu phí điện báo.

————————–

Cảnh giác gian lận thanh toán
Cảnh giác gian l��n thanh toán

Các DN nội địa đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh, mà một trong những nguy cơ lớn là tình trạng gian lận trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu.

Cơ hội lớn, rủi ro không nhỏ

Sau khi mở cửa thị trường, hoạt động xuất nhập khẩu XNK vẫn thông qua các đầu mối lớn, khi đó NH có vai trò rất quan trọng. Giai đoạn này hầu như lừa đảo trong giao dịch quốc tế rất thấp, cơ hội giao thương chưa nhiều, đồng thời thanh toán bằng phương thức tín dụng thư (L/C) ít thực hiện.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới đã gia tăng mạnh mức độ giao thương cả hai chiều. Nay các DN XNK không phải thông qua các đầu mối trung gian, nếu đủ điều kiện, có thể thương thảo trực tiếp với các nhà cung cấp ở nước sở tại.

Đây là lợi thế lớn cho các DN nước ta tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây các DN XNK đã gặp phải rất nhiều vụ gian lận trong thanh toán quốc tế và tình trạng này ngày càng phức tạp. Điều đáng lo ngại là hầu như các DN XNK ở nước ta chưa nhận thức hết mối nguy hại này.

Theo bà Đặng Thị Phương Diễm, Giám đốc tài trợ thương mại VIB Bank, giao thương thông qua các trung gian, đầu mối thương mại lớn có thương hiệu, uy tín trên thương trường thì DN ít có nguy cơ gặp rủi ro. Nhưng thực tế hiện nay nhiều DN XNK giao thương trực tiếp thường là những nhà cung cấp nhỏ, nhà môi giới kinh doanh nhỏ ở nước sở tại – họ hoàn toàn có thể giao dịch theo kiểu khách hàng vãng lai, làm một thương vụ rồi thôi.

Vì vậy DN rất dễ gặp rủi ro khi giao dịch. Tùy vào mức độ rủi ro từ nhẹ (như nói dối về xuất xứ hàng hóa, chất lượng hàng hóa) đến nặng (như lừa đảo về khối lượng hàng hóa và gian lận trong thanh toán).

Có trường hợp một DN nhập khẩu hàng từ nước ngoài mở L/C thanh toán tại VCB Hải Phòng. Tiền hàng đã được thanh toán (vì bộ chứng từ 2 bên mua bán đầy đủ), khi DN liên hệ, phía hãng tàu nói tàu chở hàng sắp xuất cảng, liên hệ lần thứ 2 được báo tàu chạy rồi, liên hệ lần 3 thì hãng tàu biến mất. DN này đã thanh toán hơn 2,5 triệu USD hàng nhập khẩu trong khi tàu chở hàng biến mất.

Làm sao tránh rủi ro?

Trong giao dịch thanh toán quốc tế, hình thức thanh toán bằng phương thức L/C chiếm tỷ trọng khá cao, hơn 60%. Theo khảo sát của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC), có khoảng 70% chứng từ xuất trình theo L/C đã bị NH từ chối vì có sai sót. Điều này gây thiệt hại cho các DN cả về thời gian và tiền bạc (mỗi lần làm lại chứng từ, DN phải tốn từ 50-100 USD), cho thấy nhiều DN chưa hiểu hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán XNK.

Hiện nay vấn đề khá phức tạp trong thanh toán XNK chính là vận tải hàng hóa. Hầu hết các vụ lừa đảo từ L/C đều liên quan đến vận tải hàng hóa (việc người bán có giao hàng hoặc người mua có nhận hàng hay không). Khi thuê tàu vận chuyển hàng xuất hoặc hàng nhập, hầu như các DN không nắm bắt rõ tọa độ và thông tin lô hàng đang vận chuyển.

Không ít trường hợp, DN đem hóa đơn ra hãng tàu nhận hàng thì bị từ chối với lý do hóa đơn không phải do hãng tàu phát hành, trong khi nguyên nhân là do tàu bị trục trặc kỹ thuật nên hàng hóa được chuyển qua một tàu khác.

Một trường hợp khác xảy ra cách đây không lâu tại VIB Bank với một DN có rất nhiều kinh nghiệm. DN này khi phát hành L/C mua hàng và xuất trình chứng từ rất hoàn hảo. Khi NH yêu cầu DN thực hiện nghĩa vụ thanh toán và đến hãng tàu vận tải để nhận hàng thì bị từ chối với lý do rất đơn giản là tên người ghi trên bill nhận hàng không phải là người của hãng tàu đó mà chỉ là người của đại lý hãng tàu. Có trường hợp DN còn bị từ chối thanh toán hoặc nhận hàng vì tàu vận chuyển không thuộc loại tàu được phép đi biển…

Theo các chuyên gia thanh toán XNK, để tránh những rủi ro trên thương trường, các DN cần hiểu rõ đối tác về năng lực tài chính, quá trình hoạt động; khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn quốc tế. Khi có dấu hiệu khả nghi, địa chỉ đối tác không rõ ràng, hợp đồng thiếu cam kết cụ thể…, DN cần phối hợp chặt chẽ với NH và các tổ chức liên quan để xác minh kịp thời, tránh những rủi ro gây thiệt hại cho DN.
Theo Dịu Ngân
Sài Gòn Giải Phóng

51 bình luận

  1. chao anh hai. emthay trang cua anh rat hay. em dang lam de an mon hoc ve rui ro trong thanh toan tin dung tai ngan hang. Co nhieu khuc mac. anh co the chi giup em duoc ko?. co the lien lac wa mail cua em duoc ko? thanhhuong9406@yahoo.com

    Thích

  2. Chào anh Hai!
    Em đang học môn TTQT, anh cho e hoi câu này nha:
    Phương thức thanh toán CAD của các ngân hàng trong nước (như ACB Bank) khác gì với phương thức CAD theo thông lệ quốc tế?
    Cám ơn anh nhiều nhiều.

    Thích

  3. Dear anh Hai!
    Anh vui long cho em hoi ” Tại sao nói rủi ro chiến lược là loại rủi ro lơn có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng”

    Thích

  4. chao anh!
    minh la sinh vien quan tri truong van lang
    hien nay em dang chuan bi tieu luan lien quan den tinh hinh mau dich quoc te.
    nhung em khong hieu ve co cau xuat nhap khau theo ban hang va mat hang. co ai giup minh khong?

