‘Phải có Hiến pháp dân chủ’


Trở lại bản Hiến pháp đầu tiên 1946 càng thấy những chỉ dẫn quan trọng của Bác Hồ đối với việc soạn thảo nội dung cốt lõi của hiến pháp.

Hiện nay chúng ta đang lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho Bản Dự thảo Hiến pháp 1992. Có thể nói đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng để mọi công dân thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với sự phát triển của đất nước.

Trở lại bản Hiến pháp đầu tiên 1946 càng thấy những chỉ dẫn quan trọng của Bác Hồ đối với việc soạn thảo nội dung cốt lõi của hiến pháp. Tiếp tục đọc

‘Hoa thơm’ mỗi bộ, ngành hưởng một tý?


Tại sao các đơn vị không có chức năng GD&ĐT lại cứ muốn giữ cho mình một số trường CĐ, ĐH? Phải chăng Bộ GD&ĐT không đủ năng lực quản lý? Câu hỏi này thật ra rất tế nhị và không phải ai cũng muốn trả lời.

Gần đây nhiều “đại gia” đang bị buộc phải thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo chỉ đạo của Chính phủ. Câu hỏi đặt ra là ngành giáo dục có liên quan đến chuyện đầu tư ngoài ngành, có cần thoái vốn? Dễ nhận thấy với cấp bộ thì chuyện thoái vốn hình như chỉ là chuyện “của hàng xóm”. Tiếp tục đọc

Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?


Lương thấp, sao vẫn “chạy” vào làm Nhà nước?

Xoay quanh các vấn đề về tài chính – ngân sách của Việt Nam trong năm 2013 và định hướng trong thời gian tới, việc cải cách tiền lương được đặt ra với không ít băn khoăn.

Xoay quanh các vấn đề về tài chính – ngân sách của Việt Nam trong năm 2013 và định hướng trong thời gian tới, việc cải cách tiền lương được đặt ra với không ít băn khoăn.

Bởi, theo ông Jairo Acuña Alfaro, dù mức lương hiện nay quá thấp để đảm bảo cuộc sống, nhưng đã là một gánh nặng đáng kể cho ngân sách nhà nước khi đã chiếm đến khoảng 7% tổng chi tiêu.
Tiếp tục đọc

Bầu thiếu ủy viên Bộ Chính trị: “Trung ương cũng không hài lòng”


Tiếp xúc với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội chiều 13/5, một số cử tri đã bày tỏ băn khoăn trước kết quả hội nghị Trung ương 7 vừa bế mạc.

Cử tri Lâm Thắng (Thành Công) đặt vấn đề về tính thích hợp của việc sẽ  lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ năm của Quốc hội, khi trong Đảng vừa diễn ra hai sự kiện rất quan trọng mà nhiều cán bộ đảng viên còn băn khoăn.

Một là việc kiểm điểm cấp ủy từ trên xuống dưới theo Nghị quyết Trung ương 4 chưa thực sự đem lại kết quả như mong muốn.

Hai là kết luận hội nghị Trung ương 7 đã làm cho nhiều cán bộ đảng viên và cử tri khó hiểu, không lý giải nổi tại sao Ban Chấp hành Trung ương với 175 ủy viên, đã qua hai lần bầu Bộ Chính trị nhưng đến nay chỉ có 16 người. “Phải chăng các đồng chí còn lại không ai đủ tiêu chuẩn để tham gia vào Bộ Chính trị hay vì lý do gì, các ủy viên Trung ương thiếu cái gì?”, cử tri Lâm Thắng đặt câu hỏi. Tiếp tục đọc

Nguy cơ thoái hoá từ việc không dám nói


Không làm thì cái sai, cái hỏng cứ kéo dài mãi thành hệ thống, đe dọa cả sự tồn vong của chế độ. Đây là cơ hội để thanh lọc bộ máy, đưa bộ máy Nhà nước trở về đúng nghĩa bộ máy phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc.

