Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường”


Vẫn là những “đại vấn đề” của tái cấu trúc đầu tư công, hệ thống ngân hàng và doanh nghiệp nhà nước, song không còn ở bước khởi động mà đã một năm nhìn lại.

Diễn ra trong hai ngày 5 và 6/4, Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2013 với chủ đề “Tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tổ chức tại Nha Trang có sự góp mặt của nhiều chuyên gia và các vị đại biểu Quốc hội.

Một năm trước, tại Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2012, đổi mới thể chế kinh tế, xác lập mô hình tăng trưởng mới, giảm nhanh lạm phát, tái lập lòng tin… là những ưu tiên đã được đề nghị xác lập để quá trình tái cơ cấu nền kinh tế có thể diễn ra thành công.

 

Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường”

 

Tiếp tục đọc

Điều tồi tệ nhất của bảo hộ là xoá bỏ nó


Có lẽ, bài học đối với Trung Quốc là họ nên từ bỏ ý tưởng nuôi dưỡng những “nhà vô địch” quốc gia và thay vào đó nên khuyến khích sự cạnh tranh thực sự ở trong nước.

Thuế quan bảo hộ ngành công nghiệp non trẻ

Lý luận về “ngành công nghiệp non trẻ” đã tương đối nổi tiếng. Có lẽ Alexander Hamilton là người đầu tiên sử dụng cụm từ này, và lý do đằng sau tư duy của ông rất rõ ràng. Ngành chế tạo Mỹ không thể cạnh tranh với một quốc gia vượt trội hơn họ nhiều mặt là Anh, và theo các lý thuyết thịnh hành khi đó (và cả bây giờ) dựa trên chủ thuyết của Adam Smith và David Ricardo, thì chính sách thương mại có ý nghĩa rất quan trọng. Mỹ nên tập trung vào những ngành mà họ có thể làm tốt hơn ANh về mặt kinh tế – chủ yếu là nông nghiệp, và chính sách kinh tế nên bao gồm việc biến ngành nông nghiệp- thuốc lá, gạo, đường, lúa mì, và quan trọng nhất là cotton – Mỹ trở thành thứ hái ra tiền, tối đa hóa sản xuất và trao đổi chúng lấy những sản phẩm chế tạo rẻ hơn và ưu việt hơn từ Anh. Tiếp tục đọc

Lạm phát, Giảm phát và Thiểu phát ?


1 Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. Thông thường theo nghĩa đầu tiên thì người ta hiểu là lạm phát của đơn vị tiền tệ trong phạm vi nền kinh tế của một quốc gia, còn theo nghĩa thứ hai thì người ta hiểu là lạm phát của một loại tiền tệ trong phạm vi thị trường toàn cầu. Phạm vi ảnh hưởng của hai thành phần này vẫn là một chủ đề gây tranh cãi giữa các nhà kinh tế học vĩ mô. Ngược lại với lạm phát là giảm phát. Một chỉ số lạm phát bằng 0 hay một chỉ số dương nhỏ thì được người ta gọi là sự ổn định giá cả.

Tiếp tục đọc