PHÁP LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


Hiện tượng bán phá giá có nguồn gốc khá sớm trong thực tiễn thương mại quốc tế. Mặc dù còn có những quan điểm khác nhau, song pháp luật các nước đều coi đây là một trong những hành vi thương mại không lành mạnh. Một số nước đã có những đạo luật về chống bán phá giá trong thương mại quốc tế từ rất sớm [1]. Trên bình diện quan hệ thương mại đa biên, Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) năm 1947 là văn kiện pháp lý đầu tiên quy định về vấn đề này (Điều VI). Năm 1967, các Bên ký kết của GATT đã thỏa thuận “Hiệp định về thực hiện điều VI của GATT”, thường được gọi là Bộ luật chống bán phá giá. Trong vòng đàm phán Tokyo, Hiệp định này được sửa đổi, bổ sung vào năm 1979.  Tiếp tục đọc

Một số biến thể của điều kiện FOB và CIF trong thương mại quốc tế


Một số biến thể của điều kiện FOB trong thương mại quốc tế

FOB là điều kiện cơ sở giao hàng phổ biến được áp dụng trong phương thức vận tải đường biển. Tuy nhiên, bên cạnh điều kiện FOB được quy định theo Incoterms 2010 và các phiên bản trước đây của Incoterms do Phòng Thương mại Quốc tế ICC ban hành, trong thực tiễn hoạt động buôn bán quốc tế, FOB có một số biến dạng nhất định, doanh nghiệp nên biết cách dùng các biến dạng này nhằm hạn chế rủi ro về vi phạm nghĩa vụ hợp đồng cũng như tránh trả phí hai lần, cụ thể như sau: Tiếp tục đọc

Đã đến lúc cần từ bỏ quy tắc FOB và CIF khi mua bán hàng vận chuyển bằng container


Điều kiện FOB và CIF là những điều kiện thương mại quốc tế cổ điển nhất từng xuất hiện trong những phiên bản Incoterms đầu tiên trên thế giới do ICC (Phòng Thương mại quốc tế: International Chamber of Commerce) ấn hành năm 1937.

Giống như các điều kiện giao hàng khác, từ phiên bản Incoterms 2010, có hiệu lực từ 01/01/2011, ICC không gọi FOB và CIF là điều kiện nữa mà chuyển sang gọi là quy tắc FOB và CIF. Sở dĩ có sự thay đổi về tên gọi như vậy vì các quy tắc này quy định cụ thể, rõ ràng hơn và chi tiết hơn so với các phiên bản cũ. Từ cuối thế kỷ XX, do cuộc cách mạng về container và vận tải đa phương thức phát triển như vũ bão, ICC đã khuyến cáo hai quy tắc này (cũng như hai quy tắc FAS và CFR) chỉ thích hợp cho  mua bán hàng dạng rời (Bulk Cargo), khối lượng lớn vận chuyển bằng đường biển.

Tiếp tục đọc