 

– Để đánh giá cho công tâm một cán bộ đòi hỏi nhìn nhận con người ấy trong cả một quá trình lâu dài và sâu sát. Vậy làm thế nào để các đại biểu có đầy đủ thông tin chân thực khách quan về các vị trí lãnh đạo chủ chốt, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng một đại biểu Quốc hội mà bầu lên hoặc góp phiếu phê chuẩn một vị lãnh đạo nào đó mà không hiểu người ta, thì như vậy là một việc làm thiếu trách nhiệm. Một khi đã bỏ phiếu thì phải thường xuyên theo dõi những người mà mình giao cho trọng trách như vậy, họ đã làm những việc gì, làm như thế nào, phải được thường xuyên thông tin, nếu có những vấn đề gì chưa rõ thông tin thì yêu các cơ quan chức năng của Nhà nước cung cấp thông tin về hoạt động của những người đó. Tiếp tục đọc

Nghèo không tới, tối thiểu không xong


Sẽ thế nào nếu một chiến dịch như “Sống dưới mức nghèo đói” được thực hiện cho các nhà lãnh đạo, cán bộ chính quyền ở Việt Nam.

1. Gia cảnh quẫn bách, bệnh tật dai dẳng đã đẩy một người phụ nữ đến bước đường chọn cái chết để mong giảm gánh nặng cho gia đình và con được đi học.

Trong bức thư tuyệt mệnh của vợ, người mẹ suốt đời vất vả, tần tảo – chị Nguyễn Thị Mỹ Nhân (TP Cà Mau) – đau đáu hai điều. Một là mong chồng có thể thay chị nuôi con ăn học nên người, để chúng không lặp lại cảnh đời của bố mẹ. Và niềm mong mỏi thứ 2, là gia đình được chính quyền… cấp sổ hộ nghèo.

Có nhìn vào hoàn cảnh của gia đình chị trước đó, mới hiểu tại sao cái sổ hộ nghèo lại ám ảnh chị Nhân ngay cả khi lựa chọn từ bỏ sinh mệnh quý giá. Tiếp tục đọc

Biết Tuý quyền, khắc có tiền ?


Đằng sau những cuộc nhậu, có thuần túy giao lưu xã hội, bày tỏ thiện chí, hay còn là những mục đích khác, mang tính tư lợi?

Túy quyền là một môn võ độc đáo cả ngoài đời lẫn trên màn bạc. Trong bộ phim Drunken Master (Sư phụ Túy quyền) của tài tử Thành Long từng làm mưa làm gió các rạp chiếu phim vào thập niên 80 của thế kỷ trước, môn võ say của nhân vật chính đã hạ gục đối thủ bằng các chiêu thức lạ lùng ngoạn mục.

Ở ngoài đời, võ say ít được biểu diễn, có lẽ do không có nhà tổ chức nào chịu bỏ ra số rượu đủ để các võ sinh có cảm hứng động thủ. Nhưng “túy quyền”, mang hàm nghĩa là các loại “công phu” để thi triển cần “dùng rượu trợ hứng”, thì rất phổ biến. Người ta dễ dàng bắt gặp túy quyền từ quán nhậu ghế đẩu nơi góc phố cho tới nhà hàng hạng sang.

Không ngạc nhiên khi hãng Heineken đưa ra dự báo Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiêu thụ bia đứng đầu thế giới trong vài năm nữa. Tiếp tục đọc

Để ” Thầy ra Thầy” ?


Cần có sự định hướng lại dư luận xã hội về nghề dạy học và hình ảnh người thầy.

Cải cách giáo dục toàn diện, bước đột phá phải là cải cách tiến trình đào tạo đội ngũ giáo viên các cấp. Chắt lọc kinh nghiệm của các nước tiên tiến sẽ giúp chúng ta tránh được những sai lầm đáng tiếc, thu hẹp một cách nhanh nhất khoảng cách với các nước có nền GD hiện đại.

Người thầy được đào tạo thế nào?

Cũng như ở nước ta, nhiều nước trên thế giới xem giáo viên là “người của nghề cao quý”. Từ sự phát triển của khoa học – công nghệ, của tính chất nghề nghiệp, người ta cũng thực tế hóa nghề dạy học và xem người giáo viên cũng là “người lao động”, nghề dạy học là một “nghề chuyên nghiệp cao”.

