Những gì người ta không dạy bạn tại Trường kinh doanh Harvard ( Phần 2: Bán hàng và thương lượng)


Đây là một quyển sách viết về những nhà kinh doanh hoạt động trong công nghiệp dịch vụ, là một ngành công nghiệp năng động nhất, đòi hỏi những nỗ lực liên tục và sáng tạo cao độ trong việc tạo ra những mặt hàng mới và độc đáo cũng như một sức tiến công hết sức nóng bỏng vào thị trường, để khám phá và thu hút khách hàng mới.
mark-mccormackĐây là một quyển sách dễ đọc, bởi vì nó không được trình bày một cách kinh điển, theo “trình tự khoa học” của “những gì người ta có thể dạy bạn ở trường kinh doanh Harvard”. Nó đề cập những gì tuy “người ta không dạy bạn”, nhưng cũng quan trọng biết bao và khó tổng kết, bởi vì đó là những việc nho nhỏ bạn gặp phải hầu như trong suốt ngày làm việc, bạn phải giải quyết, và nhiều khi không giải quyết đúng đắn vì thiếu kinh nghiệm, thiếu bản lĩnh.
Như lời tựa của cuốn sách đã nói, dường như những lời khuyên cuốn sách đưa ra thì tất cả chúng ta hoặc đã nghĩ tới hoặc đã làm. Ai đọc cũng thấy cuộc sống kinh doanh của mình được phản ánh đầy đủ, cho nên ai cũng có thể tâm đắc một cách nhanh chóng. Nhưng sự tâm đắc dễ dãi nãy cũng có thể là một cái bẫy cho chính chúng ta tự gài và tự vướng mà không hay, nếu chúng ta cho rằng cuốn sách này ” quá dễ đọc”.Kinh doanh là với người, Quản lý cũng nhằm đối tượng là con người. Cho nên, tập sách này hầu như dành cả một nửa số trang để nói về con người trong kinh doanh, những người phải làm việc, giao dịch và thương lượng, những người đồng nghiệp, những nhân viên phải sống với và cộng tác chặt chẽ. “Bá nhân, bá tánh”, hiểu được con người với tất cả cá tính, cái tôi riêng biệt, và tạo cho họ sự hiểu biết trở lại về mình như mình muốn, để tạo quan hệ tối đa, là những vấn đề phức tạp mà ta có thể khẳng định: xem nhẹ yếu tố con người là xem công việc làm ăn của mình còn hời hợt.

Tiếp tục đọc

Bank Payment Obligation – BPO là gì? Các Ngân hàng Việt nam đã áp dụng BPO chưa?


Ngày 17/4/2013 Phòng Thương Mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) đã thông qua Bộ quy tắc thông nhất về nghĩa vụ thanh toán ngân hàng (Uniform Rules for Bank Payment Obligation – URBPO), một bộ tiêu chuẩn mới trong tài trợ chuỗi cung ứng có tác dụng thúc đẩy thương mại quốc tế. URBPO, có hiệu lực áp dụng từ 1/7/2013, được phát hành nhằm điều chỉnh Nghĩa vụ Thanh toán Ngân hàng (Bank Payment Obligation – BPO), một công cụ thanh toán mới được cho là sản phẩm tài trợ thương mại của thế kỷ 21.

BPO là gì?

BPO là một cam kết độc lập và không hủy ngang của Ngân hàng phát hành BPO (Obligor Bank) sẽ thanh toán ngay hoặc cam kết thanh toán có kỳ hạn và thực hiện thanh toán khi đáo hạn một số tiền đã được xác định cho Ngân hàng thụ hưởng BPO (Recipient Bank) sau khi so khớp điện tử thành công các dữ liệu theo quy trình quy định của URBPO.

Tiếp tục đọc

Tổng hợp điểm mới Thông tư 38/2015/TT-BTC về Hải quan và Thuế


Từ 01/04/2015, Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sẽ chính thức có hiệu lực.

Quy định mới tác động không nhỏ đến việc kinh doanh, thương mại hàng hóa trong thời kỳ hội nhập. Bài viết sau đây sẽ tổng hợp các điểm mới của Thông tư 38/2015/TT-BTC.