    Thích

  5. Dear anh Hai
    Em là một sinh viên của trường Ngoại Thương, Em có một bài tập muốn nhờ anh giúp đỡ như sau
    Công ty Chiến Thắng (Việt Nam) nhập khẩu 20 xe hơi nhãn hiệu Toyota từ Nhật Bản nhưng phải qua Công ty X từ Hàn Quốc làm trung gian thanh toán bằng Transferable L/C mở tại VCB cho công ty X hưởng. Công ty X chuyển nhượng Thư tín dụng đó cho công ty Toyota Nhật Bản.
    • Nội dung chủ yếu của Transferable L/C do VCB phát hành như sau:
    – Loại thư Tín dụng: Transferable L/C
    – Thời hạn hiệu lực L/C: hết hạn 45 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C
    – Thời hạn xuất trình chậm nhất là 35 ngày kể từ ngày giao hàng trong L/C
    – Người thụ hưởng: Company X Korea
    – Thông báo và chuyển nhượng qua Koreabank, Pusan
    – Số tiền: 600.000USD
    – Số lượng: 20 chiếc xe Toyota Camry
    – Đơn giá: USD 30.000/chiếc CIF cảng Hải Phòng
    • Chứng từ yêu cầu:
    – Hoá đơn thương mại: 2 bản gốc, 2 bản sao
    – Một bộ vận đơn gốc đường biển đã xếp hàng, theo lệnh của VCB, ký hậu để trống, ghi chú cước phí đã trả, thông báo cho công ty Chiến Thắng Việt Nam.
    – Giấy chứng nhận bảo hiểm có thể chuyển nhượng, ký hậu để trống
    – Các giấy tờ khác v.v

    1) Hỏi Koreabank sẽ lập Thư tín dụng chuyển nhượng cho công ty Toyota hưởng theo lệnh của Công ty X với những nội dung điều chỉnh như thế nào?
    2) Giấy chứng nhận bảo hiểm phải ghi như thế nào mới được VCB chấp nhận nếu Thư tín dụng không quy định tỷ lệ bảo hiểm?
    3) Có thể tối đa bao nhiêu người thụ hưởng trong một giao dịch L/C? Hãy phân tích điều 38 UCP 600.

    Thích

  6. em chào anh! em đang làm đề tài về rủi ro cho nhà XK, NK, NH trong thư tín dụng chuyển nhượng và giáp lưng mong anh giúp đỡ !

    Thích

  7. Cám ơn anh vì tất cả những nội dung anh đã upload lên trang web này, nó thật sự rất có ích với em. Mong rằng anh sẽ cập nhập nhiều thông tin nữa. Em đang học bộ môn thanh toán quốc tế và cũng cần rất nhiều thông tin về nó. Một lần nữa cám ơn anh

    Thích

  8. nh oi !
    em cung la 1 sv Vn o TQ . thay giao bat em ” phan tich cau thanh cua rui ro tin dung trong doi voi doanh nghiep xuat nhap khau va nhung yeu to anh huong den no ” . Doc duoc bai viet cua anh em mo mang dc nhieu ghe . nhung con doi voi doanh nghiep , cu the la tinh hinh rui ro tin dung doi voi doanh nghiep XNK Vn ntn thi em ko tim duoc o tren mang . anh co the gioi thieu jup em duoc khong a ?

    Thích

  9. anh ơi, cho e hỏi lợi ích của ngân hàng khi thực hiện nghiệp vụ chiết khấu hối phiếu là gì a?

    Thích

  10. anh oi, em hoc ve mon Tieng trung thuong mai, co giao co ra mot cau nhu sau, anh phan tich giup em voi! Em cam on anh lam lam^^
    Doanh nghiep xuat khau cua Trung Quoc nhan duoc mot van ban tin dung khong the huy ngang, va duoc mot ngan hang nuoc ngoai co tru so tai Trung Quoc thong bao. Nhung sau khi xep hang, va gui chung tu den cho ngan hang nuoc ngoai tren, thi duoc ngan hang nay thong bao rang, ngan hang mo L/C pha san, vay nen, ngan hang thong bao tren ko chiu trach nhiem thanh toan hoa don, nhung chap nhan giai quyet cong tac nghiep vu co lien quan den viec ben Trung Quoc company truc tiep doi ben mua thanh toan hoa don!

    Vay: Ben Trung Quoc can phai lam gi cho hop li nhat?
    PS: Anh giup em giai thich can ke voi anh nhe, em dang can rat gap, sorry vi da lam phien anh a^^

    Thích

  11. Dear Thao,
    -Một L/C nội địa có dẫn chiếu UCP600 thì các bên liên quan xử lý ntn?

    L/c chỉ dùng trong thanh toán quốc tế ko dùng cho thanh toán nội địa

    -Một L/C không được dẫn chiếu cụ thể 1 UCP nào thì có được thực hiện hay không? Tại sao?

    Một L/c ko dẫn chiếu UCP thì vẫn có thể được thực hiện dưới hình thức cam kết thanh toán của Ngân hàng phát hành, tuy nhiên sẽ khó khăn khi xảy ra tranh chấp ko có cơ sở pháp lý để tham chiếu

    -Nếu hợp đồng thương mại đã được dẫn chiếu rõ ràng trong L/C nhưng giá trị ghi trong HĐTM và L/C khác nhau, vậy người thụ hưởng phải thực hiện theo văn bản nào? Có thể chấp nhận 1 L/C mà có số tiền ghi bằng chữ và bằng số khác nhau không?

    Khi L/c được lập thì nó độc lập với hợp đồng, do vậy phải lấy L/c làm cơ sở thanh toán
    L/c chỉ có trường 32B: Currency Code, Amount
    Ko qui định ghi giá trị bằng chữ

    -Một L/C không có ghi rõ chữ ” Không hủy ngang” thì nó thuộc loại nào? Và nó có được thực hiện hay không?

    Một L/c không thể huỷ ngang kể cả khi L/c ko qui định về điều đó và tất nhiên nó phải được thực hiện

    Thích

  12. anh Hai giup em voi
    em đang cần một tài liệu chuẩn xác về vấn đề chính sách lạm phát mục tiêu ở việt nam hiện nay và những ki nh nghiêm từ quốc tế!e đang học môn nghiệp vụ ngân hang trung ương, nhung tim tai lieu kho wa
    anh hai giúp em voi
    thak anh truoc nha!
    hihi

    Thích

  13. Chào anh, em có một vài câu hỏi không biết trả lời như thế nào, mong anh chỉ dẫn giúp:
    -Một L/C nội địa có dẫn chiếu UCP600 thì các bên liên quan xử lý ntn?
    -Một L/C không được dẫn chiếu cụ thể 1 UCP nào thì có được thực hiện hay không? Tại sao?
    -Nếu hợp đồng thương mại đã được dẫn chiếu rõ ràng trong L/C nhưng giá trị ghi trong HĐTM và L/C khác nhau, vậy người thụ hưởng phải thực hiện theo văn bản nào? Có thể chấp nhận 1 L/C mà có số tiền ghi bằng chữ và bằng số khác nhau không?
    -Một L/C không có ghi rõ chữ ” Không hủy ngang” thì nó thuộc loại nào? Và nó có được thực hiện hay không?