Sự kết hợp ba yếu tố nêu trên tạo nên một nhận thức thống nhất trong xã hội và các cơ quan hành pháp, lập pháp rằng “giáo viên là những người lao động có trình độ chuyên môn cao, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội, vì vậy họ cần được tôn trọng và đãi ngộ xứng đáng“. Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: ‘Chảy đi tiền ơi…’ và chuyện y phục – kỳ đức


Có một sự kiện sắp tới, vô tình cũng lại liên quan đến thành ngữ Y phục xứng kỳ đức mà cha ông ta tổng kết từ xưa.

Vào lúc ngành du lịch Việt Nam còn đang ồn ào dư luận tìm ứng viên có cả nhan sắc và năng lực trúng cử Đại sứ Du lịch thay cho người đẹp Lý Nhã Kỳ xin rút lui, thì một vụ việc còn gây ồn ào hơn, ngang ngửa với vụ việc người đẹp này vừa “lái” một vài phi công của VietNam Airline đến kỷ luật. Tiếp tục đọc

TỌA ĐÀM: “THINK TANK – THỰC TIỄN VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG PHÁT TRIỂN XàHỘI”.


Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng lực” (217B), ngày 06/04/2013, Viện nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển tổ chức tọa đàm chuyên đề: “Think tank – Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển xã hội”.  nhằm tạo một diễn đàn cho các chuyên gia, thành viên của HĐKH Viện PLD có cơ hội chia sẻ thông tin, phát triển các ý tưởng nghiên cứu trong lĩnh vực sự tham gia của các tổ chức xã hội cung cấp TGPL nhằm tạo cơ hội tiếp cận công lý cho những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội.

 Đề tài có ba báo cáo với chủ đề là Vai trò của Think tanks – thực tiễn ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong phát triển xã hội. Tham luận chính là của GS. Chu Hảo, sau đó là hai bài tham luận chuyên sâu của GS.TS. Nguyễn Đăng Dung và TS. Nguyễn Vi Khải. Tiếp tục đọc

“Túi khôn” Mỹ dồn sức nghiên cứu quốc phòng và quân đội Trung Quốc


(GDVN) – Do Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ, tạo ra nhiều thách thức cho Mỹ, các cơ quan tư vấn Mỹ đã chuyển hướng vào nghiên cứu về quân đội Trung Quốc.

Là khâu then chốt không thể thiếu trong quy trình hoạch định chính sách, Mỹ rất coi trọng vai trò của các cơ quan tham mưu, tư vấn (Think Tank) trong xây dựng quân đội, vạch kế hoạch chiến tranh.

Đằng sau mỗi lần đổi mới quân sự, chuyển đổi quan trọng và lên kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc đều có bóng dáng của cơ quan tham mưu.

Tổ chức các Think Tank được Mỹ coi là “kiến trúc sư trưởng” của chính sách quốc phòng và các hoạt động quân sự. Tiếp tục đọc

Những điểm nghẽn trong nền kinh tế


Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã được kết quả nhất định trong việc kiểm soát lạm phát, cân bằng cán cân thương mại và ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều rủi ro tiềm ẩn đang gây thách thức cho nền kinh tế trong năm 2013. 4 tháng đầu năm đã khép lại song các dấu hiệu kinh tế chưa cho thấy một bước đột phá nào, nội lực nền kinh tế vẫn chưa hồi phục. 

Những khó khăn của kinh tế Việt Nam là do tích tụ của nhiều năm trước. Các yếu tố tăng trưởng hiện tại và trong dài hạn cho thấy tăng trưởng của Việt Nam đang có xu hướng giảm dần do năng suất lao động thấp chưa được cải thiện.

Thêm vào đó, thâm hụt ngân sách ở mức cao, lạm phát được kiềm chế nhưng chưa thực sự vững chắc. Cộng đồng doanh nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn do sức mua thấp. Do đó, năm nay được đánh giá là một năm khó khăn và việc đạt được các mục tiêu đã đề ra sẽ là không dễ dàng.  Tiếp tục đọc

Giấc mơ TQ: Cơ hội và những rủi ro


Giấc mơ Trung Quốc là gì? Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình xác định nó như là mong muốn của người dân “có cuộc sống tốt đẹp như những người khác trên thế giới”.

