Hiệp định TPP: Việt Nam sẽ giành thị phần của Ấn Độ tại Mỹ?


NEW DELHI: Việc đàm phán thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dường như đã mang đến một chuẩn mực chung cao hơn cho gần 40% nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời cũng khiến người dân Ấn Độ phải cẩn trọng hơn về tác dụng tức thời lẫn lâu dài của bản Hiệp định. 

>> Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt

TPP là một khối thương mại gồm 12 quốc gia: Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ, Việt Nam, Chile, Brunei, Singapore and New Zealand cùng ký kết bản thỏa thuận sau hơn 5 năm đàm phán. Phần lớn nội dung của bản thoả thuận này được giữ bí mật và do đó gây lo ngại cho những nước khác, trong đó có Ấn Độ.

Ngoài khả năng mất thị phần tại Mỹ vào tay các quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ còn phải đối mặt với nỗi lo rằng các vấn đề liên quan tới lao động, môi trường và bảo vệ đầu tư có thể sẽ dần ảnh hưởng tới các đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới.

Tiếp tục đọc

TPP và những lợi ích thương mại cho Việt Nam


Các hiệp định thương mại mở ra thị trường mới như Hiệp định TPP có thể nâng cao ích lợi chung cho thương mại bằng việc xóa bỏ rào cản thuế quan nhằm vươn đến một hệ thống mậu dịch quốc tế mở rộng và tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên.

Vì vậy chẳng gì đáng ngạc nhiên khi một sự mô phỏng chi tiết về thương mại tự do theo TPP cho thấy rằng mỗi nước trong mười hai nước TPP sẽ thấy sự gia tăng tổng mức thu nhập và xuất khẩu. Nói tóm lại,hiệp định TPP có thể là một hiệp định mà mười hai quốc gia đều có lợi. Ngoài những lợi ích chung không thể phủ nhận đó, không phải nước nào cũng hưởng lợi từ thương mại – những hiệp định tăng cường thương mại và mở ra những thị trường mới đôi khi cần những điều chỉnh khó khăn. Chẳng hạn với Mỹ, TPP có thể tạo ra nhiều việc làm thu nhập tốt cho công nhân, vốn là những người sản xuất và bán hàng hóa dịch vụ cho các nước thuộc vành đai Thái Bình Dương khác mà những quốc gia này thậm chí sẽ tăng trưởng còn mạnh hơn khi có TPP.

Tiếp tục đọc

Tuyên bố chung của các Bộ trưởng về TPP


Chúng tôi, Bộ trưởng Thương Mại của Úc, Brunei, Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam trân trọng tuyên bố chúng tôi đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sau hơn năm năm đàm phán căng thẳng, chúng tôi đã đạt được một Hiệp định nhằm hỗ trợ việc làm, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, phát triển toàn diện, và đổi mới trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã đạt được kỳ vọng của chúng tôi về một thỏa thuận có tính tham vọng, toàn diện, có tiêu chuẩn cao, và cân bằng nhằm đem lại lợi ích cho công dân của các nước tham gia. 
>> Bản tóm tắt của Hiệp định TPP 
>> Những lợi ích Việt Nam có thể thu được từ TPP

Tiếp tục đọc

Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP ( Tiếng Anh – Tiếng Việt)


Toàn văn Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) bản dịch tiếng Việt từ bản tiếng anh Summary of the Trans-Pacific Partnership Agreement

 ttp Vào ngày 4/10/2015, Bộ trưởng của 12 nước tham gia TPP gồm Úc, Brunei Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán   với kết quả là một Hiệp định có những tiêu chuẩn cao, tham vọng, toàn diện và cân bằng với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ tạo ra và duy trì việc làm; tăng cường đổi mới, năng suất, và sức cạnh tranh; nâng cao mức sống; giảm đói nghèo ở các nước ký kết; đồng thời thúc đẩy quản lý hiệu quả, minh bạch, bảo vệ người lao động, và bảo vệ môi trường.  Chúng tôi kỳ vọng rằng việc ký kết TPP với các tiêu chuẩn cao mới cho thương mại và đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ là một bước gần hơn đến mục tiêu cuối cùng là mở cửa thương mại và hội nhập cho toàn khu vực.

Tiếp tục đọc