    Thích

  14. Cảm ơn anh rất nhiều về bài chia sẽ này, nhờ thế mà e đã hoàn thành xong cái bài thuyết trình L/C mất cả 1 đêm over…wao, và còn 1 điều quan trọng muốn cảm ơn là anh đã mang đếm cho e nguồn cảm hứng để bổ túc lại cái web của em^^. Chúc anh luôn vui vẻ^^

    Thích

  15. sr a!
    UCP 600 co ah!

    Thích

  16. Dear anh Hai!
    Em la sinh vien Ngoai Thuong,e co 1 cau hoi muon hoi a, mong som nhan duoc hoi am cua a!
    In a DC subject to UCP 500, the issuing bank gave a refusal notice that read:

    “We refuse payment due to following discrepancies:

    The commercial invoice and the bill of lading are not consistent with each other.

    Meanwhile we hold documents at your risk and disposal”.

    Is this refusal notice valid?
    Thank a!
    Chuc a buoi toi vui ve!

    Thích

  17. Anh ơi. Anh có thể phân tích giúp em tác dụng của bộ chứng từ hoàn hảo ko a? Đây là bài tập thầy giáo ra nhưng em tìm tài liệu ko thấy có… Thank a nhjeu` nhjeu`

    Thích

  18. Chào Anh!
    Em vô tình search tài liệu về môn nghiệp vụ ngoại thương và gặp trang web của Anh.
    Thật sự trang web này rất hay và có nhiều nội dung cần học hỏi.
    Chúc Anh vui vẻ, hạnh phúc và ngày càng thành công hơn với lĩnh vực xuất – nhập khẩu của mình để đưa ra cách giải quyết và tiếp tục trao đổi thông tin thực tế cho mọi người hơn nữa.
    Chúc mọi người luôn vui vẻ và hạnh phúc

    Thích

  19. tamnguyenythanh, on Tháng Chín 19, 2010 lúc 8:42 chiều Said:
    00 iRate This

    cho em hoi trong van de to chuc mot hop dong ngoai thương thi yeu to nao la can chu trong nhat ah?
    —-

    Dear !

    Khi lập hợp đồng ngoại thương thì các yếu tố cần chú trọng nhất mà theo tôi thường xuyên xảy ra xung đột, rủi ro liên quan phần lơn đến các yếu tố sau đây

    1.Hàng hoá: Phải qui định cụ thể chủng loại, chất lượng và số lượng

    2. Điều kiện giao hàng: PHải phù hợp với năng lực chuyên chở cũng như tính chất của hàng hoá để xác định điều kiện giao hàng, nhằm kiểm soát rủi ro cũng như giảm chi phí

    3. Điều kiện thanh toán: Lựa chọn điều kiện thanh toán đảm bảo, chặt chẽ phù hợp với năng lực tài chính của mình. Việc am hiểu nghiệp vụ thanh toán quốc tế của cán bộ phụ trcahs vấn đề này là rất quan trọng.

    4. Luật áp dụng: PHải nắm vững luật áp dụng khi xảy ra khứu kiện, cũng như nơi giải quyết tranh chấp. Nên áp dụng nơi giải quyết tranh chấp tại Trung tấm trọng tài quốc tế cạnh phòng TMCN Viẹt nam

    Thích

  20. cho em hoi trong van de to chuc mot hop dong ngoai thương thi yeu to nao la can chu trong nhat ah?

    Thích

  21. nho anh giup: L/C co cam chuyen tai nhung B/L co ghi chuyen tai da xay ra.Nh se lam gi?lam the nao ma nha xuat khau co the chuyen tai ma van duoc chap nhan.Cam on anh!

    Thích

  22. anh Hai oi, cho em hỏi ngân hàng có những giải pháp nào nhằm mở rộng hoạt động thanh tóan hàng nhập khẩu?

    Thích

  23. anh Hai oi, cho em hỏi ngân hàng có những giải pháp nào nhằm mở rộng hoạt động thanh tón hàng nhập khẩu?

    Thích

  24. Cảm ơn anh rất nhiều về bài viết này. Mong trong thời gian tới anh có nhiều bài chia sẻ về thanh toán quốc tế hơn.

    Thích

  25. Dear Mua

    chào anh Hải. cho em hỏi một tình huống nhỏ ạ…
    trường hợp người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng chỉ định để thanh toán theo quy định của L/C. NH chỉ định kiểm tra bộ chứng từ và chấp nhận bộ chững từ hợp lệ. sau đó NH chỉ định đã thanh toán cho nhà xk, đồng thời goiwr bộ chứng từ cho NH phát hành để đòi lại tiền. nhưng NH phát hành lại từ chỗi thanh toán vì phát hiện bộ chững từ trên là giả. vậy trong trường hợp này ngân hàng chỉ định phải đòi lại tiền từ ai khi bộ chứng từ là giả?
    ——————–

    Khi người xuất khẩu trình bộ chứng từ tới Ngân hàng chỉ định thông báo L/c. Ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra bộ chứng từ nếu phù hợp với L/c thì họ sẽ chuyển chứng từ tới Ngân hàng phát hành để đòi tiền. Như vậy bộ chứng từ đã được kiểm tra lần thứ nhất bởi Ngân hàng thông báo
    Trường hợp thứ nhất Nếu Người xuất khẩu yêu cầu Ngân hàng thông báo chiết khấu bộ chứng từ, nếu bộ chứng từ phù hợp L/c thì ngân hàng thông báo có thể chiết khấu và gửi chứng từ đòi tiền Ngân hàng Phát hành, trong trường hợp này rủi ro đã thuộc về NGân hàng chiết khấu.
    Tuy nhiên như nội dung bạn đề cập, thì bộ chứng từ gửi cho Ngân hàng phát hành và bị phát hiện là giả thì phải xem lại một số yếu tố:
    – Có phải là bộ chứng từ NGười XK xuất trình thanh toán ko?
    – Bộ chứng từ có phù hợp với L/c ko? thông thường chỉ khi chứng từ phù hợp thì Ngân hàng mới chấp nhận chiết khâu
    – Nếu đúng là bộ chứng từ Ngân hàng thông báo đã KT phù hợp với L/C và chứng minh đúng là chứng từ do người XK lập gửi cho Ngân hàng phát hành, thì việc đưa ra lý do ” chứng từ giả của Ngân hàng phát hành là ko có căn cứ. Và Ngân hàng thông báo hoàn toàn có cơ sở để đòi kiện NGân hàng phát hành theo UCP600

    Thích

  26. chào anh Hải. cho em hỏi một tình huống nhỏ ạ…
    trường hợp người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng chỉ định để thanh toán theo quy định của L/C. NH chỉ định kiểm tra bộ chứng từ và chấp nhận bộ chững từ hợp lệ. sau đó NH chỉ định đã thanh toán cho nhà xk, đồng thời goiwr bộ chứng từ cho NH phát hành để đòi lại tiền. nhưng NH phát hành lại từ chỗi thanh toán vì phát hiện bộ chững từ trên là giả. vậy trong trường hợp này ngân hàng chỉ định phải đòi lại tiền từ ai khi bộ chứng từ là giả?
    em cảm ơn anh nhiều.