Đây là lời nhắc nhở quan trọng rằng, dù Trung Quốc giờ đây là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, thì sự thịnh vượng họ có chưa được chia sẻ một cách rộng rãi.

Và, đó là sự nhạy cảm, tổn thương nguy hiểm. Nếu giới lãnh đạo Trung Quốc muốn giữ vững sự kiểm soát chính trị, họ phải trao quyền rộng rãi hơn cho một nền kinh tế thời kỷ nguyên số, họ cũng phải khiến hàng trăm triệu người Trung Quốc ra nhập tầng lớp trung lưu. Đây là phép thử không hề đơn giản với các chính sách trong nước của Trung Quốc. Tiếp tục đọc

Một lần bất tín, vạn lần bất tin


Người Việt Nam vốn thích khen nên ít nói đến lời chê, chúng ta cần quen dần với những lời chê để sửa mình tốt hơn. Bài viết không quá lo ngại, nhưng là tiếng chuông báo động nhắc nhở người làm du lịch cần chấn chỉnh.

Hiện nay, chuyện “chặt chém” du khách lại nổi lên trên các mặt báo. Nhưng chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ bài viết “Tại sao tôi không bao giờ trở lại Việt Nam? của Matt Kepnes được Huffington Post đăng ngày 30/1/2012. Tiếp tục đọc

Ấn tượng trong tuần: Người đẹp, chiếc ghế và ‘nhóm lợi ích’


Bê bối… lên ngôi, đã không còn là chuyện của làng giải trí!

Thế là Trương Thị Tuyết Nga, người đẹp đoạt danh hiệu “Quý bà thành đạt nhất” trong cuộc thi Hoa hậu Quý bà đẹp và thành đạt (năm 2009), trở thành người đẹp đầu tiên của năm 2013 dính vào bê bối, bị pháp luật rờ đến. Bà Tuyết Nga vừa bị cơ quan chức năng khám xét, bắt tạm giam về tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Bê bối “lên ngôi”?

Khối lượng tài sản của nhiều ngân hàng Nhà nước, gần chục tổ chức, cá nhân…, bị nghi vấn rằng bà này lừa đảo chiếm đoạt thật đáng nể- lên tới hơn 170 tỷ đồng, và 3,1 triệu USD. Tiếp tục đọc

Đặt lợi ích của dân lên trên thì không sợ gì


Nếu đại biểu Quốc hội vì e ngại mối quan hệ cấp trên-cấp dưới, đồng chí mà xuê xoa, làm cho có thì lấy phiếu tín nhiệm không để làm gì cả”.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Đại biểu Quốc hội nói về việc lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đối với 49 vị trí chủ chốt của Nhà nước sẽ bắt đầu triển khai vào đầu tháng 5 tới.

Tướng Nguyễn Quốc Thước: “Những vị lãnh đạo được lấy phiếu tín nhiệm lần này không chỉ giữ những chức danh đứng đầu cơ quan quyền lực Nhà nước mà còn nắm giữ nhiều trọng trách của Đảng. Cho nên, việc lấy phiếu tín nhiệm lần này còn có ý nghĩa bổ sung, làm rõ thêm những vấn đề mà trong nội bộ Đảng đã kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV. Tiếp tục đọc

Lãnh đạo có tâm không ngồi chờ cơ chế!


Lãnh đạo có tầm nhìn, có tâm và trách nhiệm với quê hương đất nước thì phải có suy nghĩ để tận dụng nguồn tài nguyên trí thức về phục vụ cho địa phương. Không thể ngồi chờ cơ chế, chính sách để huy động nguồn này mà cần xuất phát từ sự cầu thị, ứng xử văn minh thì sẽ có lối ra, khai dẫn nguồn về.