1/ Bãi bỏ hàng loạt các thủ tục thuế, hải quan.

Thông tư này bãi bỏ các Thông tư: 94/2014/TT-BTC , 22/2014/TT-BTC , 128/2013/TT-BTC ,196/2012/TT-BTC , 186/2012/TT-BTC ,  183/2012/TT-BTC , 15/2012/TT-BTC , 190/2011/TT-BTC ,45/2011/TT-BTC , 45/2007/TT-BTC , 13/2014/TT-BTC , 175/2013/TT-BTC , 237/2009/TT-BTC .

Tiếp tục đọc

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng về TPP


Chúng tôi, Bộ trưởng Thương Mại của Úc, Brunei, Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam trân trọng tuyên bố chúng tôi đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sau hơn năm năm đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được một Hiệp định nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện, và đổi mới trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã đạt được kỳ vọng của chúng tôi về một thỏa thuận có tính tham vọng, toàn diện, có tiêu chuẩn cao, và cân bằng nhằm đem lại lợi ích cho công dân của các nước tham gia. 
>> Bản tóm tắt của Hiệp định TPP 
>> Những lợi ích Việt Nam có thể thu được từ TPP

Tiếp tục đọc

Hỏi đáp từ A đến Z về TPP


Những thỏa thuận thương mại hiện đại như TPP bao hàm rất nhiều thứ ở bên ngoài phạm trù thương mại. Chúng đã trở thành một trong những con đường chính để điều hành kinh tế toàn cầu.

1. TPP là gì?

Hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương là một thỏa thuận thương mại đang được đàm phán giữa các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Mexico, Canada.

Biểu đồ dưới đây thể hiện khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia còn lại. TPP được kỳ vọng sẽ giúp giảm đáng kể những rào cản thương mại giữa các nước, hạ thuế đánh vào các mặt hàng như xe tải, gạo và dệt may.

Tuy nhiên, TPP còn tác động đến nhiều khía cạnh khác. Thỏa thuận này yêu cầu các quốc gia thực hiện luật lao động và môi trường chặt chẽ hơn, củng cố rào chắn pháp lý cho các công ty dược, kéo dài thời kỳ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

>> Đọc thêm

Tiếp tục đọc

Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP ( Tiếng Anh – Tiếng Việt)


Toàn văn Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng anh Summary of the Trans-Pacific Partnership Agreement

 ttp Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán   với kết quả là một Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường.  Chúng tôi kỳ vọng rằng việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.

Tiếp tục đọc

Toàn văn: Báo cáo phân tích tổng thể nền kinh tế Việt Nam và sự lựa chọn cho tương lai của Havard University


Thế giới đã đổi thay nhiều kể từ khi cuốn sách Theo hướng rồng bay ra đời. Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 đã phơi bày một số điểm yếu ẩn chứa bên trong mô hình phát triển của các nước Đông Á và Đông Nam Á. Quan trọng hơn, cấu trúc của nền kinh tế toàn cầu vẫn không ngừng biến chuyển và thay đổi với tốc độ ngày một nhanh hơn.

Tự do hóa thương mại đã thực sự tạo ra thị trường toàn cầu cho các sản phẩm chế tạo và điều này cũng đang xảy ra với các sản phẩm dịch vụ. Hai thập kỷ của sáp nhập và mua bán công ty đã tạo ra những công ty toàn cầu khổng lồ đứng tại đỉnh của chuỗi cung ứng, thâm nhập sâu vào hệ thống sản xuất của cả nước đã và đang phát triển. Ngày nay, các nước đang phát triển không thể dựa vào những chiến lược công nghiệp hóa đã từng thành công trong quá khứ mà phải liên tục đánh giá lại thế vị của mình có tính đến những xu thế thay đổi rất nhanh trong đầu tư nước ngoài, thị trường tài chính, công nghệ, và nhân khẩu.