    Thích

  27. Dear Thanh Dung

    anh Hải giúp em giải quyết tình huống này nhé: công ty A có cổ phần đóng góp trong Eximbank là công ty NK, họ mở một L/C trả chậm cho 1 lô hàng NK từ nước ngoài, nhưng khi nhận hàng nhận thấy chất lượng hàng hoá giao không đúng với quy định của hợp đồng đã ký, hỏi công ty A có quyền đề nghị ngân hàng Eximbank không thanh toán lô hàng cho người XK hay không? cảm ơn anh nhiều!
    —————-
    Thứ nhất là việc Công ty A có cổ phần trong Eximbank cũng ko có liên quan đến L/c hoặc các giao dịch thương mại khác của Công ty A với đối tác thứ 3. Do vậy Ngân hàng Eximbank sẽ ko coi đây là lý do hay ưu đãi cho việc thực thi các quyền khức nại liên quan đến chủ sở hữu

    Trong trường hợp này có mấy cách sử lý như sau:
    Khi người mua đã nhận hàng thì có nghĩa là bộ chứng từ thanh toán L/c đã được chấp nhận. Như vậy nghĩa vụ thanh toán của Ngân hàng phải được thực hiện, và vấn đề này nằm ngoài sự kiểm soát của người mua.
    Vì ngân hàng chỉ thanh toán trên cơ sở bộ chứng từ, khi chứng từ đã được chấp nhận thanh toán thì việc từ chối thanh toán là trái với qui định của UCP600

    Cách giải quyết:

    Thứ nhất thương lượng với người bán: Nếu Công ty A có bằng chứng chứng minh người Bán ko giao hàng theo đúng hợp đồng thì Công ty A có quyền yêu cầu người bán xác nhận. Nếu họ chấp nhận thì người bán sẽ yêu cầu ngân hàng của người bán phát hành thư cho phép chiết khấu thư tín dụng, số tiền chiết khấu sẽ phụ thuộc vào thiệt hại mà hai bên đã thống nhất. Số tiền còn lại sẽ thanh toán theo L/c. Nếu ko chiết khấu L/c thì vẫn thanh toán L/c sau đó người bán sẽ trả lại người mua theo văn bản thoả thuận của hai bên ( vấn đề này rủi ro)

    Trường hợp thứ hai nếu người bán ko chấp nhận như trường hợp 1. Thì người mua có quyền trình toàn bộ hồ sơ chứng minh sự sự vi phạm hợp đồng của người bán lên toà án. Toà án có quyền yêu cầu Ngân hàng mở L/c ( Ngân hàng thanh toán Lc) tạm dừng và/hoặc huỷ thanh toán L/c. Với quyết định của Toà án hai bên phải phải thực hiện theo luật pháp của nước sở tại ( ở đây là VN)

    Thích

  28. anh Hải giúp em giải quyết tình huống này nhé: công ty A có cổ phần đóng góp trong Eximbank là công ty NK, họ mở một L/C trả chậm cho 1 lô hàng NK từ nước ngoài, nhưng khi nhận hàng nhận thấy chất lượng hàng hoá giao không đúng với quy định của hợp đồng đã ký, hỏi công ty A có quyền đề nghị ngân hàng Eximbank không thanh toán lô hàng cho người XK hay không? cảm ơn anh nhiều!

    Thích

  29. Anh Hải ơi, em cũng như nhiều bạn khác tình cờ tìm thấy trang của anh. Ở đây em học hỏi được nhiều về tình huống các bạn đưa ra. em là sinh viên NH, tuần sau em sẽ thuyết trình về UCP 600 nhưng do không có kiến thức thực tế nên tụi em gặp khó khăn trong việc nghĩ ra các tình huống để giải thích vấn đề. nếu có thể, anh giúp em thêm một số tình huống nữa nhá anh (từ điều 14-17 UCP 600). Cảm ơn anh ạ!email liên lạc: ksa_70007@yahoo.com

    Thích

  30. cho em hỏi thêm mấy ý nữa:
    -tờ khai bảo hiểm bao và phiếu bảo hiểm ngõ là 1 phải không anh?
    -Nếu như nhà nhập khẩu là người mua BH thì lúc này chứng từ bảo hiểm không yêu cầu phải xuất trình trong bộ chứng từ???

    Thích

  31. tuần sau là em phải thuyết trình phần này rồi mà em thấy không có nhiều ví dụ để dẫn giải, em có tự đặt mấy cái ví dụ nhưng sợ là không chính xác, còn lên mạng search “tình huống tranh chấp khi chứng thư bảo hiểm không hợp lệ” cũng không có nữa, mong anh giúp em địa chỉ tìm kiếm, em đợi thư!

    Thích

  32. cho em hỏi trong Quy định của UCP 500 về chứng từ bảo hiểm-điều khỏan 34 mục -d. Trừ khi có sự qui định khác trong Tín dụng, các ngân hàng sẽ chấp nhận một giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao do công ty bảo hiểm hoặc người bảo hiểm hoặc đại lý của họ đã ký trước. Nếu Tín dụng yêu cầu giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc tờ khai bảo hiểm bao, các ngân hàng sẽ chấp nhận một đơn bảo hiểm thay thế cho các chứng từ đó.
    Em cố gắng lắm rồi mà vẫn không hiểu được mục này nói gì? anh giảng dùm em nha, thanks anh nhiều!!!

