Khi L/C được phát hàng bởi một tổ chức phi ngân hàng ( When a non-bank issues a letter of credit)


Gần đây một số cán bộ tác nghiệp L/C tại các ngân hàng có trao đổi với người viết về việc họ thỉnh thoảng nhận những L/C được một số ngân hàng thông báo bằng điện SWIFT MT 710 (Advice of a Third Bank’s Documentary Credit – Thông báo L/C của Ngân hàng thứ ba) và MT 720 (Transfer of a Credit – Chuyển nhượng L/C) nhưng thực tế những L/C này được một công ty phát hành chứ không phải bởi ngân hàng. Vấn đề L/C được phát hành bởi một tổ chức phi ngân hàng (non-bank issued L/C) còn quá mới, do vậy, không ít những cán bộ tác nghiệp lần đầu tiên bắt gặp L/C này đã rất lúng túng khi xử lý cũng như giải thích đầy đủ cho khách hàng.

icc-main-picNgười viết bài này trước đây đã có cơ hội tìm hiểu về vấn đề này, do vậy, xin mạnh dạn chia sẻ với bạn đọc quan tâm một số hiểu biết của mình. TCPNH có thể phát hành L/C theo UCP ? Khi được hỏi về L/C phát hành bởi TCPNH, nhiều cán bộ ngân hàng kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực L/C cho biết rằng họ chưa từng gặp những L/C như thế và họ khẳng định rằng TCPNH không được phát hành L/C, nhất là khi L/C đó dẫn chiếu UCP như là một quy tắc điều chỉnh quan hệ của các bên tham gia giao dịch L/C. Một trong những cơ sở chắc chắn mà họ đưa ra là các từ ngữ được sử dụng trong UCP như “ngân hàng phát hành”, “ngân hàng xác nhận” … đều ám chỉ đến ngân hàng, do vậy, chỉ có ngân hàng, chứ không phải TCPNH, được phép phát hành L/C theo UCP. Thật ra, vấn đề TCPNH phát hành L/C theo UCP cách đây vài năm đã được cộng đồng các ngân hàng quốc tế đặt ra cho Uỷ ban Ngân hàng thuộc Phòng Thương mại Quốc tế (ICC Banking Commission – UBNH ICC) xem xét và cho ý kiến quyết định. Tại cuộc họp ở Rome ngày 30/10/2002, UBNH ICC đã có ý kiến về vấn đề này và thống nhất kết luận rằng TCPNH không hề “vi phạm” UCP khi phát hành L/C theo UCP mặc dù việc phát hành đó không được dự tính trong UCP. Kết luận này đã được đăng trên web site ICC dưới tiêu đề “When a non-bank issues a letter of credit”” (Khi một TCPNH phát hành L/C). Lý giải cho kết luận của mình, UBNH ICC cho rằng UCP là tập hợp các quy tắc về tập quán và mang tính tự nguyện, do vậy, những quy tắc này có thể được sửa đổi hoặc loại bỏ. Việc TCPNH phát hành L/C cấu thành sự sửa đổi đó. Ngay cả khi UCP có quy định cấm TCPNH phát hành L/C thì điều cấm này vẫn có thể được sửa đổi bởi UCP không phải là luật có thể tự hạn chế phạm vi áp dụng của nó. Cả Uỷ ban Kỹ thuật và Tập quán Ngân hàng ICC lẫn UCP đều không thể xác định được ai có quyền phát hành L/C theo luật địa phương và cũng không xác định được ai có thể phát hành các cam kết theo UCP. Sự hạn chế đối với việc phát hành L/C là vấn để thuộc về quy chế theo luật địa phương. Ở một số quốc gia, các TCPNH được phép phát hành L/C. Trong khi đó, ở các quốc gia khác, chỉ có các định chế tài chính mới được phép phát hành L/C nhưng cũng có các tổ chức phi ngân hàng là các định chế tài chính. Do vậy, ở một số quốc gia, các tổ chức phi ngân hàng là các định chế tài chính, chẳng hạn như các công ty bảo hiểm vẫn có thể phát hành L/C. Ngân hàng thông báo có trách nhiệm lưu ý người thụ hưởng về tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành L/C ? Về vấn đề thông báo L/C phát hành bởi TCPNH, UBNH ICC cho rằng UCP không có quy định cụ thể, tuy nhiên, UBNH ICC đề nghị ngân hàng thông báo phải thông báo cho người thụ hưởng biết rõ tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành L/C và nêu rõ vai trò hạn chế của ngân hàng thông báo. UBNH nhấn mạnh: “Nếu mẫu thông báo có điểm nào ám chỉ rằng tổ chức phát hành L/C là ngân hàng hoặc khiến người ta hiểu