20141225083554-anh1Về phía mình, Việt Nam đã thay đổi rất nhiều sau gần 20 năm với thành tích tăng trưởng cao và rất nhiều người dân Việt Nam đã thoát khỏi cảnh đói nghèo. Với tư cách một quốc gia, Việt Nam ngày càng nhận được sự nể trọng và có ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong cộng đồng quốc tế. Có được thành công này một phần là nhờ vào những quyết định sáng suốt của chính phủ trong việc giải phóng lực lượng sản xuất và hội nhập ngày càng sâu sắc hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Hệ quả tất yếu của những thay đổi chính sách này là nền kinh tế Việt Nam ngày nay đã trở nên phức tạp hơn rất nhiều, đòi hỏi việc ra chính sách phải hết sức thận trọng và sáng suốt.

Tiếp tục đọc

Overturned ICC Opinions – ICC Banking Commission Opinions 2009 – 2011


Following the approval of ISBP 745 in Lisbon Gary Collyer stated that it was in force as of 2007 – i.e. when the UCP 600 was in force. This of course is a provocative statement: How can a publication be in force 7 years before it is published? In any case this blog post will illustrate that at least it was a “truth with modifications.”

But first a practical note: This blog post may get a bit “nerdy.” However it contains information that is “need to know.” Therefore I have highlighted in bold the need to know paragraphs – so if you do not bother to read all – read what is in bold. Tiếp tục đọc

Khi L/C được phát hàng bởi một tổ chức phi ngân hàng ( When a non-bank issues a letter of credit)


Gần đây một số cán bộ tác nghiệp L/C tại các ngân hàng có trao đổi với người viết về việc họ thỉnh thoảng nhận những L/C được một số ngân hàng thông báo bằng điện SWIFT MT 710 (Advice of a Third Bank’s Documentary Credit – Thông báo L/C của Ngân hàng thứ ba) và MT 720 (Transfer of a Credit – Chuyển nhượng L/C) nhưng thực tế những L/C này được một công ty phát hành chứ không phải bởi ngân hàng. Vấn đề L/C được phát hành bởi một tổ chức phi ngân hàng (non-bank issued L/C) còn quá mới, do vậy, không ít những cán bộ tác nghiệp lần đầu tiên bắt gặp L/C này đã rất lúng túng khi xử lý cũng như giải thích đầy đủ cho khách hàng.

icc-main-picNgười viết bài này trước đây đã có cơ hội tìm hiểu về vấn đề này, do vậy, xin mạnh dạn chia sẻ với bạn đọc quan tâm một số hiểu biết của mình. TCPNH có thể phát hành L/C theo UCP ? Khi được hỏi về L/C phát hành bởi TCPNH, nhiều cán bộ ngân hàng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực L/C cho biết rằng họ chưa từng gặp những L/C như thế và họ khẳng định rằng TCPNH không được phát hành L/C, nhất là khi L/C đó dẫn chiếu UCP như là một quy tắc điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia giao dịch L/C. Một trong những cơ sở chắc chắn mà họ đưa ra là các từ ngữ được sử dụng trong UCP như “ngân hàng phát hành”, “ngân hàng xác nhận” … đều ám chỉ đến ngân hàng, do vậy, chỉ có ngân hàng, chứ không phải TCPNH, được phép phát hành L/C theo UCP. Tiếp tục đọc

Tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/c và một số gợi ý cho các doanh nghiệp khi tham gia giao dịch


Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp Việt Nam cũng thường xuyên đang phải đối mặt với các khó khăn, thách thức không nhỏ. Một trong những thách thức lớn hiện nay là phải giảm thiểu các rủi ro, tranh chấp phát sinh trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary credit) hay còn được gọi là thanh toán bằng thư tín dụng ( Letter of Credit – L/C) – một phương thức thanh toán quốc tế (TTQT) phổ biến được nhiều các doanh nghiệp lựa chọn. Bài viết này nhằm mục đích tổng hợp các dạng tranh chấp thường phát sinh trong TTQT bằng thư tín dụng (L/C) dước góc độ các doanh nghiệp có kinh doanh xuất nhập khẩu, phân tích các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp và gợi ý một số biện pháp nhằm giúp các doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro cũng như giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả.

