Nhập CIF – Xuất FOB “Thói quen khó bỏ” của các doanh nghiệp Xuất Nhập Khẩu Việt Nam


Ở các nước phát triển, khi xuất khẩu (XK) hàng hóa, người xuất khẩu thường tìm mọi cách để giao hàng với điều kiện giá CIF, khi nhập khẩu (NK), người nhập khẩu lại luôn đàm phán để mua được hàng theo điều kiện giá FOB. Tuy nhiên ở Việt Nam, phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh XNK đang thực hiện Nhập CIF – Xuất FOB theo phương thức ngược lại: xuất hàng theo giá FOB và nhập theo giá CIF. Điều này đã trở thành tập quán trong kinh doanh XNK ở Việt Nam từ nhiều năm nay.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến “thói quen” Nhập CIF – Xuất FOB này?

-Vận tải biển Việt Nam chưa đủ mạnh Nhập CIF – Xuất FOB:

Các doanh nghiệp làm dịch vụ hàng hải và đại lý vận tải vẫn chưa mở rộng ra thị trường nước ngoài dẫn đến Nhập CIF – Xuất FOB khó khăn. Mạng lưới vận tải biển của Việt Nam ở nước ngoài còn quá ít, hệ thống quản lý thưa thớt, giá cước vận chuyển cao trong khi so sánh với mặt bằng giá cước của các đội tàu vận tải biển nước ngoài. Mặt khác, đội tàu thường cũ nát, các tàu có độ tuổi tương đối cao (phần lớn trong khoảng 10 đến 20 tuổi, thậm chí có những tàu từ 25 đến 30 tuổi), tàu lạc hậu nên mức tiêu hao nhiên liệu cao, chi phí cho sửa chữa lớn, điều này tiếp tục là nguyên nhân kéo giá vận tải tăng.

Tiếp tục đọc

BIỂU THUẾ NHẬP KHẨU NĂM 2015


Biểu thuế nhập khẩu đã cập  nhật ACFTA, AKFTA, ATIGA, WTO,THUẾ VAT, THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT, AIFTA, AJCEP, AUSTRALIA và NEWZELAND, VCFTA và theo các thông tư do Bộ Tài chính ban hành dưới đây.

+ Thông tư số 165/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018.
+ Thông tư số 166/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2015-2018.
+ Thông tư số 167/2014/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Hàn Quốc giai đoạn 2015-2018.
+ Thông tư số 168/2014/TT-BTC ngày của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Úc-Niu Dilân giai đoạn 2015-2018.
+ Thông tư số 169/2014/TT-BTC ngày của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN-Ấn Độ giai đoạn 2015-2018.
+ Thông tư 173/2014/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất  thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi.
Tiếp tục đọc

Vận tải hàng hoá bằng đường biển


Chương I: Giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường biển
Vận tải đường biển ra đời khá sớm so với các phương thức vận tải khác. Ngay từ thế kỷ thứ V trước công nguyên con người đã biết lợi dụng biển làm các tuyến đường giao thông để giao lưu các vùng các miền, các quốc gia với nhau trên thế giới. Cho đến nay vận tải biển được phát triển mạnh và trở thành ngành vận tải hiện đại trong hệ thống vận tải quốc tế. Tiếp tục đọc

Các bước thực hiện hợp đồng ngoại thương và Quy tắc thống nhất về bảo đảm hợp đồng của ICC (ấn phẩm số 325)


Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thương đã được ký kết, đơn vị kinh doanh XNK – với tư cách là một bên ký kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. ÿây là một công việc rất phức tạp. Nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh XNK phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao tính doanh lợi và hiệu quả của toàn bộ nghiệp vụ giao dịch. Để thực hiện một hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc sau đây: Giục mở L/C và kiểm tra L/C (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương thức tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, thuê tàu hoặc lưu cước, kiểm nghiệm và kiểm dịch hàng hoá, làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanh toán và giải quyết khiếu nại (nếu có).

Tiếp tục đọc

Một số lưu ý trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu


UCP là bộ quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu,vừa được Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) hoàn tất. Trong đó quy định quyền hạn trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ.

Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) đã hoàn tất và ban hành bản sửa đổi Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ trong xuất nhập khẩu (UCP 600), áp dụng từ ngày 1/7/2007. UCP được ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 nhằm thống nhất các quy định trong hoạt động thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu. Toàn bộ phiên bản này đã được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội giới thiệu cụ thể tại Hội thảo chuyên đề “Tài trợ xuất nhập khẩu” vừa diễn ra tại Hà Nội. Tiếp tục đọc