    Thích

  33. Dear Cleo Tran

    Cty cua em co gap truong hop gut mac ve L/C khi giao dich voi 1 cty cua Taiwan muon nho anh giai dap giup em.
    Cty em la nha XK, mat hang la mi la’t.
    -Ngay 26/03/09 la ngay ky hop dong, so luong 12.000 tan. Trong do, ben mua la doi tac Taiwan, tru so chinh la USA, va 1 tru so nua o Taiwan.
    – Ngay 13/04/09, ben Taiwan -cty Ta Yi, mo L/C cho 3.000 tan mi (1 phan vi day la lan dau tien hop tac, va hang ben phia VN ko the gom 1 luc 12 ngan tan, nen se phai giao tung phan), nhung trong L/C ghi nguoi thu huong thu 1 la Cty Ta Yi- dai Loan, nguoi thu huong thu 2 la ben phia VN.
    – Sau do, ben phia cty e co sang ban bac va de nghi tu chinh L/C thi Cty Taiwan, co van phong tai Saigon, nhat quyet ko chap nhan tu chinh LC de ben VN minh la nguoi thu huong thu 1.
    Vay anh co the cho em hoi
    1. Quyen loi cua nguoi thu huong thu 1 va thu 2 la nhu the nao.
    2. Truong hop nay, ben cty TaYi la ng mua, mo L/C cho TaYi lam nguoi huong loi thu 1, trong khi hop dong ngoai thuong ghi ro ben fia VN la nguoi ban, ben fia Taiwan la nguoi mua.
    Dieu khoan thanh toan co ghi ” the buyer shall open an irrevocable L/C at sight” ma truong hop nay, co phai khi ben VN la 2nd beneficiary thi day la hinh thuc 1st beneficiary se chuyen nhuong lai L/C cho 2nd beneficiary hay khong? Vay co trai voi dieu khoan thanh toan khong (ben fia VN cua em da noi “mo L/C cho nguoi mua nghi la mo L/C cho ben em thu huong truc tiep”, thi ben doi tac noi rang viec doi tac mo L/C cho cty minh lam ng thu huong thu 1 va phia VN lam nguoi thu huong thu 2 cung la mo L/C ?!?).
    —————————–

    Thứ nhất khẳng định rằng Công ty Bạn là người hưởng thụ duy nhất L/C đó nếu ko phải là L/c Irrivocable transferable

    Do vậy trong trường hợp này ko có người hưởng lợi thứ hai trong L/C. Bạn hãy cẩn thận vấn đề này vì sự nhập nhằng của bên đối tác, nếu họ ko chấp nhận thì hãy huỷ hợp đồng.

    Thích

  34. Dear Ninh Thuy

    – ngày xuất hành tàu và ngày ship on board trong B/L có thể coi là một ko?

    Có thể nếu ngày ship on board tàu xuất hành, nhưng nếu tàu vẫn còn phải xếp hàng tiếp thì ngày ship on board dược tính là ngày giao hàng thôi

    – ngày thanh toán trong tình huống này theo anh là trả ngay, vậy căn cứ vào đâu để thấy điều này ạ.ucp 600 điều 14 chỉ chỉ ra rằng NH tối đa 5 ngày làm việc để kt ctù và chấp nhận thanh toán hay k, chứ k nói phải thanh toán ngay trong vòng 5 ngày đó.

    5 ngày là ngày để người mua chấp nhận thanh toán hay ko thanh toán bộ chứng từ, nếu cháp nhận thanh toán thì at sight. Nếu ko chấp nhận thì trong pạhm vi 5 ngày phải gửi thư từ chối thanh toán tới advising bank

    – NH sẽ chiết khấu, phong toả tài khoản như thế nào khi tài khoản này đã vươtj ra khỏi sự kiểm soát của NH.

    Không có chuyện vựot qua sự kiểm soát của Ngân hàng chiết khấu, bởi vì tài khoản của người hưởng lợi phải mở tại đó

    – người bán kiện ngân hàng do lỗi kiểm tra chứng từ. chiếu theo luật là như vậy. NHưng trong thực tế, lỗi này của NH ảnh hưởng như thế nào tới người bán.

    Việc kiểm tra chứng từ được thực hiện bởi isueing bank và Applicant. Quyền chấp nhận lỗi chứng từ thuộc về appplicant. Do vậy ko thể qui trách nhiệm cho ngân hàng trong vấn đề kiểm tra chứng từ được

    Thích

  35. kinh chao anh,
    Cty cua em co gap truong hop gut mac ve L/C khi giao dich voi 1 cty cua Taiwan muon nho anh giai dap giup em.
    Cty em la nha XK, mat hang la mi la’t.
    -Ngay 26/03/09 la ngay ky hop dong, so luong 12.000 tan. Trong do, ben mua la doi tac Taiwan, tru so chinh la USA, va 1 tru so nua o Taiwan.
    – Ngay 13/04/09, ben Taiwan -cty Ta Yi, mo L/C cho 3.000 tan mi (1 phan vi day la lan dau tien hop tac, va hang ben phia VN ko the gom 1 luc 12 ngan tan, nen se phai giao tung phan), nhung trong L/C ghi nguoi thu huong thu 1 la Cty Ta Yi- dai Loan, nguoi thu huong thu 2 la ben phia VN.
    – Sau do, ben phia cty e co sang ban bac va de nghi tu chinh L/C thi Cty Taiwan, co van phong tai Saigon, nhat quyet ko chap nhan tu chinh LC de ben VN minh la nguoi thu huong thu 1.
    Vay anh co the cho em hoi
    1. Quyen loi cua nguoi thu huong thu 1 va thu 2 la nhu the nao.
    2. Truong hop nay, ben cty TaYi la ng mua, mo L/C cho TaYi lam nguoi huong loi thu 1, trong khi hop dong ngoai thuong ghi ro ben fia VN la nguoi ban, ben fia Taiwan la nguoi mua.
    Dieu khoan thanh toan co ghi ” the buyer shall open an irrevocable L/C at sight” ma truong hop nay, co phai khi ben VN la 2nd beneficiary thi day la hinh thuc 1st beneficiary se chuyen nhuong lai L/C cho 2nd beneficiary hay khong? Vay co trai voi dieu khoan thanh toan khong (ben fia VN cua em da noi “mo L/C cho nguoi mua nghi la mo L/C cho ben em thu huong truc tiep”, thi ben doi tac noi rang viec doi tac mo L/C cho cty minh lam ng thu huong thu 1 va phia VN lam nguoi thu huong thu 2 cung la mo L/C ?!?).
    Mong anh tra loi giup em. Cam on anh rat nhieu.

    Thích

  36. Em rất cảm ơn anh đã giải đáp giúp em tình huống này.
    Nhưng em có 2 điểm chưa hiểu, anh giải thích cho em nhé:
    – ngày xuất hành tàu và ngày ship on board trong B/L có thể coi là một
    – ngày thanh toán trong tình huống này theo anh là trả ngay, vậy căn cứ vào đâu để thấy điều này ạ.ucp 600 điều 14 chỉ chỉ ra rằng NH tối đa 5 ngày làm việc để kt ctù và chấp nhận thanh toán hay k, chứ k nói phải thanh toán ngay trong vòng 5 ngày đó.
    – NH sẽ chiết khấu, phong toả tài khoản như thế nào khi tài khoản này đã vươtj ra khỏi sự kiểm soát của NH.
    – người bán kiện ngân hàng do lỗi kiểm tra chứng từ. chiếu theo luật là như vậy. NHưng trong thực tế, lỗi này ccủa NH ảnh hưởng như thế nào tới người bán.