1. Các dạng tranh chấp thường phát sinh

Trước hết, có thể khẳng định, tranh chấp bắt nguồn từ rủi ro. Trong thương mại quốc tế nói chung và hoạt động TTQT nói riêng, các bên trong hợp đồng thường ở các quốc gia có vị trí địa lý cách xa nhau, thiếu các thông tin cần thiết khi tìm hiểu về đối tác, việc am hiểu luật lệ, tập quán buôn bán của mỗi nước lại hạn chế. Do vậy, các rủi ro xảy ra là điều khó tránh khỏi. Rủi ro trong TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ (TDCT) được hiểu là những bất trắc ngoài ý muốn có thể gây thiệt hại đối với các bên tham gia giao dịch bằng L/C như: Người yêu cầu mở L/C, người hưởng lợi L/C và các ngân hàng tham gia. Tiếp tục đọc

Thông tư Liên tịch số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN, ngày 31/12/2013 Quy định về quản lý chất lượng thép sản xuất trong nước và thép nhập khẩu có hiệu lực từ 1/6/2014


(Thanhai.wordpress.com cập nhật và tổng hợp ) Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 44/2013/TTLT-BCT-BKHCN. Theo đó, từ ngày 1-6-2014, nhà NK thép trong nước sẽ phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với sản phẩm thép trong hợp đồng NK. Căn cứ trên các tiêu chuẩn được công bố, các lô hàng sẽ được thực hiện đánh giá phù hợp tiêu chuẩn trước khi NK. Đối với sản phẩm thép trong nước, căn cứ đặc thù của từng loại thép, Bộ Công Thương ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quá trình sản xuất. Tổ chức, cá nhân sản xuất thép trong nước có trách nhiệm áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này. Việc chứng nhận hợp quy do tổ chức chứng nhận được chỉ định thực hiện. Tiếp tục đọc

Những thứ có thể trao đổi bằng Bitcoin ở Việt Nam


Trào lưu Bitcoin sau một thời gian bùng phát có dấu hiệu chững lại bởi còn chứa đựng nhiều rủi ro. Tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn có những mặt hàng, dịch vụ có thể đổi bằng loại “tiền ảo” này.

1. Mua quảng cáo

Đầu năm nay, một doanh nghiệp Việt gây xôn xao khi là nơi đầu tiên tuyên bố chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin. Cụ thể, người muốn mua “đất” quảng cáo trên diễn đàn do công ty này quản lý, có thể trả bằng Bitcoin thay vì tiền mặt. Không lâu sau đó, giao dịch mua bán quảng cáo bằng Bitcoin đầu tiên đã được thực hiện, với giá trị khoảng nửa triệu đồng. Tiếp tục đọc

Biểu thuế xuất khẩu 2014


 

1. Nội dung Thông tư 164/2013/TT-BTC hướng dẫn chi tiết hơn về Biểu thuế xuất khẩu. Cách thức áp dụng mã số hàng hoá (mã HS code) và thuế suất của các mặt hàng thuộc Chương 98. Lộ trình áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 27.07, 29.02 và 39.02.

2. Biểu thuế xuất khẩu và Danh mục biểu thuế xuất khẩu 2014 thay đổi hoàn toàn so với danh mục Biểu thuế xuất khẩu 2013. Cụ thể danh mục biểu thuế xuất khẩu đã được chi tiết các nhóm mặt hàng đến cấp độ 8 số và thuế suất thuế xuất khẩu có sự thay đổi với một số nhóm hàng (vàng, cao su, sản phẩm chế biến từ tinh quặng titan…)

Tiếp tục đọc

ISBP 745 – WHAT’S NEW? Những điểm mới trong ISBP 745


Cùng với UCP 600, ISBP(International Standard Banking Practice for the Examination ofDocuments under Documentary Credits – Tập quán Ngân hàng Tiêuchuẩn Quốc tế về Kiểm tra Chứng từ theo Thư tín dụng)được xem như một cuốn cẩm nang hướng dẫn không thểthiếu đối với các ngân hàng, các công ty xuất nhậpkhẩu, các chuyên gia logistics, các công ty bảo hiểm…trong việc lập và kiểm tra các chứng từ xuất trìnhtheo thư tín dụng (L/C).