nhầm tưởng rằng đó là một ngân hàng thì thông báo đó phải khẳng định rõ tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành để tránh sự hiểu nhầm”. UBNH cũng lưu ý thêm: “Dĩ nhiên, nếu thể thức phát hành L/C khiến cho người thụ hưởng tin rằng tổ chức phát hành là một ngân hàng thì ngân hàng thông báo có thể phải chịu trách nhiệm” Ngân hàng có thể sử dụng điện SWIFT category 7 để chuyển tiếp L/C phát hành bởi TCPNH ? Nhận thấy rằng việc các ngân hàng sử dụng mẫu điện SWIFT category 7 (MT 710, MT 720…) để chuyển tiếp các L/C phát hành bởi TCPNH là không phù hợp với khuyến nghị của UBNH, ngày 28/12/2004, Nhóm Tài trợ Thương mại của Hiệp hội SWIFT (Trade Finance Maintenance Working Group -TFMWG) đã họp và quyết định rằng các mẫu điện SWIFT category 7 chỉ được sử dụng cho những L/C phát hành bởi ngân hàng. Tuy nhiên, quyết định này của TFMWG ngay sau đó đã vấp phải sự phản đối của cộng đồng các ngân hàng Mỹ. Các ngân hàng Mỹ cho rằng việc hạn chế chỉ sử dụng điện SWIFT category 7 cho những L/C phát hành bởi ngân hàng sẽ cản trở các ngân hàng Mỹ cung cấp đầy đủ các dịch vụ thương mại cho khách hàng công ty của họ. Sau khi xem xét, TFMWG nhận thấy rằng tập quán này của Mỹ có thể được các quốc gia khác chấp nhận để đẩy mạnh dịch vụ, do vậy, TFMWG đưa ra một giải pháp áp dụng tạm thời đối với việc thông báo và chuyển nhượng những L/C phát hành bởi TCPNH thông qua các mẫu điện SWIFT category 7. Giải pháp này bao gồm một quy tắc sử dụng thông điệp bổ sung cho các điện MT 710 và MT 720. Phiên bản 2005 của Cẩm nang dành cho người sử dụng SWIFT sẽ bổ sung thêm quy tắc sử dụng mới, theo đó ngân hàng chuyển điện MT 710 và MT 720 chịu trách nhiệm thông báo cho ngân hàng nhận điện về tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành. Quy tắc này có hiệu lực từ ngày 14/5/2005 với nội dung như sau: “Nếu một bức điện được sử dụng để thông báo hoặc chuyển nhượng một L/C phát hành bởi một TCPNH, ngân hàng chuyển điện này phải có trách nhiệm thông báo cho ngân hàng nhận điện về tình trạng phi ngân hàng của tổ chức phát hành. Ngân hàng chuyển điện phải chỉ rõ tại trường 52D (Ngân hàng Phát hành) rằng tổ chức phát hành là một TCPNH và nêu đầy đủ tên và địa chỉ của tổ chức phát hành phi ngân hàng tại trường 47A (Các điều kiện bổ sung)”. Hiệp hội SWIFT cho biết một giải pháp dài hạn cho phép TCPNH phát hành L/C hiện đang được cộng đồng người sử dụng SWIFT biểu quyết thông qua. Nếu được thông qua, sự thay đổi này sẽ được thực hiện vào tháng 11/2006. L/C phát hành bởi TCPNH có rủi ro ? Câu hỏi của nhà xuất khẩu (người thụ hưởng) đặt ra là L/C phát hành bởi TCPNH có bảo đảm thanh toán sẽ nhận được thanh toán hay không, và nhà xuất khẩu có thể sử dụng L/C đó để nghị ngân hàng tài trợ thu mua hàng xuất khẩu hay không. Khi L/C được phát hành bởi một TCPNH thì TCPNH đó cũng có nghĩa vụ và tiêu chuẩn cẩn trọng như ngân hàng, đó là: nghĩa vụ phải thanh toán khi bộ chứng từ xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của L/C và quyết định đó chỉ căn cứ vào chứng từ xuất trình chứ không căn cứ giao dịch cơ sỏ. Việc L/C phát hành bởi TCPNH được thông báo và xuất trình chứng từ qua ngân hàng có thể bảo đảm cho người thụ hưởng về tính xác thực của L/C cũng như giảm thiểu một số rủi ro tác nghiệp. Tuy nhiên, tương tự như L/C phát hành bởi ngân hàng, L/C phát hành bởi TCPNH cũng có những rủi ro liên quan đến uy tín của tổ chức phát hành và rủi ro quốc gia. Do vậy, người thụ hưởng cần cân nhắc xem thử có sẳn sàng chấp nhận L/C phát hành bởi TCPNH và chấp nhận rủi ro quốc gia liên quan đến tổ chức phát hành hay không. Nếu không, người thụ hưởng có thể yêu cầu L/C được xác nhận bởi ngân hàng.

