Hiệp định TPP: Việt Nam sẽ giành thị phần của Ấn Độ tại Mỹ?


NEW DELHI: Việc đàm phán thành công Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) dường như đã mang đến một chuẩn mực chung cao hơn cho gần 40% nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời cũng khiến người dân Ấn Độ phải cẩn trọng hơn về tác dụng tức thời lẫn lâu dài của bản Hiệp định. 

>> Toàn văn bản tóm tắt Hiệp định TPP bằng tiếng Việt

TPP là một khối thương mại gồm 12 quốc gia: Úc, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Peru, Mỹ, Việt Nam, Chile, Brunei, Singapore and New Zealand cùng ký kết bản thỏa thuận sau hơn 5 năm đàm phán. Phần lớn nội dung của bản thoả thuận này được giữ bí mật và do đó gây lo ngại cho những nước khác, trong đó có Ấn Độ.

Ngoài khả năng mất thị phần tại Mỹ vào tay các quốc gia khác như Việt Nam, Ấn Độ còn phải đối mặt với nỗi lo rằng các vấn đề liên quan tới lao động, môi trường và bảo vệ đầu tư có thể sẽ dần ảnh hưởng tới các đàm phán của Tổ chức Thương mại thế giới.

Tiếp tục đọc

Hỏi đáp từ A đến Z về TPP


Những thỏa thuận thương mại hiện đại như TPP bao hàm rất nhiều thứ ở bên ngoài phạm trù thương mại. Chúng đã trở thành một trong những con đường chính để điều hành kinh tế toàn cầu.

1. TPP là gì?

Hiệp định đối tác thương mại tự do châu Á Thái Bình Dương là một thỏa thuận thương mại đang được đàm phán giữa các nước thuộc khu vực Thái Bình Dương, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam, Australia, Chile, Singapore, Brunei, Malaysia, New Zealand, Peru, Mexico, Canada.

Biểu đồ dưới đây thể hiện khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Mỹ và các quốc gia còn lại. TPP được kỳ vọng sẽ giúp giảm đáng kể những rào cản thương mại giữa các nước, hạ thuế đánh vào các mặt hàng như xe tải, gạo và dệt may.

Tuy nhiên, TPP còn tác động đến nhiều khía cạnh khác. Thỏa thuận này yêu cầu các quốc gia thực hiện luật lao động và môi trường chặt chẽ hơn, củng cố rào chắn pháp lý cho các công ty dược, kéo dài thời kỳ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

>> Đọc thêm

Tiếp tục đọc