    Thích

  37. Dear Ninhthuy

    Thứ nhất thời điểm năm 2000, UCP600 chưa ra đời, do vậy dẫn chiếu UCP600 là ko phù hợp

    hối phiếu:ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành tầu. đúng

    – Ngày ký phát hối phiếu phải trùng hoặc sau ngày B/L Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng rồi mới ký phát hối phiếu đòi tiền.

     hoá đơn: có sự khác nhau về địa chỉ người thụ hưởng (thiếu chữ “y” của từ “Company”
    Đúng

     đơn bảo hiểm: ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày

    Ngày ghi trên bảo hiểm đơn phải sớm hơn hoặc trùng với ngày Ship on board trên B/L

     18-10—2000, sau khi nhận thông báo của NH, cty Z có công văn gửi NH chấp nhận 3 sai biệt này vì L/C không quy định nên cty không cho là quan trọng.
     Ngày 20-12-2000 NH phát hành gửi thông báo sang cho NH phía người bán của Mỹ về 3 sự khác biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hôi từ phía NH này.
     Ngày 25-12-2000 cty Z tiếp tục đề nghị NH mở L/C thanh toán, cùng ngày này NH đã thanh toán 250.000USD cho người bán.
     Quá ngày giao hàng 1 tháng cty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thưc tế lô hàng này đã bị toà án Mỹ bắt giữ đem bán đáu giá để trừ nợ của người bán. Cty Z đã khiếu nại NH phát hành L/C đòi bôi thường thiệt hại
     NH phát hành L/C có bị quy trách nhiệm gì về kiểm tra chứng từ không?
     Ai sẽ là người chịu tổn thất ở đây? NH hay người mua?

    Về các lỗi chứng từ nêu trên của Ngân hàng đưa ra là đúng. Tuy nhiên nếu người Mua chấp nhận sai sót của bộ chứng và chấp nhận thanh toán, thì trong thời gian 7 ngày làm việc theo UCP500, hoặc 5 ngày làm việc theo UCP600,ngày 18/10 người mau đa có văn bản chấp nhận sai sót và chấp nhận thanh toán, như vậy chậm nhất là ngày 22/10 ngân hàng phát hành phải thanh toán cho người bán. Tuy nhiên đến ngày 25/10 mới thanh toán là trái với qui định của UCP.

    Về lỗi bộ chứng từ Ngân hàng phát hành có thể thông báo tới Ngân hàng người bán, tuy nhiên khi người mua đã chấp nhận sai sót của bộ chứng từ và thanh toán thì thống báo của Ngân hàng PH tới Ngân hàng người bán chỉ có giá trị thông tin và là bằng chứng phạt do lỗi chứng từ

    Nhưng vấn đề ở đây là có sự can thiệp của Chính Phủ người bán, trường hợp này là bất khả kháng. Tuy nhiên người mau có thể kiện người bán đã không giao hàng đúng với điều kiện L/C, và có văn bản xác nhận rằng ngân hàng PH L/c đã thanh toán và yêu cầu Ngân hàng chiết khấu phong toả số tiền nêu trên.
    Trong troờng hợp này nếu họ dẫn chiếu việc Ngân hàng phát hành đã vi phạm qui định của UCP về thời gian kiểm tra và chấp nhận chứng từ thì tránch nhiệm của Ngân hàng PH là ko tránh khỏi

    Hãy tham vấn trọng tài quốc tế về vấn đề này

    Thích

  38. Em chào anh.
    Em có một tình huống thắc mắc, cần sự giúp được của bậc tiền bối.Mong tiền bối chỉ giáo.( Gọi anh là bậc tiền bối vì kinh nghiệm. sự hiểu biết của anh, và vì em cũg là FTUer).

     Ngày 30-8-2000 Cty Z. của Việt Nam ký HĐ nhập khẩu phương tiện vận tải từ cty Q. ở Mỹ. NH của Z. trên cơ sở HĐ có tham chiếu UCP 600 ngày 20-9-2000 đã mở L/C cho Q. hưởng lợi với giá trị là 250.000 USD.
     Theo quy định L/C NH VN sẽ thanh toán cho Q. số tiền là 250.000 USD qua NH của Mỹ khi người bán là Q. xuất trình bộ chứng từ gồm các loại sau:
     Bill of sale (văn tự bán thiết bị): chứng từ bản gốc do Q. lập có nội dung chuyển nhượng quyền sở hữu cho bên mua, đươc công chứng (notarized) và hợp pháp hoá (legalized) bởi Đại sứ quán, lãnh sự Việt Nam hoặc toà án dân sự tại Mỹ
     Commercial Invoice: 6 bản bằng tiếng Anh do Q ký với giá trị 250.000 USD cho toàn bộ thiết bị vận tải theo điều kiện cơ sở giao hàng CÌF Hải Phòng
     Hull Insurance Policy: bảo hiểm thân tàu chứng nhận tổn thất toàn bộ cho 1 chuyến hành trình từ Mỹ về Hải Phòng với trị giá 272.000 USD do bên bán chịu thể hiện rõ khiếu nại sẽ được thanh toán tại VN
     Ngày 15-10-2000 NH phát hành L/C đã nhận được bộ chứng từ thanh toán, sau khi kiểm tra NH gửi thông báo về 3 khác biệt liên quan tới 3 loại chứng từ:
     hối phiếu:ngày lập hối phiếu sớm hơn ngày khởi hành tầu
     hoá đơn: có sự khác nhau về địa chỉ người thụ hưởng (thiếu chữ “y” của từ “Company”
     đơn bảo hiểm: ngày ghi trong đơn bảo hiểm muộn hơn ngày khởi hành quy định trong L/C là 4 ngày
     18-10—2000, sau khi nhận thông báo của NH, cty Z có công văn gửi NH chấp nhận 3 sai biệt này vì L/C không quy định nên cty không cho là quan trọng.
     Ngày 20-12-2000 NH phát hành gửi thông báo sang cho NH phía người bán của Mỹ về 3 sự khác biệt trên, nhưng không nhận được ý kiến phản hôi từ phía NH này.
     Ngày 25-12-2000 cty Z tiếp tục đề nghị NH mở L/C thanh toán, cùng ngày này NH đã thanh toán 250.000USD cho người bán.
     Quá ngày giao hàng 1 tháng cty Z vẫn không nhận được hàng. Trên thưc tế lô hàng này đã bị toà án Mỹ bắt giữ đem bán đáu giá để trừ nợ của người bán. Cty Z đã khiếu nại NH phát hành L/C đòi bôi thường thiệt hại
     NH phát hành L/C có bị quy trách nhiệm gì về kiểm tra chứng từ không?
     Ai sẽ là người chịu tổn thất ở đây? NH hay người mua?