Phiên bản đầu tiên có tên gọiISBP 645 được Ủy ban Ngân hàng ICC ấn hành năm 2002. Sauhơn 4 năm sử dụng, Ủy ban Ngân hàng quyết định tiếnhành sửa đổi ISBP 645 và thông qua phiên bản 2007 vớitên gọi là ISBP 681. Tuy nhiên, sau gần hai năm áp dụng,ISBP 681, trong chừng mực nào đó, đã bộc lộ nhiềuthiếu sót và chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế vềkiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, tại cuộc họp Dubaivào tháng 3/2009, Ủy ban Ngân hàng ICC một lần nữa quyếtđịnh sửa đổi ISBP 681. Mới đây vào ngày 17/4/2013 Ủyban Ngân hàng ICC họp tại Lisbon (Bồ Đào Nha) đã thôngqua Bản Dự thảo cuối cùng ISBP với tên gọi là ISBP745.

Tiếp tục đọc

Điều tồi tệ nhất của bảo hộ là xoá bỏ nó


Có lẽ, bài học đối với Trung Quốc là họ nên từ bỏ ý tưởng nuôi dưỡng những “nhà vô địch” quốc gia và thay vào đó nên khuyến khích sự cạnh tranh thực sự ở trong nước.

Thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ

Lý luận về “ngành công nghiệp non trẻ” đã tương đối nổi tiếng. Có lẽ Alexander Hamilton là người đầu tiên sử dụng cụm từ này, và lý do đằng sau tư duy của ông rất rõ ràng. Ngành chế tạo Mỹ không thể cạnh tranh với một quốc gia vượt trội hơn họ nhiều mặt là Anh, và theo các lý thuyết thịnh hành khi đó (và cả bây giờ) dựa trên chủ thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thì chính sách thương mại có ý nghĩa rất quan trọng. Mỹ nên tập trung vào những ngành mà họ có thể làm tốt hơn ANh về mặt kinh tế – chủ yếu là nông nghiệp, và chính sách kinh tế nên bao gồm việc biến ngành nông nghiệp- thuốc lá, gạo, đường, lúa mì, và quan trọng nhất là cotton – Mỹ trở thành thứ hái ra tiền, tối đa hóa sản xuất và trao đổi chúng lấy những sản phẩm chế tạo rẻ hơn và ưu việt hơn từ Anh. Tiếp tục đọc

ANH CÓ THÍCH NƯỚC MỸ KHÔNG – TÂN DI Ổ


( TÓM TẮT CÂU CHUYỆN) Trịnh Vy, một cô gái vô tư, cuộc sống dường như không có gì khiến cô phải buồn. Trịnh Vy quyết định thi vào Học viện Kiến trúc của thành phố G vì một lời hẹn ước với Lâm Tịnh – chàng trai sống cùng khu nhà tập thể với cô và hơn cô 5 tuổi. Từ khi còn rất nhỏ cô đã nói trước mặt mọi người là sẽ lấy Lâm Tịnh. 17 năm cô mải miết theo anh trên mọi con đường anh đi, đến cuối cùng cô tưởng như mình đã được ở gần anh sẽ không phải xa cách. Nhưng Lâm Tịnh đã chọn con đường ra đi, sang Mỹ bỏ cô ở lại với bao câu hỏi ngổn ngang.

Trong những năm học đại học, Trịnh Vy lao vào cuộc theo đuổi anh chàng Trần Hiếu Chính lạnh lùng khô khan, chỉ biết cắm đầu vào học. Tình yêu của cô đã được đền đáp, họ trở thành một đôi rất nổi tiếng trong trường đại học. Bốn năm đại học của cô trôi qua trong hạnh phúc của tình yêu, nhưng một lần nữa nước Mỹ lại cướp đi người cô yêu. Trần Hiếu Chính quyết định đi Mỹ mà không cho Trịnh Vy một lời hẹn ước, cả cơ hội chờ đợi cũng không có. Tiếp tục đọc

Vầng trăng Tháng Mười


Dưới vầng trăng vằng vặc tháng mười

Chợt nhớ lại cái ngày xa xưa ấy

Đêm vầng trăng sáng trong đến vậy

Tôi và em cùng đếm những vì sao

Hạnh phúc ùa về trong ánh mắt lao xao

Long lanh giọt sương ướt nhoè bờ mi lạnh

Cái im lặng lùa vào lòng sóng sánh

Trái tim cuộn mình nghẹn thắt đến rưng rưng

Ngày mai xa rồi biết còn nhớ nhau không

Mong manh lời yêu cái ngày ta xa cách

Em sẽ quên thôi điều đó là sự thật?