Đài PTTH Hà Tĩnh vừa phát một phóng sự về chuyện khá lạ thường ở tỉnh này như một hiện tượng hiếm hoi: Một nhà tư vấn, tiến sĩ, giảng viên của các trường đại học, Viện trưởng Viện quản trị Doanh nghiệp (DN) … đã về “3 cùng” với tỉnh Hà Tĩnh. Ông có mặt trên mọi nẻo đường, từ các lớp giảng dạy cho cán bộ đoàn thể đến người nông dân; ông xuống tận xóm làng, tận tình chia sẻ, hướng dẫn kỷ năng làm giàu cho nông dân. Tiếp tục đọc

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG TẬP QUÁN NGÂN HÀNG TIÊU CHUẨN QUÔC TẾ VỀ KIỂM TRA CHỨNG TỪ THEO UCP600 (ISBP745 ICC 2013)


 

Từ khóa: Thư tín dụng (L/C), Tín dụng chứng từ (D/C), xuất trình phù hợp (complying documents), Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013), Phòng thương mại quốc tế (ICC).

Tóm tắt: Khoảng cách về không gian, thời gian của thương mại quốc tế so với thương mại nội địa đã sản sinh ra một phương thức thanh toán quốc tế ưu việt, thuận tiện, an toàn và đảm bảo gắn trách nhiệm với quyền lợi của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thông qua vai trò quan trọng của các ngân hàng, đó là phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits). Khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ, khả năng người xuất khẩu có được thanh toán hay không là hoàn toàn phụ thuộc vào chứng từ giao hàng (Shipping Documents) được yêu cầu xuất trình. Vì vậy đòi hỏi nhà xuất khẩu phải tuân thủ một cách chặt chẽ những quy định về chứng từ xuất trình.Các ngân hàng chỉ trả tiền khi các chứng từ xuất trình của người xuất khẩu phù hợp với thư tín dụng (L/C), với các điều khoản có thể áp dụng được của Các tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP600 2007), phù hợp với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP600 (ISBP745 2013). Tiếp tục đọc

“72 nghìn doanh nghiệp đang ốm yếu”


Mấy năm gần đây, thông tin về hàng chục nghìn rồi hàng trăm nghìn doanh nghiệp Việt “chết” đã trở nên khá quen thuộc. Nhưng số còn lại khỏe, yếu ra sao vẫn không dễ dàng minh định. Báo cáo ngày 24/4/2013 của Chính phủ đánh giá số doanh nghiệp giải thể tạm ngừng hoạt động tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, trong khi cả số doanh nghiệp thành lập mới và số vốn đăng ký đều giảm.
Bên cạnh khó khăn về tiếp cận vốn và về đầu ra, không ít ý kiến tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4 vừa qua còn nhấn mạnh đến yếu tố niềm tin. “Lòng tin của doanh nghiệp đối với kinh tế thị trường, điều hành, quản lý của ta có vấn đề. Tình trạng chán nản, buông xuôi, thúc thủ trong doanh nghiệp đã biểu hiện rõ, ý chí vươn lên rất hạn chế”, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm nhận định.
Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội, ông Bùi Đức Thụ cho rằng “con số doanh nghiệp thành lập mới và giải thể xấp xỉ bằng nhau trong 4 tháng đầu năm nay cho thấy tình hình còn xấu hơn 2012, khó khăn cho doanh nghiệp chồng chất hơn”. Và kinh tế phục hồi thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hiệu quả của chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Tiếp tục đọc

Nền kinh tế phải trả lãi ngân hàng bao nhiêu?


480 ngàn tỷ trả lãi ngân hàng trong năm 2012 là con số được Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn công bố tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Kinh tế ngày 26/4.

“Mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi bao nhiêu là câu hỏi đại biểu Trần Du Lịch, thành viên của Ủy ban có đề nghị Bộ Tài chính trả lời, sau khi tranh luận trên báo chí”, ông Tuấn nêu lý do.

Ông Tuấn không nêu con số cụ thể tại cuộc tranh luận này, song theo thông tin được đăng tải ở  một số tờ báo từ giữa tháng ba năm nay, qua tính toán của TS.Trần Du Lịch, mỗi năm nền kinh tế phải trả lãi cho ngân hàng 20 tỷ USD. Tuy nhiên, một số chuyên gia ngân hàng lại đưa ra con số khác thấp hơn. Tiếp tục đọc