    Thích

  39. Dear Phuong

    Quyền từ chối thanh toán thuộc về người yêu cầu mở L/c, Trong trường hợp từ chối thanh toán thì người bán phải thoả thuận với người mua về hình thức thanh toán. Trong trường hợp sử dụng phương thức nhờ thu, nếu là nhờ thu D/A thì trên hối phiếu qui định thời gian thanh toán, còn D/P thì yêu cầu thanh toán at sign

    Nội dung BE cũng ko đề cập đến việc thanh toán L/C mà đề cập đến vịec thanh toán theo hợp đồng và bộ chứng từ xuất trình kèm theo

    Thích

  40. Xin cho biết rủi ro khi người nhập khẩu không cung cấp thông tin hãng tàu .

    Xin cám ơn

    Thích

  41. Chào anh! Em hiện giờ la sinh viên chuyên ngành ngân hàng. Em đang làm chuyên đề tốt nghiệp về ưu điểm của L/C. Anh có thể giúp em tìm tài liệu liên quan được không anh? Rất cảm ơn anh!

    Thích

  42. gỉa sử sau khi giao hàng, người bán đã xuất trình bộ chứng từ không hợp lệ nên ngân hàng mở từ chối thanh toán, người bán sẽ giải quyết như thế nào? nếu gởi chứng từ nhờ thu thì người bán phải tahy đổi nội dung gì trên hối phiếu.
    xin anh Hảii chỉ giúp

    Thích

  43. xin a hai cho biet, khi gap chung tu bat hop le thi nha nhap khau nen lam gi?

    Thích

  44. RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
    —————————————————————————————————-

    Là một trong những lĩnh vực hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (NHTM), thanh toán quốc tế (TTQT) ra đời và phát triển không ngừng như là một tất yếu khách quan. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động của mình, TTQT không chỉ đơn thuần mang lại những lợi ích kinh tế mà còn phát sinh những nguy cơ có thể gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếpcho đất nước, cho ngân hàng (NH), cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

    Rủi ro trong hoạt động TTQT của NHTM là vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT và ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của NHTM. Trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT, rủi ro xảy ra khi quyền lợi của một bên tham gia bị vi phạm. Rủi ro không chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chứng từ không được thanh toán, mà còn được hiểu rộng ra là bất kỳ một sự chậm trễ nào trong các khâu của quá trình TTQT. Rủi ro có thể xảy ra với tất cả các bên tham gia: Với người bán, rủi ro xảy ra khi bán hàng không thu được tiền hoặc chậm thu được tiền, rủi ro về thị trường, rủi ro không nhận hàng, rủi ro không thanh toán…; với người mua, rủi ro xảy ra khi người bán giao hàng không đúng với các điều kiện của hợp đồng (không đúng số lượng, chủng loại…), rủi ro không giao hàng, rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá…; với NH có liên quan, rủi ro xảy ra khi người mua hoặc người bán thiếu trung thực, không thực hiện đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng, do tỷ giá biến động…

    Các loại rủi ro thường gặp trong quá trình tiến hành hoạt động TTQT của NHTM
    Đối với phương thức chuyển tiền: Đây là một phương thức thanh toán trong đó một khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu NH phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người bán, người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định. NH chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền. Trong phương thức này, người bán có thể gặp rủi ro không được người mua thanh toán trong trường hợp trả tiền sau. Hoặc người mua có thể gặp rủi ro không được người bán giao hàng hoặc giao hàng kém phẩm chất trong trường hợp trả tiền trước.
    Đối với phương thức nhờ thu: Là phương thức mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ ký phát hối phiếu đòi tiền người mua, nhờ NH thu hộ số tiền ghi trên hối phiếu đó. Có 2 loại nhờ thu: Nhờ thu phiếu trơn và nhờ thu kèm chứng từ. Phương thức này có nhược điểm là không đảm bảo quyền lợi của người bán, vì việc thanh toán hoàn toàn phụ thuộc vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm và NH chỉ đóng vai trò là người trung gian đơn thuần mà thôi.
    Phương thức tín dụng chứng từ: Là một sự thoả thuận mà trong đó một NH (NH mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho NH một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Phương thức này hiện đang được sử dụng rất phổ biến, vì nội dung của nó được thực hiện theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” – UCP500 do Phòng Thương mại Quốc tế tại Paris (ICC) ban hành (bản sửa đổi mới nhất vào năm 1993). Tuy nhiên, khi sử dụng phương thức này cũng có thể xảy ra rủi ro cho các bên tham gia như:

    Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Việc thanh toán của NH cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Nếu nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận có thể xuất trình chứng từ giả mạo cho NH chỉ định để thanh toán. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH phát hành.

    Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thì mọi khoản thanh toán (chấp nhận) đều có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu sẽ phải tự giải quyết bằng cách dỡ hàng, lưu kho, bán đấu giá… cho đến khi vấn đề được giải quyết hoặc phải chở hàng quay về nước. Nhà xuất khẩu phải trả các khoản chi phí như lưu tàu quá hạn, phí lưu kho, mua bảo hiểm hàng hoá… trong khi không biết nhà nhập khẩu có đồng ý nhận hàng hay từ chối nhận hàng vì lý do bộ chứng từ có sai sót. Nếu NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

    Rủi ro đối với NH phát hành (NH mở L/C- issuing bank): NH phát hành là NH đại diện cho người nhập khẩu, nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu. NH này thường được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người nhập khẩu có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà nhập khẩu chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

    Rủi ro đối với NH thông báo thư tín dụng (advising bank): NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoá mã, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với các bên liên quan.

    Rủi ro đối với NH được chỉ định: NH được chỉ định không có một trách nhiệm nào phải thanh toán cho nhà xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ NH phát hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NH được chỉ định thường ứng trước tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện truy đòi (with recourse) để trợ giúp cho nhà xuất khẩu. Do đó, NH này thường phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành hoặc nhà xuất khẩu.

    Rủi ro đối với NH xác nhận (confirming bank): NH xác nhận thường là NH lớn có uy tín hoặc NH có quan hệ tiền gửi, tiền vay với NH mở, được NH mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như NH mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Đối với NH xác nhận, khi tham gia xác nhận là họ đã tự ràng buộc trách nhiệm của mình vào nghĩa vụ thanh toán L/C khi có tranh chấp giữa hai bên. Rủi ro đối với NH xác nhận xảy ra khi họ không nắm vững được năng lực tài chính của NH mở mà xác nhận theo yêu cầu của họ để rồi khi xảy ra hậu quả thì lại phải chịu trách nhiệm thanh toán thay cho NH mở L/C do NH mở L/C thiếu thiện chí hay mất khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản.