Sẽ chẳng một lá thư, chẳng một phút hẹn hò?

Cánh bằng lăng buồn tím đến co ro

Như thấu hiểu nỗi lòng người tương ngộ

Bóng em mờ dần lẻ loi về góc phố

Ánh đèn loang theo từng bước chân sầu

Nhìn trăng đêm nay nhớ lại ánh trăng đầu

Nỗi nhớ cứ theo về từ mùa thu cũ

Nhưng trái tim ta giờ chỉ còn một nửa

Một nửa hao gầy xưa đã trả cho em

Con đường hoa rớt trong ánh trăng tan

Ta gom nhặt một thời trong nhung nhớ

Nếu em có về trong mùa hoa vỡ

Xin hãy cất dùm mùa nhung nhớ về anh

10/2006

*** Nguyễn Thanh Hải

Ảnh

INCOTERMS 2010 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC ĐIỀU KHOẢN


Hướng dẫn sử dụng Incoterms 2010


INCOTERMS là một bộ các quy tắc nhằm hệ thống hóa các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng phổ biến bởi các doanh nhân trên khắp thế giới. Đến nay, sau 7 lần sửa đổi, Incoterms 2010 đã chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2011.

Tiếp tục đọc

Danh mục kiểm tra chứng từ bằng thơ


When you sit for document examination: poetic checklist

 Chắc bạn đọc sẽ rất ngạc nhiên khi đọc UCP bằng thơ vì không nghĩ rằng có người dám làm thơ UCP – một vấn đề khó gặm và khô như củi.
Tiến sĩ Ravi Mehta, Tổng biên tập tạp chí điện tử LC VIEWS, trước khi qua đời (vào tháng 2/2007) đã kịp viết bài thơ có tựa đề “Khi bạn kiểm tra chứng từ: danh mục kiểm tra bằng thơ”. Đây có thể là bài thơ duy nhất viết về UCP. Bài thơ hệ thống hoá danh mục kiểm tra chứng từ dưới giác độ của phiên bản UCP 600 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2007). Bài thơ này khiến chúng ta nhớ lại những bài văn vần tương tự được sáng tác nhằm giúp học sinh phổ thông dễ nhớ những công thức toán học khô khan.

Tiếp tục đọc

Tình trạng thư bảo lãnh ngân hàng giả mạo – Discussion on fake guarantees


Các bản tin phòng ngừa rủi ro của các ngân hàng Việt Nam gần đây liên tục trích đăng các bản tin cảnh báo của Văn phòng chống tội phạm thương mại quốc tế (International Commercial Crime Bureau – ICC ) về tình trạng bọn tội phạm sử dụng thư bảo lãnh ngân hàng giả mạo để lừa đảo những nhà đầu tư mất cảnh giác khi tin rằng có thể nhanh chóng kiếm được những khoản lợi nhuận lớn bằng cách mua đi bán lại những công cụ tài chính này.
Đáng lưu ý là các bản tin phòng ngừa rủi ro cũng đã thông báo một số thư bảo lãnh ngân hàng giả mạo được phát hiện ở Việt Nam, trong đó có những thư bảo lãnh mạo danh các ngân hàng Việt Nam phát hành. Điều này cho thấy rằng bọn tội phạm quốc tế đã bắt đầu chú ý đến Việt Nam, một thị trường “rất tiềm năng” cho những hoạt động lừa đảo của chúng.
Lừa đảo bằng thư bảo lãnh ngân hàng giả mạo là một thủ đoạn còn khá mới đối với các ngân hàng cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Những người chưa được cảnh báo rất dễ bị mất cảnh giác và sập bẫy của bọn lừa đảo. Để giúp bạn đọc quan tâm có thêm thông tin và tư liệu nhằm cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo mới này, người viết xin được chia sẻ với bạn đọc cách nhận biết thư bảo lãnh ngân hàng giả mạo và cách xử lý những giao dịch đáng ngờ liên quan đến thư bảo lãnh.