Tác giả Nguyễn Hữu Đức VCB Da Nang

 

Qua đây tôi cũng cung cấp thêm một số thông tin liên quan: Vấn đề này cũng được đề cập đến trong When-a-non-bank-issues-a-letter-of-credit ( applied under UCP500) : Official ICC Opinion no TA537 in 2002 ( applied under UCP500) raised the issue of corporates issuing their own LCs, and the Opinion given was that although the UCP contemplates that the issuer will generally be a bank, there is nothing in the UCP which prohibits a non-bank from issuing its own LC. It was agreed that that the Opinion would have equal standing under UCP600

 

Bài viết của tác giả Roger Kreitman để các bạn tham khảo

 

Do you need an issuing bank? Some of you may have noticed two recent announcements from SWIFT. On 9th October 2004, the Trade Finance Maintenance Working Group (TFMWG) noted that some banks were using SWIFT to advise letters of credit that had been issued by non-banks. They disapproved of this, and ruled that “Category 7 standards may not be used to transport non-bank-issued letters of credit.” Then on 28th December, TFMWG reversed their position. After representations from banks who wanted to offer “a full range of trade services to their corporate customers”, a temporary way forward was agreed. MT 710 and MT 720 messages can be used for non-bank-issued letters of credit. SWIFT say that it is the responsibility of the sender to inform the recipient of the issuer’s non-bank status, and a usage rule will be added to the SWIFT User Handbook. SWIFT’s latest statement can be found on their website: http://www.swift.com/index.cfm?item=43491 The business background to this is as follows. Large, highly creditworthy importers in various countries liked the idea of saving costs by dispensing with the issuing bank role. They would be their own issuer, and send instructions directly to their banks, who would advise the beneficiaries in the usual way. You may wonder why these highly rated buyers need to use letters of credit at all. One reason is that their suppliers tend to be in Asia, where finance is an important consideration; the beneficiaries’ bankers appreciate the comfort of a letter of credit, albeit with a non-bank issuer. The other reason is less obvious, but equally important. It is well known that the SWIFT messaging system is well suited to straight-through computer processing by the banks. With appropriate software, this capability can be leveraged for the corporates’ own purposes – for example, the beneficiary can submit electronic documentation that can be matched against the SWIFT instruction so that orders, goods and payments can be reconciled automatically. At this point, readers will now be saying to themselves, “Hey, what about Bolero, Identrus and other new internet trading platforms that were going to do all this? Why is SWIFT being co-opted for a job that it was never designed for?” The answer is that with one or two exceptions such as TradeCard, none of these internet-age platforms have managed to make much headway or achieve significant market share. Meanwhile SWIFT enjoys universal acceptance among banks and is understood by corporates and by the companies who produce software for transaction processing. So building on its capabilities makes good sense. Meanwhile, back at the ranch …. What problems does this pose for banks and for corporates? Well, both the ICC and SWIFT now agree that non-banks can be issuers, provided that when this is the case, the advisors of letter of credit make this fact very clear to beneficiaries and other recipients. The ICC’s statement can be found on their website: http://www.iccwbo.org/home/statements_rules/statements/2002/when_a_non-bank_issues.asp Clearly in the vast majority of cases the beneficiary will be perfectly aware of what is happening here, and will have no problem. Note that there is more to this than the credit status of the corporate “issuer”. Where buyers are their own “issuers”, then arguably something quite important has been lost – the “neutral paymaster” role of the Issuing bank, who applies the tests for compliance fairly and impartially. But again, it will be up to exporters to decide whether they can live with this, taking into account the bigger commercial picture and their relationships with their buyers. So subject to these provisos, letters of credit issued by corporates are fine? Well, here is another possible danger. Can we be sure that an MT 710, advised by a bank with a corporate as the issuer, is really a letter of credit at all? At first sight, this may seem a silly question. The MT 700 and MT 710 usage rules both say that unless otherwise specified, the documentary credit is issued subject to the current edition of UCP – so if it is a Category 7 message, surely it must be a letter of credit? But the SWIFT manual goes on to say that the advising bank must inform the beneficiary when the credit is subject to UCP. This is because SWIFT rules only apply to banks. (Remember, the corporate did not use SWIFT to communicate with the bank.) So if the advising bank has not separately asserted that this is a letter of credit subject to UCP, and if the message itself is silent on this matter, we could have a situation where the “advice” includes all the data that one would expect in a letter of credit, but where the beneficiary does not have the protection that is offered by UCP and letter of credit practice! SWIFT are aware of some of the ramifications of extending the scope of Category 7 message standards to their use by non-banks. In their most recent statement, they say that a more satisfactory solution “will be implemented as part of SWIFT’s 2006 Standards Release.” One possibility that has been mooted is an explicit data field for adherence to UCP or other ICC codes. But in the meantime, recipients of “credits” issued by non-banks should check that they are what they seem to be. One final point. There is a strong argument that for many transactions, the traditional letter of credit structure is inappropriate – open account trading is fine. So if the SWIFT messaging system can be adapted to provide streamlined automatic business processes, then maybe this will succeed where many of the more recent “paperless trading” initiatives have failed. And indeed it is now clear that this is exactly where SWIFT is heading. On 25 January, SWIFT announced that it is working on the SWIFTNet Trade Services Utility, a financial supply chain solution that allows banks to “support supply chain services in the open-account space” http://www.swift.com/index.cfm?item_id=43522

But the ramifications of this will need to be the subject of a separate article!

Roger Kreitman

Principal Consultant

Bình luận về bài viết này