    Rủi ro đối với NH chiết khấu (negotiating bank): NH chiết khấu là NH được chỉ định cụ thể hoặc bất cứ NH nào nếu L/C cho chiết khấu tự do. Cũng như NH phát hành, NH chiết khấu có thể gặp phải rủi ro nếu như không thực hiện chính xác nghiệp vụ cũng như không tuân thủ theo các điều kiện của UCP500. Rủi ro xảy ra đối với NH chiết khấu phần nhiều phụ thuộc vào thiện chí của NH mở và nhà nhập khẩu. Các rủi ro mà NH chiết khấu có thể gặp phải là: Rủi ro do những nguyên nhân bất khả kháng; rủi ro do nhà nhập khẩu trì hoãn thanh toán; rủi ro trong quá trình vận chuyển; rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối thanh toán bộ chứng từ; rủi ro do NH mở bị phá sản; rủi ro do NH chiết khấu không hành động đúng theo quy định của UCP500.

    Rủi ro mặt đạo đức kinh doanh: Là những rủi ro khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên khác.

    Rủi ro do cơ chế chính sách thay đổi hay còn gọi là rủi ro chính trị: Là những rủi ro có quan hệ với nhiều đối tượng ở nhiều quốc gia khác nhau. Mỗi một sự thay đổi về kinh tế, chính trị đều có ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và sự đáp ứng các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên. Suy thoái kinh tế và biến động chính trị sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giao lưu thương mại quốc tế.
    Ngoài ra còn một số rủi ro khác như thiên tai, hoả hoạn…

    Thích

  45. Các doanh nghiệp cần chuẩn bị cho mình những kiến thức về L/C hay lường trước được những rủi ro trong quá trình thanh toán L/C, có thế việc mua bán hàng hoá mới nhanh gọn, đạt hiệu quả cao.

    1. Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hoá

    Công ty Simac của Anh, một công ty chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất, đã nhập khgẩu gỗ từ hãng Latel của Pháp. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần gỗ gấp nên Simac đã nhanh chóng thoả thuận nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Simac chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Simac chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi, nhưng mãi vẫn chưa thấy hàng về. Tìm hiểu kỹ thì Simac mới vỡ lẽ ra rằng Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật.
    Như vậy những rủi ro này là rất đáng tiếc, các doanh nghiệp cần có những bước đi cụ thể để tránh rủi ro trên.
    Biện pháp:
    – Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng
    – Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu
    – Quy định trong hợp đồng điều khoản Penalty, trong đó quy định phạt bên nào không thực hiện nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ
    – Yêu cầu cả hai bên ký quĩ tại một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng
    – Yêu cầu những công cụ của ngân hàng như: Standby L/C, Bank Guarantee, Performance Bond.. (chỉ áp dụng đối với những hợp đồng lớn và khách hàng không quen biết nhau) để đảm bảo quyền lợi nhà nhập khẩu

    2. Rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hoá và chứng từ

    Nếu đối tác không tin cậy hay đối tác có chủ ý “lừa đảo” rất có thể doanh nghiệp sẽ bị lừa bởi những giấy tờ giả. Ngoài ra, vấn đề mâu thuẫn giữa hàng và chứng từ cũng là rất quan trong, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.
    Biện pháp phòng tránh:
    – Yêu cầu về nội dung và hình thức chứng từ phải rất chặt chẽ, không yêu cầu chung chung.
    – Chứng từ phải do những cơ quan đáng tin cậy cấp
    – Vận đơn do hãng tàu đích danh lập. Khi xếp hàng hoá phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu để kịp thời đối chiếu sự thật giả của vận đơn và lịch trình tàu ( đối với lô hàng có giá trị lớn)
    – Ðề nghị nhà xuất khẩu gửi thẳng 1/3 bộ vận đơn gốc ( bản chính) thẳng tới nhà nhập khẩu
    – Hoá đơn thương mại đòi hỏi phải có sự xác nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc của Phòng Thương mại hoặc hoá đơn lãnh sự ( Consular’s invoice)
    – Giấy chứng nhận chất lượng do cơ quan có uy tín ở nước xuất khẩu hoặc quốc tế cấp hoặc có sự giám sát kiểm tra và ký xác nhận vào giấy chứng nhận của đại diện phía nhà nhập khẩu
    – Giấy chứng nhận số lượng cũng phải có sự giám sát của đại diện phía nhà nhập khẩu hoặc đại diện thương mại.
    – Cung cấp giấy chứng nhận kiểm tra ( Certificate of inspection)

    3. Các rủi ro khác như: lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hoá do xếp hàng không đúng quy định

    Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đôi tác Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên trên đường từ Nhật bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vì có vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.
    Đây là bài học lớn cho nhiều doanh nghiệp. Phương thức L/C luôn có thể phát sinh nhiều rủi ro kèm theo. Do đó các doanh nghiệp cần có những biện pháp tránh rủi ro như:
    – Giành quyền chủ động thuê tàu ( nhập khẩu theo điều kiện nhóm F)
    – Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà nhập khẩu
    – Mua bảo hiểm cho hàng hoá
    – Trong hợp đồng nên ràng buộc trách nhiệm của nhà xuất khẩu trong vấn đề xếp hàng lên tàu như nhập khẩu theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed..
    (Theo Money.com)

    Thích

  46. Tôi là nhân viên mới toanh của lĩnh vực XNK, ko biết tẹo gì vể phương thức thanh toán LC. Nghe như có vẻ bạn này rất Pro nên nếu có tài liệu nào về LC làm ơn chỉ mình với. Nếu được tôi có thễ liên lạc riêng với bạn! Cản ơn nhiều nhiều lắm!

    Thích

  47. Xin chào, thông qua bài viết này tôi đã có được thêm nhiều thông tin bổ ích, cảm ơn các bạn rất nhiều

    Thích

  48. Toan la ly thuyet suon !

    Thích

  49. Xin chào!
    Tôi có lướt qua và thấy một số bài viết rất chi tiết và hay. Chúc cho các bạn luôn thành công.

    Thích

  50. Xin chào, mình đang muốn tìm đọc thêm một số tài liệu về LC trả chậm ( bằng English hay Vietnamese ), nếu biết bạn có thể giới thiệu cho mình được không. Cám ơn nhiều nhé.

    Thích

  51. Cơ hội để 1 triệu khách truy cập biết đến bạn mỗi ngày: http://www.trungtamxehoi.net

    Thích

Bình luận về bài viết này